Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

3.Tuần-Hoàn (1).Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.99 KB, 16 trang )

SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
A. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Nêu cấu tạo của máu:
Gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào máu:
- Huyết tương gồm: 90% là nước, 10% là các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, chất thải của tế bào, muối
khoáng
- Các tế bào máu gồm:
+ Hồng Cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, khơng có nhân
+ Bạch cầu: có 5 loại: ưa kiềm, ưa axit, trung tính, limpho và mơno: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân
+ Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
2. Khi cơ thể bị mất nước nhiều, máu có thể lưu thơng trong mạch dễ dàng khơng? Vì sao?
- Máu sẽ khó khăn lưu thơng trong mạch vì khi đó, máu sẽ đặc lại.
3. Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương.
- Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng,
các chất cần thiết khác và chất thải.
4. Mơi trường trong của cơ thể gồm có những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
- Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.
- Quan hệ của chúng:
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu len lỏi vào khe giữa các tế bào và bao quanh các tế
bào tạo ra nước mô.
+ Nước mô dồn vào mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hịa vào máu.
5. Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
- Có thể thấy mơi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao
quanh mọi tế bào
6. Các tế bào cơ, não……của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với mơi trường ngồi được
khơng?
- Các tế bào cơ, não……do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với mơi trường
ngồi nên khơng thể trực tiếp trao đổi chất với mơi trường ngồi. Do đó chúng liên hệ với mơi trường ngồi thơng
qua mơi trường trong cơ thể.


7. Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với mơi trường ngồi phải gián tiếp thông qua các yếu tố
nào?
- Thông qua môi trường trong của cơ thể.
- Môi trường trong thường xuyên liên hệ với mơi trường ngồi thơng qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ
hơ hấp, hệ bài tiết.
8. Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử ngoại lai
này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn…..
- Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa,
9. Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
- Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu
hóa chúng. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là: bạch cầu trung tính và đại thực bào.
10. Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các
kháng nguyên
11. Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách nào?
- Tế bào T đã tiếp nhận, tiếp xúc với chúng, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào
nhiễm bị phá hủy.
-1TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HỒN
12. Miễn dịch là gì? Có mấy loại?
- Miễn dịch là khả năng cơ thể khơng bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó. Có 2 loại chính: miễn dịch tự nhiên và
miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra ( MD bẩm sinh) hoặc sau khi
cơ thể đã nhiễm bệnh( MD tập nhiễm).
- Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh bằng càch
tiêm văcxin phòng bệnh.

13. Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
- Lao, ho gà, sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B.....
14. Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?
Liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, các Protein, ion Ca2+...
15. Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?
Đơng máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể khơng bị mất nhiều máu khi bị thương.
16. Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?
Là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.
17. Tiểu cầu có vai trị gì trong q trình đơng máu?
- Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
- Giải phóng enzim giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đơng.
18. Sự đơng máu:
Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch
máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu.
Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu
đơng cịn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+ )
19. Nguyên tắc truyền máu:
Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để :
+ chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến ( hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận
gây tắc mạch)
+ tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
20. Mô tả đường đi của máu trong vịng tuần hồn nhỏ và trong vịng tuần hồn lớn:
Vịng tuần hồn nhỏ: Vịng tuần hồn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.
Máu giàu CO2( đỏ thẫm) từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi và trao đổi khí( thải khí
CO2 và nhận khí O2). Máu giàu O2(đỏ tươi) qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
Vịng tuần hồn lớn: Vịng tuần hồn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất
Máu giàu O2(đỏ tươi) từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch
phần dưới cơ thể đến các tế bào và trao đổi chất với tế bào( nhường khí O2 cho tế bào, nhận khí CO2 từ tế bào).
Máu giàu CO2(đỏ thẫm) từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch
phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải

21. Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:
- Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim
- Hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nhĩ)
22. Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu:
Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể
23. Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ:
- Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể ( nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ
thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào
ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu ( tĩnh mạch dưới đòn)
- Phân hệ nhỏ: tương tự như trên, chỉ khác ở nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể.
24. Nhận xét vai trị của hệ bạch huyết:
Cùng với hệ tuần hồn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
-2TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HỒN
25. Hệ tuần hồn máu gồm những thành phần nào? Nếu chức năng:
- Gồm tim và hệ mạch tạo thành vịng tuần hồn nhỏ và vịng tuần hồn lớn.
- Vịng tuần hồn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.
- Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất
26. Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết:
Gồm 2 phân hệ lớn và phần hệ nhỏ. Mỗi phân hệ có: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết,
ống bạch huyết
27. Nếu cấu tạo và vị trí của tim:
- Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim ( tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải
và tâm thất trái) và các van tim ( van nhĩ-thất, van động mạch)
- Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái
- Bao ngồi tim cịn có 1 màng bọc bên ngồi, gọi là màng ngồi tim; lót trong các ngăn tim cịn có màng trong
tim
- Tim nặng khoảng 300 g,

- Mỗi ngăn tim chứa khoảng 60ml máu
28. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim:
Các ngăn tim

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co
tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất phải
Tâm thất trái
Vịng tuần hồn lớn
Tâm thất phải
Vịng tuần hồn nhỏ
- Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
- Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm
cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định
29. Cấu tạo của mạch máu:
Loại mạch
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
Đặc điểm
Cấu tạo:Thành
mạch
- Lòng mạch
- Đặc điểm khác
- Giải thích:

Chức năng


- 3 lớp ( mơ liên kêt, cơ trơn, - 3 lớp ( mô liên kêt, cơ
biểu bì). Thành dày với mơ
trơn, biểu bì). Thành
liên kết và cơ trơn dày
mỏng hơn động mạch
- Hẹp

- Rộng
- Có van 1 chiều

- Để thích hợp với chức
năng dẫn máu từ tim đến các
cơ quan với vận tốc cao, áp
lực lớn.

- Thích hợp với chức
năng dẫn máu từ khắp tế
bào của cơ thể về tim với
vận tốc và áp lực nhỏ

Dẫn máu từ tim đến các cơ
quan với vận tốc và áp lực
lớn

Dẫn máu từ các cơ quan
về tim với vận tốc và áp
lực nhỏ

- Thành mỏng, chỉ có một lớp

biểu bì
- Rất hẹp
- Nhỏ và phân nhánh nhiều
- Thích hợp với chức năng tỏa
rộng tới từng tế bào của các mô,
tạo điều kiện cho sự trao đổi chất
với các tế bào
Thực hiện sự trao đổi chất và
trao đổi khí.

-3TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HỒN
30. Trong mỗi chu kì:
- Tim co dãn theo chu kì nên rất nhịp nhàng.
- Mỗi chu kì(0,8s) gồm 3 pha: pha nhĩ co( 0,1s), pha thất co(0,3s), pha dãn chung(0,4s)
- Tâm nhĩ làm việc 0.1s, nghỉ 0.7s
- Tâm thất làm việc 0.3s, nghỉ 0.5s
- Tim nghỉ ngơi toàn bộ là 0.4s
Thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm việc đảm bảo cho tim phục hồi khả năng làm việc.
- Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ
tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
31. Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ:
- sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim ( các ngăn tim và các van) và hệ mạch
32. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác
động chủ yếu nào?
- Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch.
- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
- Sức hút của lồng ngực khi hít vào.

- Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều trọng lực) cịn có sự hỗ trợ của
các van tĩnh mạch nên máu không bị chảy ngược.
33. Nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim:
- Cơ thể có 1 khuyết tật
- Cơ thể bị 1 cú sốc: sốt cao, mất máu, mất nước
- Sử dụng các chất kích thích
34. Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch:
- kết quả nhất thời của sự luyện tập TDTT, cơn sốt, sự tức giận
- Một số vi khuẩn, virus có hại cho tim
- Món ăn chứa nhiều mỡ động vật
35. Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch:
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:
+ Khơng sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping…..
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp
thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ
+ Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
36. Khả năng làm việc của tim:
Các chỉ số

Trạng thái

Người bình thường

Vận động viên

Nhịp tim

Lúc nghỉ ngơi

75


40-60

( số lần/ phút)

Lúc hoạt động gắng sức

150

180-240

Lượng máu được
bơm

Lúc nghỉ ngơi

60

75-115

của một ngăn tim
(ml/lần)

Lúc hoạt động gắng sức

90

180-210

-4TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO



SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
B. CÁC CÂU HỎI MỞ RỘNG
37. Những đặc điểm của hồng cầu giúp nó có thể thực hiện chức năng trong cơ thể?
Hình Dạng
Hình dĩa, lõm 2 mặt
Làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu với O2 và CO2

Cấu tạo

Khơng có nhân

Giảm bớt tiêu tốn năng lượng cho HC trong khi làm việc.

Có Hemoglobin

Kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 ; giúp vận chuyển và trao đổi các
khí dễ dàng.
Vận chuyển được nhiều khí cho cơ thể khi lao động, hoạt động
nhiều, kéo dài

Có số lượng nhiều
38. Phân biệt đơng máu và ngưng máu.
ĐĐS S Đông máu
Khái
niệm

Đông máu là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi
mạch tạo thành cục máu đơng bịt kín vết thương.


Ngưng máu
Là hiện tượng xảy ra trong quá trình truyền máu.
Hồng cầu của máu người cho bị huyết tương của
máu người nhận làm ngưng kết lại gây tắc mạch
máu.

Nguyên Khi mạch máu bị đứt, máu chảy ra, các tiểu cấu va
nhân
chạm vào vết rách trên thành mạch máu bị vỡ ra
và giải phóng ra enzim. Enzim này cùng với ion
Ca+2 làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Các
tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu
và tạo thành khối máu đơng bịt kín vết thương.

Do chất gây ngưng máu (kháng thể α và β) có ) có
trong huyết tương của người nhận kết hợp với chất
bị ngưng (kháng nguyên A và B) trong máu người
cho. Cụ thể: kháng thể là a (gây kết dính A) và b
(gây kết dính B) và làm ngưng máu.

Tác
dụng

- Làm tắc mạch máu gây chết người.

Giúp nhanh chóng bịt kín vết thương, hạn chế mất
máu
- Trong y học: ứng dụng chế tạo các loại thuốc
làm máu chóng đơng hoặc sử dụng thuốc tiêm gây

đông máu trước khi phẫu thuật.

- Dựa vào hiện tượng ngưng máu để phân chia các
nhóm máu và đề ra các nguyên tắc truyền máu
- Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi
truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để
tránh ngưng máu.

39. So sánh các hình thức miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo về nguyên nhân, thời gian và tính chất tác
dụng.
Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch nhân tạo
Đ. Đ

MD bẩm sinh

MD tập nhiễm

MD chủ động

MD thụ động

Nguyên
nhân

- có từ lúc mới sinh
ra. Do tronh cơ thể
có khả năng diệt vi
khuẩn cao với 1 số vi
khuẩn gây bệnh hoặc

cơ thể có sẵn chất
kháng thể đặc biệt
nào đó.

- Có sau khi có sự xâm
nhập của 1 loại vi
khuẩn nào đó mà cơ
thể đã chống lại được.

Do tiêm chủng vào cơ
thể Vắcxin ( vi khuẩn
đã bi làm yếu, hoặc
chất độc do vi khuẩn
tiết ra với liều lượng
nhỏ) và cơ thể đã tiết ra
kháng thể chống lại
được.

Do tiêm vào cơ thể các
chất kháng thể được lấy
từ cơ thể động vật đã có
khả năng miễn dịch
nhân tạo chủ động.

Thời gian
và tính
chất tác
dụng

Miễn dịch bẩm sinh

với 1 loại bệnh nào
đó thì thời gian miễn
dịch là suốt đời.

Tùy theo từng loại
bệnh mà thời gian
miễn dịch có thể suốt
đời hoặc có tính gián
đoạn.

Xuất hiện chậm nhưng
tác dụng kéo dài. Có
tính chất phịng bệnh.

Xuất hiện nhanh nhưng
thời gian tác dụng
ngắn. Có tính chất chữa
bệnh.

40. Phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.
-5TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
“Ở người, động mạch chứa máu đỏ tươi, tĩnh mạch chứa máu đỏ thẫm”.
* Sai - Vì:
- Động mạch thuộc vịng tuần hồn nhỏ: là động mạch phổi, đưa máu đỏ thẫm chứa nhiều cácboníc từ tâm thất
phải đến phổi để trao đổi khí.
- Động mạch thuộc vịng tuần hồn lớn: là động mạch chủ và các nhánh của động mạch chủ, đưa máu đỏ tươi
chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng từ tâm thất trái đến các tế bào của các cơ quan.

- Tĩnh mạch thuộc vịng tuần hồn nhỏ: là tĩnh mạch phổi, đưa máu đỏ tươi chứa nhiều oxy từ phổi về tâm nhĩ
trái.
- Tĩnh mạch thuộc vịng tuần hồn lớn: là các tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ cùng các nhánh của chúng,
đưa máu đỏ thẫm chứa nhiều cácboníc và chất thải từ các cơ quan về tâm nhĩ phải.
41. Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu? Sự đơng máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? Máu
không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu? Tiểu cầu có vai trị gì trong q trình đơng máu?
* Sự đơng máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu
* Sự đơng máu có ý nghĩa :
- Đơng máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.
* Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đơng bịt
kín vết rách ở mạch máu.
Tiểu cầu có vai trò :
- Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
- Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
42. Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch:
- Khắc phục, hạn chế các nguyên nhân làm tăng huyết áp không mong muốn (Tránh cú sốc mạnh, khơng sử dụng
các chất kích thích, khơng chơi thể thao, lao động quá sức, kéo dài)….
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch
- Hạn chế thức ăn có hại cho tim mạch
- Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời
hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ
- Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
43. Vì sao máu là mơ liên kết? vẽ sơ đồ truyền máu? Giải thích sơ đồ? Vì sao máu lại chảy được từ các tĩnh
mạch ở chân, tay và thân về tim?
a, Máu là mô liên kết vì: Mơ liên kết là mơ có thành phần chất phi bào (khơng có cấu tạo tế bào) lớn hơn thành
phần chất có cấu tạo tế bào. Thành phần của máu có chất phi bào (huyết tương) chiếm tỉ lệ nhiều hơn (55%) và
các tế bào máu (45%).
Vì vậy máu là mô liên kết.
* Sơ đồ truyền máu: HS vẽ.
* Giải thích sơ đồ truyền máu:

- Nhóm máu O là nhóm chun cho vì: Trong nhóm máu O hồng cầu khơng có chất bị ngưng (kháng ngun) A
và B, nên khi truyền máu khơng xảy ra sự ngưng máu.
- Nhóm máu AB là nhóm chun nhận ví: trong nhóm máu AB huyết tương không co kháng thể (chất gây ngưng)
α và ß nên khi nhóm máu khác truyền cho nhóm AB thì hồng câu khơng bị kết dính, khơng xảy ra ngưng máu.
- Nhóm máu A chỉ chun cho chính nó và nhóm AB.
- Nhóm máu B chỉ chuyên cho chính nó và nhóm AB
b, Máu chảy được từ các tĩnh mạch ở chân, tay và thân về tim nhờ:
- Sức đẩy của tim: Do tâm thất co.
- Lực hút của tim : Do tâm nhĩ giãn.
- Sức hút của lồng ngùc: Khi hít vào lồng ngực giãn ra, tĩnh mạnh chủ giãn, huyết áp giảm tạo nên lực hút máu về
tim
- Sự co bóp của cơ bắp quanh thành tĩnh mạch ở thân, chân, tay, đồng thời ở các tĩnh mạch này có hệ thống van tổ
chim giúp máu được vận chuyển 1 chiều về tim.
-6TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HỒN
44. a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu?
b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết
máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
a. Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O
Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể b
Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể a
Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương khơng có cả a lẫn b
Nhóm máu O: Hồng cầu khơng có cả kháng ngun A và B, huyết tương có cả a lẫn b
- Trong đó a là kháng thể tương ứng của kháng nguyên A, b là kháng thể tương ứng của kháng nguyên B
b. Nguyên tắc khi truyền máu là “không cho kháng nguyên kháng thể tương ứng gặp nhau gây ngưng kết”.
- Ta có sơ đồ nguyên tắc truyền máu như sau(HS tự vẽ)
Theo sơ đồ nguyên tắc truyền máu và bài ra rõ ràng người bệnh có nhóm máu B vì nhóm máu này khi truyền sẽ
làm ngưng kết người có nhóm máu O (người chồng) nhưng khơng làm ngưng kết nhóm máu B (người vợ).

45. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển
* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp
- Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất … làm cho huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng …
46. Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.
Tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch.
- Vì khi dịng máu chảy từ động mạch chủ  động mạch nhỏ mao mạch  tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm
dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết
áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp.
47. Có người cho rằng: tiên vắc xin cũng như tiêm thuốc kháng sinh chữa bệnh, giúp cho cơ thể nhanh khỏi
bệnh. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Tiêm vacxin là giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh. Điều đó là sai. Vì:
- Tiêm vacxin là để phòng bệnh tức là : tiêm chủng vào cơ thể Vắcxin (vi khuẩn đã bi làm yếu, hoặc chất độc do
vi khuẩn tiết ra với liều lượng nhỏ) và cơ thể sẽ tiết ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh đó nếu chúng xâm
nhập vào cơ thể để gây bệnh.
- Tiêm thuốc kháng sinh là để chữa bệnh: tức đưa vào cơ thể một lượng kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh
(kháng nguyên) khi chúng đã xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.
48. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Hàng rào phòng thủ 1: hoạt động thực bào
Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mơ nào đó của cơ thể và gây viêm, các bạch cầu trung tính và bạch cầu
mơnơ (đại thực bào) chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm, chúng hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong
tế bào bạch cầu rồi tiêu hóa chúng.
Hàng rào phòng thủ thứ 2:Hoạt động bảo vệ của tế bào limpơ B.
Khi các vi khuẩn, vi rút thốt khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động của tế bào limpô B. tế bào B sẽ tiết kháng thể để
vô hiệu hóa hoạt động của vi khuẩn, vi rút.
Hàng rào phịng thủ thứ 3:Hoạt động bảo vệ của tế bào limpô T.
Khi vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hàng rào của tế bào B và xâm nhập vào tế bào cơ thể để gây nhiễm thì gặp hàng rào
phịng thủ của tế bào limpô T. Tế bào T sẽ nhận diện và tiếp xúc với tế bào cơ thể bị nhiễm và tiết protein đặc

hiệu để làm thủng và phá hủy tế bào đó, và cùng các bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn, vi rút.
Câu 49. Vì sao tim hoạt động suốt đời khơng mệt mỏi?
Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì kéo dài trung bình 0,8 giây(s), gồm có 3 pha:
+ Pha co tâm nhĩ(pha nhĩ co): 0,1 s
+ Pha co tâm thất(pha thất co): 0,3 s
+ Pha dãn chung: 0,4 s
- Như vậy: + Tâm nhĩ sau khi co được nghỉ 0,7 s
-7TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
+ Tâm thất sau khi co được nghỉ 0,5 s
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4 s
- Chính nhờ thời gian nghỉ đó mà cơ tim được phục hồi khả năng làm việc.
50. Gi¶i thÝch vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?
* Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhng trong huyết tơng
không có kháng thể v ) cú , do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể
nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.
* Máu O không có chứa kháng nguyên Av B trong hồng cầu. Vì vậy, khi đ B trong hồng cầu. Vì vậy, khi đợc truyền cho máu khác, không bị
kháng thể trong huyết tơng của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu O đợc xem là máu chuyên cho.
51. H tun hon mỏu gm nhng thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao
lại có sự khác nhau đó?
* Hệ tuần hoàn máu gồm: Tim và hệ mạch
* Hệ mạch gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch:
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo bởi 3 lớp chính: Biểu bì, cơ trơn và mơ liên kết tuy nhiên động mạch
dày hơn tĩnh mạch vì động mạch dẫn máu từ tim đến cơ quan  phải chịu áp lực lớn còn tĩnh mạch dẫn máu từ cơ
quan về tim nên áp lực tác dụng lên thành mạch nhỏ hơn.
- Mao mạch chỉ gồm có một lớp biểu bì dẹt để các chất dinh dưỡng và oxi ở trong máu thấm qua đến tế bào và
ngược lại chất bài tiết từ tế bào thấm qua nước mô rồi vào máu một cách dễ dàng
52. Trình bày về thời gian các pha trong một chu kì tim ở người bình thường. Hãy tính số nhịp tim trung

bình diễn ra trong 1 phút của người đó.
1. Chu kì tim gồm 3 pha, kéo dài 0.8s:
- Pha nhĩ co: ( 0.1s)
- Pha thất co: ( 0.3s)
- Pha dãn chung: ( 0.4s)
* Số nhịp tim trung bình trong 1phút: 60s:0,8s = 75 lần
53. Ở một em bé, nhịp tim đo được là 120 lần/phút. Căn cứ vào một chu kì tim chuẩn ở người. Hãy:
a. Cho biết thời gian của một chu kì tim của em bé này tăng hay giảm?
b. Tính thời gian của các pha trong một chu kỳ tim của em bé đó.
a. Thời gian của một chu kì tim của em bé: 60s:120= 0,5s
- 0,5s<0,8s→ Thời gian của một chu kì tim của em bé giảm.
b. Ta có tỉ lệ thời gian các pha của một chu kì tim chuẩn ở người là: Pha nhĩ co: pha thất co: pha dãn chung =
1:3:4 → Ở em bé này, thời gian của các pha trong một chu kì tim là:
+ Pha nhĩ co: 0,5s:8 = 0,0625s
+ Pha thất co: (0,5s.3):8 = 0,1875s
+ Pha dãn chung: (0,5s.4):8= 0,25s
54. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết
định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm vậy khơng? Tại sao?
+ Một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu
nhóm O.
+ Vì nhóm máu O có thể truyền cho nhóm máu O, A, B, AB nên bệnh nhân có nhóm máu nào cũng nhận được.
+ Trong thực tế bác sĩ khơng làm vậy.
+ Vì để bệnh nhân tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.

55.
1. Huyết áp là gì? Vận tốc máu là gì?
2. Trị số huyết áp và vận tốc máu chảy trong mạch được thể hiện trong bảng sau:
-8TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO



SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
Tên mạch máu
Huyết áp (mmHg)
Vận tốc máu (mm/s)
Động mạch chủ
120 – 140
500 – 550
Động mạch lớn
110 – 125
150 – 200
Động mạch nhỏ
40 – 60
5 – 10
Mao mạch
20 – 40
0,5 – 1,2
a. Từ bảng trên, hãy rút ra nhận xét về huyết áp và vận tốc máu trong mạch.
b. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trị số huyết áp từ động mạch đến mao mạch.
c. Vận tốc máu trong động mạch chủ là nhanh nhất có tác dụng gì với cơ thể?
d. Vận tốc máu trong mao mạch là nhỏ nhất có tác dụng gì với cơ thể?
1. + Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch (do tim co bóp)
+ Vận tốc máu là độ dài máu di chuyển được trong mạch trong một đơn vị thời gian (thường được xác định
bằng giây). (Đơn vị: m/s hoặc mm/s…….)
2. a. Nhận xét: + Huyết áp trong hệ mạch giảm dần từ động mạch chủ đến mao mạch
+ Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch chủ đến mao mạch
b. Vì: + Trong quá trình vận chuyển máu do ma sát của máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với
nhau đã làm giảm áp lực máu
+ Càng xa động mạch chủ thì sức co bóp của tim giảm dần, đồng thời sức cản trong mạch tăng do tiết diện của
động mạch ngày càng giảm dần
c. Vận tốc máu chảy nhanh nhất ở động mạch chủ có tác dụng đưa máu và chất dinh dưỡng kịp thời đến các cơ

quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết.
d. Vận tốc máu chảy chậm nhất ở mao mạch có tác dụng tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.
56. Vì sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đơng ngay? Vì sao phải thử máu trước
khi truyền máu?
a. Máu chảy trong mạch không đông là do:
- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu khơng bị vỡ vì vậy khơng giải phóng enzim để tạo thành sơi tơ máu.
- Trên thành mạch máu có chất chống đơng do một loại bạch cầu tiết ra.
b. Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
- Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim.
- Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết thành mạng lưới
ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đơng bịt kín vết thương làm máu không chảy ra được.
c. Phải thử máu trước khi truyền vì:
- Để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của người cho kết dính trong
huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết.
- Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh như virut viêm gan B, virut HIV...
57. tại sao khi khám bệnh bác sỹ lại căn cứ vào số lượng hồng cầu để chẩn đốn bệnh?
Thơng thường ở người bình thường, khỏe mạnh, thì chỉ số hồng cầu và bạch câu tương đối ổn định như sau:
- Trẻ sơ sinh: 6 – 7 triệu HC/1mm3 máu.
- Người lớn: nam: 4,2 +- 0,21 triệu HC/1mm3 máu. Nữ: : 3,8 +- 0,16 triệu HC/1mm3 máu.
- Người lớn: nam: 7000 +- 700 BC/1mm3 máu. Nữ: : 6200 +- 550 BC/1mm3 máu.
* Số lượng thay đổi tùy theo trạng thái cơ thể (bệnh lí) vì vậy khi khám bệnh bác sỹ căn cứ vào số lượng hồng cầu
để chẩn đoán bệnh. Nếu số lượng hồng câu tăng hoặc giảm quá chỉ số trung bình thì cơ thể đang ở tình trạng bệnh
lý.
- ngồi ra cịn dựa vào tỷ lệ các loại bạch cầ trong máu để chẩn đoán bệnh. Người lớn: nam: 7000 +- 700
BC/1mm3 máu. Nữ: : 6200 +- 550 BC/1mm3 máu.
58. Giải thích vì sao thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ ? Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất
phải ?
- Do áp lực đẩy máu của tâm thất lớn hơn tâm nhĩ. Do đó tâm thất thành dày hơn để đẩy máu với vận tốc lớn hơn
tâm nhĩ.
-9TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO



SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
- Nửa trái áp lực đẩy máu lớn hơn nửa phải. Do đó nửa trái thành dày hơn để đẩy máu với vận tốc lớn hơn nửa
phải
59. a. Tại sao người sống ở vùng núi cao lại có số lượng hồng cầu trong máu thường cao hơn so với người
ở đồng bằng?
b. Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào
cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
a. Người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:
+ Do khơng khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu
giảm. Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người
b. Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim (thể tích tâm thu):
60. ( 120 – 75) = 2700ml/ phút.
60. Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn vùng núi
cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên?
Lợi ích tập luyện trên vùng núi cao:
- Ở vùng núi cao nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng => số lượng hồng cầu tăng lên
- Tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức.
61. Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có khơng khí nghèo ơxi. Em hãy cho biết cơ thể
người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với mơi trường mới đó?
* Những thay đổi về hoạt động và cấu tạo...
- Nhịp thở tăng nhanh hơn............................................................................................
- Tim đập nhanh hơn...................................................................................................
- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăng khả năng vận chuyển ôxi của máu..
- Tăng dung tích trao đổi khí của phổi..........................................................................
62. Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu.
Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố :
- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β) có (gây kết dính B).

- Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu
nhận gây kết dính.
- Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến: Hồng
cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân
gây bệnh.
63. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất?. Vì sao?
Huyết áp thấp nhất là ở tĩnh mạch chủ vì: HA là áp lực máu tác dụng lên thành mạch do tim co bóp nên
tĩnh mạch chủ xa tim => trong quá trình vận chuyển máu do ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu với
nhau đã làm giảm áp lực máu.
64. Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu đông mạch
- Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
* Giải thích: - Tốc độ máu tỉ lệ thuận với diện tích của mạch.
- Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ đông mạch chủ đến tiểu động mạch-> tốc độ máu giảm dần.
- Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ-> tốc độ máu tăng dần.
- Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch-> máu chảy với vận tốc chậm nhất.

65. Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn?
+ Tim yếu => tạo lực yếu
+ Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu O2 cao
+ Thể tích tim nhỏ
- 10 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HỒN
66. So sánh vịng tn hồn lớn và vịng tuần hồn nhỏ.
* Giống nhau:
- Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Đều xảy ra q trình trao đổi khí trong tuần hồn máu.
* Khác nhau:

Vòng TH lớn

Vòng TH nhỏ

- Xuất phát từ tâm thất trái

- Xuất phát từ tâm thất phải.

- Máu rời tim là máu đỏ tươi theo động mạh chủ đến các
cơ quan

- Máu rời tim là máu đỏ thẫm, theo ĐM phổi lên phổi.

- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và Tb.

- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và các phế nang của
phổi.

- Sự trao đổi khí, máu trở nên nghèo O2 và chất dinh
dưỡng theo TM đổ về tâm nhĩ phải.

- Sau trao đổi khí, máu trở nên giàu O2 theo TM phổi
về tâm nhĩ trái.

- Vai trò: Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho Tb và
mang CO2 cùng các chất thải của Tb đến cơ quan bài
tiết.

- Vai trị: đưa khí CO2 từ máu qua phế nang để đào
thải ra ngoài và nhận khí O2 cho máu.


67. So sánh máu và bạch huyết?
* Giống nhau:
- Đều là thành phần của môi trường trong của cơ thể.
- Thành phần đều có huyết tương và huyết cầu.
- Đều tham gia vận chuyển các chất cho TB và cơ thể.
- Đều có vai trị bảo vệ cơ thể.
* Khác nhau:
Bạch huyết

Máu

- Có màu vàng nhạt, trong suốt

- Có màu đỏ.

- Khơng có hồng cầu, ít tiẻu cầu, chủ yếu là bạch cầu.

- Có hồng cầu , lượng tiểu cầu, bạch cầu nhiều.

- Lưu chuyển trong các mạch bạch huyết.

- Lưu chuyển trong các mạch máu.

68. Hãy giải thích sự thay đổi HA và vận tốc máu trong các trường hợp sau:
Đang hoạt động cơ bắp
Sau khi nín thở q lâu
Trong khơng khí có nhiều CO
Tuyến trên thận tiết ít anđosteron
- Đang hoạt động cơ bắp: tăng HA và vận tốc máu do tăng tiêu thụ Oxi ở cơ và tăng thải CO2 vào máu

- Sau khi nín thở quá lâu: nồng độ oxi trong máu giảm và CO2 tăng => tim đập nhanh, mạnh => tăng HA và vân
tốc máu
- Trong khơng khí có nhiều CO: Co sẽ gắn với Hb làm giảm nồng độ oxi trong máu => tăng HA và vận tốc máu
- Tuyến trên thận tiết ít anđosteron: làm giảm tái hấp thụ Na+ cùng với nước => giảm lượng máu tuần hồn => HA
và vận tốc máu giảm

69. Giải thích vì sao ở động vật có vú những lồi có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn
nhịp tim của những lồi có khối lượng cơ thể lớn ?
- Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ơxi để giải phóng năng lượng cho
duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hơ hấp và nhịp tim càng tăng
- 11 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
- Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung
cấp máu cho cơ thể.
70. Hoạt động của các van tim trong sự vận chuyển máu
Các pha trong Hoạt động của van trong các pha
Sự vận chuyển của máu
1 chu kì tim
Van nhĩ – thất Van động mạch
Pha nhĩ co

Mở

Đóng

Máu từ tâm nhĩ đến tâm thất

Pha thất co


Đóng

Mở

Máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi

Đóng

Máu từ tĩnh mạch đến tâm nhĩ và từ tâm nhĩ đến tâm thất

Pha dãn chung Mở

71. Nhận xét nhịp tim/phút của người bình thường và vận động viên
Các chỉ số
Trạng thái
Nhịp tim (lần/phút)
Lượng máu được bơm của một ngăn tim
(ml/lần)

Người bình thường

Vận động viên

+ Lúc nghỉ ngơi

75

40 - 60


+ Lúc hoạt động gắng sức

150

180 - 240

+ Lúc nghỉ ngơi

60

75 - 115

+ Lúc hoat động gắng sức

90

180 -210

Nhận xét: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim
của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ơ xi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều
máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
* Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi?
- Tăng thể tích co tim có lợi hơn vì nếu tăng nhịp tim thì tim làm việc nhiều thời gian nghỉ giảm → tim mệt mỏi
suy yếu → dẫn đến có thể ngừng đập cịn tăng thể tích co tim thì thời gian tim đập dãn ra mà vẫn đảm bảo được
lượng máu lưu thông trong cơ thể → tăng cường thể lực (tim được nghỉ nhiều).
72.Khi tim phải đập nhanh hơn, giả sử 150 nhịp/phút thì mỗi chu kì co của tim là bao nhiêu? Nêu nguyên
nhân làm cho tim phải tăng nhịp khơng mong muốn? Nếu tình trạng tim đập nhanh này kéo dài quá lâu sẽ
gây hậu quả gì?
- Chu kì co của tim là: 60s:150=0,4s
- Nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn:

+ Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bị hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng..
+ Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hợp, sợ hãi…
+ Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin…)
- Khi tim phải đập nhanh hoặc đập mạnh kéo dài quá lâu dẫn đến cơ tim sẽ suy kiệt (bệnh suy tim) và tới một lúc
nào đó tim sẽ ngừng đập hoàn toàn.
73. Cần bảo vệ tim mạch tránh các nhân có hại
Khi tim đập nhanh hơn, giả sử 150 nhịp/ phút, mỗi chu kỳ tim chỉ còn 0,4 giây, thời gian co tim chỉ còn khoảng
0,25 giây và thời gian phục hồi khoảng 0,15 giây. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cơ tim sẽ suy kiệt dần gây
nên suy tim và một lúc nào đó tim sẽ ngừng đập hồn tồn.
* Những ngun nhân gây tăng nhịp tim khơng mong muốn và có hại cho hệ tim mạch:
- Khuyết tật tim như: hở van tim, hẹp van tim, mạch máu xơ cứng, phổi bị xơ…. Gây nên các bệnh về tim mạch:
Nhồi máu cơ tim, mỡ trong máu cao, huyết áp cao, huyết áp thấp…
- Bị cú sốc mạnh như: sốt cao, mất máu, mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi….
- Sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, thuốc lá, heroin, ddooping… dẫn tới làm tăng nhịp tim.
* Những nguyên nhân gây tăng huyết áp trong động mạch như: sự tăng huyết áp nhất thời của luyện tập TDTT,
lao động, của một cơn sốt hay cảm xúc âm tính như sự tức giận…. nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng thì có thể
làm tổn thương thành mạch gây ra bệnh huyết áp cao
* Do một số vi rút, vi khuẩn tiết độc tố gây hại cho tim như: vi rút cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp …. gây
nên hỏng màng tim, cơ tim, van tim.
- 12 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
* Thức ăn nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ tim mạch.
74. Các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các nhân có hại cho tim mạch:
- Khắc phục, hạn chế các nguyên nhân làm tăng huyết áp không mong muốn (Tránh cú sốc mạnh, khơng sử dụng
các chất kích thích, khơng chơi thể thao, lao động quá sức, kéo dài)….
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch
- Hạn chế thức ăn có hại cho tim mạch
- Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời

hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ
- Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
75. Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít
máu. Thời gian của pha dãn chung bằng

1
1
chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng
thời gian pha co
2
3

tâm thất. Hỏi: a/ Số lần mạch đập trong một phút?
b/ Thời gian hoạt động của một chu kì tim?
c/ Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung?
a/ Số lần mạch đập trong một phút. Đổi: 7560 lít = 7560.000 ml
- Số phút trong một ngày đêm là: 24 giờ x 60 phút = 1440 phút
- Lượng máu đẩy đi trong 1 phút: 7560.000 ml : 1440 phút = 5250 ml
Vậy số lần mạch đập trong 1 phút là: 5250 ml : 87,5 ml = 60 lần
b/ Thời gian hoạt động của một chu kì tim: 60 giây : 60 lần = 1 (giây/ lần)
c/ Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung
- Pha dãn chung là: 1 giây : 2 = 0,5 (giây)
X
(giây)
3
X
Ta có: pha nhĩ co + pha thất co = 1 – 0,5 = 0,5 (giây) 
+ X = 0,5
3


Gọi thời gian pha thất co là X (giây); thì pha nhĩ co là



Giải ra ta có: X = 0,375 (giây)

 Pha nhĩ co là: 0,375(giây) : 3 = 0,125 (giây)
76. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít
máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co
tâm thất. Hỏi: A. Số lần mạch đập trong một phút?
B. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
C. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
1. Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy :7560 : (24. 60) = 5,25 lít. = 5250 ml
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là : 5250 : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là : ( 1 phút = 60 giây)  ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
3. Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x .
Ta
có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4

x = 0,1 giây.
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim:
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
77. Cho biết tâm thất trái một lần co bóp đẩy được 80 ml máu và trong một giờ đã đẩy được 360 lít máu.
Biết thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co tim; thời gian pha tâm nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha tâm
thất co. Hãy tính:
a. Số lần mạch đập trong một phút?

b.Thời gian hoạt động của một chu kì co dãn của tim?
- 13 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
c. Thời gian tâm thất dãn, tâm nhĩ dãn trong một chu kì co dãn của tim? Thời gian đó có ý nghĩa gì với
hoạt động của tim?
Đổi 360 lit = 360000 ml
a. Số lần mạch đập trong một giây là: 360000 : 80 = 4500 (lần)
Số lần mạch đập trong một phút (60giây) là: 4500 : 60 = 75 (lần)
b. Thời gian hoạt động của một chu kì co dãn của tim là: 60 : 75 = 0,8 (giây)
c. Thời gian của pha dãn chung = : 0,8 : 2 = 0,4 (giây).
Gọi thời gian pha tâm nhĩ co là a (giây) thì thời gian pha tâm thất co là 3a.
Ta có: a + 3a = 0,8 - 0,4 = 0,4 giây  a = 0,1 giây.
Vậy trong 1 chu kì co dãn của tim thì thời gian của:
- Tâm nhĩ dãn là: 0,8 - 0,1 = 0,7 giây.
- Tâm thất dãn là: 0,8 – 3.0,1 = 0,5 giây.
Thời gian tâm nhĩ, tâm thất dãn trong chu kì co dãn của tim là thời gian nghỉ ngơi của tim nhờ sự vừa hoạt động
vừa nghỉ ngơi xen kẽ đó mà tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi.
78a. Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Cơng, Dũng.
Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu
riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Huyết tương
Anh
Bắc
Cơng
Dũng
Hồng cầu
Anh


-

-

-

-

Bắc

+

-

+

+

Cơng

+

-

-

+

Dũng


+

-

+

-

Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu khơng bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên?
Anh
Nhóm máu: O
79. Có 4 Bắc
người là Hoa, Huệ,
Nhóm máu: AB
Hồng,
Nhung. Lấy máu của
Cơng
Nhóm máu: A (hoặc B)
Hoa
hoặc Hồng truyền
cho
Huệ thì bình thường,
Dũng
Nhóm máu B (hoặc A)
lấy máu
của Hồng truyền cho
Hoa hoặc Nhung truyền cho Hồng thì xảy ra tai biến, cịn máu của Hoa truyền cho Hồng vẫn bình thường.
Xác định nhóm máu của bốn người nói trên ?
Hoa

Nhóm máu: O
Huệ

Nhóm máu: AB

Nhung

Nhóm máu: A (hoặc B)

Hồng

Nhóm máu B (hoặc A)

80. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay
khách quan của con người. tính chu kỳ ( nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết
rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi)
Đổi 1 phút = 60 giây
Vậy 6phút = 360 giây
Số nhịp tim hoạt động trong 6phút là: 360:0,8 = 450 (nhịp)
Số ôxi cung cấp cho tế bào trong 6phút là: 450.30 = 13500(mlôxi)
- 14 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HỒN
81. Tính chu kì(nhịp tim) và lưu lượng ô xi cung cấp cho tế bào trong 4 phút ( biết rằng mỗi nhịp cung cấp
cho tế bào là 30 ml ô xi)
Đổi 1phút = 60 giây
Vậy 4 phút = 240 giây
Số nhịp tim hoạt động trong 4 phút là: 240: 0,8 = 300 nhịp
Lưu lượng khí ơ xi cung cấp cho tế bào trong 4 phút là: 300 . 30 = 9000 (ml)

82. Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh
huyết áp cao không nên ăn mặn?
120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ số này là huyết áp bình thường. Huyết
áp 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là người cao huyết áp.
* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:
- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp
suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong.
83. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?
Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra. Huyết áp ở trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời
gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi tâm thất dãn. Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp
lực càng nhỏ thì huyết áp càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến
sức ép của máu lên thành mạch càng giảm dần.
84. Tại sao có người bị bệnh thương hàn sau khi khỏi thì cả đời khơng mắc lại bệnh đó nữa? Đây là miễn
dịch tự nhiên hay nhân tạo?
- Người bị bệnh thương hàn sau khi khỏi thì cả đời khơng mặc lại bệnh đó là do:
+ Khi người đó mắc bệnh thì bạch cầu tiết ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.(0,5đ)
+ Khi khỏi bệnh, kháng thể đó vẫn tồn tại trong máu sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn thương hàn nếu
chúng xâm nhập vào.(0,5đ)
+ Bạch cầu đã quen diệt loại vi khuẩn đó. (0,5đ)
- Đây là loại miễn dịch tự nhiên (thuộc miễn dịch tập nhiễm) (0,5đ)
85. Giải thích vì sao sau khi được tiêm chủng vắcxin đậu mùa thì người ta khơng mắc bệnh đậu mùa nữa?
- Tiêm vắcxin đậu mùa là đưa kháng nguyên (Vi trùng đậu mùa đã được làm chết) vào cơ thể, sự có mặt của
kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra một chất kháng thể dự trữ.
- Khi có vi khuẩn của bệnh đậu mùa xâm nhập vào cơ thể thì chúng khơng gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng
thể dự trữ để chống lại.
85b. Trong y tế, sau khi bơm thuốc vào xilanh, y tá sẽ đưa đầu mũi kim lên cao và đẩy hết khơng khí ra
khỏi xilanh cho đến khi có thuốc chảy ra ngồi. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này?
Ý nghĩa: Máu chảy trong mao mạch với tốc độ rất chậm thành dòng liên tục. Nếu khi tiêm để lọt khí vào mao
mạch sẽ làm:

+ giảm tốc độ lưu thơng máu trong mao mạch.
+ có thể dẫn đến tắc mạch gây nguy hiểm cho cơ thể……………
86. Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng
liên kết với 20 ml ô xi
a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ơ xi trong máu
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao?
Đổi 5 lít = 5000 ml
a/ Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ơ xi.
Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi :
- 15 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO


SINH 8 – KHTN- TUẦN HOÀN
=

5000 x 20
= 1000 ml 02
100

b/ Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng,Vì càng lên cao khơng khí càng
lỗng, nồng độ ơ xi trong khơng khí thấp, nên để có đủ ơ xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng
Hb phải tăng .
c/ So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng . Do nồng độ ô xi trong khơng
khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủm, động mạch cảnh, kích thích gây
tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thich nghi để cơ thể có đủ ơ xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình
thường.
87. Vì sao cơ thể có khả năng miễn dịch? Giải thích tại sao khi bị thương (viêm), tại đó lúc đầu thường tấy
đỏ và sưng to. Sau đó, xuất hiện mủ trắng và cuối cùng tiêu biến hết?
- Cơ thể có khả năng miễn dịch vì trong cơ thể có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và tiết ra các kháng thể

chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Tại nơi bị thương do vi khuẩn gây nên thì bạch cầu ở các nơi khác kéo đến để tiêu diệt vi khuẩn.
- Tại vết thương có sự tập trung của bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn nên sưng to và tấy đỏ, khi bạch cầu chết đi thì
xác của chúng và xác vi khuẩn ra ngồi ta thấy có mủ trắng.Nếu các vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì vết thương sẽ
lành.
88. Tại sao một người nào đó có số nhịp tim/phút tăng gấp đơi so với người bình thường trong thời gian kéo
dài thì sẽ gây nguy hại gì cho tim? Tại sao các vận động viên thể thao thường có chỉ số nhịp tim/phút thấp
hơn người bình thường mà nhu cầu ơxi của cơ thể vẫn đảm bảo?
- Khi đó, thời gian của 1 chu kỳ tim giảm 1/2 chỉ còn 0,4s; thời gian tim co khoảng 0,25s và thời gian giãn tim để
phục hồi khoảng 0,15s. Nếu tình trạng này kéo dài tim phải làm việc quá sức → cơ tim suy kiệt dần, giảm khả
năng co – giãn (bệnh suy tim) → tim ngừng đập…......................................................
- Vận động viên luyện tập lâu năm sẽ có chỉ số nhịp tim/phút thấp -> thể tích co tim tăng -> mỗi lần tâm thất co
đẩy được máu vào động mạch nhiều hơn người bình thường -> đáp ứng được nhu cầu ôxi cho cơ
thể……………………
89. Nguyên nhân của gây bệnh nhồi máu cơ tim? Những người nào có nguy cơ cao với bệnh nhồi máu cơ
tim?
- Nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ tim: Do xơ vữa động mạch vành làm tắc nghẽn động mạch vành…
- Những người có nguy cơ cao với bệnh nhồi máu cơ tim là huyết áp cao, rối loạn lipit máu, béo phì, bệnh tiểu
đường. Người tuổi càng cao có nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Những người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều
bia rượu, ít vận động cũng có nguy cơ cao với bệnh nhồi máu cơ tim.
90. Tại sao máu chảy trong mạch thành dòng liên tục?
- Do lực co bóp của tim.
- Do sự đàn hồi của mạch máu.
- Do lực hút bám bề mặt của máu.
- Do có hệ thống các van tim và các van nằm trong mạch………………

- 16 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×