Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo Khoa học kỹ thuật Nguyên lý kinh tế và Quản lý xây dựng ĐH Bách Khoa TP HCM Thầy Huỳnh Ngọc Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.45 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
2019 – 2020
----------------------------

BÁO CÁO BÀI NHĨM
MƠN: NGUN LÝ KINH TẾ
VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Lớp A04
Thành Viên:
1.Trần Hùng Lĩnh
2.Nguyễn Anh Phi
3.Hồ Hoàng Phúc
4.Trần Nguyễn Kim Yến
5.Dương Quang Thiện

1711993
1712590
1712661
1714080
1713284

Giáo viên hướng dẫn: HUỲNH NGỌC THI

1


MỤC LỤC
I. MẶT TÍCH CỰC


3

1. Nền tảng kết nối thơng tin

3

2. BIM (Building Information Modeling)

4

3. Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality-VR)

5

4. Cơng nghệ chế tạo và tự động hóa

5

5. Mobile và clouds

6

6. Tích hợp cơng nghệ

7

II. MẶT TIÊU CỰC
1. Khủng hoảng kinh tế

7

7

2. Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động
ở Việt Nam
8
3. Cách mạng 4.0 mang lại những cơ hội khổng lồ nếu biết tận dụng và
đồng thời là thách thức bị tụt hậu và loại bỏ
9
4. Tăng số trường hợp tai nạn lao động nếu khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ
trong q trình xây dựng và sử dụng
10
5. Khó kiểm sốt sự cố

11

6. Gây lãng phí, tổn thất kinh tế

13

7. Sự tăng trưởng nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm tập
trung dân cư ở các khu dơ thị lớn. Việc xây dựng các khu dân cư mật độ cao và ồ
ạt là điều hiển nhiên, nhưng đó lại không đi kèm với quy hoạch hạ tầng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

16

2



ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐẾN
NGÀNH XÂY DỰNG

I. MẶT TÍCH CỰC

Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đang và sẽ có những ảnh hưởng rất lớn tới
ngành xây dựng thế giới cũng như tại Việt Nam. Công nghệ giúp doanh nghiệp
tiếp cận dự án tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn, và cũng quản lý hiệu quả hơn. Nhận
biết, hiểu và áp dụng công nghệ vào ngành xây dựng là nhu cầu cấp thiết đối với
doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện
đại. Tiếp nối những sự phát triển trong ngành và các xu hướng phát triển của các
“ông lớn” trong ngành cơng nghệ xây dựng, chúng ta có thể nhận thấy 6 xu
hướng quan trọng, có khả năng trở thành làn sóng mới, trong ngành xây dựng
như dưới đây:
1. Nền tảng kết nối thông tin
Tiếp cận thông tin hay xây dựng mạng lưới quan hệ theo cách truyền
thống đang dần bị thay thế bởi những phương thức giao tiếp hiệu quả hơn nhờ
công nghệ và nền tảng kết nối thông qua Internet. Các chuyên gia về thị trường
đã nhận ra và đón đầu xu hướng này, tạo ra những nền tảng kết nối có tính tương
tác cao, cung cấp những thông tin thị trường đáng giá và kết nối cộng đồng
ngành xây dựng để có thể tiếp cận và thực hiện các dự án một cách hiệu quả, tiết
kiệm chi phí. Tạo ra sân chơi chung giúp các doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh
minh bạch hơn, hiệu quả hơn, chính là xu hướng để ngành phát triển một cách

3


bền vững. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang rất nhanh chóng để hịa

nhập cùng xu hướng tất yếu này.
2. BIM (Building Information Modeling)
Khái niệm này đã tồn tại rất nhiều năm nay và vẫn đang phát triển ở các
nước trên thế giới để đạt đến level cao hơn. Đã ra đời cách đây hơn 1 thập kỷ
nhưng BIM vẫn được đánh giá là xu hướng tiên phong nhất trong ngành qua các
năm. Các công nghệ mới đáp ứng tính chất mơ phỏng, diễn họa 3D nhằm tối ưu
hóa năng suất lao động và truyền tải thông tin dự án tiếp tục hứa hẹn nhiều bùng
nổ trong những năm tới.

Hình 1.1 Những ứng dụng của BIM đối với xây dựng
4


3. Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality-VR)
VR – công nghệ thực tế ảo là công nghệ giúp người xem có thể quan sát
bản vẽ 3D với tỉ lệ 1:1, màu sắc, chất lượng, ánh sáng hình ảnh giống với thực tế,
một lần nữa là một cái tên không mới nhưng hứa hẹn sẽ có bước phát triển đột
phá trong tương lai gần, khơng chỉ đối với những trị chơi hay giải pháp nhà ở
mà sẽ là công cụ ứng dụng trong xây dựng và quản lý vận hành công trình. Đặc
biệt trong lĩnh vực thiết kế, cơng nghệ VR sẽ là công cụ tuyệt vời nhất giúp nhà
thiết kế trao đổi thông tin, ý tưởng cho khách hàng giúp làm tăng năng suất lao
động, tăng hiệu quả cơng việc.

Hình 1.2 Công nghệ VR trong xây dựng
4. Công nghệ chế tạo và tự động hóa
Cơng nghệ chế tạo sẵn trong xây dựng đã phát triển cách đây vài năm và
cũng đã có những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Ngày nay cùng với sự phát triển của các kỹ thuật công nghệ mới, đặc biệt là sự

5



phát triển của ngành cơng nghiệp tự động hóa sẽ giúp sắp xếp, tiêu chuẩn hóa
quy trình sản xuất, chuyển giao cơng nghệ trên tồn thế giới. Tương lai chúng ta
hồn tồn có thể hy vọng trên sự phát triên của ngành cơng nghệ chế tạo và tự
động hóa, việc xây dựng 1 ngôi nhà chỉ mất 24 tiếng và hầu như khơng cần tới
sự tác động của con người.

Hình 1.3 “Cánh tay Robot” tự động xây dựng
5. Mobile và clouds
Chia sẻ thông tin mọi lúc mọi nơi, là cách làm cho thế giới ngày càng
phẳng hơn. Đặc biệt trong ngành xây dựng, các dự án có liên quan đến lợi ích
của rất nhiều bên, có giá trị sử dụng khơng phải tính bằng năm mà được tồn tại
hàng thiên niên kỷ thì việc chia sẻ dữ liệu giúp tăng cường mạnh mẽ q trình
trao đổi thơng tin trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành, lưu trữ dữ liệu cho
tương lai.
Chính vì vậy, quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content
Management – ECM) kết nối con người, thông tin và quy trình với nhau trong

6


toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc 1 dự án đơn lẻ đang là một xu hướng
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Hình 1.4 Cơng nghệ đám mây giúp chia sẽ thông tin nhanh hơn
6. Tích hợp cơng nghệ
Yếu tố chủ chốt để có thể phát huy tối đa những ứng dụng của công nghệ
là chúng cần được tích hợp cùng nhau và phù hợp với mơ hình hoạt động của
từng loại doanh nghiệp. Tích hợp các công nghệ để tăng cường hợp tác, trao đổi,

đồng bộ hóa thơng tin trong doanh nghiệp tiếp tục là xu hướng phát triển trong
ngành xây dựng.
II. MẶT TIÊU CỰC
1. Khủng hoảng kinh tế
Nâng cao năng suất lao động mà khơng có sự điều tiết hàng hóa giữa cung
và cầu sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế, điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế

7


thừa năm 1929. Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra tồn Châu Âu
và khắp nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế
suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái.
Ngành xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước.
Theo trường phái Marxist, khủng hoảng kinh tế là biểu hiện của sự mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất tăng lên khơng ngừng, ngày càng được xã hội hóa
và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ sự tích
lũy tư bản, đầu tư mở rộng sản xuất liên tục dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Nền
kinh tế tư bản không thể tự điều tiết các nguồn lực một cách hợp lý dẫn đến
khủng hoảng. Đại khủng hoảng là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế sau thế
chiến thứ I trong thập kỷ 1920. Trong giai đoạn này các công ty đầu tư phát triển
sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng với
cung. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm dẫn đến khủng hoảng.
2. Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao
động ở Việt Nam
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là những thành tựu cơng nghệ mới và
nó có thể dẫn đến việc chúng ta tiết kiệm được sức lao động thơng qua cơng
nghệ. Chính vì thế, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi "người máy sẽ thay thế
lao động" , nhưng tại các quốc gia có lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam
thì hậu quả của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc Cách mạng cơng nghiệp

4.0 này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động.
Bởi khi máy móc thay thế con người thì nhiều lao động với tay nghề thấp
sẽ bị mất việc. Do đó, các quốc gia đang phát triển cần quan tâm hơn nữa đến đối
tượng lao động sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0
bằng những chính sách tạo cơ hội việc làm cho họ.

8


Cách mạng cơng nghiệp 4.0 khơng cịn là cái gì xa xôi đối với các doanh
nghiệp Việt Nam nữa, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng người máy vào dây
chuyền sản xuất của mình. Trước kia thì chỉ có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
(FDI) như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản đầu tư robot vào chuỗi sản xuất trong
ngành công nghiệp nhựa, công nghiệp lắp ráp ô tô,...nhưng đến bây giờ, rất nhiều
doanh nghiệp Việt Nam cũng thấy lợi và đầu tư vào.
Nhiều doanh nghiệp lắp dây chuyền tự động, robot hiện đại là lập tức
"thải" ngay vài trăm công nhân. Tôi cho rằng, đây là một thách thức rất lớn đối
với Việt Nam. Về lâu về dài đã có dự báo là đến 86% lao động của ngành may
mặc và da giày của Việt Nam sẽ mất việc trong vòng 15 năm tới
Cũng như trên, trong ngành xây dựng đã và đang sử dụng nhiều máy móc
tiên tiến, hạn chế sức người, nên tỷ lệ các thợ lành nghề giảm, mọi người chủ
yếu phụ thuộc vào máy móc là chính.
3. Cách mạng 4.0 mang lại những cơ hội khổng lồ nếu biết tận dụng
và đồng thời là thách thức bị tụt hậu và loại bỏ
Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực như sự
tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh, dư thừa lao động có kỹ
năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống.
Việt Nam khơng bắt kịp Cơng nghiệp 4.0 cịn có khả năng xuất hiện làn
sóng đẩy cơng nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển
và chậm phát triển.

Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với
ngành xây dựng tại Việt Nam, bao gồm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo
đảm hài hịa lợi ích đối với các mơ hình kinh doanh dịch vụ truyền thống; kiểm

9


sốt việc minh bạch về thơng tin; quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về
thương mại bằng thẻ; quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm; chống thất thoát
thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) và một số vấn đề xã
hội khác nảy sinh như lao động, việc làm và an sinh xã hội.
Để bắt kịp được công nghiệp 4.0, ngành xây dựng Việt Nam cần hành
động nhiều hơn từ các bộ ngành, cải tiến nhiều mặt nhất là từ hệ thống giáo dục.
Và đối với mỗi doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng để không bị bỏ lại
trong cuộc cách mạng này.
4. Tăng số trường hợp tai nạn lao động nếu khơng có sự kiểm sốt
chặt chẽ trong q trình xây dựng và sử dụng
Khi các trang thiết bị máy móc hiện đại được áp dụng trong q trình xây
dựng, nhưng trình độ của người sử dụng cịn thấp, hay các yêu cầu về an toàn lao
động chưa được quan tâm, ý thức con người cịn thờ ơ thì vấn đề tai nạn lao
động sẽ rất hy hữu xảy ra. Các vấn đề an toàn lao động thường gặp trên công
trường như: cháy nổ, giật điện, sử dụng thiết bị khoan, cắt không cẩn thận dẫn
đến tai nạn lao động, . . .
Các tiến bộ khoa học ngày càng phát triển, dẫn đến việc các toàn nhà chọc
trời mọc lên nhiều hơn, các cơng trình trở nên quy mơ hơn, nhưng nếu khơng có
sự kiểm sốt chặt chẽ trong q trình thi cơng và sử dụng sẽ xảy ra nhiều trường
hợp đáng tiếc, gây thiệt hại lớn như vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra vào
ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
Hai nhịp cầu dẫn cao khoảng 30 mét giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị
đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều cơng nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất,

tổng số người thiệt mạng lên 55 người.

10


Hình 2.1 Tại nạn sập nhịp cầu Cần Thơ 26/09/2007
5. Khó kiểm sốt sự cố
Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép các tòa nhà cao tầng liên tiếp mọc lên
nhưng chưa đi kèm với việc phòng tránh sự cố, thiên tai và cách thoát hiểm khi
xảy ra sự cố, làm thiệt hại nhiều về người và của như ý thức phịng cháy chữa
cháy.
Một điển hình ngay tại Việt Nam là vụ hỏa hoạn ITC là vụ cháy lớn xảy ra
tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 10 năm 2002, hậu quả đã
làm thiêu rụi phần lớn toà nhà ITC và làm chấn động dư luận Thành phố Hồ Chí
Minh. Do hệ thống cảnh báo cháy và chữa cháy kém, cộng với việc hạn chế về
kiến trúc xây dựng khơng có lối thốt hiểm để thoát ra khỏi đám cháy, nhiều
người đã trèo xuống bằng đường ống nước, thậm chí nhảy xuống từ tầng 3, tầng
4, dẫn đến chấn thương. Vụ hỏa hoạn cướp đi sinh mạng 60 người, làm 70
người khác bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng.

11


Hay vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại khu chung cư Carina Plaza (gồm 3 tòa
nhà), rạng sáng ngày 23 tháng 3 năm 2018, tọa lạc tại số 1648, đại lộ Mai Chí
Thọ – Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Do hệ thống
báo cháy không hoạt động. Vụ hỏa hoạn khiến 13 người chết, 91 người phải
nhập viện, nhiều người trong tình trạng nguy kịch. Vụ hỏa hoạn tại tòa nhà C
khiến 1 Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy bị thương.


Hình 2.2 Vụ cháy Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) vào ngày
29.10.2002 ở TP.HCM

12


6. Gây lãng phí, tổn thất kinh tế
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép việc xây dựng các chung cư trở
nên dễ dàng, số lượng chung cư mọc lên như nấm, cung vượt quá cầu. Làm xuất
hiện các chung cư ma, hay các rừng chung cư xây dựng dang dở, gây lãng phí và
tổn thất về kinh tế. Thị trường bất động sản cũng biến động liên tục do khơng
điều tiết được.
Cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh từng bước nhưng
chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao
cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp
với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

Hình 2.3 Các “chung cư ma” dư thừa dẫn lãng phí, đến tổn thất kinh tế

13


7. Sự tăng trưởng nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm tập
trung dân cư ở các khu dô thị lớn. Việc xây dựng các khu dân cư mật độ cao
và ồ ạt là điều hiển nhiên, nhưng đó lại khơng đi kèm với quy hoạch hạ tầng
Đơ thị nén là phương án hiệu quả. Mật độ dân số cao dẫn đến sử dụng
không gian hiệu quả hơn, làm cho các thành phố trở nên gắn kết hơn.
Trục trặc tại các đô thị Việt Nam xuất phát từ việc nhầm tưởng về vai trò
của Nhà nước với các quy hoạch. Thực tế, trong q trình phát triển đơ thị, Nhà
nước chỉ đóng vai trị rất nhỏ. Những nỗ lực giãn dân “trên giấy” hay theo quy

hoạch đã được thực hiện một cách bền bỉ trong mấy chục năm qua và kết quả là
cái đang có. Chính sách của Nhà nước là phân tán nhưng thị trường lại tụ vào, và
Nhà nước buộc phải chạy theo thị trường một cách bị động. Diện mạo thành phố
do thị trường và các nhà đầu tư bất động sản quyết định. Đây là thực tế xảy ra ở
gần như tất cả các nơi trên thế giới.
Ngay tại châu Á, số phận của các đô thị lại rất khác nhau. Hong Kong,
Seoul, Singapore, Thượng Hải hay Tokyo được đánh giá thành cơng thì Jakarta
và Manila lại là các mơ hình thất bại. Hệ thống giao thông công cộng là một
nguyên nhân trọng yếu.
Đáng tiếc, Hà Nội và TP.HCM lại đang đi vào vết xe đổ của Manila hay
Jakarta khi chỉ chú trọng xây nhà mà không đi kèm hạ tầng giao thông công
cộng. Nếu hình thành được các tuyến hạ tầng giao thơng trọng yếu, nhất là giao
thơng cơng cộng có lẽ bộ mặt đơ thị sẽ tốt hơn. Cịn khơng, Hà Nội, TP.HCM sẽ
chẳng khác nào là Manila, Jakarta - “những bãi đậu xe khổng lồ” trong một
tương lai rất gần.
Phát triển đơ thị ở Hà Nội và TP. HCM đang có thiên hướng giống như
Jakarta và Manila khi các nhà đầu tư bất động sản dựa vào hệ thống hạ tầng được

14


nhà nước đầu tư, hưởng lợi từ nó nhưng lại thiếu những đóng góp cho phát triển
hạ tầng chung.
Trên thực tế, hiện cả nước chỉ có Đà Nẵng là địa phương duy nhất khai thác
được giá trị của đất, từ đó xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá khang
trang.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Building Information Modeling”

Internet: />[2] Virtual Reality Is Changing the Construction Industry
Internet: />[3] 7 Top Device Clouds for Mobile App Testing
Internet: />[4] 10 năm ngày định mệnh sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Internet: />[5] Nắng nóng và cuộc chiến với lửa - Kỳ 1: Thảm họa ITC và nỗi ám ảnh hàn xì
Internet: />
16



×