ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây gỗ củi có năng suất cao ở vùng đồng bằng
Ngô Duy Bình
Trung tâm ƯDKHKT Lâm Nghiệp
Mở đầu
Trong vài thập niên qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác trồng rừng
tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi, để từng bớc nâng cao độ che phủ của rừng
(28% - 35%), giải quyết kịp thời nhu cầu nguyên liệu gỗ các ngành công nghiệp (giấy, gỗ
trụ mỏ, gỗ dăm, gỗ dán ) thì công tác trồng cây phân tán cũng không ngừng gia tăng.
Hàng năm cả nớc trồng đợc khoảng 250 triệu đến 300 triệu cây phân tán tơng đơng
với trồng 100.000 ha rừng (Báo cáo của Cục Phát Triển Lâm Nghiệp - Hội thảo Hoà Bình
năm 2003). Cây trồng phân tán đã đóng góp một phần đáng kể vào cung cấp gỗ củi tại
chỗ, giảm sức ép với rừng tự nhiên đồng thời có tác dụng phòng hộ đồng ruộng, điều hoà
khí hậu cho các vùng dân c, đặc biệt là vùng đồng bằng. Tuy nhiên do sự giảm sút
nghiêm trọng cả về diện tích lẫn chất lợng rừng tự nhiên cùng với sức ép tăng dân số nh
hiện nay, vấn đề trồng cây phân tán giải quyết nhu cầu gỗ củi để làm chất đốt, đóng đồ
gia dụng vẫn luôn là một vấn đề nan giải. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra ở đây là phải làm thế
nào để có thể phát triển các mô hình trồng cây phân tán có hiệu quả với những loài cây gỗ
mọc nhanh, cho năng suất cao đáp ứng đợc nhu cầu năng lợng của ngời dân vùng đồng
bằng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nớc thời kỳ đổi mới.
Với những lý do trên, đề tài: "ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng cây cung cấp
gỗ củi có năng suất cao ở vùng đồng bằng" đã đợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt và cho phép triển khai từ năm 2000 giao cho Trung tâm ứng dụng KHKT
Lâm Nghiệp - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam thực hiện.
Phơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phơng pháp điều tra nhanh nông thôn có ngời dân tham gia để thu thập những
thông tin cần thiết nh: nhu cầu gỗ củi, phong trào trồng cây ở địa phơng, cơ chế hởng lợi, giá
cả sản phẩm trên thị trờng, cây trồng mà ngời dân a thích.
- Sử dụng các phơng pháp điều tra lâm học kinh điển để đo đếm, theo dõi sinh trởng, đánh
giá năng suất rừng trồng trên các mô hình.
- áp dụng phơng pháp ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi sinh trởng cây trồng trên các mô
hình, phân tích các chỉ tiêu đo đếm chiều cao, đờng kính thân cây và tán lá trên cơ sở thống kê
toán học.
- Số liệu thu thập đợc xử lý trên máy vi tính để phân tích kết quả nghiên cứu.
+ Tính năng suất, sản lợng rừng trồng qua trữ lợng (M) và tuổi rừng.
M/ha = G. H . f . N/ha (f = 0,5 tính chung cho các loài Bạch đàn, Keo, Phi lao).
+ Do đặc thù của công tác trồng cây phân tán nên không thể tính diện tích trồng cụ thể
mà nội suy từ số lợng cây trồng ra diện tích trồng (mỗi ha trồng từ 2500 cây ữ 3000 cây phân
tán) hoặc nội suy từ chiều dài đờng liên thôn, bờ vùng, bờ thửa với mật độ trồng để suy ra diện
tích trồng rừng của địa phơng qua phong trào trồng cây phân tán.
+ Để khắc phục độ biến động lớn về cấp kính, cấp chiều cao, trên mỗi ô tiêu chuẩn đo
đếm, đề tài lấy dung lợng mẫu 50 cây và tính bình quân gia quyền cho mỗi chỉ tiêu D
1.3
và
Hvn.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Điều tra, đánh giá phong trào trồng cây phân tán ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
Để có thể khái quát hoá phong trào trồng cây phân tán ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc
Bộ, đề tài tiến hành điều tra đánh giá tại 5 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải
Dơng và đã thu đợc một số kết quả nh sau:
Tập đoàn cây trồng của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
Phong trào trồng cây phân tán ở đồng bằng Bắc Bộ không chỉ trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ
củi mà ngời dân còn kết hợp trồng các loại cây ăn quả và cây thuốc. Tập đoàn cây trồng của các
tỉnh gồm từ 5 - 11 loài đợc thống kê ở bảng 1.
Bảng 1. Tập đoàn cây trồng lấy sản phẩm sử dụng tại địa phơng
Tập đoàn cây trồng
TT Tỉnh
Cây lâm nghiệp
Cây ăn
quả
Cây
thuốc
Tổng loài
1 Hà Nam
Bạch đàn - Keo lá tràm - Keo tai
tợng - Thông nhựa - Phi lao
Xà cừ - Gạo - Bàng - Đa - Phợng
vĩ
Nhãn - 11
2 Nam Định
Bạch đàn - Phi lao - Keo tai tợng
- Keo lá tràm - Thông nhựa -
Muồng - Gạo - Phợng vĩ - Bàng
Nhãn - 10
3 Ninh Bình
Bạch đàn - Phi lao - Xà cừ - Xoan
- Keo tai tợng - Gạo - Phợng vĩ
Nhãn - 8
4 Thái Bình
Bạch đàn - Phi lao - Xà cừ - Xoan
- Sữa - Phợng vĩ
Nhãn -
Vải
Hoa hoè 9
5
Hải
Dơng
Bạch đàn - Phi lao - Xà cừ
Nhãn -
Vải
- 5
* Ghi chú: Các loài cây trồng lâm nghiệp đợc xếp theo thứ tự u tiên về diện tích trồng cũng
nh sở thích của ngời dân.
Đánh giá năng suất cây trồng Lâm nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tuy tập đoàn cây trồng tại 5 tỉnh có khoảng từ 5-11 loài nhng vẫn tập trung chủ
yếu vào 4 loài cây trồng lâm nghiệp đó là Bạch Đàn-Phi Lao-Keo-Thông. Chúng đợc
trồng trên 4 dạng mô hình sau:
- Mô hình trồng cây phân tán trên gò đồi.
- Mô hình trồng cây phân tán trên đờng liên thôn, xã.
- Mô hình trồng cây phân tán trên bờ kênh, mơng bờ vùng bờ thửa.
- Mô hình trồng cây phân tán bao quanh trụ sở cơ quan trờng học.
Nhìn chung các biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình đều không có sự thống nhất
giữa các tỉnh, ngay cùng một điểm điều tra cũng đã có sự sai khác nh mô hình trồng
cây phân tán trên đờng liên thôn tại xã Bồ Đề huyện Bình Lục - tỉnh Hà Nam: nơi trồng
một hàng, 2 hàng cây; cự ly giữa cây với cây 1m x 1,5m, 1m x 2m, 1m x 1m
Kết quả điều tra cho thấy:
- Năng suất nói chung của các loài cây trồng đều thấp
+ Bạch đàn tuổi 10 chỉ đạt năng suất từ 7,5 ữ 10,2m
3
/ha/năm.
+ Keo các loại tuổi 8 chỉ đạt năng suất từ 9,3 ữ 10,6m
3
/ha/năm.
+ Phi lao tuổi 7 ữ 8 chỉ đạt năng suất từ 5,6 ữ 7,9m
3
/ha/năm.
- Mật độ cây trồng (mật độ cuối cùng) biến động lớn
+ Bạch đàn: Mật độ thay đổi từ 380 ữ 630c/ha.
+ Keo các loại: Mật độ thay đổi từ 600 ữ 750c/ha.
+ Phi lao: Mật độ thay đổi từ 580 ữ 1.100c/ha.
- Sinh trởng về D
1.3
- H của các loài trên các mô hình cũng bị phân cấp lớn (cây
sinh trởng không đều cả về đờng kính lẫn chiều cao dù trong cùng 1 điều kiện
gây trồng) điều này thể hiện rất rõ ảnh hởng của giống, tiêu chuẩn cây con,
mật độ, kỹ thuật chăm sóc đến năng suất cây trồng và chính vì thế việc đa
giống mới có năng suất cao vào trồng rừng là hết sức cần thiết đối với ngời dân
vùng đồng bằng trong chơng trình trồng cây phân tán thuộc dự án: "Trồng mới
5 triệu ha rừng".
Biểu 2 : Năng suất cây trồng phân tán trên các mô hình điều tra
Hà Nam Nam Định Ninh Bình Thái Bình Hải Dơng
TT
Mô
hình
Loài cây
trồng
Tuổi
(năm)
D
1,3
(cm)
H
(m)
N/ha
(cây)
M
/h
a
(m
3
)
N/S
(m
3
/h
/năm
)
Tuổi
(năm
)
D
1,
3
(cm)
H
(m)
N/ha
(cây)
M
/h
a
(m
3
)
N/S
(m
3
/h
/năm
)
Tuổi
(năm
)
D
1,
3
(cm)
H
(m)
N/ha
(cây)
M
/h
a
(m
3
)
N/S
(m
3
/h
/năm
)
Tuổi
(năm
)
D
1,
3
(cm)
H
(m)
N/ha
(cây)
M
/h
a
(m
3
)
N/S
(m
3
/h
/năm
)
Tuổi
(năm
)
D
1,
3
(cm)
H
(m)
N/ha
(cây)
M
/h
a
(m
3
)
N/S
(m
3
/h
/năm
)
Bạch Đàn 10 16,1 17,2 460 80,5 8,0
Keo 8 13,2 15,1 750 76,3 9,5
Phi la o 8 9 ,,6 12,314,8606057
1
Gò đồi
Thông 15 12,5 14,8 880 80,0 5,3
Bạch Đàn 10 15,3 18,1 630 102,1 10,2 10 14,1 17,2 520 70,8 7,1 10 13,2 15,6 580 62,2 6,2 10 14,1 17,0 550 73,5 7,4 10 13,8 17,5 570 75,2 7,5
Ke o
Phi lao 10 13,3 14,1 820 80,6 8,6 10 12,0 16,1 660 60,1 6,1 8 12,1 15,1 670 58,2 7,3 10 12,0 16,1 710 65,1 6,5
2
Đờng
liên
thôn
xã
Thôn g
Bạch Đàn 10 16,5 17,5 460 85,5 8,6
Keo 8 14,2 15,6 600 74,1 9,3 8 15,2 15,6 600 85,2 10,6
Phi lao 8 10,1 13,2 1.100 58,1 7,3 8 12,3 13,1 780 60,5 7,6
3
Cơ
quan
trờng
học
Thôn g
Bạch Đàn 10 18,2 18,1 380 88,5 8,8 10 15,1 17,1 540 82,3 8,2 10 14,2 17,5 540 75,3 7,5 10 15,0 18,1 490 78,2 7,8
Ke o
Phi lao 8 13,8 14,2 580 62,5 7,8 7 10,5 12,2 1050 55,8 7,9 8 13,2 14,2 620 60,5 7,6 10 12,2 13,0 770 58,2 5,8
4
Bờ
vùng
bờ
thửa
Thôn g
*
Ghi chú: Hệ số hình thân f = 0,5 (tính chung cho Bạch đàn - Keo - Phi lao )
Đánh giá khả năng cung cấp gỗ củi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
Nh đã phân tích ở phần I, nguồn cung cấp năng lợng trong sinh hoạt và sản
xuất của ngời dân nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu phụ thuộc vào gỗ củi,
ngoài ra còn các chất đốt khác nh than, dầu, phế thải nông nghiệp (rơm, rạ ). Căn cứ
vào số liệu điều tra dân sinh, kinh tế tại 5 tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, đề tài có thể
khái quát khả năng cung cấp gỗ củi trong trồng cây phân tán ở đồng bằng Bắc Bộ qua số
lợng cây trồng phân tán hàng năm.
Bảng 3. Khả năng cung cấp gỗ củi tại chỗ của phong trào trồng cây nhân dân
TT Tỉnh
Dân số
(ngời)
Lợng cây trồng
hàng năm
(triệu cây)
Khả năng
cung cấp
(triệu tấn)
Nhu cầu tiêu
thụ (triệu tấn)
Thiếu
hụt (%)
1. Hà Nam 791.000 1,2 0,05 0,31 83%
2. Nam Định 1.888.000 1,0 0,03 0,76 96%
3. Ninh Bình 884.000 1,0 0,03 0,35 91%
4. Thái Bình 853.000 1,8 0,06 0,34 82%
5. Hải Dơng 1.649.000 2,0 0,06 0,66 90%
Tổng 6.065.000 7,0 0,23 2,42 90%
Nguồn tài liệu: Cục Phát Triển Lâm Nghiệp và Viện Năng Lợng Việt Nam
- Mỗi năm cả nớc trồng đợc 2.500 triệu cây phân tán (cục PTLN 2002)
- Lợng gỗ củi cung cấp do trồng cây phân tán: 8 triệu tấn/năm (Viện Năng Lợng Việt
Nam - 1987)
- Nhu cầu tiêu thụ gỗ củi vùng đồng bằng: 0,4 tấn/ngời/năm
Nhận xét : Kết quả phân tích ở biểu 3 cho thấy, trồng cây phân tán chỉ đáp ứng khoảng từ
4%-18% nhu cầu tiêu thụ gỗ củi của ngời dân vùng đồng bằng. Tuy vậy lợng thiếu
hụt gỗ củi từ 82% đến 96% sẽ đợc bù đắp bởi các nguồn năng lợng khác nh phế
thải chế biến, xây dựng, phế thải nông nghiệp, rừng tự nhiên, rừng trồng nh đã phân
tích ở phần tổng quan. Theo báo cáo của Viện Năng Lợng thì nguồn năng lợng này
chiếm tới (85,40%) so với nguồn năng lợng đợc cung cấp từ gỗ củi do trồng cây
phân tán (14,6%) và nh vậy nếu trồng cây gỗ củi năng suất cao thì sẽ giảm thiểu rất
nhiều lợng thiết hụt về nhu cầu gỗ củi tại chỗ cho ngời dân cả nớc nói chung, vùng
đồng bằng nói riêng.
Cơ chế chính sách hởng lợi trong trồng cây phân tán ở 5 tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ
Qua điều tra 10 xã thuộc 5 tỉnh đồng bắc Bắc Bộ đã cho thấy một cơ chế chính sách
chung về hởng lợi trong công tác trồng cây phân tán ở địa phơng. Do quỹ đất hạn hẹp cho nên
đất vờn của các hộ gia đình chỉ để trồng cây ăn quả, cây thuốc hoặc rau màu Riêng loại này
thì HTX không thu % sản phẩm thu hoạch
Đất trồng rừng mà HTX giao khoán cho dân là đất công ở đồi gò, bờ vùng bờ thửa, dọc
kênh, mơng, đờng liên thôn, liên xã hoặc đất lu không bao quanh trụ sở, trờng học, đài liệt
sĩ các loại đất này đợc trồng 4 loại cây lâm nghiệp chủ yếu là Bạch đàn, Thông nhựa, Keo các
loại, Phi lao và đợc phân chia theo tỷ lệ nh sau:
- Nếu HTX cung cấp cây giống thì sau khi thu hoạch ngời dân phải nộp lại 30%- 40%.
- Nếu HTX khoán trắng cho các nông hộ thì sau khi thu hoạch sản phẩm ngời dân phải
nộp lại 20%- 30%.
- Toàn bộ công chăm sóc, bảo vệ, mua vật t (phân bón, thuốc trừ sâu) ngời dân tự
cung tự cấp kể cả đầu ra tiêu thụ sản phẩm và tự phải nộp thuế sử dụng đất (0,4%) sau khi thu
hoạch.
Thời gian giao khoán từ 5 - 10 năm.
Nh vậy với cơ chế chính sách hởng lợi trên sẽ có những điều bất cập nh:
- Thời gian giao khoán quá ngắn không kịp đầu t thâm canh.
- Nguồn cung cấp cây giống không đảm bảo cả về chất và lợng.
- Khi gặp rủi ro về thiên tai (hạn hán, lũ lụt, cháy rừng), ngời dân không đợc hỗ trợ kịp
thời.
- Khi thu hoạch sản phẩm gỗ củi, ngời dân khó tìm đợc đầu ra nên dễ bị chèn ép giá
trên thị trờng.
Đây cũng chính là những vấn đề tồn tại trong cơ chế giao khoán trồng rừng cần đợc giải
quyết kịp thời mới có thể nâng cao năng suất, chất lợng cây trồng cũng nh duy trì, phát triển
phong trào cây phân tán trong cả nớc.
Tóm lại: Qua điều tra đánh giá phong trào trồng cây phân tán ở 5 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,
có thể rút ra một số nhận xét sau:
1. Phong trào trồng cây nhân dân (trồng cây phân tán) vẫn đợc duy trì từ những năm
1960 trở lại đây, tuy phong trào có lúc lên lúc xuống.
2. Cây phân tán có thể cung cấp đợc từ 4-18% nhu cầu chất đốt tại chỗ của ngời dân.
3. Tập đoàn cây trồng phân tán chủ yếu của vùng đồng bằng Bắc Bộ từ 5ữ11 loài cây (kể
cả cây ăn quả và cây thuốc) nhng 3 loài chính mà địa phơng a chuộng vẫn là: Bạch đàn - Keo
- Phi lao.
4. Do đầu t chăm sóc kém nên năng suất cây trồng không cao, nhìn chung năng
suất ở tuổi khai thác chỉ đạt từ 6-8m
3
/ha/năm, sản lợng từ 40m
3
-80m
3
/ha.
5. Cơ chế chính sách hởng lợi còn nhiều tồn tại nh chia lợi nhuận (HTX thu tỷ lệ quá
cao: 30-40% sản phẩm) thời gian giao khoán quá ngắn 5-10 năm (không đủ điều kiện thời gian
thâm canh) hoặc cha tìm đầu ra cho ngời dân khi khai thác sản phẩm Những tồn tại này đã
làm cho ngời dân một số nơi không hởng ứng nhận khoán trồng cây gây rừng, diện tích trồng rừng
vẫn bị bỏ hoá.
Xây dựng mô hình trồng cây gỗ củi có năng suất cao
- Mô hình trồng Bạch đàn U6 trên đờng liên thôn và bờ mơng bờ thửa ở xã Bồ Đề
huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam tỏ ra rất có triển vọng. Năng suất ở tuổi 5 có thể đạt tới
28m
3
/ha/năm. Nếu nh tiêu chuẩn cây con đảm bảo từ 0,8m-1m và mật độ trồng 2500 c/ha.
- Mô hình trồng Bạch đàn U6 trên đờng liên thôn ở xã Yên Tân huyện ý Yên tỉnh Nam Định
cũng rất có triển vọng. Tuy cây trồng mới có 3 tuổi nhng năng suất bình quân đạt tới
11m
3
/ha/năm.
- Mô hình trồng Keo lai BV10 bao quanh cơ quan, trờng học ở xã Mỹ Hng (Nam Định)
trồng Keo lai trên gò, đồi ở xã Thanh Hơng (Hà Nam) trồng Keo lai trên bờ vùng bờ thửa ở xã
Yên Nhân (Ninh Bình) đều cho năng suất cao có thể chấp nhận đợc. Năng suất Keo BV10 ở tuổi
3 có thể đạt từ 7- 8m
3
/ha/năm. Còn ở tuổi 5 có thể đạt từ 22- 32m
3
/ha/năm.
- Mô hình trồng Phi lao Trung Quốc bao quanh trụ sở cơ quan ở xã Mỹ Hng, Nam Định cũng
rất có triển vọng thành công. Năng suất ở tuổi 5 đạt 23,5m
3
/ha/năm.
Tồn tại và kiến nghị
Tồn tại
- Trong quá trình điều tra tại 5 tỉnh vùng đồng bắc Bắc Bộ, đề tài không thu thập đầy đủ
t liệu về diện tích trồng cây phân tán cụ thể cho từng tỉnh mà chỉ ngoại suy từ số lợng cây trồng
đợc hàng năm ra diện tích trồng rừng để tính năng suất cây trồng, ngoài ra cũng không có số
liệu về tỷ lệ sống và mật độ ban đầu cũng nh xác định tỷ lệ cành nhánh rơi rụng để có thể đánh
giá chính xác năng suất cây phân tán vùng đồng bằng. Điều này sẽ đợc bổ sung nếu nh có điều
kiện về thời gian và kinh phí.
- Các mô hình xây dựng mới chỉ đợc từ 3-4 năm nên việc đánh giá sinh trởng cũng nh
năng suất, sản lợng cây trồng cũng chỉ dừng ở mức tơng đối. Cần phải có thời gian theo dõi
tiếp cho đến khi dạt tuổi khai thác mới có thể đánh giá chính xác đợc sự thành công của mô
hình.
- Đề xuất tập đoàn cây trồng phân tán mới chỉ tập trung vào những loài nhập nội thiếu hẳn
các loài bản địa.
Kiến nghị
Để có thể phát huy hơn nữa phong trào trồng cây gỗ củi trong nhân dân, đề tài kiến nghị mấy
điểm sau:
- Nên bổ sung cơ chế, chính sách hởng lợi để ngời dân đỡ bị thiệt thòi trong ăn
chia sản phẩm khai thác (HTX chỉ nên thu ở mức 10-20% là hợp lý).
- Nên giao khoán trồng cây trong thời gian 20-30 năm để ngời dân có đủ thời gian đầu t
thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đồng thời địa phơng chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm
cho ngời sản xuất.
- Nên tổ chức những lớp tập huấn về trồng cây lâm nghiệp cũng nh cung cấp giống cây
chất lợng tốt và đảm bảo cho ngời dân.
- Để có thể phổ cập trong phong trào trồng cây phân tán hớng dẫn kỹ thuật cần đợc bổ
sung và có sự tham gia của các nhà nghiên cứu lâm, nông nghiệp khác.
Tài liệu tham khảo
1. Viện KHLN Việt Nam,1995, Hớng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong Lâm nghiệp, NXB NT.
2. Công ty Giống Lâm Nghiệp Trung Ương, 3/2001, Hội thảo quốc gia về loài cây u tiên trong
trồng rừng.
3. JICA,12/2003, Nâng cao năng lực hiệu quả trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, Hội thảo Hoà
Bình.
4. Bộ NN&PTNT, 2001, Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, NXB Nông nghiệp.
5. Bộ Lâm Nghiệp, QPN 9/89, Quy phạm trồng rừng Bạch đàn trắng (E.camal) cho 4 tỉnh trồng
rừng dự án PAM.
6. Bộ Lâm Nghiệp, QPN 9/89, Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Keo tai tợng (A.mangium) cho 4
tỉnh trồng rừng dự án PAM.
7. Bộ NN&PTNT, QPN 19/96, Quy phạm kỹ thuật tạm thời trồng rừng Keo lá tràm
(A.auriculiformis).
8. Bộ NN&PTNT, 2000, Quy phạm kỹ thuật trồng Phi lao, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.
9. Viện KHLN, 1995, Đất rừng Việt Nam - NXB Nông Nghiệp.
10. Vũ Công Hựu, 1990, Phơng pháp thống kê trong thí nghiệm nông lâm nghiệp, NXB Nông
Nghiệp.
11. Trung tâm ƯDKHKT Lâm Nghiệp, Đề cơng xây dựng đề án phát triển phong trào trồng cây
phân tán trình Chính phủ phê duyệt.
12. Bộ Lâm Nghiệp, 1994, Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng, NXB Nông Nghiệp.
13. FAO, tháng 5/1992, Tổng quan ngành năng lợng và gỗ củi Băng Cốc.