Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt Trong Nhà Che Plastic docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.33 KB, 6 trang )

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt Trong Nhà
Che Plastic
Đặc tính sinh học của ớt ngọt:


Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum
L.; Tên tiếng Anh: Sweet pepper.
Ớt ngọt thường được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ. Vài năm gần đây có
nhiều giống ớt ngọt du nhập vào Đà Lạt và được bà con nông dân trồng khá
phổ biến. Ớt ngọt phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ôn hoà, nhiệt độ tối
thích cho sinh trưởng là 18 - 250C nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu
Đà Lạt.
Ớt ngọt có chứa nhiều Vitamin A (292mg/100g), Vitamin C (111mg/100g)
nên là một loại rau có giá trị.
Ớt ngọt phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp từ 18 –
250C, độ ẩm 80 – 90%. Trong điều kiện nhà che nylong ớt ngọt có thể trồng
được quanh năm.
Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất
bazan, đất feralit vàng đỏ, pH tối thích 5.5 – 6.5.

Kỹ thuật canh tác:

Làm đất: Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôi bổ sung để
nâng pH lên 5.5 – 6.6 và cày trộn đều trong đất, phơi ải đất từ 1 – 2 tuần để
tiêu diệt một số sâu bệnh hại (có thể dùng các hóa chất, chế phẩm xử lý đất
như: Mocap, Sincosin, ), sau đó lên luống (rò 110cm + rãnh 30cm = 1.4 m)
để bón lót và chuẩn bị trồng cây. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt
luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống và tưới ẩm
đều trên luống, tiến hành phủ bạt và trồng cây. Đục lỗ bón phân và lỗ trồng
cây theo khoảng cách thích hợp trên bạt. (chú ý làm rãnh sao cho vườn trồng
thoát nước tốt, tránh ứ đọng sau khi mưa).


Phân bón: Tính cho 1000m2
* Bón lót:
- Vôi: 80 – 120kg; Phân chuồng hoai mục: 3 – 4 m3, 50kg super lân, 01kg
Trichoderma.
- Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 50kg.
- K2S04 (Đức): 30 - 50kg.
- Phân hữu cơ đậm đặc Dynamic hoặc Growell: 40kg
* Bón thúc:
Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3-4 tuần sử dụng lượng phân bón như sau:
Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg
Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 6 – 8 tuần lượng phân bón như sau:
+ Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg
+ Ure: 10kg
+ K2S04 (Đức): 25kg
Sau đó khỏang 20 – 30 ngày bón thúc một lần với lượng phân bón tương tự
thúc lần 2. Nên phun thêm phân qua lá để bổ sung vi lượng cho cây, khỏang
7- 10 ngày phun 1 lần, thường dùng các loại phân qua lá như Seaweed,
Growmore 10:10:20, … không nên sử dụng các loại phân cá, phân bắc, phân
từ chất thải công nghiệp chưa qua chế biến để bón cho cây.
Giống: Sử dụng giống nhập nội, hạt được ươm trong vỉ xốp cho đến khi cây
đạt tiêu chuẩn xuất vườn thì đem trồng. Cây phải đủ tiêu chuẩn: cao 12cm có
4 – 6 lá thật, cây phát triển cân đối, không có dấu hiệu sâu bệnh, rễ phát triển
mạnh .
Quy cách trồng: Mỗi luống trồng 2 hàng với khỏang cách: hàng cách hàng
50cm, cây cách cây 45 - 50cm. Mật độ trồng từ 2800 - 3000
cây/1000m2.Trồng theo kiểu nanh sấu, không nên trồng quá sâu hoặc quá
cạn. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây để cây phục hồi và phát triển
nhanh.
Chăm sóc: Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, trong tuần đầu ngày tưới nhẹ
từ 1 – 2 lần, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, nếu trồng vụ mưa tưới ít hơn. Nên

sử dụng nguồn nước sạch, nguồn nước không bị ô nhiễm kim loại nặng, ô
nhiễm vi sinh
Cắm chói: Sau khi trồng khỏang 2 tuần, cây đã bén rễ và phát triển tốt ta
tiến hành cắm choái cho cây, nên cắm mỗi cây một choái và cột cố định cây
vào, khi cắm phải cẩn thận tránh làm long gốc cây sẽ ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển của cây. Khi cây cao hơn 35 cm thì bắt đầu cắm choái cao
và đan dây nylong để giữ cho cây không bị ngã đổ vì mang trái nặng.

Một số sâu bệnh hại ớt và cách phòng trị:

+ Bệnh Thán thư (Colletotricum spp.): Là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng
loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7,8).
Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng của vụ trước, do đó khi
trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt.
Triệu chứng bệnh: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng biến thành
màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu đen. Nếu
gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh
xuất hiện nên hạn chế tưới phun lên cây, vì tưới sẽ tạo điều kiện cho nấm
bệnh lây lan nhanh chóng. Bệnh xuất hiện có thể dùng thuốc Manep 0.2% +
Kitazin hoặc Benlat 50WP, Daconil + Dithal để phòng trừ , liều lượng sử
dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

+ Bệnh Héo vàng do nấm (Fusarium oxysporum): Xuất hiện chủ yếu ở giai
đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân
gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt. Nấm bệnh làm hư
hại đến bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết. Có thể dùng
Kasuran 0,2% hay Rovral 0.2% phun tưới vào gốc cây giai đoạn từ 15 – 30
ngày sau trồng.

+ Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanaceaerum): Do 2 nguyên

nhân: Do đất bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống kháng bệnh héo xanh
kém. Triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa
nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra
trong một thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt
vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh
xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng. Nên đảm bảo chế
độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3 – 5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ
với ớt. Trước khi trồng ớt nên tiến hành khử đất thật kỹ để giảm hiện tượng
cây héo xanh do vi khuẩn.
Ngoài ra còn gặp một số bệnh như: Sương mai ( Phytophthora infestans),
Bệnh thối xốp vi khuẩn (Erwinia spp.), Đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas
campestris), Thối đen (Botrytis spp.) v.v Có thể dùng Boocđô, Daconil,
Anvil,…để phòng trừ.

+ Bệnh virus: Là bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt. Do đó
trước khi trồng ớt nên luân canh tuyệt đối với các loại cây không cùng họ cà.
Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…trên vườn, nhổ bỏ và
tiêu hủy kịp thời những cây bệnh để không cho bệnh lây lan.

+ Sâu hại: Cần chú ý đến 03 loại côn trùng gây hại nghiêm trọng là: Rệp
(Aphid gossypii và Myzus persicae); Bọ trĩ (Thrips palmi); Nhện
trắng(Poliphago tarsonemus).
Nên kiểm tra ruộng trồng hàng ngày để phát hiện sớm và phun thuốc kịp
thời. Có thể dùng các loại thuốc sâu lưu dẫn có tác dụng kéo dài và hiệu quả
cao như: Confidor, Regent, Pegasus, Trigard…để phòng trừ kịp thời.

Thu hoạch, bảo quản:

Sau khi trồng khoảng 3.5 tháng thì cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái
đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng hay đỏ được

khoảng hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5–6
tháng. Khi thu hoạch nên cẩn thận để tránh trầy xước sẽ làm hỏng và mất
phẩm chất của trái.
* Chú ý quy trình này có thể xen canh giữa ớt với xà lách, pó xôi … để tăng
thêm hiệu quả canh tác đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân

×