Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.95 KB, 5 trang )



Giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần quan tâm đến hai mối nguy chính là
sinh học và hóa học, các mối nguy này tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an
toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu), như sau:
- Môi trường nuôi: nguồn nước, chất đáy, các sinh vật trong ao: có thể tồn tại
các dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, kim loại nặng,…
- Các yếu tố hữu sinh: tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh
trùng), tảo độc, độc tố sinh học khác.
- Hóa chất, thuốc, phân bón sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, gây màu, xử lý
môi trường và phòng trị bệnh.
- Thức ăn: bảo quản bằng kháng sinh hoặc trộn thêm kháng sinh để phòng bệnh
cho động vật nuôi, các chất kích thích sinh trưởng hoặc thức ăn để quá hạn sẽ nhiễm
nấm độc.
- Con giống: trong quá trình ương ấp dùng nhiều hóa dược và kháng sinh
phòng trị bệnh.
Kỹ thuật nuôi cá tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (hay còn gọi là “nuôi
sạch”) là sản xuất ra nguyên liệu (sản phẩm) cá tôm thương phẩm đảm bảo các chỉ
tiêu hóa học không vượt quá giới hạn cho phép khi sử dụng làm thực phẩm cho
người.
Dựa trên các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng tôi đề
xuất 5 nội dung chính của biện pháp tổng hợp cho nuôi trồng thủy sản đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
Xây dựng và cải tạo hệ thống nuôi
Kỹ thuật nuôi
Quản lý môi trường nuôi
Quản lý sức khỏe cá tôm trong ao nuôi
Thu hoạch


1. Địa điểm thực nghiệm mô hình nuôi tôm
Hải Phòng Diện tích các ao thí nghiệm 1.000m
2



Hà Tĩnh:
Bạc Liêu: kết hợp với Viện NCNTTS II
Quảng Ninh: Kết hợp với Trường THTS 4
2. Địa điểm thực nghiệm mô hình nuôi cá ba sa và cá tra
Bắc Ninh, Yên Bái, An Giang
Kết quả nghiên cứu năm 2003-2004
1. Nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên
đất thịt ở Hải Phòng (thử nghiệm lần 2), trên nền cát ở Hà Tĩnh (thử nghiệm 2 lần).
Kết quả thu được tôm thương phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm về dư lượng
kháng sinh, độc tố nấm, thuốc trừ sâu, kim loại năng và vi sinh vật. Năng suất nuôi
thâm canh từ 3,2-4,2tấn/ha/vụ; nuôi bán thâm canh 1,2-2,8tấn/ha/vụ.
2. Nuôi tôm thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đất thịt ở khu
vực miền Nam -Bạc Liêu (thử nghiệm lần 2). Kết quả thu được tôm thương phẩm bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm về dư lượng kháng sinh, độc tố nấm, thuốc trừ sâu,
kim loại năng và vi sinh vật. Năng suất nuôi thâm canh từ trên 8tấn/ha/vụ.
3. Nuôi cá tra lồng ở hồ Thác Bà sinh trưởng chậm, sau 1 năm nuôi cá mới đạt
1kg/con, cá phải nuôi qua đông nên hệ số thức ăn cao (FCR) 2,6-3,6, hiệu quả kinh tế
không cao.
4. Cá tra nuôi ao sinh trưởng nhanh hơn nuôi lồng, nhưng cá tra nuôi qua đông
không lớn thậm chí còn giảm trọng lượng. Do đó thời vụ nuôi ao ở phía Bắc tốt nhất
thu hoạch cá trước tháng 10 (trước tiết lập đông).
5. Tiêm vacxin vô hoạt vi khuẩn cho cá tra trong việc phòng bệnh xuất huyết
nên tiêm với liều 0,2ml. Vacxin vi khuẩn chủng 2+3+4 tiêm với liều 0,2ml có hiệu
quả hơn cả: vừa đảm bảo được tính an toàn 100%, hiệu giá huyết thanh bằng 256 và

tỷ lệ bảo hộ 90 – 100%.
6. Quá trình chiết tách được tiến hành với tỏi: dung môi C2H5OH 96%; thời
gian chiết là 8h; nhiệt độ chiết là 50
0
C; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 8/1; số lần chiết:
4 lần. Quá trình chiết tách được tiến hành với sài đất: dung môi C2H5OH 96%; thời
gian chiết là 8h; nhiệt độ chiết là 60
0
C; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 9/1; số lần chiết:
4 lần.
7. Chất chiết tách được từ tỏi, sài đất sử dụng phòng bệnh cho cá tra (Yên Bái-
2 lồng; Viện 1- 2 ao) và tôm nuôi (Hải Phòng- 2 ao, Quảng Ninh- 3 ao, Nam Định- 8
ao) đạt kết quả tốt, phòng được bệnh nhiễm khuẩn cho tôm cá. Chế phẩm tách chiết
từ thảo dược (TP- Viruto) của Cty Thành Phương phòng được bệnh virus đốm trắng
cho các ao nuôi tôm.


Kết luận
1. Đề tài đã chọn được nhóm chế phẩm vi sinh và các men vi sinh (7-10 loại) làm
sạch môi trường nuôi tôm cá; hạn chế được vi khuẩn gây bệnh (Fecal coliform,
Vibrio, Staphylococcus, Salmonella) phát triển trong bùn và nước ao nuôi tôm cá;
tăng cường sức đề kháng bệnh cho tôm cá nuôi; hạn chế hoặc không sử dụng thuốc
kháng sinh trong nuôi tôm cá.
2. Các hoạt chất chiết tách được từ tỏi, sài đất đã sử dụng phòng bệnh cho cá tra (Yên
Bái) và tôm nuôi (Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định) đạt kết quả tốt, phòng được
bệnh nhiễm khuẩn cho tôm cá. Chế phẩm tách chiết từ thảo dược (TP- Viruto) của
Cty Thành Phương phòng được bệnh virus đốm trắng cho các ao nuôi tôm. Dùng
vacxin vô hoạt vi khuẩn Aeromonas hydrophila cho cá tra trong việc phòng bệnh xuất
huyết nên tiêm với liều 0,2ml. Vacxin vi khuẩn chủng 2+3+4 tiêm với liều 0,2ml có
hiệu quả hơn cả: vừa đảm bảo được tính an toàn 100%, hiệu giá huyết thanh bằng 256

và tỷ lệ bảo hộ 90 – 100%.
3. Các tiêu chuẩn chất lượng và dư lượng chất độc bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trong nuôi trồng thủy sản đáng quan tâm nhất là nhóm vi sinh vật gây bệnh tồn
tại trong bùn và nước ao nuôi tôm, biện pháp dùng chế phẩm vi sinh đã hạn chế
chúng phát triển. Độc tố nấm và kháng sinh cấm có trong thức ăn công nghiệp cần
được kiểm tra thường xuyên. Kim loại nặng, thuốc trừ sâu và ấu trùng sán lá, giun
tròn trong thịt cá tra không phải là mối nguy đáng quan tâm.
4. Hạch toán chi phí các ao nuôi tôm cho thấy chi phí thức ăn từ 40,79% đến 69%,
hệ số thức ăn từ 1,66 đến 1,90. Tính tỷ suất lợi nhuận /tổng chi phí, ao thấp nhất
0,122 và ao cao nhất 0,614.
Đề xuất:
Qua thử nghiệm nuôi tôm sú và cá tra hai năm 2003-2004, kết quả thu được tôm cá
thương phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm về dư lượng kháng sinh, độc tố
nấm, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật, cho nên có thể áp dụng các quy
trình sau:
1. Quy trình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
trên đất thịt, trên nền cát ở khu vực miền trung và miền Bắc. Năng suất nuôi thâm
canh từ 3,2-4,2tấn/ha/vụ; nuôi bán thâm canh 1,2-2,8tấn/ha/vụ.
2. Quy trình nuôi tôm thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đất thịt ở
khu vực miền Nam. Năng suất nuôi thâm canh từ trên 8tấn/ha/vụ.
3. Quy trình nuôi cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong ao ở miền Bắc.
Năng suất nuôi từ 35-36tấn/ha/vụ.


4. Quy trình nuôi cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong lồng ở miền Bắc.
Năng suất nuôi từ 66-106kg/m
3
.




TS. Bùi Quang Tề
Đơn vị thực hiện: Cty TNHH Long Đỉnh

×