Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Báo cáo thực tập công tác xã hội tại huyện bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.69 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

A – LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của mọi
người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH với làm từ thiện, ban ơn,
ban phát hoặc nhầm lẫn CTXH với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn
thể...
Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của CTXH ở Việt
Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển CTXH ở Việt Nam cần có sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở
thực hành CTXH. Bởi vì, CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và
thực hành. CTXH là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm
bảo ASXH.
Giá trị của CTXH dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị
của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc
hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của CTXH.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của cả hai thầy cô giáo: Thạc sỹ Nguyễn Trung
Hải và Thạc sỹ Nguyễn Huyền Linh – Trường ĐH Lao động Xã hội, Khoa Công
tác xã hội, em đã hoàn thành được bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình
thực tập tại cơ sở em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ phía thầy, cô và các bạn sinh viên để bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Phạm Trăng Thu

SV: Phạm Trăn Thu


1

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

B – NỘI DUNG THỰC TẬP.
I. Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở huyện Bình Xuyên.
1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bình xuyên
Bình Xuyên ngày nay thuộc vùng đất Mê Linh cổ, là nơi sinh tụ của những
bộ lạc hùng mạnh từng góp phần xây dựng Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Đây là
một trong những chủ nhân của nền văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng rực
rỡ thời kỳ dựng nước.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lần đầu tiên hồi đầu Công nguyên
của Hai Bà Trưng, nhân dân Bình Xuyên đã đóng góp công lao to lớn, làm nên
thắng lợi mùa xuân năm 40. Hiện nay trong các đền, đình, miếu ở các xã thuộc
huyện Bình Xuyên còn thờ các tướng lĩnh thân cận của Hai Bà đã chiến đấu và
anh dũng hy sinh trên mảnh đất này.
Truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bình Xuyên không chỉ
được biểu hiện trên những trang sử oai hùng chống xâm lăng, mà còn thể hiện
trong các cuộc đấu tranh chống cường quyền áp bức của bọn quan tham phong
kiến.
Năm 1741 cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo)
lãnh đạo đã bùng lên trên đất Yên Lạc, Bình Xuyên, lôi kéo hàng vạn người tham
gia. Căn cứ chính của nghĩa quân Quận Hẻo được xây dựng ở núi Độc Tôn (thuộc
dãy Tam Đảo), tích chứa quân lương ở núi Ngọc Bội (nay còn di tích ở xã Trung
Mỹ). Từ căn cứ ở chân núi Tam Đảo nghĩa quân tỏa ra hoạt động khắp các vùng

Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, làm cho quan quân triều đình Lê – Trịnh
nhiều phen khốn đốn. Sau 10 năm chiến đấu chống lại triều đình phong kiến mục
nát, năm 1751, vì mất cảnh giác Nguyễn Danh Phương và các bộ tướng của ông
lần lượt bị bắt, bị giết.
Khi Pháp xâm lược nước ta, dưới ngọn cờ Cần Vương, nhiều sĩ phu yêu nước
trong vùng đã nổi dậy chống Pháp. Ngay từ đầu nhân dân nhiều xã ở Bình Xuyên
đã theo lời kêu gọi của các sĩ phu, tham gia các đội nghĩa binh của Lê Bột, của
SV: Phạm Trăn Thu

2

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Nguyễn Hữu Tân (Lãnh Áo), đặc biệt có hàng trăm nghĩa binh đã cùng thủ lĩnh
Bùi Sâm (Lãnh Sâm) chiến đấu nhiều năm ở vùng núi Tam Đảo khiến cho giặc
Pháp vô cùng hoảng sợ.
Đi đôi với truyền thống đấu tranh, giữ nước đánh giặc ngoại xâm, vùng đất
Bình Xuyên có một truyền thống văn hóa lâu đời tại nơi đây còn ghi dấu phát triển
của nền văn minh gốm đất nung nổi tiếng và đã có thời kỳ quy tụ những nhà Nho
tiêu biểu của đất nước góp phần tạo nên vóc dáng văn hóa “kẻ sĩ Bắc Hà”.
Nhìn tổng thể, Bình Xuyên là một trong những trung tăm văn hóa thời kỳ từ
thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ X. Các di chỉ khảo cổ ngày nay khai quật được cho
thấy, ở ngay kề cận phía Tây Bắc huyện Bình Xuyên có di chỉ văn hóa Đồng Đậu
(xã Minh Tân, Yên Lạc), đánh dấu bước phát triển từ giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới
sang thời kỳ đồ đồng. Di chỉ gò Nhành thôn Nội Phật xã Tam Hợp (Bình Xuyên)

thuộc văn hóa Phùng Nguyên là một minh chứng cho thấy, từ rất sớm nơi đây đã
là một tụ điểm dân cư thuộc thời kỳ nhà nước của các vua Hùng. Những người
Việt cổ trên vùng đất Bình Xuyên đã góp phần xây dựng nền văn hóa Văn Lang
trong bình minh lịch sử. Đặc biệt với những hiện vật phong phú về gốm của các di
chỉ khảo cổ phát hiện được (như hàng trăm lò gốm ở Thanh Lãng), có thể khẳng
định Bình Xuyên là một trung tâm sản xuất đồ gốm không men (đất nung và sành)
lớn nhất đất nước trong thời gian rất dài.
2. Điều kiện tự nhiên.
2.1 Vị trí địa lý.
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền
núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh
Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây
– Tây Bắc.

SV: Phạm Trăn Thu

3

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha (theo số liệu điều tra năm
2010), được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21 012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và
105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông.
– Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
– Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà

Nội).
– Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
– Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch
vụ. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh
Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội
Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai
trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt
Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là
những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công
nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các
trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
Trên địa bàn huyện, gồm có 3 thị trấn: Hương Canh – huyện lỵ, thị trấn
Thanh Lãng, Gia Khánh và 10 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Hương Sơn, Phú Xuân,
Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ.
Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ
giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam
Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu vực đồng
bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh
hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra
thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

SV: Phạm Trăn Thu

4

Lớp: LCĐ5_CT1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

2.2. Địa hình.
Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi;
nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:
– Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang
từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị
chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-250), cấp 4( trên 250) chiếm trên
90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong
phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trường sinh thái vùng đồi núi.
Nhìn chung, môi trường sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa
hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du
lịch như: Thanh Lanh, Mỏ Quạ… Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã
tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.
– Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiền, Sơn Lôi, Tam
Hợp, Quất Lưu. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8-150), nằm xen kẽ
giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1 (dưới 80); tuy nhiên, còn xuất hiện
dải núi cao có độ dốc trên 150 chạy dài từ Hương Sơn đến Quất Lưu với các đỉnh
cao như: Núi Đinh (204,5m), núi Nia (82,2m), núi Trống (156,5m). Do quá trình
khai thác không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất
trống đồi núi trọc hoặc cây cối thưa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả
năng cải tạo đất. Vùng này đất đai được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác
nhau, với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có
tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn rừng, cây công nghiệp ngắn
ngày.

SV: Phạm Trăn Thu


5

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

– Vùng đồng bằng: Gồm các xã Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh
Lãng, đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 500; tuy nhiên độ chênh lệch giữa
các cốt ruộng rất lớn ( điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6m, điểm
thấp nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng là 6,3m). Xen kẽ giữa gò đất thấp là những
chân ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.
– Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn
phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa
hình có thể phân thành 2 dạng chính sau:
– Đất đồi núi có tổng diên tích: 124,54 ha.
– Đất bằng có tổng diện tích: 10.395,33 ha.
Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế – xã hội đa dạng: kinh tế đồi
rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp tập trung.
Từ đặc điểm địa hình nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét về địa hình của
huyện Bình Xuyên như sau:
– Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ
300-1.500m chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đất thích hợp với mục đích
lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng. Chú
trọng phát triển kinh tế đồi rừng trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, khoanh nuôi
bảo vệ nhất là rừng phòng hộ. Phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái.

Đảm bảo đủ lương thực của vùng, kết hợp phát triển rừng với phát triển chăn nuôi
đàn gia súc và cây con đặc sản của vùng núi.
– Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục
đích lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng
khác. Khai thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển công nghiệp và giao thông.

SV: Phạm Trăn Thu

6

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

– Vùng đồng bằng: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, năng suất cao và từng bước sản xuất theo
hướng công nghiệp, công nghệ cao. Xây dựng vùng chuyên trồng lúa giống, trồng
rau, hoa quả, mở rộng chăn nuôi gia cầm, nạc hoá đàn lợn, cải tạo vùng chiêm
trũng, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế VAC.
Tuy nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều ưu thế trong sản xuất nông
nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn
vùng đồi núi và trung du do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự mâu thuẫn trong sử dụng
đất.
2.3. Khí hậu.

Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng,
bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa tô, lốc lớn.
Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9
được phân chia làm hai thời kỳ:
– Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ
ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những
trận gió Lào làm cây cối, lúa màu khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây
ngập úng.
– Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng
thường có mưa kéo dài gây úng cục bộ.
Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4
năm sau được chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau,
thời kỳ này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch
nhau nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương
muối), trời giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
SV: Phạm Trăn Thu

7

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm
dần, đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có những đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết

đỡ khắc nghiệt hơn.
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 – 25 0C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt
độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28-34,4 0C; mùa đông
từ 13-160C tối thấp có những ngày dưới 100C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào
tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh
lệch nhau đến 5-70C.
b) Lượng mưa
Tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm 50%
lượng mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước
đầu nguồn tràn về các sông, suối đã gây nên úng lụt. Mưa ít vào tháng 12,1,2.
Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp chênh lệch nhau khá lớn.
Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh
hoạt, nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn đất.
c) Độ ẩm
Độ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào
mùa mưa, thấp vào mùa đông.
Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng
đồi núi là 88%; vùng đồng bằng là 84%.
d) Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân 1.400-1.700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo năm
cao nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số
giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông. Số giờ nắng
như vậy vẫn đủ lượng bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ, tuy nhiên mùa đông phải
bố trí cây trồng chịu hạn, chịu rét.
SV: Phạm Trăn Thu

8


Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

e) Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió
Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng,
vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây lúa, ngô, khoai, đậu tương và rau xanh. Tuy
nhiên bên cạnh những thuận lợi, khí hậu tại Bình Xuyên mùa hè lượng mưa tập
trung lớn vì vậy có thể gây ngập úng, mùa đông đôi khi có sương đây là những
yếu tố gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
f) Thủy văn
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn
nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh
Lanh).
Hệ thống sông Cà Lồ: Có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông
Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước
trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc
Yên nhánh nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc
và Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện,
mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa mưa lũ tập trung,
nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng trong
huyện.
– Nguồn nước mặt:
Mùa mưa: thời gian này lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 nên

tại các sông, suối, ao hồ nguồn nước dồi dào, việc điều tiết nước cho cây trồng và
công nghiệp sau này nhìn chung thuận lợi nhưng mặt khác do mưa tập trung với
cường độ lớn thường gây nên ngập úng cục bộ tại khu vực trũng ảnh hưởng rất
nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

SV: Phạm Trăn Thu

9

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Mùa khô: Thời gian này ít mưa, thời tiết hanh khô, lượng bốc hơi cao; địa
hình dốc, mực nước ở sông suối gần như cạn kiệt, nguồn nước điều tiết vào các ao
hồ chứa bị hạn chế gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng
các công trình. Hồ Xạ Hương (thuộc huyện Tam Đảo) cung cấp nước.
– Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao. Theo
đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện
có thể khai thác 200.000 m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt
khá tốn kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự
trữ cho sản xuất và tiêu dùng.
3 Kinh tế.
Trong năm 2012, tổng giá trị sản xuất (theo giá thực tế) trên địa bàn ước đạt 7.135,4
tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ, đạt 50,4% so với năm 2011.
3.1 Công nghiệp - Xây dựng:

a) Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng khá: Ước
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.170,7 tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ (theo
giá thực tế). Nguyên nhân tăng do sản lượng sản xuất của một số doanh nghiệp lớn
tăng khá nhanh, việc nhà máy Piaggio mở rộng phân xưởng sản xuất động cơ và
công ty sản xuất phanh Nissin mở rộng thêm dây chuyền sản xuất mới, đã góp
phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Đến nay, trên địa bàn có 416 doanh nghiệp, trong đó có 390 doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp quan trọng việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy vậy, hiện nay các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn
do giá nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, lãi suất ngân hàng tăng cao...
đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
b) Tiểu thủ công nghiệp: Sản phẩm mộc dân dụng ước đạt 10.800 m3 gỗ thành
phẩm, tăng 12%; sản phẩm gốm Hương Canh ước đạt 5.000 sản phẩm, giảm 30% so
với cùng kỳ. Hoạt động khuyến công được quan tâm, đã phối hợp với Trung tâm
SV: Phạm Trăn Thu

10

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Khuyến công tỉnh hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất mộc ở thị trấn Thanh Lãng, sản
xuất gốm ở thị trấn Hương Canh,...
c) Xây dựng cơ bản:
Phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được 08 đồ án với tổng diện tích 10,1
ha. Phê duyệt quy hoạch giới thiệu địa điểm 58 đồ án, tổng diện tích 22,7 ha, bao
gồm: 16 địa điểm mở rộng trường học, 07 địa điểm xây dựng trung tâm văn hóa xã,

34 địa điểm xây dựng nhà văn hóa thôn và 01 địa điểm mở rộng chợ. Đã thẩm định
mới hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán 30 công trình với tổng dự toán được
thẩm định là 68,233 tỷ đồng. Thẩm định bổ sung dự toán 05 công trình với giá trị
4,95 tỷ đồng. Thẩm định và cấp giấy phép xây dựng cho 07 công trình nhà ở riêng lẻ.
Xử lý 02 công trình xây dựng không có giấy phép.
Công tác xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm, đến nay khối lượng đạt
được như sau: Cải tạo, nâng cấp đường Hương Canh ÷ Sơn Lôi, đạt 85% khối lượng;
Cải tạo, nâng cấp đường nội thị thị trấn Hương Canh, đạt 80% khối lượng; Đường
Hương Canh ÷ Tân Phong (giai đoạn II), đạt 80% khối lượng; Đường ven sông
Cánh, đạt 75% khối lượng; Đường Nguyễn Tất Thành kéo dài, đạt gần 40% khối
lượng. Triển khai xây dựng được 31,2 km đường GTNT, trong đó có 24,7 km đường
GTNT trục xã và 6,5 km đường giao thông nội đồng.
3.2. Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản.
Trong năm 2012 sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng trưởng; Ước giá trị sản xuất (theo
giá thực tế) đạt 479,7 tỷ đồng, đạt 56,7% kế hoạch, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm
2011.
a) Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2012 đạt 6.275,8 ha, đạt 62,7%
kế hoạch năm, giảm 9,7% so với cùng kỳ, giảm nhiều nhất là cây ngô và đậu tương,
cụ thể: Diện tích cây lúa gieo cấy đạt 4.253,8 ha (tăng 0,6%), diện tích cây ngô đạt
952 ha (giảm 29,4%), đậu tương trồng được 104,6 ha, (giảm 71,1%); Rau xanh các
loại đạt 445,6 ha, giảm 18,1% so với cùng kỳ.
SV: Phạm Trăn Thu

11

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI


BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Năng suất một số cây trồng: Cây lúa ước đạt 56 tạ/ha (giảm 2,8%), cây ngô
ước đạt 36,5 tạ/ha (giảm 4,9%), đậu tương đạt 15,9 tạ/ha, giảm 5,4% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 27.298,2 tấn, giảm 7,6% so với
cùng kỳ, cụ thể: Sản lượng lúa ước đạt 23.821,3 tấn, giảm 2,2%; ngô đạt 3.476,9 tấn,
giảm 32,9%; đậu tương đạt 166,3 tấn, giảm 72,7% so với cùng kỳ.
b) Chăn nuôi, thuỷ sản: Triển khai tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia
súc gia cầm và khử trùng tiêu độc đợt I năm 2012. Tính đến ngày 01/4/2012, tổng
đàn trâu, đàn bò giảm so với cùng kỳ, cụ thể: Đàn trâu có 2.088 con, giảm 8,4%;
đàn bò có 10.593 con, giảm 13,4% so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn ổn định và tăng
cao với 56.631 con, tăng 30,5%. Đàn gia cầm phát triển tương đối tốt, đến nay có
480.500 con, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 515 ha,
tăng 2,6% so với cùng kỳ, đạt 46,8% kế hoạch năm. Sản lượng ước đạt 684 tấn,
tăng 34,1% so với cùng kỳ, đạt 52,6% kế hoạch năm.
c) Công tác khuyến nông: Tổ chức cung ứng kịp thời các loại giống phục
vụ cho nông dân gieo trồng, đến nay đã cung ứng được 11,5 tấn giống lúa các loại
cho 13 xã, thị trấn. Tổ chức triển khai 6 mô hình trình diễn với tổng diện tích 82,2
ha, các mô hình bước đầu cho kết quả khá. Đồng thời, tổ chức được 28 lớp tập
huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho 1.580 lượt người tham dự.
d) Công tác lâm nghiệp: Toàn huyện đã trồng được 27.000 cây phân tán, đạt
39% kế hoạch được giao; trồng rừng tập trung được 110/85 ha, đạt 129,4% kế hoạch
năm. Trên địa bàn xảy ra 04 vụ cháy rừng với diện tích cháy là 06 ha, diện tích thiệt
hại 1,5 ha; Các vụ cháy đều được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hạn chế được
những thiệt hại nghiêm trọng xảy ra.
e) Công tác thuỷ lợi và phòng, chống lụt bão: Triển khai kế hoạch phòng,
chống lụt bão năm 2012. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các công trình phục vụ công tác
PCLB; đôn đốc các công ty, xí nghiệp thuỷ lợi làm tốt công tác phục vụ tưới tiêu cho
sản xuất nông nghiệp.


SV: Phạm Trăn Thu

12

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

g) Hoạt động của các Hợp tác xã: Đến nay, trên địa bàn gồm 26 HTXNN,
hoạt động của các HTX còn mang nặng tính bao cấp, do vậy hiệu quả hoạt động
thấp: số HTX đạt khá là 27%, đạt trung bình 19%, yếu kém chiếm 54%.
3.3. Thương mại - Dịch vụ:
Giá trị Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn ước đạt: 484,8 tỷ đồng, tăng 24% so với
cùng kỳ.
Trong 6 tháng, đã cấp mới giấy phép kinh doanh cho 175 hộ với tổng số vốn
đăng ký kinh doanh 96,3 tỷ đồng và cấp đăng ký thành lập mới 03 HTX với số vốn
điều lệ 6,5 tỷ đồng.
Dịch vụ vận tải ổn định và tăng khá: Sản lượng vận tải hàng hoá 6 tháng đầu
năm ước đạt 497 ngàn tấn, tăng 21,8% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải ước đạt
73,1 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ. Dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản đáp
ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn ước đạt 1.553 tỷ
đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 2.370 tỷ đồng, tăng
73% so với cùng kỳ.
3.4. Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân

trong công tác xây dựng nông thôn mới. Tổ chức 05 lớp tập huấn ở 5 xã với 750
lượt người tham gia. Chỉ đạo các xã triển khai xong việc lập kế hoạch xây dựng
nông thôn mới năm 2012 và làm bảng công khai quy hoạch nông thôn mới tấm
lớn. Sáu tháng có 02 xã đạt thêm 03 tiêu chí (trong đó xã Hương Sơn đạt 01 tiêu
chí về trường học, xã Quất Lưu đạt 02 tiêu chí về hộ nghèo và hệ thống tổ chức
chính trị). Tính đến nay, tất cả các xã đều đạt từ 07 tiêu chí trở lên, cụ thể: xã
Hương Sơn đạt 11 tiêu chí; xã Tân Phong và Bá Hiến đạt 10 tiêu chí; xã Tam Hợp,
Thiện Kế, Sơn Lôi, Quất Lưu, Trung Mỹ đạt 09 tiêu chí; xã Phú Xuân đạt 08 tiêu
chí và xã Đạo Đức đạt 07 tiêu chí.
3.5. Công tác tài nguyên và môi trường:
SV: Phạm Trăn Thu

13

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

a) Công tác tài nguyên:
Triển khai Nghị quyết số: 05-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện và Kế hoạch
số: 70/KH-UBND của UBND huyện về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xử lý
các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, xoá bỏ lò gạch thủ công ở khu dân cư
trên địa bàn huyện. Đã xử lý 04 vụ khai thác cát trái phép trên sông Cầu Bòn và 03
vụ hạ cốt đất trái phép trên địa bàn.
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết tới từng xã. Thẩm định
phê duyệt phương án bồi thường GPMB 13 hồ sơ. Phê duyệt phương án thu hồi đất
22 hồ sơ. Cấp GCN QSDĐ 892 hồ sơ. Rà soát diện tích cấp đổi GCN QSDĐ tại thôn

My Kỳ - xã Bá Hiến. Tổ chức rà soát và cấp đổi GCNQSDĐ sau dồn ghép ruộng đất
tại thị trấn Gia Khánh và Thanh Lãng, kết quả: Đối với thị trấn Gia Khánh đã cấp và
bàn giao được 624/831 hồ sơ, còn 207 hồ sơ đang thẩm định; thị trấn Thanh Lãng đã
có 1.581/2.317 hộ ký vào biên bản, còn 736 hộ chưa ký biên bản giao nhận diện tích.
b) Công tác môi trường: Xây dựng Đề án Bảo vệ môi trường giai đoạn 20112015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn. Kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn
xây dựng bãi xử lý rác thải theo đề án đã phê duyệt.
3.6. Công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết đất dịch vụ:
a) Công tác GPMB: Đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, giải quyết dứt điểm
những tồn tại, vướng mắc trong công tác đền bù GPMB của 02 dự án trọng điểm là
dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và dự án đường điện cao thế 500KV Sơn La Hiệp Hòa. Tiếp tục giải quyết tồn tại, tháo gỡ khó khăn về công tác đền bù GPMB
cho các dự án cũ và thực hiện GPMB được 43,97 ha, giảm 49,6% so với cùng kỳ.
b) Công tác xây dựng hạ tầng đất dịch vụ: Công tác giải quyết đất dịch vụ
tuy có nhiều cố gắng nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu đề ra, 6 tháng qua chưa hoàn
thiện dự án nào để giao đất cho nhân dân. Tiếp tục triển khai thi công xây dựng hạ
tầng các khu đất dịch vụ: đồng Chín Chuôm, Rộc Mang – xã Sơn Lôi, khu Đồng
Cang, Cầu Cà – thị trấn Hương Canh, khu đất dịch vụ thị trấn Gia Khánh, xã Quất

SV: Phạm Trăn Thu

14

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Lưu,... Tổ chức rà soát được 18.000 m2 đất dịch vụ. Triển khai quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500 được 03 khu đất dịch vụ, giãn dân, tái định cư và đấu giá QSDĐ.

3.7. Công tác tài chính:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 173 tỷ đồng, đạt 35,2% so với
dự toán năm, đạt 46,1% so với cùng kỳ.
Chi ngân sách ước đạt 201,7 tỷ đồng, bằng 64,4% so với dự toán năm, tăng
20% so với cùng kỳ. Trong đó chi đầu tư phát triển 105,7 tỷ đồng, chiếm 52,4%; chi
thường xuyên 96 tỷ đồng, chiếm 47,6%.
Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 09 ô đất trên địa bàn, số tiền thu về đạt 3,6
tỷ đồng, đạt 17% so với cùng kỳ.
4. Văn hóa xã hội.
4.1. Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.
a) Giáo dục Mầm non: Trên địa bàn huyện có 21 trường Mầm non, tổng số
200 lớp với 6.049 cháu. Tỷ lệ bé ngoan đạt 100%, bé chuyên cần 94,3%, bé khỏe đạt
94,4%. 100% trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Giáo dục phổ thông:
- Cấp Tiểu học: Có 19 trường với 340 lớp, tổng số 8.388 học sinh. Tỷ lệ huy
động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%. Xét hoàn thành chương trình Tiểu học đạt
99,9%. Chất lượng học sinh giỏi giữ ổn định và xếp thứ 3 toàn tỉnh.
- Cấp THCS: Có 14 trường với 228 lớp, tổng số học sinh là 6.318. Tỷ lệ xét tốt
nghiệp đạt 98,95%. Chất lượng học sinh giỏi xếp thứ 6 toàn tỉnh (giảm 4 bậc so với
năm học trước).
- Cấp THPT: Trên địa bàn có 04 trường với 88 lớp, tổng số 3.669 học sinh.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,8%.
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên: Có 12 lớp với tổng số 531 học sinh. Tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%.
Năm học vừa qua, ngành giáo dục đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Tham gia các cuộc thi do tỉnh tổ
SV: Phạm Trăn Thu

15


Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

chức và thi cấp quốc gia đều đạt kết quả cao. Chất lượng giáo dục toàn diện phát triển
ổn định, chất lượng giáo dục đại trà có nhiều khởi sắc, cụ thể: tỷ lệ học sinh được xếp
loại học lực trung bình trở lên bậc Tiểu học đạt 98,7%, bậc THCS đạt 94,5%. Tuy
nhiên, chất lượng giáo dục mũi nhọn có sự giảm sút về số lượng giải và thứ bậc xếp
hạng, cụ thể: chất lượng học sinh giỏi bậc Tiểu học giảm 01 bậc và xếp vị trí thứ 3
của tỉnh; bậc THCS giảm 04 bậc so với năm học trước - xuống vị trí thứ 6 toàn tỉnh.
Trong 6 tháng có thêm 03 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường
chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện là 27/53 trường. Tổ chức mở rộng diện tích và di
chuyển địa điểm 04 trường Mầm non, THCS với tổng diện tích 17.534m2, tổng kinh
phí 3,4 tỷ đồng.
4.2. Văn hoá - Thông tin - Thể thao.
Hướng dẫn các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng GĐVH LVH - ĐVVH năm 2012. Tiếp tục triển khai công tác GPMB, xây dựng nhà văn hóa
thôn, tổ dân phố và Trung tâm văn hóa xã, thị trấn. Tập trung tuyên truyền và tổ chức
các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, chương trình xây dựng
nông thôn mới, Năm An toàn giao thông, công tác tuyển quân trên địa bàn. Tuyên
truyền trên hệ thống đài truyền thanh huyện và xã được 1.152 buổi. Tổ chức được
1.568 trận thi đấu thể thao và 137 buổi giao lưu văn nghệ.
4.3. Y tế, dân số KHHGĐ.
a) Lĩnh vực Y tế.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Tổ chức
khám chữa bệnh cho 127.144 lượt người, tăng 251 lượt người so với cùng kỳ; trong
đó tổng số bệnh nhân nội trú là 3.920 lượt người, tăng 829 lượt người. Cuối năm
2011 và đầu năm 2012 trên địa bàn xuất hiện bệnh Tay chân miệng, đến nay tổng số

ca mắc là 179, tuy nhiên không có ca nào biến chứng và tử vong, đã điều trị khỏi
175/179 ca. Tăng cường kiểm tra công tác hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, kết
quả không có cơ sở nào vi phạm. Triển khai tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm,
đã tiến hành kiểm tra 356/377 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm dịch vụ ăn uống.
SV: Phạm Trăn Thu

16

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Qua kiểm tra, có 272/356 cơ sở đạt tiêu chuẩn, 84 cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm.
b) Công tác dân số KHHGĐ.
Tiếp tục thực hiện dự án chăm sóc sức khoẻ sinh sản và mục tiêu phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm
còn 13%, giảm 0,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ trẻ sinh ra trong 6 tháng là 1.017 cháu, tỷ
số giới tính 107 nam/100 nữ. Tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn ở mức cao, chiếm 9,5%.
4.4. Thực hiện chính sách xã hội.
a) Chính sách xã hội, giải quyết việc làm.
Công tác cấp phát và chi trả cho các đối tượng đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, đã
thực hiện chi trả 24.480 triệu đồng cho các đối tượng trên địa bàn. Tổ chức cấp thẻ
BHYT cho 12.808 đối tượng và cấp 1.493 giấy chứng nhận hộ nghèo năm 2012. Tổ
chức thăm và tặng 11.459 suất quà các loại cho các đối tượng chính sách. Giải quyết
việc làm cho 1.209 lao động, đạt 53,7% so với kế hoạch năm.
b) Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH – BHYT).

Tổng thu BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp đạt 20
tỷ đồng, đạt 50,5% kế hoạch giao. Chi BHXH từ nguồn chi ngân sách và nguồn quỹ
BHXH cho các đối tượng với tổng số tiền 52,9 tỷ đồng. Cấp mới 169 sổ BHXH và
trên 20.000 thẻ BHYT cho các đối tượng.
5. Công tác nội chính.
5.1. Công tác quân sự quốc phòng:
Tổ chức phát lệnh gọi nghĩa vụ quân sự cho các thanh niên đủ điều kiện nhập
ngũ đợt I năm 2012 với 250/250 tân binh, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch giao. Triển
khai phát lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi 17, kết quả có 1.006 thanh niên
đăng ký. Tổ chức rà soát nguồn sẵn sàng nhập ngũ và phúc tra, huấn luyện quân nhân
dự bị.
Duy trì nghiêm túc các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng và tổ chức
huấn luyện lực lượng Dân quân tự vệ cho 1.439 đồng chí. Tổ chức 02 lớp tập huấn
SV: Phạm Trăn Thu

17

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

cán bộ dân quân tự vệ cho 101 đồng chí trên địa bàn. Chỉ đạo xã Bá Hiến huấn luyện
điểm đạt kết quả cao, được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng khen
thưởng. Tổ chức hiệp đồng PCLB-TKCN; Phòng cháy chữa cháy rừng – Bảo vệ
rừng với các đơn vị đóng quân trên địa bàn. Giải quyết tốt chính sách hậu phương
quân đội.
5.2. Công tác tư pháp:

Triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chương trình xây dựng
nông thôn mới cho 05/10 xã với 750 lượt người tham gia. Ban hành quy chế khai
thác tủ sách pháp luật đến tất cả các xã, thị trấn. Tiếp tục thẩm định, kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật theo Nghị định số: 40/2010/NQ-CP của Chính phủ về kiểm tra,
xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện chứng thực 17.631 việc với lệ phí thu về 27,3 triệu đồng. Hoạt động
hoà giải ở cơ sở tiếp tục được củng cố và duy trì: các tổ hoà giải đã tiếp nhận 95 vụ
việc, tăng 24 vụ so với cùng kỳ, hoà giải thành 91 vụ việc, đạt 95,8%. Công tác quản
lý, đăng ký hộ tịch được duy trì thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của công dân.
5.3. Công tác xây dựng và củng cố chính quyền:
Làm tốt công tác quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với CB, CCVC
cấp huyện và CBCC cấp xã. Điều động, bổ nhiệm 12 cán bộ quản lý, hợp đồng 04
cán bộ. Tổ chức xét tuyển 04 viên chức cho các đơn vị sự nghiệp huyện. Triển khai
kế hoạch cải cách hành chính năm 2012 và giai đoạn 2012-2015. Xây dựng đề án
triển khai áp dụng cơ chế “Một cửa hiện đại”.
Tổ chức giải thể Trung tâm dạy nghề huyện và tổ chức lại Đài Truyền thanh
huyện. Chỉ đạo một số xã kiện toàn bộ máy chính quyền, bầu bổ sung Chủ tịch, Phó
Chủ tịch HĐND, UBND và Ủy viên UBND cấp xã. Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức
thanh tra công vụ tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu
Phật giáo huyện Bình Xuyên nhiệm kỳ 2012-2017. Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở
tổ chức Lễ Phật đản theo nghi thức truyền thống, đảm bảo đúng quy định của pháp
luật.
SV: Phạm Trăn Thu

18

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI


BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
LĨNH VỰC TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN.
I. Khái quát đặc điểm tình hình chung của phòng Lao động – TB&XH huyện
1. Đặc điểm tình hình ở của Phòng Lao động – TB&XH.
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Lao động –TB&XH.
Năm 1998 Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện được tái lập. Cơ
cấu gồm 4 đồng chí, 1 trưởng phòng và 3 chuyên viên sau đó được bổ sung dần
qua các năm.
Năm 2004 sát nhập phòng tổ chức chính quyền thành Phòng Lao động –
Thương binh và xã hội.
Năm 2005 đổi tên thành phòng Nội vụ lao động.
Đến năm 2006 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội được tách ra từ
Phòng Nội vụ. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội đã đi vào hoạt động kể từ
đó.
Từ năm 2007 cho đến nay cơ cấu bao gồm 9 đồng chí trong đó có: 1 trưởng
phòng, 2 phó trưởng phòng, 5 chuyên viên và 1 kế toán.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực như: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương;
tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có
công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình
đẳng giới; xoá đói giảm nghèo.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến hoạt động An sinh xã
hội.

SV: Phạm Trăn Thu


19

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh
Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội
Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai
trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt
Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là
những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công
nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các
trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
Dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có trên huyện bình xuyên luôn quan
tâm, lắng nghe, chưng cầu ý kiến của người dân. Vận dụng mở rộng các mô hình,
dự án nhằm đảm bảo an sinh phúc lợi cho người dân điển hình là việc triển khai
Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện
các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ,
huyện Bình Xuyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc tinh thần
nghị quyết 11 đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong
đó, đặc biệt chú trọng đến việc cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ
đảm bảo thoát nghèo bền vững…
Trên cơ sở nghị quyết 11 của Chính Phủ, Chương trình hành động của tỉnh,
UBND huyện đã chỉ đạo Chi cục thuế phối hợp với các ngành chức năng tăng

cường công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế, tập trung xử lý các khoản nợ
đọng, hạn chế phát sinh số nợ thuế mới; tăng thu ngân sách nhà nước thêm 8% so
với dự toán đầu năm. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, điều chỉnh,
giảm 10% kế hoạch chi thường xuyên của những tháng còn lại năm 2012; không
bổ sung ngân sách ngoài dự toán, tạm dừng trang bị máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị
văn phòng…Để phục vụ yêu cầu phát triển công nghiệp, các dự án trọng điểm
như: đường cầu ngoài đi Kim Thái- Can Bi xã Phú Xuân; cải tạo, nâng cấp đường
SV: Phạm Trăn Thu

20

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

nội thị thị trấn Hương Canh; hệ thống điện chiếu sáng và lát vỉa hè khu tái định cư
thôn Gò Cao xã Thiện kế; đường Nguyễn Tất Thành; hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch
vụ xã Quất Lưu- khu số 1; hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư xã Tân Phong...được
ưu tiên đẩy nhanh thi công. Đồng thời, rà soát và tạm hoãn những công trình chưa
thật sự cần thiết; tiếp tục tháo dỡ các vướng mắc và đẩy nhanh giải phóng mặt
bằng.
Các phòng chức năng của huyện đã xây dựng và triển khai chương trình
hành động cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11. Phòng Công thương,
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp triển khai các giải pháp tích cực
đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại; thực
hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút
các nhà đầu tư vào địa bàn nhằm nuôi dưỡng và ổn định nguồn thu cho ngân sách.

Đội Quản lý thị trường, các ngành liên quan tăng cường giám sát giá cả thị trường,
đảm bảo cung - cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh, ngăn
chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, nâng giá bất hợp lý.
Về các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và
Xã hội rà soát, nắm chắc các đối tượng chính sách, kịp thời hỗ trợ cho các đối
tượng. Toàn huyện đã hỗ trợ tiền điện 30 ngàn đồng/tháng cho 1.826 hộ nghèo; trợ
giúp 17 hộ đặc biệt khó khăn trong dịp giáp hạt với số tiền 400.000 đồng/hộ; cấp
giấy miễn giảm tiền học phí, tiền xây dựng cho trên 100 lượt con em hộ nghèo; tạo
điều kiện cho 74 sinh viên vay vốn,…
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
a) Vị trí - chức năng.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bình Xuyên là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy
nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao
SV: Phạm Trăn Thu

21

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ
nạn xã hội; bình đẳng giới.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, được sử

dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy
định hiện hành; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện
Bình Xuyên, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
b) Nhiệm vụ - quyền hạn.
1. Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 5
năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển lao động, bảo trợ xã hội, người
có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hóa trong các lĩnh vực lao động, xóa
đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình
đẳng giới trên địa bàn huyện và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện sau
khi được ban hành.
2. Trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động,
xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình
đẳng giới thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, bình đẳng giới, lao động, xóa đói giảm nghèo; chủ trương xã hội hóa
các hoạt động xóa đói giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có
công, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới;
4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện
nhiệm vụ công tác về lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có
công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới trên địa bàn huyện theo quy định
của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện.
SV: Phạm Trăn Thu

22

Lớp: LCĐ5_CT1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

5. Thống kê nguồn lao động của huyện, tham mưu cho UBND huyện cân
đối nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.
6. Giúp UBND huyện về công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống
cháy nổ trên địa bàn huyện.
7. Giúp UBND huyện thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, triển khai
các đề án, chương trình giảm nghèo nhanh bền vững trên địa bàn huyện.
8. Giúp UBND huyện tổng hợp và quản lý đối tượng người có công, người
hưởng chính sách xã hội và các đối tượng khác trên địa bàn huyện theo hướng dẫn
của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc; kiến nghị với cấp có
thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng thuộc lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội.
9. Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng
hưởng chính sách lao động, người có công và xã hội theo phân cấp hoặc ủy nhiệm
của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
10. Giúp UBND huyện quản lý Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của
huyện; quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện.
11. Giúp UBND huyện quản lý và chi trả tiền hỗ trợ tàu xe cho học sinh
sinh viên là con em dân tộc đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh và học sinh con hộ nghèo đi học ở các xã, buôn,
thôn đặc biệt khó khăn theo quyết định 112/2007/QĐ-TTg.
12. Giúp UBND huyện phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy tại
cộng đồng, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị xâm
hại, là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
13. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh

vực lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, bình đẳng giới.

SV: Phạm Trăn Thu

23

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

14. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về lao động,
xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
bình đẳng giới.
15. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
hoạt động trên các lĩnh vực lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có
công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới với UBND huyện và Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
16. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, ngiệp vụ đối với cán
bộ công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng về lĩnh vực lao động, xóa đói
giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng
giới theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật phân
cấp, ủy quyền của UBND huyện.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện phân công.
1.3.2. Hệ thống tổ chức, bộ máy.

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bình Xuyền gồm có
Trưởng Phòng và 02 phó trưởng phòng.
Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
của Phòng trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động, công tác của Phòng.
Khi Trưởng phòng đi vắng thì uỷ quyền cho Phó phòng điều hành các công
việc của Phòng.
Tất cả quy định của Trưởng Phòng yêu cầu cán bộ công chức và người lao
động phải thi hành nghiêm túc.
Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công như mảng Chính
sách, dạy nghề, xoá đói giảm nghèo.
SV: Phạm Trăn Thu

24

Lớp: LCĐ5_CT1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯC TẬP TỐT NGHIỆP

Biên chế hành chính của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Uỷ
ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện
được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.
SƠ ĐỒ CÁN BỘ CÔNG CHỨC PHÒNG LAO ĐỘNG TB&XH HUYỆN
BÌNH XUYÊN

Trưởng phòng

Trần ngọc Sinh

Phó trưởng phòng
Bùi Văn Nghĩa

Phó trưởng phòng
Nguyễn Thành Nam

Chuyên viên
Nguyễn V Minh

Kế toán
Nguyễn T
Hồng Điệp

Chính sách
người có
công

Kế toán

SV: Phạm Trăn Thu

Chuyên viên
Ngô T Bích Hà

Bảo trợ
xã hội

25


Chuyên viên
Lâm T Hoài
Thu

Chuyên viên
Trần T Loan

Chuyên viên
Trần T Ngọc
Liên

Việc làm,
học sinh sinh
viên

Xoá đói
giảm nghèo

Chăm sóc
trẻ em

Lớp: LCĐ5_CT1


×