UBND HUYỆN QUỲNH PHỤ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRỒNG ỚT LAI F1
1. Giống, thời vụ gieo trồng và yêu cầu ngoại cảnh.
a. Giống: Được trồng phổ biến trong huyện là Redchili, Hotchili, ớt chỉ
thiên, hai mũi tên đỏ, …
b. Thời vụ: Vụ Đông gieo hạt từ 15 – 31/8 nơi có điều kiện quỹ đất có thể
gieo từ đầu tháng 8 trồng vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Vụ xuân gieo trong
tháng 01, trồng trong tháng 02.
c. Yêu cầu ngoại cảnh: ớt cay F1 là loại cây trồng ưa ấm, thích ánh sáng,
cây ớt dễ dàng bị đổ ngã khi gặp gió mạnh, mẫn cảm với môi trường khi khí
hậu quá khô hoặc quá ẩm.
2. Chuẩn bị đất và chuẩn bị cây con.
a. Chuẩn bị đất.
- Đất phù hợp là chân đất cát, cát pha, thịt nhẹ, nhiều mùn, tưới tiêu
thuận lợi. Đất trước khi trồng ớt phải được luân canh với lúa, đậu.
Không được trồng sau cây họ cà như thuốc lào, cà chua, cà tím.
- Làm đất, lên luống: Đất được cày bừa kỹ, rắc vôi bột 25 – 30
kg/sào.Luống rộng 1,2m, cao 30cm, rãnh rộng 40cm.
Hàng cách hàng 60cm. Cây cách cây 50cm tương ứng với mật độ trồng
850 – 900 cây/sào. Vụ xuân có thể trồng thưa hơn vụ đông khoảng 100 –
120cây/sào.
b. Chuẩn bị cây con.
- Để đảm bảo an toàn cho cây con nên đưa cây con vào bầu là tốt nhất,
làm bầu tránh được điều kiện bất thuận: Mưa to, trời nắng đồng thời
làm bầu còn chủ động được thời vụ khi lúa mùa thu hoạch muộn.
- Kỹ thuật làm bầu: Khi câu con được 4 – 5 lá thì đem vào bầu, tốt nhất
là làm bầu bằng lá chuối, đường kính bầu 5 – 7cm, chiều cao 4 –
5cm. Thành phần đất trong bầu lấy đất mặt tơi xốp, trộn đều 3 thúng
đất bột với 3kg phân vi sinh sau đó sàng kỹ để loại bỏ cục to trước
khi vào bầu. Đặt bầu trong nơi thoáng mát tránh để nền xi măng,
ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, kh cây bén rễ hồi xanh thì
đem ra trồng (thời gian cây trong bầu từ 7 – 10 ngày).
3. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
a. Bón phân:
- Bón lót: lượng phân bón cho 1 sào cần: phân chuồng ủ mục: 4 – 5tạ,
phân lân Super: 30 – 40kg, Kaly: 5 – 6 kg. Lân và Kaly đảo đều rắc
lên phân chuồng rồi lấp đất đi.
- Bón thúc:
+ Lần 1: sau trồng 7 – 10 ngày, lượng bón 1,5 – 2kg đạm Urê và 1 – 1,2
kg Kaly hoà với nước tưới.
+ Lần 2: thúc sau lần 1 khoảng 12 – 15 ngày, lượng bón 1,5 – 2 kg đạm
Urê và 1 – 1,2 kg Kaly hoà với nước tưới.
+ Thúc lần 3, lần 4, … như thúc lần 2 có thể hoà nước tưới hoặc rải phân
xung quanh gốc. Khi cây được thu hoạch quả có thể bón thêm phân tổng
hợp NPK 16 – 16 – 8 mỗi lần bón từ 5 – 7 kg/sào hoặc tưới nước phân
chuồng ngâm cho cây.
b.Tưới nước.
- Khi cây còn nhỏ tưới cho ớt ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều mát.
- Khi cây lớn tốt nhất là tưới rãnh. Đặc biệt là tháo kiệt nước sau trận
mưa to. Độ ẩm trong ruộng trồng ớt tốt nhất luôn ở độ ẩm 70 – 80%
c. Tỉa cành:
Thường xuyên tiến hành tỉa bỏ lá già, những cành nhỏ gần gốc, nen tỉa
lúc nắng ráo.
d. Cắm róc
Cây ớt là mang nhiều quả nặng nên phải cắm róc, cứ 4 – 5 cây cắm 1
róc sau đó dùng dây nối 2 đầu cây róc. Nếu có điều kiện thì mỗi cây ớt cắm 1
róc cao 1m buộc vào thân chính, mỗi hàng cắm 2 cây cao 1,2m ở 2 đầu hàng và
căng dây giữ quả cho cây ớt không bị đổ ngã.
e. Phòng trừ sâu bệnh.
- Sâu xám cắn ngang cây: Ofatox 400EC nồng độ 0,2%
- Bọ trĩ làm xoăn lá ớt: Dipterex nồng độ 40 – 50g/sào.
- Sâu khoang ăn lá, cành, quả: Peran 5EC, Tasieu 1.9EC nồng độ 0,2%
- Sâu đục quả: Virtako 400WG nồng độ 3g/sào.
- Nhện trắng, nhện đỏ làm xoăn lá ớt: Kenthan 80EC, Tập kỳ 1.8EC
nồng độ 0,2%.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Physan 20L nồng độ 0,1%
- Bệnh héo vàng do nấm: Rovral 50WP, Arygreen 75WP nồng độ 0,2%
- Bệnh sương mai: Amistatop 300EC, Ridomil gol 68WP, Rhidomil
MZ 72WP nồng độ 0,1%.
- Bệnh thán thư: Score 250EC, Amistatop 300EC nồng độ 0,1%.
4. Thu hoạch.
Sau trồng 60 – 70 ngày bắt đầu thu hoạch quả chín tập trung, tuỳ theo
chế độ chăm sóc có thể thu hoạch kéo dài từ 2 – 3 tháng.
PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT