Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp kỹ thuật cho trà lúa mùa sớm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.14 KB, 4 trang )

Giải pháp kỹ thuật cho trà lúa mùa
sớm
Đến nay đại trà đã bước vào phân hoá đòng, có nơi đã phân hoá
đến bước 7, một số diện tích lúa đã trỗ. Dự tính lúa sẽ trỗ tập
trung vào khoảng 20-25/5, chậm hơn mọi vụ từ 10-15 ngày.
Kinh nghiệm cho thấy vụ lúa xuân muộn, mùa sớm có nhiều
điều kiện thâm canh cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, trà lúa
mùa sớm cấy kết thúc trước 5/7. Vì vậy để thu hoạch lúa xuân
đạt năng suất cao và khắc phục khó khăn về thời vụ lúa mùa
sớm trồng cây vụ đông cần thực hiện đồng thời, khẩn trương các
giải pháp sau:
1. Tiếp tục chăm sóc, bảo vệ lúa xuân
- Thời điểm lúa trỗ rất nóng và thường ít mưa lớn, cho nên bà
con cần giữ nước cho lúa chín và lấy nước làm ruộng.
- Trước và sau khi lúa trỗ nên phun Tillsuper, Boom flouer hoặc
siêu Kaly để lúa trỗ nhanh, trỗ thoát, hạt sáng, chắc mẩy.
- Thường xuyên thăm đồng phát hiện và phòng trừ kịp thời các
đối tượng sâu bệnh hại, bảo vệ mùa vụ. Hiện nay trên đồng
ruộng đã xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại lúa xuân như: rầy,
khô vằn đặc biệt ở những diện tích cấy giống lúa BT7, T10 và
những ruộng cấy to, cấy dày nên cần kiểm tra để phun phòng kịp
thời. Theo dự báo của Chi cục BVTV khoảng 20-25/5 có lứa sâu
cuốn lá rộ nhưng năm nay sâu ra khá rải rác nên lúa trỗ đến đâu
phun đến đấy.
- Tiến hành gặt khi lúa chín khoảng 85-90% (hạt đã chín, lá còn
xanh vàng) vì từ lúc này cây lúa bước vào chín sáp, tức là hạt
thóc khô dần; thực hiện phương châm "xanh nhà hơn già đồng".
2. Giải pháp vụ mùa nhất là trà mùa sớm
a. Giống:
- Mở rộng diện tích cấy các giống lúa ngắn ngày như: Khang
dân18, VS1, QR1, P6 ĐB, nếp 87, nếp Nhật, TH3-3, VL20,


DT122
- Cần thực hiện tốt kỹ thuật ngâm ủ để đảm bảo lượng giống
nhất là thóc giống chuyển vụ. Với thóc giống chuyển vụ cần:
+ Chọn bông lúa to, đúng giống; cắt cả lá đòng, về ủ cả bông
qua 1 đêm. Hôm sau ra thóc rồi có thể ngâm ngay. Nếu chưa
ngâm ngay thì phơi, hong qua nắng nhẹ theo phương châm
"phơi ít, ủ nhiều” cốt cho hạt thóc ráo vỏ, không vón là được.
+ Ngâm trong 24 giờ bằng nước pha acid HNO
3
(pha 3mm acid
với 1lít nước, ngâm 1kg thóc giống), hoặc chế phẩm kích thích
nẩy mầm, hoặc bằng nước mưa có pha lân Lâm Thao. Sau đãi
sạch rồi ngâm bình thường đến khi hạt úng mép (tổng khoảng 70
giờ), đãi chua rồi ủ nóng đến nứt nanh.
Lưu ý: Sau khi ngâm thì tãi mỏng mộng nơi thoáng mát; gieo
nổi và gieo vào chiều mát, tránh nắng nóng lúc trưa, chiều.
- Cấy đảm bảo mật độ hợp lý theo giống và chân đất, không nên
cấy to, cấy dày, khuyến khích cấy theo hình thức hàng rộng -
hàng hẹp để phát huy “hiệu ứng hàng biên”.
b. Phương thức làm mạ:
Trong điều kiện năm nay việc làm mạ dược gặp khó khăn vì vậy
bà con nên làm mạ trên nền cứng hoặc làm mạ dày xúc để kịp
thời vụ.
- Mạ dày xúc: Có thể gieo trên bờ mương, ven đường, trên
vườn, thậm chí trên ruộng mạ, chân ruộng cao Sau khi tạo mặt
phẳng thì rải lớp bùn dày 2- 3cm. Làm dược vào buổi sáng,
chiều mát gạt lại mặt luống rồi gieo nông, gieo thưa hơn mạ nền
cứng (1kg mộng gieo khoảng 5-7m
2
). Vụ mùa chỉ 12-15 ngày,

mạ 3-4 lá, cao trên 20cm là cấy được kể cả chân ruộng vàn thấp.
Nên phun thuốc khô vằn trước cấy 2-3 ngày và giữ đủ ẩm để dễ
gọt, xúc mạ.
- Mạ nền cứng, mạ ném: Vụ mùa chỉ 7-10 ngày là cấy được. Có
thể gieo ở mọi nơi: Sân, vườn, ven đường, tuy nhiên trong điều
kiện nắng nóng để bảo vệ mạ nên gieo trên nền đất và có thể
chống nóng bằng các cách sau: Che nắng bằng lưới phản quang
(lưới đen). Ngày tưới nhiều lần. Nếu quên tưới mà gặp nắng
nóng có thể cây mạ bị héo, nhưng không được tưới ngay khi cây
đang héo, mà phải chờ trời dịu mát, cây bắt đầu hồi phục rồi mới
được tưới.
c. Làm đất:
Do thời gian chuyển vụ rất ngắn (có thể làm đất đến đâu cấy
ngay đến đó) nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Giữ nước khi gặt để làm đất thuận lợi (thêm công gặt đỡ công
làm đất).
- Cố gắng gặt sát gốc rạ, gặt xong gom rạ vào góc ruộng, không
nên đổ rạ ra bờ, ra mương máng vừa ách tắc dòng chảy vừa mất
lối đi lại.
- Khi cày cần bón vôi với lượng 20-25 kg/sào; bón phân vi sinh
Azotobacterin 6-8 kg/sào (nhiều hơn càng tốt) khi bừa cấy để rạ
nhanh ngấu, khử chua, bổ sung dinh dưỡng và hạn chế bệnh ngộ
độc hữu cơ cho lúa mới cấy.
d. Gieo thẳng:
Phương thức gieo thẳng không cần làm mạ, đơn giản hơn rất
nhiều. Tuy nhiên về vụ mùa giai đoạn sau gieo hay gặp mưa to,
dễ chết úng nên phương thức này ít được bà con lựa chọn. Tuy
nhiên những nơi chủ động tưới tiêu có thể gieo thẳng song bà
con cần lên luống mu rùa và gieo dầy hơn để khi dặm tỉa lấy mạ
cấy ruộng trũng.

e. Chăm sóc lúa mùa giai đoạn đầu
- Điều tiết nước hợp lý. Nếu bị ngập úng cây lúa dễ bị chết úng
và sau đó bị bọ trĩ hại, cần phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy.
- Do điều kiện năm nay một số nơi làm đất chưa kịp thối ngấu
dễ gây ngộ độc hữu cơ cho lúa mới cấy; cần xử lý bằng cách rắc
vôi sục bùn thay nước hoặc sử dụng cá chế phẩm qua lá.
- Vụ mùa thời gian sinh trưởng của cây ngắn nên cần bón thúc
sớm, tập trung ngay khi lúa bén rễ hồi xanh. Để tăng hiệu lực
của phân khi bón bà con cần sục bùn để phân được giữ trong
đất, cung cấp từ từ cho cây, hạn chế bị mất phân

×