Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo thực tế chính trị thực tế chính trị xã hội của lớp truyền thông đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 28 trang )

BÁO CÁO THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Bộ mơn: Thực tế chính trị - xã hội
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA LỚP TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG K39 A2 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………. 3
NỘI DUNG ……………………………………………………………………. 6
Phần 1: Tổng quan tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Cần Thơ …… 6
I. Kinh tế ……………………………………………...……………………….. 6
1. Công nghiệp …………………………………………………………………. 6
2. Thương mại …………………………………………………………………. 7
3. Du lịch ………………………………………………………………………. 8
4. Nơng nghiệp ………………………………………………………………… 9
II. Chính trị ………………..………………………………………………… 11
1. Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ …………………………………… 11
2. Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ ………………….. 12
III. Xã hội ………………………...………………………………………….. 12
1. Thông tin - truyền thông ………………………………………………….... 12
2. Giáo dục ……………………………………………………………………. 13
3. Y tế ………………………………………………………………………….14
Phần 2: Giới thiệu tổng quan về các cơ quan đã nghe báo cáo thực tế chính
trị - xã hội …………………………………………………………………… 14
I. Báo Cần Thơ ………………………………………...…………………….. 15
1. Lịch sử hình thành …………………………………………………………. 15
2. Hoạt động tiêu biểu ………………………………………………………... 16
II. Tập đoàn Mai Linh ………………………………………………………. 17
1. Giới thiệu …………………………………………………………………... 17
2. Chiến dịch truyền thông …………………………………………………… 19


III. Sở Ngoại vụ Cần Thơ ………………………………………………….... 21
1. Giới thiệu …………………………………………………………………... 21
2. Công tác ngoại vụ ………………………………………………………….. 21
Phần 3: Bài học kinh nghiệm ……………………………………………….. 25
KẾT LUẬN ………………………………………………………………….. 27
2


MỞ ĐẦU
Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương
cùng với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phịng và thành
phố Đà Nẵng. Thành phố Cần Thơ trước đây vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời
Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm miền Tây Nam Kỳ (1867) thì
tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần
Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trải qua nhiều lần chia tách rồi sáp nhập, đến cuối
năm 1991, tỉnh Cần Thơ mới được xác định là một đơn vị hành chính chính
thức. Ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần
Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Cần Thơ nằm ở vị trí
trung tâm, là thành phố hiện đại và phát triển nhất của vùng đồng bằng sơng
Cửu Long, có lẽ vì lí do đó mà Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ
của miền Tây Nam bộ từ hơn một trăm năm trước.

Ngày nay, thành phố Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung
ương và là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Không những thế, Cần Thơ còn là vùng kinh tế trọng
điểm thứ tư của Việt Nam. Hiện nay, Cần Thơ đã trở thành một thành phố đồng
bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp và là trung tâm công
nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học
công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sơng Cửu Long, xứng
đáng là trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long trên nhiều lĩnh

vực. Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội
vùng và liên vận quốc tế, địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc
phịng, an ninh. Với những lợi thế về phát triển công nghiệp, Cần Thơ cũng định
hướng phát triển thành thành phố công nghiệp.

3


Biểu tượng của thành phố Cần Thơ là hình trịn có nền trắng, bên trong là
hình tượng nhà lồng chợ cổ Cần Thơ nằm bên cạnh dịng sơng Cửu Long có
hình giống như rồng đang bay lên, bên dưới là chữ “Cần Thơ”, những hình
tượng bên trên nền trắng đều có màu xanh lục nhằm thể hiện màu của lúa xanh,
cỏ cây – gam màu chủ đạo của khu vực đồng bằng Cửu Long.

Cần Thơ là xứ Tây Đô với những con người chân phương, giản dị, thật
thà và những cảnh sắc thiên nhiên miền sơng nước tuy bình dị nhưng rất cuốn
hút. Cần Thơ luôn là điểm du lịch Miền Tây thu hút đông đảo du khách bởi vẻ
đẹp đậm chất sông nước miệt vườn, vừa mộc mạc, vừa trữ tình. Nét hiện đại của
thành phố xen lẫn hơi thở mộc mạc của những giá trị văn hóa lâu đời là điều
khiến du khách vương vấn niềm thương nhớ với mảnh đất Tây đô. Những ai đã
4


đến thăm thành phố Cần Thơ sẽ nhớ mãi không quên vẻ đẹp hiền dịu ở nơi đây,
như nhà thơ Tuấn Nguyễn đã viết trong bài thơ “Cần Thơ quê tơi”:
“Mời em ghé lại Cần Thơ
Q hương anh đó, giấc mơ bao thời
Về đêm ngắm thật tuyệt vời
Đèn hoa rực rỡ như mời gọi nhau
Rất nhiều biết kể ra sao

Thôi thì sơ lược để chào khách xa
Vườn cây ăn trái đầy hoa
Cánh đồng thẳng tắp, thoảng qua chẳng đành
Dưới sông nước mát trong lành
Từng đàn cá lội như tranh họa đồ
Thưa cùng anh chị, các cô
Quê tôi chợ nổi nhấp nhơ trên dịng
Người mua, kẻ bán thật đơng
Vui đùa nhộn nhịp hòa đồng, chung tay
Rạng ngời nét đẹp tung bay
Ca dao ngày ấy ngất ngây bên lòng
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
ai đi đến đó lịng khơng muốn về”.

5


NỘI DUNG
Phần 1: Tổng quan tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Cần Thơ
I. Kinh tế
1. Công nghiệp
Công nghiệp là thế mạnh quan trọng và là ngành mà thành phố Cần Thơ
đang tập trung hướng tới. Hiện nay, ngành công nghiệp của thành phố Cần Thơ
đang được phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm đa dạng. Các ngành công
nghiệp chủ lực của thành phố là: chế biến lương thực - thực phẩm, thủy sản,
dược phẩm, cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng…

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thành phố Cần Thơ ưu tiên hợp tác
phát triển các ngành: công nghiệp chế biến nông, thủy sản; ngành cơng nghiệp
cơ khí chế tạo, cơ khí gia cơng kim loại: đóng tàu, sản xuất và lắp ráp ơ tơ, sản

xuất thiết bị tồn bộ, máy móc và thiết bị nông nghiệp, cơ điện tử, sản xuất phụ
tùng, chi tiết máy…; ngành cơng nghiệp hóa chất bao gồm cả hóa chất cơ bản,
phân bón và hóa dầu, khí đốt, hóa dược, hóa mỹ phẩm; ngành cơng nghiệp nhựa
(nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống, nhựa kỹ thuật…); ngành công nghiệp sản
xuất thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm,
nội dung số; ngành công nghiệp năng lượng, năng lượng mới, năng lượng tái
tạo; các ngành công nghiệp hỗ trợ…

6


UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 550/QĐ-UBND
phê duyệt Đề án tái cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp TP. Cần Thơ theo hướng
hiện đại. Mục tiêu mà Đề án đề ra là đến giai đoạn năm 2025, thành phố Cần
Thơ phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và mang tầm
khu vực về công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy
sản, có sức lan tỏa, tác động đến phát triển cơng nghiệp tồn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Giai đoạn đến năm 2030, thành phố Cần Thơ phấn đấu có một
nhóm ngành, sản phẩm cơng nghiệp hiện đại, chun mơn hóa cao, gắn với phát
triển ổn định và bền vững trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2.

Thương mại

Là vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, Cần Thơ chính
là nơi tập trung nguồn nguyên liệu chế biến, trung chuyển, mua bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ thương mại cho vùng và các tỉnh trong cả nước để thực hiện
mậu dịch với các nước trên thế giới. Hơn 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới có quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ,

trong đó hơn 50% xuất khẩu sang thị trường châu Á chiếm hơn 50%; thị trường
châu Phi 26%, thị trường Mỹ khoảng 11%, EU khoảng 10%, châu Úc 3% tổng
kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ.

7


Thành phố hiện có hơn 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh
tranh trên thị trường, gồm: gạo, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, trứng muối,
lông vũ, đinh dây, da thuộc, may mặc, sắt thép, giày - dép… Trong đó, hai mặt
hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của
thành phố là: gạo (năm 2013 xuất 900.000 tấn, giá trị hơn 464,8 triệu USD) và
thủy sản (năm 2013 xuất 163.000 tấn, giá trị 432,5 triệu USD).

Tính đến nay, thành phố Cần Thơ có 102 chợ được phân bố ở khắp các
địa phương; 11 siêu thị đang hoạt động hiệu quả, thu hút khá đơng khách hàng
trong và ngồi thành phố đến tham quan, mua sắm; 1 chợ đầu mối chuyên canh
lúa gạo cấp khu vực do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đầu tư tại quận
Thốt Nốt.

3.

Du lịch

Nhờ có những lợi thế và tiềm năng của vùng đồng bằng sông nước, thành
phố Cần Thơ đang rất chú trọng phát triển ngành du lịch. Các loại hình du lịch
đang được quan tâm và phát triển tại Cần Thơ gồm:
- Du lịch sinh thái sông nước: khách du lịch sẽ được tham quan chợ nổi
Cái Răng, Phong Điền, các cù lao cây trái như Cồn Sơn, Cồn Tân Lộc, Cồn Ấu,
Cồn Khương, trải nghiệm ngồi du thuyền dọc theo bờ sơng Hậu, ngắm nhìn

cảnh vật hai bên bờ sơng, thưởng thức các món ăn đặc sản đậm vị quê hương
của Cần Thơ, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ hay len lỏi vào kênh rạch chằng chịt
ghé thăm vườn cây ăn trái.

8


- Du lịch vườn: du khách sẽ được thăm vườn cò Bằng Lăng và hệ thống
các điểm, khu du lịch vườn đa dạng các chủng loại và dịch vụ du lịch như
homestay, cùng làm nơng dân, tìm hiểu nền văn minh lúa nước, văn minh miệt
vườn…

Bên cạnh đó, những năm gần đây, Cần Thơ còn chú trọng phát triển các
loại hình du lịch mới như văn hóa truyền thống; du lịch gắn với hội nghị, hội
thảo, khen thưởng, triển lãm… Ẩm thực của Cần Thơ cũng rất phong phú, mang
những đặc trưng đậm đà của vùng đất Nam Bộ, đây là nét văn hóa được nhiều
du khách tìm hiểu, khám phá. Trong tương lai, du lịch ẩm thực sẽ là loại hình du
lịch rất có tiềm năng phát triển.

4.

Nơng nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiêp của thành phố Cần Thơ đã, đang và sẽ tiếp
tục phát triển theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh sao cho phù hợp nhất
9


với từng địa bàn trên thành phố, ứng dụng khoa học cơng nghệ hiện đại đi đơi
với các mơ hình sản xuất có hiệu quả gắn với nhu cầu của thị trường.

Cây lúa hiện đang là cây trồng có lợi thế nhất của thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích gieo trồng lúa của thành phố cả năm 2013 lên tới hơn 236538ha,
năng suất bình quân đạt đến 5,79 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 1370354 tấn. Trong
đó, tỷ lệ giống lúa có chất lượng cao đạt trên 80%.

Bên cạnh đó, thủy sản cũng là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng của thành
phố Cần Thơ. Năm 2013, diện tích ni trồng thủy sản của thành phố lên tới
14000ha với sản lượng là 184143 tấn. Trong đó, diện tích ni cá tra thâm canh
là 900 ha, sản lượng 151204 tấn.

Ngoài ra, các hoạt động trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng
đạt được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của
địa phương.

10


Theo hướng chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 đề
ra, Cần Thơ đang tập trung, chú trọng đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu và
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nơng nghiệp theo hướng nơng nghiệp đơ
thị. Ngồi ra, thành phố Cần Thơ chủ trương gắn sản xuất với chế biến và đáp
ứng nhu cầu thị trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển cây
giống, con giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho khu vực.

II. Chính trị
1. Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ
Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ là cơ quan quyền lực Nhà nước ở
Thành phố được trực tiếp bầu lên bởi người dân của Thành phố Cần Thơ với
nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX nhiệm kỳ
2016 – 2021 gồm 52 đại biểu. Ngày 30/6/2016, Thường trực Hội đồng Nhân dân

gồm 7 người và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (đồng thời là Bí thư Thành uỷ
thành phố) đã được bầu ra vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Nhân dân thành
phố. Hiện nay, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ là ông Phạm
Văn Hiểu.

11


Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, do Hội đồng Nhân dân bầu ra và là Cơ quan hành chính Nhà nước ở
thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của
Chính phủ Việt Nam và các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố. Ủy
ban Nhân dân thành phố khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) được Hội đồng Nhân
dân thành phố bầu ra Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
thành phố đương nhiệm là ông Trần Việt Trường.

2. Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ
Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ, hay còn gọi là
Thành uỷ Cần Thơ, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ thành phố giữa
hai kỳ Đại hội Đảng bộ. Thành ủy Thành phố Cần Thơ khóa XXII nhiệm kỳ
2020-2025 gồm 52 ủy viên, bầu ra Thường vụ Thành ủy gồm 14 thành viên.
Đứng đầu Đảng ủy Thành phố là Bí thư Thành ủy do chính Thành ủy thành phố
bầu ra hoặc do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam phân công và chỉ định, là một Ủy viên Trung ương Đảng. Bí thư Thành ủy
thành phố Cần Thơ hiện tại là ông Lê Quang Mạnh.

12


III. Xã hội

1. Thông tin - truyền thông
Hiện nay, thành phố Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như Đài
Tiếng nói Việt Nam cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, Đài
truyền hình VTV5 Tây Nam Bộ, Đài Phát thanh Truyền hình Thành phố Cần
Thơ và các đài truyền thanh ở các quận, huyện. Bên cạnh đó, hệ thống truyền
hình cáp cũng rất phát triển với Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình vệ tinh
VTC, Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home), Truyền hình cáp Thành phố
Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh K+. Cùng với đó là các cơ quan báo chí như
Báo Nhân Dân, Báo Cần Thơ, Canthogov và các trang báo chí ở khắp các quận,
huyện.

13


2. Giáo dục
Tính đến thời điểm hiện nay, thành phố Cần Thơ đã có 2 trường đại học
cấp quốc gia, 4 trường đại học cấp thành phố, 6 trường cao đẳng và nhiều cơ sở
đào tạo nghề khác. Thành phố Cần Thơ có 75000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm,
4260 người có trình độ sau đại học, trong đó có 234 người có trình độ tiến sĩ.
Trường Đại học Cần Thơ và trường Đại học Y Dược Cần Thơ là 2 trường có
chất lượng đào tạo cao, giữ được uy tín hàng đầu trong khu vực và cả nước. Bên
cạnh đó, vào năm học 2019 - 2020, tỷ lệ học sinh xét tuyển lớp 1 đạt 100%, lớp
6 đạt 99,16%; thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 các trường cơng lập tỷ lệ 90,73%.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thành phố Cần Thơ có hơn
12160 thí sinh dự thi. Trong bối cảnh cả nước nỗ lực phòng, chống dịch
COVID-19, lãnh đạo thành phố Cần Thơ, các sở, ban, ngành và các trường phổ
thông đã chuẩn bị các phương án đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an tồn.

3. Y tế

Thành phố Cần Thơ hiện đang có 2 bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế, 2 bệnh
viện cấp quốc gia, 23 bệnh viện cấp thành phố, 90 bệnh viện và phịng khám tư
nhân. Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện, cơ sở y tế sẽ được đi vào hoạt động tron
tương lai như bệnh viện Vinmec, bệnh viện cho người già…

14


Về cơng tác phịng chống dịch COVID-19, Theo Phó Giám đốc Sở Y tế
Cần Thơ Nguyễn Phước Tồn, thành phố đã ghi nhận 34 trường hợp mắc
COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh; điều trị khỏi 28 trường hợp và
6 trường hợp đang điều trị; chưa phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện
thành phố Cần Thơ đang cách ly tập trung 112 người, cách ly tại nhà và nơi lưu
trú 1043 người. Thành phố Cần Thơ đã tiến hành 27094 mẫu xét nghiệm PCR;
có 4 cơ sở xét nghiệm đủ khả năng khẳng định chắc chắn các ca nhiễm COVID19; năng lực xét nghiệm tối đa là 1200 mẫu đơn mỗi ngày. Thành phố Cần Thơ
có 4 cơ sở điều trị COVID-19 và vừa phối hợp xây dựng thêm 2 bệnh viện dã
chiến với quy mô 800 và 100 giường. Thành phố đã tiến hành tiêm chủng đợt 1
cho 7759 đối tượng ưu tiên và vừa nhận 13000 liều vaccine trong đợt 2.

Phần 2: Giới thiệu tổng quan về các cơ quan đã nghe báo
cáo thực tế Chính trị - Xã hội
I. Báo Cần Thơ
1. Lịch sử hình thành
Báo Cần Thơ là một trong những cơ quan báo Đảng địa phương có bề dày
lịch sử hình thành và phát triển. Từ tháng 4/1992, kế thừa báo Hậu Giang (cũ),
Báo Cần Thơ xuất bản lần đầu tiên với 2 kỳ/tuần, 8 trang, khổ 30 x 40 cm, in 2
màu. Đến tháng 4/1996, Báo Cần Thơ đã tăng lên 3 kỳ/tuần và từ tháng 8/1997,
cả 3 kỳ báo trong tuần tăng từ 8 trang lên 12 trang, khổ 30 x 40 cm, in 2 màu.
Tháng 1/1999, Báo Cần Thơ tăng thêm kỳ Chủ nhật, 16 trang, khổ 30x40 cm, in
4 màu. Vào ngày 23/6/1999, đồng chí Trần Huy được Ban Thường vụ Tỉnh ủy

bổ nhiệm chức vụ Tổng biên tập Báo Cần Thơ. Tháng 7/2000, Báo Cần Thơ
15


xuất bản 5 kỳ/tuần và từ tháng 10/2000 là 6 kỳ/tuần. Ngày 1/1/2001, Báo Cần
Thơ xuất bản 7kỳ/tuần, 6 trang, khổ 42 x 58 cm, in 2 màu và chính thức trở
thành nhật báo cách mạng đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ
ngày 1/1/2002, Nhật báo Cần Thơ tăng lên 8 trang, khổ 42 x 58 cm, in 2 màu và
xuất bản liên tục ổn định đến nay.

Ngày 1/1/2004, Báo Cần Thơ điện tử được thử nghiệm lần đầu tiên trên
mạng Internet. Ngày 3/2/2004, đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, Báo Cần Thơ phiên bản điện tử đã chính thức được phát trên
mạng Internet, đây là một trong những cơ quan báo Đảng đầu tiên ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long có phiên bản điện tử chính thức được phát trên mạng
Internet. Báo Cần Thơ đã, đang và sẽ nỗ lực hết sức để xây dựng hệ thống
truyền thông đa phương tiện nhằm mở ra một chặng đường lịch sử mới theo xu
thế phát triển của báo chí hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn
đọc, góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành
phố đã giao phó. Từ ngày 16/4/2007, Báo Cần Thơ Khmer Ngữ chính thức phát
hành ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.
Từ ngày 22/12/2007, Trang tin Cần Thơ Khmer Ngữ chính thức phát hành trên
mạng toàn cầu.

16


Cùng với báo in, Trang thông tin điện tử của thành phố Cần Thơ đã dành
phần lớn các trang mục để nhân dân có thể phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
mình đến các cấp ủy đảng, chính quyền. Ngồi ra, việc này góp phần tạo ra một

diễn đàn rộng rãi để các tầng lớp nhân dân có thể thoải mái trao đổi ý kiến, bàn
bạc, hiến kế, góp phần xây dựng đất nước nói chung, thành phố Cần Thơ nói
riêng ngày càng phát triển phồn vinh và giàu đẹp hơn.

2. Hoạt động tiêu biểu
Báo Cần Thơ hiện đang có 3 sản phẩm báo chí là báo in Cần Thơ Việt
ngữ xuất bản hằng ngày, báo in Cần Thơ Khmer ngữ xuất bản hằng tuần và Báo
Cần Thơ điện tử. Tuy số lượng và chất lượng các sản phẩm báo chí của Báo Cần
Thơ thời gian qua cịn khá khiêm tốn so với vị trí là một thành phố trung tâm
vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung
ương nhưng Báo Cần Thơ vẫn luôn hết sức cố gắng để xây dựng và phát triển
chất lượng của các sản phẩm báo chí nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thông tin
của bạn đọc, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, thực hiện thơng tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Báo Cần Thơ xác định cần tập trung xây dựng Báo Cần Thơ điện tử, song song
với việc tiếp tục nâng chất các sản phẩm báo in theo Chiến lược phát triển Báo
Cần Thơ giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.
Hiện nay, việc đào tạo đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cơng
nhân viên của Báo Cần Thơ đã được chuẩn hóa về cả chun mơn và chính trị.
17


Bên cạnh đó, Báo Cần Thơ điện tử đã được thiết kế với giao diện hiện đại, tích
hợp đa phương tiện, tăng cường khả năng liên kết, tương tác, tương thích với tất
cả các thiết bị như máy tính bàn, điện thoại di động... Hiện tại, Dự án Báo Cần
Thơ điện tử đang tiến vào giai đoạn hai, xúc tiến các dự án theo quy định để
mua sắm trang thiết bị, máy móc, xây dựng phịng thu, phần mềm quản lý tịa
soạn điện tử…


II. Tập đồn Mai Linh
1. Giới thiệu
Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh là đơn vị kinh tế tư nhân được thành
lập bởi ông Hồ Huy ngày 12/07/1993 tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành
lập, đây là Công Ty TNHH Vận tải hành khách và Du lịch Mai Linh, theo quyết
định số 788/QĐ-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp. Sau đó, cơng ty
được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Mai Linh theo quyết định số
4103001038 ngày 06/06/2002 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh cấp
phép. Ngày 01/11/2007, Cơng Ty đổi tên thành Cơng Ty Cổ Phần Tập đồn Mai
Linh (gọi tắt là Tập đoàn Mai Linh – Mai Linh Group).

Ban đầu, Tập đoàn Mai Linh chỉ hoạt động cho thuê xe với trụ sở được
đặt tại số 46 Nguyễn Huệ, quận 1, là một cơ sở với tài sản đầu tư ban đầu là 300
18


triệu đồng, 20 đầu xe và 25 lao động, hoạt động giới hạn trong phạm vi thành
phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Tập đoàn Mai Linh đã phát triển với số vốn đầu tư
lên tới 980 tỉ và gần 10.500 đầu xe. Hiện nay, Tập đoàn Mai Linh đã mở rộng
đến tất cả 54 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên, và đã thu
hút được trên 27.000 cán bộ nhân viên làm việc trong cả nước và nước ngoài.

Giai đoạn 2007-2011, Tập đoàn Mai Linh đi theo mục tiêu phát triển đa
ngành nghề (vận tải, du lịch, đào tạo, tài chính, xây dựng, thương mại, dịch vụ
bảo vệ, năng lượng). Giai đoạn 2012 đến nay, Tập đoàn tập trung đầu tư phát
triển ngành nghề chủ đạo là vận chuyển hành khách bằng taxi.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, với phương châm: “ An toàn,
chất lượng, mọi lúc, mọi nơi”, Mai Linh vẫn đang nỗ lực từng ngày, từng giờ,
tiến dần đến mục tiêu lớn là phát triển bền vững, trở thành tập đoàn kinh tế tư
nhân đa ngành nghề, ngang tầm khu vực và đạt chuẩn quốc tế.


Tập đoàn Mai Linh tự hào khi được chọn là nhà cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho nhiều khách hàng khó tính với những u cầu nghiêm ngặt, những
sự kiện quan trọng của quốc gia như đưa đón Tổng Thống Pháp Francois,
Mitterrand, đón đồn của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, đón đồn Tổng Thống
19


Mỹ George Bush, Tổng thống Slovakia, phục vụ hội nghị cấp cao ASEM 5,
cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008…

2. Chiến dịch truyền thông
Vào khoảng 14h ngày 4/7/2020, ông Danh Bửu Ngọc (58 tuổi, tài xế taxi
Mai Linh) đón sản phụ Nguyễn Thị Kiều Oanh (29 tuổi, ngụ xã Long Bình
Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) cùng với mẹ ruột đến Bệnh viện Phụ
sản Tiền Giang để sinh con. Chỉ khoảng 15 phút sau khi rời khỏi nhà thì chị
Oanh có dấu hiệu chuyển dạ. Khi đến đoạn Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc xã
Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, sản phụ bất ngờ bị vỡ nước ối. Lúc này ông
Ngọc phải cho xe taxi tấp vào lề đường và cùng người thân của chị Oanh đỡ đẻ
cho chị. Sau đó, chị Oanh đã hạ sinh một bé trai ngay trên taxi.

Theo lời ông Ngọc, khi cháu bé lọt lòng, anh đã bế đứa bé đặt lên bụng
người mẹ cho có hơi ấm rồi chở sản phụ này đến Bệnh viện Phụ sản tỉnh Tiền
Giang để các y bác sĩ tiếp tục chăm sóc. Ơng Ngọc chia sẻ: "Lúc đó tơi cố gắng
giữ bình tĩnh để lái xe an toàn, đồng thời trấn an hai mẹ con sản phụ. Khi nghe
mẹ sản phụ nói đứa bé sắp ra, tôi tấp vào lề cho xe dừng rồi ra cửa sau hỗ trợ sản
phụ. Người phụ nữ rặn đẻ la lên mấy tiếng đứa bé lọt cái đầu ra ngồi, tơi cùng
20




×