Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ánh trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.71 KB, 8 trang )

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Bài làm:
Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các
nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt là ánh trăng. Nếu như năm xưa, nhà thơ Lý Bạch nhìn
vầng trăng – một vì tinh tú với ánh trăng kì diệu, với chu kì trịn khuyết lạ lùng đã
giật mình nhớ về cố Hương thì nay ta bắt gặp một Nguyễn Duy cũng nhìn trăng
mà nhớ về người bạn tri kỉ của mình. Nguyễn Duy vốn là nhà thơ, chiến sĩ thuộc
thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ . Đây là thế
hệ từng trải qua bao thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của
dân tộc và đồng đội trong chiến tranh, từng gắn bó với nhiên nhiên với đất nước.
Bài thơ được viết vào năm 1978, sau ba năm đất nước hoàn toàn giải phóng, khi
người lính Nguyễn Duy trở về sống ở thành phố. Trước những tiện nghi hiện đại,
trước những cám dỗ tầm thường dễ khiến người ta quên đi những gian khổ. Đúng
như một nhà thơ đã viết:“Có những lúc trên đường đời tấp nập/ Ta vơ tình đã đi
lướt qua nhau”. Mượn hình ảnh vầng trăng, bài thơ đã gợi nhắc thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ của con người.
Trăng là đề tài quen thuộc của thơ ca. Với Nguyễn Duy, ánh trăng khơng chỉ
là một niềm thơ mà cịn biểu đạt một hàm nghĩa mới mang dấu ấn của thời đại.
Trước hết, vầng trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình trong mỗi đời người.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
Đây là những dòng cảm xúc chân thành của tác giả gợi tả hình ảnh vầng trăng
trong quá khứ với biết bao kí ức tươi đẹp gắn bó với tuổi thơ. Các hình ảnh
“đồng”, “sơng”, “bể” kết hợp với các điệp từ “với” gợi lên một không gian bát
ngát, quen thuộc của tuổi ấu thơ nơi quê nhà. Ngày bé, cuộc sống vơ vàn khó khăn
nhưng với trẻ thơ, đêm trăng lại là những đêm đẹp nhất, là những đêm bọn trẻ
mong chờ nhất, bởi khi đó bọn trẻ có thể chơi biết bao trị chơi tụm năm tụm bẩy
trên những cánh đồng sau mùa gặt, được tắm mát trên dịng sơng q hương quen
thuộc hay trên những trên đê cùng lũ bạn hẹn hò chơi trò đuổi bắt…Và nơi ấy
Page 1



trăng luôn là người bạn đồng hành, thân thiết gắn bó với những niềm vui trẻ thơ.
Để rồi khi đất nước có chiến tranh, những cơ bé, cậu bé ngày nào đã lên đường ra
chiến trường, đã trở thành những người lính quả cảm, kiên cường:
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trăng trở thành người bạn tri kỉ, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với
người lính, chia sẻ nỗi nhớ quê hương gia đình người thân, chia sẻ niềm vui chiến
thắng, những mất mát hi sinh của đồng đội, ln bên người lính trong những đêm
đứng gác hay những nẻo đường hành quân:
Anh vẫn hành quân
trên đường ra chiến dịch
Mé đồi quê anh bước
trăng non ló đỉnh rừng”
Trăng khi đó là ánh trăng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của
người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến – vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ
tình gắn bó với vầng trăng trong những năm dài kháng chiến, bởi vậy mà trăng trở
thành người bạn, người tình mà người lính tự nhủ với lịng mình là khơng thể qn
được:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn hiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người khi ấy sống giản dị thanh tao, chân thật trong sự hòa hợp với
thiên nhiên trong lành, cuộc sống thật trong sáng và đẹp đẽ lạ lùng. Chính điều đó
đã giúp người lính vượt qua mọi thử thách trên luyến lửa đấu tranh cam go ấy.
Trăng chính là biểu tượng cho thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, cho vẻ đẹp vĩnh
hằng của cuộc sống và cho cả q khứ nghĩa tình.
Khi chiến tranh kết thúc, hịa bình lặp lại thống nhất đất nước con người đã
trở về chốn phồn hoa, được hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc, khi đó mọi chuyện

bắt đầu đổi khác:
Page 2


Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Nếu như những dòng thơ đầu cho ta thấy tình bạn mãi mãi bền vững thì đến
những dịng thơ này khiến ta thật ngỡ ngàng. Nguyễn Duy thật tinh tế khi viết hai
câu thơ đối lập “ngỡ không bao giờ quên”; “như người dưng qua đường”. Ngày
nào vầng trăng cũng đến bên người lính, đi qua ngõ nhưng anh đã lãng quên trăng.
Anh coi trăng như người dưng, người xa lạ không quen biết. Tại sao lại có sự thay
đổi ấy, phải chăng, từ ngày người lính đi ra khỏi cuộc chiến tranh, cuộc sống người
lính đã thay đổi. Từ hồi về thành phố, người lính xưa quen sống với những tiện
nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn mỗi con người. Ngày nào
vầng trăng cũng đến bên người lính nhưng anh coi như khơng hề quen biết. Anh đã
trở thành một kẻ vơ tình ăn ở bạc với vầng trăng. Anh đã lãng quên đi quá khứ,
lãng quên đi những năm tháng gian lao tình nghĩa. Hình tượng tâm lý này cũng
thường thấy khi cuộc sống nay đã khác xưa khi hoàn cảnh sống của con người thay
đổi. Câu thơ dửng dưng lạnh lùng, nhức nhối, xót xa nhiêu tả một điều gì bội bạc
nhẫn tâm vẫn xảy ra trong cuộc sống, lẽ nào sự thay đổi về kinh tế, hoàn cảnh sống
lại kéo theo sự biến đổi về lòng dạ con người? Khổ thơ đã lan tỏa ra một cảm giác
buồn tiếc, nhẹ nhàng mà thấm thía. Khơng biết đã có biết bao người đọc đã từ
những dòng thơ này mà chạnh nghĩ đến sự sống hơm nay của chính mình? Phải
chăng là, khi con người tự đóng khung vào những hộp bê tơng vng vức của
những tịa nhà cao ốc, những thiết bị uy nghi hiện đại, chúng đã đã để cho những
vẻ đẹp mà trời đất hào phóng ban tặng cho con người trượt trên mặt con tim đã
phần nào thô cứng? Chẳng phải là những buồn vui sướng khổ của cuộc sống hơm

nay đã làm héo đi ít mơ mộng vốn đầy ắp ở hồn ta trong thời thơ trẻ, thời ta vẫn
sống, vẫn cống hiến, tựa như vầng trăng kia, trong đẹp vơ tư?
Thế nhưng người vơ tình với trăng nhưng trăng vẫn đến bên người với một
tình cảm tràn đầy không mảy may sứt mẻ. Anh đã nhận ra trong một đêm mất điện:
Page 3


Thình lình đèn điện tắt
phịng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Cuộc sống hiện đại tiềm ẩn những bất trắc. Tình cờ điện mất, người lính
khơng chịu nổi cảnh tối om trong một căn phịng hiện đại. Sự xuất hiện trở lại của
vầng trăng thật đột ngột, vào một thời điểm khơng ngờ. Tình huống mất hiện đột
ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi
cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại. Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền
nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm
nguồn sáng bất ngờ gặp lại vầng trăng tròn năm xưa. Từ “đột ngột” gợi cảm xúc
ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bối rối khi bắt gặp lại người bạn tình nghĩa năm nào. Cuộc
gặp gỡ này tạo ra bước chuyển biến trong nhận thức của người lính, tạo ra bước
ngoặt trong suy nghĩ của người lính. Sống ở chốn phồn hoa mấy ai cịn nghĩ đến
một vầng trăng hồi cổ:
Mình về thành thị xa xơi
Nhà cao cịn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đơng cịn nhớ bản làng
Sáng đêm cịn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Trong những khoảnh khắc đối diện với vầng trăng ấy, ân tình xưa lại bừng
tỏ, rưng rưng sống dậy trong lòng:
Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng
Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong phút tình cờ. Hai
từ “mặt” bằng phép nhân hóa và ẩn dụ đã diễn tả mặt người và mặt trăng ở tư thế
đối diện đàm tâm nhìn thẳng vào nhau và hỏi nhau rằng: “còn nhớ nhau chăng?”
Câu thơ “ngửa mặt lên nhìn mặt” được gợi lên phản ánh một sự thật: người và
trăng rõ ràng có sự phân biệt cao thấp về phương vị khơng gian, vầng trăng tít tắt
trên trời đăm đăm nhìn xuống con người nơi mặt đất, cịn để gợi nhớ. Đúng hơn,
Page 4


trăng gợi còn người nhớ. Trăng khiến người ngửa mặt lên cao, để người sực nhận
ra, trong tiếc nuối, những gì cao cả mà mình đã bỏ quên, đã từng đánh rơi, làm mất
– những gì đã tạo nên phần thanh khiết nhất của một tâm hồn, từng đem lại một
quãng đời rộng mở và đẹp đẽ với sự hòa hợp cùng “đồng”, “biển”, “sông”,
“rừng”. Song rưng rưng “ngửa mặt lên nhìn mặt” cịn là tư thế của một người
đang cảm thấy mình có lỗi, đang hối lỗi và cầu mong một sự khoan dung. Đồng
thời từ láy “rưng rưng” cịn gợi lên nỗi xúc động nghẹn ngào khơng nói lên lời.
Cuộc gặp gỡ tuy không tay bắt mặt mừng nhưng mà nó lắng ở cảm xúc, ở nước
mắt, dưới hàng mi. Một tình cảm tưởng chừng như bị nén lại nhưng lại cứ trào lên
thổn thức xót xa.
Trước cái nhìn như xám hối của nhà thơ trăng hiện lên bao cái còn mà con
người tưởng chừng như đã mất, vẫn nguyên sơ như thuở ban đầu là đồng là sông là
bể:
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Biện pháp tu từ so sánh kết hợp với giọng thơ trầm lắng như dồn về những
lớp sóng của hồi niệm. Trăng gợi lên bao liên tưởng sâu sắc. Trăng nhắc về quá
khứ, quá khứ xa và gần, đất nước và quê hương, thiên nhiên và cuộc sống, lao
động và chiến đấu. Sự trở lại và liệt kê liên tiếp những hình ảnh “đồng, bể, sơng,
rừng” khơng gợi sự khơ khan mà gợi bao tình cảm suy ngẫm trải nghiệm. Những

câu thơ như thước phim quay chậm của quá khứ qua con mắt người ngắm trăng,
chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng những nỗi niềm
và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào, những giọt
nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn
anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh
được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Vẻ đẹp mộc
mạc ấy khơng bao giờ mất đi nó ln lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và
nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Câu thơ liền mạch, nhịp thơ ngân nga
thiết tha như lời tâm sự chân thành và sâu lắng.
Trăng tràn đầy tình nghĩa nhưng đáng tiếc thay cái đáng quý ấy con người lại
Page 5


bỏ rơi, nhưng điều làm ta xúc động là trăng khơng chỉ nhân hậu mà cịn vị tha:
Trăng cứ trịn vành vạnh
kể chi người vơ tình
Trong cuộc gặp gỡ này, trăng với người có sự đối lập. Đối lập giữa sự tràn
đầy của trăng và sự hụt hẫng chơi vơi của kẻ vơ tình. Trăng - hình ảnh thiên nhiên
theo qui luật “tròn vành vạnh” mặc con người thờ ơ vơ tình. Suốt bài thơ, vầng
trăng được miêu tả với định ngữ “trịn”, trịn đầy tình nghĩa, thủy chung. Đó chính
là giá trị tốt đẹp của quá khứ vẹn nguyên. Trăng lúc nào cũng bao dung độ lượng
với con người, ánh sáng của trăng không phải là sự bất động mà nó thức tỉnh con
người, khiến con người phải suy nghĩ về mình.
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Con người như có một sự ân hận, xót xa vì đã vơ tình với cuộc sống và con
người, và cả những gì thân thuộc với quá khứ hiện tại.Trăng khơng trách móc,
cũng chẳng dỗi hờn mà nghiêm khắc vị tha độ lượng nhưng đơi khi chính sự im
lặng mới là sự trừng phạt nặng nề nhất. Bài thơ có nhan đề ánh trăng nhưng đến
đây ánh trăng mới xuất hiện. Ánh trăng biểu hiện cho ánh sáng chiếu rọi lương tâm

người lính, làm sáng lên góc tối, góc khuất nơi con người, đánh thức sự ngủ quên
của con người trong đời sống đã hoàn toàn khác trước. Ánh sáng ấy đã khiến người
lính giật mình đó chính là sự bừng tỉnh của nhân cách trở về với lương tâm trong
sạch tốt đẹp. Đó là nỗi ăn năn nhân bản thức tỉnh tâm linh làm đẹp con người. Cái
“giật mình” là cái cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ,
chợt nhận ra sự vơ tình bạc bẽo, sự nơng nổi trong cách sống của mình.Cái giật
mình chứa đựng cả tình yêu hi vọng. Sự xao động trong lặng yên này như một
mạch nước ngầm trào lên xua đi bao nỗi lầm để bắt đầu một cuộc sống lặng lẽ.
Ánh trăng mang sức sống nỗi niềm quá khứ với hiện tại để soi lòng.
Với giọng điệu tha thiết trầm lắng, suy tư lặng lẽ, với hình ảnh thơ đẹp giàu
biểu tượng, kết hợp với thể thơ năm chữ sáng tạo bài thơ cho ta hiểu con người có
thể vơ tình lãng qn nhưng thiên nhiên nghĩa tình thì ln trịn đầy bất diệt. Vì thế
trăng không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ mà nó có ý nghĩa với nhiều
Page 6


thời. Nó cảnh tỉnh và gợi con người về một lối sống đẹp ân nghĩa thủy chung. Bài
thơ nói đến trăng nhưng lại là chuyện đời khơi đúng cội nguồn đạo lý của dân tộc.
Bởi thế nó thấm thía và xúc động vô cùng. Bài thơ cũng gợi cho ta nhiều suy ngẫm
xem mình đã sống ra sao, sống như thế nào cho xứng đáng.

Page 7


Page 8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×