TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHXH
TIỂU LUẬN
MƠN: TRIẾT HỌC
Đề bài:
Trình bày nội dung quy luật Thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập và vận dụng nó để phân tích một số cơ hội và thách
thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nước ta
Giáo viên hướng dẫn
: ………………………………
Sinh viên thực hiện
: ………………………………
Lớp
: ………………………………
Mã SV
: ………………………………
Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.............................3
1.1. Các khái niệm.......................................................................................3
1.2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập........4
2. Vận dụng nó để phân tích một số cơ hội và thách thức từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đến nước ta.................................................................7
2.1 Cơ hội....................................................................................................7
2.2. Thách thức............................................................................................9
KẾT LUẬN.....................................................................................................11
1
MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã và đang đến. Đây là
cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất
nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh
học, tạo ra những khả năng hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đối với các
hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới
Sau khi đã được học một số các kiến thức về triết học Mác-Lê Nin và
một số kiến thức xuất phát từ chính thực tế, em đã chọn đề tài “Trình bày
nội dung quy luật Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và vận
dụng nó để phân tích một số cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đến nước ta ” làm tiểu luận cho môn triết học Mác-Lê Nin.
2
NỘI DUNG
1.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
1.1. Các khái niệm
a. Mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách
quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các
sự vật.
b. Mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái các mặt đối lập liên hệ, tác động qua
lại lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu
thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Chúng ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn logic hình
thức. Mâu thuẫn logic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm
trong tư duy.
c. Sự thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không
tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại
của mặt kia làm tiền đề.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng
có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó là sự "đồng nhất"
của các mặt đối lập. Do có sự thống nhất của các mặt đối lập mà trong sự
3
triển khai của chúng. Tuy nhiê, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn
khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
d. Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ
và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng và
tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện
diễn ra cuộc đấu tranh.
1.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy
luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật. V.I. Lênin đã gọi quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng vì nó đề
cập đến vấn đề quan trọng nhất của phép biện chứng là nguồn gốc của sự phát
triển. Đồng thời nó cịn là cơ sở để tìm hiểu các quy luật và phạm trù cơ bản
khác của phép biện chứng.
Từ thời cổ đại, nhiều nhà triết học đã phát hiện được mâu thuẫn tồn tại
dưới dạng các mặt đối lập trong sự vật và sự tác động qua lại giữa chúng là cơ
sở vận động và phát triển của thế giới. Ví dụ: Thuyết Âm - Dương trong triết
học Trung Quốc cổ đại cho rằng âm và dương là hai mặt đối lập cơ bản của
vũ trụ.
Quan điểm Mácxít về Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập như sau:
- Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, khuynh hướng, những yếu
tố có xu hướng biến đổi trái ngược nhau trong cùng một sự vật hay hệ thống
sự vật.
4
Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo thành từ nhiều bộ phận với những thuộc
tính khác nhau mà cịn có những mặt đối lập nhau. Những mặt đối lập tồn tại
khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy.
- Mâu thuẫn biện chứng được hình thành trước hết từ hai mặt đối lập vừa
thống nhất với nhau vừa có xu hướng đấu tranh với nhau trong một chỉnh thể
sự vật.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, quy định lẫn
nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình.
Ví dụ: đen - trắng, sáng - tối, cao - thấp, nóng - lạnh.
Phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đấu tranh giữa các mặt đối
lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt
đó.
Đấu tranh khơng chỉ là sự xung đột, đụng độ, thủ tiêu lẫn nhau của các
mặt đối lập. Sự đa dạng, phong phú về hình thức đấu tranh của các mặt đối
lập tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, mối quan hệ giữa các mặt đối lập; phụ
thuộc vào lĩnh vực tồn tại cũng như điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh
giữa các mặt đó. Lênin cho rằng: “Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ
lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối. Do đó,
mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển”.
Đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra từ thấp đến cao, qua nhiều giai
đoạn. Khi đạt đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển hóa của các
mặt đối lập. Kết quả là sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và tạo nên một sự
thống nhất của các mặt đối lập mới.
5
Sự thống nhất của các mặt đối lập tạo nên tính ổn định tương đối, tạm thời
của sự vật. Cịn đấu tranh của các mặt đối lập có xu hướng làm mất sự ổn
định của sự vật, làm cho nó vận động và biến đổi.
Tóm lại, thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh
hướng tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
động lực bên trong của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ
và sự ra đời của cái mới.
Vì vậy, Thứ nhất, mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết khi có đủ những
điều kiện chín muồi. Trong hoạt động thực tiễn phải xác định đúng trạng thái
chín muồi của mâu thuẫn, chuẩn bị đầy đủ những điều kiện, phương tiện và tổ
chức lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Không được giải quyết mâu thuẫn
một cách tùy tiện, nóng vội khi chưa có đủ những điều kiện cần thiết.
Thứ hai, Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng con đường đấu
tranh dưới những hình thức, biện pháp khác nhau. Do đó, địi hỏi chủ thể phải
có quan điểm lịch sử cụ thể trong việc phân tích và giải quyết mâu thuẫn.
Ví dụ về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn thường có hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhay
tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại, triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các
mặt đối lập.
Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng sẽ phát triển
theo những chiều hướng trái ngược nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của cải
vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Cịn
tiêu dùng là mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm
được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.
6
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc
tiêu dùng. Nếu như khơng có q trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng
thì sẽ khơng thể có tiêu dùng.
Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng tiêu dùng, đây
khơng phải là đối tượng nói chung mà là đối với những đối tượng nhất định
do bản thân sản xuất làm môi giới cho người tiêu dùng.
Do đó, sản xuất khơng chỉ là đối tượng tiêu dùng mà nó cịn quyết định về
phương thức tiêu dùng. Sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo
ra nhu cầu cho người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một
sản phẩm nào đó thì mới tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó.
Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng chính là sự thống nhất
của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật
thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, phát
triển.
2. Vận dụng nó để phân tích một số cơ hội và thách thức từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đến nước ta
2.1 Cơ hội
Cuộc CMCN 4.0 mà Việt Nam vừa bước vào sẽ tạo ra một thế giới mà ở
trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên tồn cầu có thể hợp
tác với nhau một cách linh hoạt. CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các
máy móc, hệ thống thơng minh và được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn
hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh
vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới cơng nghệ nano, từ các năng
lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích
7
hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế
Việt Nam.
CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo
nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật
lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of
Things - IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng, sâu rộng tồn bộ chuỗi giá trị từ
nghiên cứu phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm
đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản
xuất và năng suất. Trong quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các
ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe. Với
việc thay đổi phương thức sản xuất khi có những cơng nghệ hiện đại có thể
kết nối thế giới thực và ảo, để sản xuất con người có thể điều khiển quy trình
ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy thông
qua sự vượt trội về Internet.
Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm
đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên
hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt
là công nghệ số và Internet. Song cuộc cách mạng này cũng có thể tạo ra sự
bất công lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi
tự động hóa thay thế con người trong tồn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ
bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với
đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ
thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi
cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động.
Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp
8
lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi
trường làm việc hay cách tổ chức khơng cịn giống như hiện nay.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức
sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí
hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc
cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng
thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam.
2.2. Thách thức
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP,
FTA với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng
sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi
giá trị tồn cầu và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Những cải cách cơng nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những
điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.
Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác
điều hành của Chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh cơng nghệ
mới để tăng quyền kiểm sốt, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song cũng như
các chính phủ khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày càng phải
đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định
và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của
người dân trong q trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam
đang tiến vào giai đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh
mẽ về tư duy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
9
Về phía doanh nghiệp, chi phí cho giao thơng và thông tin sẽ giảm
xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi
phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Về phía cung ứng, nhiều ngành cơng nghiệp đang chứng kiến
sự du nhập của các cơng nghệ mới, nó tạo ra những cách hoàn toàn mới để
phục vụ cho nhu cầu trong hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi giá trị ngành
cơng nghiệp đang hoạt động. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận
được với các công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi
được chuyển giao nó có giá trị hơn.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có được những quyền lợi nhất định
khi sự minh bạch ngày càng rõ hơn, quan tâm của người tiêu dùng, và các
khuôn mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng (ngày càng xây dựng dựa trên
quyền truy cập vào các mạng di động và dữ liệu) buộc các doanh nghiệp phải
thích nghi với cách mà họ thiết kế, tiếp thị, và cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ. Khi công nghệ và tự động hóa lên ngơi, họ sẽ đối mặt với áp lực cần nâng
cao chất lượng, cải tiến và đổi mới các dây chuyền cơng nghệ, tuyển nhân lực
có năng lực về công nghệ, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt của doanh nghiệp nước ngồi. Những điều này là thực sự khó khăn
trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém rất lớn các doanh
nghiệp nước ngồi về cơng nghệ, cũng như nhân lực và vốn đầu tư như hiện
nay.
Tuy nhiên, CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa
hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách cơng nghệ và tri thức
nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn... Chính phủ, các doanh
nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải
nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát
10
triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ
Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0.
11
KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã và đang đến. Đây là
cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất
nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh
học, tạo ra những khả năng hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đối với các
hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.
Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ
đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng
như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất
12