Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu khoa học " Khoa học công nghệ phục vụ trồng rừng trang trại " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.1 KB, 5 trang )


1
Tp chớ Nụng nghip &PTNT, 2/2004, 247-249.

Khoa hc cụng ngh phc v trng rng trang tri

Nguyn Hong Ngha
Vin Khoa hc Lõm nghip VN

Thc t sn xut lõm nghip trong my nm va qua cho thy bờn cnh cỏc lõm trng quc
doanh cú u t k thut v vn vo xõy dng rng thỡ rng ca nụng h trong ú cú rng trang
tri cng ó tr thnh mt vn c d lun quan tõm. Cỏc ch rng trang tri thng l cỏc h
cú t, cú ý thc phỏt trin sn xut, chu khú hc hi nõng cao kin thc, trỡnh qun lý v ỏp
dng cỏc tin b k thut mi (ging mi, cụng ngh mi v.v) nờn h c coi l lc lng cú
ý ngha trong quỏ trỡnh phỏt trin rng, so vi cỏc h nụng dõn nghốo, trng rng phõn tỏn quy
mụ nh nụng thụn. Trong mt s nm va qua, rng trang tri vn cũn gp khụng ớt tr ngi do
ngi dõn vựng sõu vựng xa cũn cú tõm lý dố dt, quen vi cỏi c, ngi thay i cỏi mi, cha
mnh dn ỏp dng cụng ngh mi, trng loi cõy mi v.v nờn mun a nhanh k thut vo sn
xut, cn phi xõy dng cỏc mụ hỡnh sc thuyt phc ngi dõn tin theo v ỏp dng.

I. Chn loi cõy cho trng rng trang tri
1. Cỏc tiờu chớ chn v ỏnh giỏ

Trong cỏc chng trỡnh trng rng v phc hi rng trờn th gii v c Vit Nam hin nay, nh
qun lý v ngi sn xut thng khụng phõn bit cõy bn a hay cõy nhp ni, song la chn
loi cõy c th no cũn tu thuc vo nhiu yu t nh mc tiờu gõy trng, luõn k khai thỏc, iu
kin lp a, vn u t, k thut hin cú v.v Mt s tiờu chớ ó c a ra cho ngi dõn
d s dng so sỏnh trong quỏ trỡnh la chn loi. Tu nhu cu v mc tiờu m chn tiờu chớ no
ỏp dng cho tng trng hp c th.

Bng 1. Mt s tiờu chớ chn loi cõy theo mc tiờu trng rng (* TB: trung bỡnh)



Tiờu chớ Cõy
nhp ni
núi
chung
Cõy bn
a núi
chung
Lỏt Trỏm Lung Qu Thụng
nha
Trm
Tốc độ sinh trởng TB-nhanh Chậm-TB* TB TB Nhanh Nhanh Chậm Nhanh
Chất lợng gỗ TB TB-cao TB TB TB Thấp TB TB
Dạng thân Thẳng Cong-thẳng TB Thẳng Thẳng Thẳng Thẳng Thẳng
TB-nhiều ít-nhiều ít Nhiều Nhiều Nhiều Nhiều Nhiều
2-3 3-4 năm 3-4 3-4 3-4 2-3 1-2
Dễ Khó Khó Khó Khó Dễ Dễ
Lợng giống
Chu kỳ ra quả
Khả năng bảo quản
Chọn/nhân giống
Nhiều Cha nhiều Cha Có Có Có Có Có
Tính thích nghi Cao TB-cao TB TB Cao Thấp Cao Cao
Luân kỳ khai thác Ngắn-TB TB-dài Dài TB Ngắn Ngắn TB Ngắn
Nhu cầu về đất Thấp-TB TB-cao TB TB TB TB Thấp TB
Tình hình sâu bệnh TB ít-TB ít TB TB TB TB ít
Giá trị kinh tế TB-cao TB-cao Cao TB Cao Cao TB Cao
Giá trị lâm sản phụ Thấp-TB Cao Thấp Cao Cao Cao Cao TB
Giá trị môi trờng Thấp-TB Cao TB Cao TB TB Cao Cao
Giá trị văn hoá Thấp-TB Cao TB Cao Cao Cao Cao Cao

Nhu cầu thị trờng Cao-TB Cao Cao Cao Cao TB TB Cao

Nh vy, mt s tiờu chớ chung chn loi cõy cho rng trang tri l : Phự hp vi t ai v khớ
hu; phự hp vi mc ớch kớnh doanh; em li li nhun cao; cú th trng tiờu th ln v n
nh; ch ng v ngun ging v bin phỏp nhõn ging; cú k thut trng v chm súc.

2
Sau một thời gian gây trồng, các loài cây đã chọn lại cần được đánh giá theo đúng các tiêu chuẩn
đã đề ra xem thực tế chúng có đáp ứng được yêu cầu và trở thành loài cây có hiệu quả thực sự hay
không. Khi loài cây chưa đáp ứng đủ các tiêu chí đề ra thì nó khó có thể được người dân chấp
nhận gây trồng rộng rãi.

Bảng 2. Đánh giá các loài cây thành công và chưa thành công theo một số tiêu chí chính đã chọn

Loài cây thành công Loài chưa thành công Tiêu chí
Luồng Tràm Quế Trẩu Sở Mít
Tốc độ sinh trưởng Nhanh Nhanh Nhanh Nhanh Chậm Chậm
Nhu cầu về đất Không cao Không cao TB Không cao Vừa phải Cao
Tính thích nghi Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Thấp
Luân kỳ khai thác Ngắn Ngắn Ngắn-TB TB/quả TB/quả Dài
Giá trị kinh tế Cao Rất cao Cao Không cao Không cao TB-cao
Giá trị lâm sản ngoài gỗ Rất cao Thấp Cao Thấp Thấp TB-cao
Nhu cầu thị trường Cao Cao Cao Không có Thấp Cao
Nguồn giống Dễ Dễ Dễ Dễ Dễ Dễ
Kỹ thuật trồng Có Có Có Có Có Có

2. Tiềm năng trồng rừng trang trại

Đã có nhiều loài cây nhập nội được gây trồng thành công trên diện rộng ở Việt Nam và có đóng
góp đáng kể vào phát triển rừng trang trại. Nhiều loài cây trong số đó đã trở thành quen thuộc và

không thể thiếu trong đời sống của nhân dân ta. Đối với vùng cát ven biển, phi lao đã trở nên
không thể thay thế; thông đuôi ngựa và sa mu đã được coi như cây bản địa của vùng núi phía Bắc.

Điều có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Brazin) song đã được nhập vào ấn Độ từ hơn 400 năm và vào
Việt Nam từ 200 năm. Nước ta hiện nay là một trong 4 nước có diện tích trồng lớn (khoảng
300.000 ha) và sản lượng hạt điều cao nhất đó là ấn Độ, Inđônêxia, Bradin và Việt Nam. Cây điều
đã trở thành loài cây xoá đói giảm nghèo cho người nông dân. Ngoài ra cao su (với diện tích gần
400.000 ha), tếch (gần 11.600 ha) và một số loài cây nhập nội khác cũng đang được ưu tiên phát
triển mở rộng diện tích gây trồng.
Bạch đàn chiếm một tỷ lệ lớn các rừng trồng trong cả nước (348.000 ha tới cuối năm 1999) không
chỉ được trồng tập trung mà còn được trồng phân tán và trồng rừng trang trại. Một số giống bạch
đàn cao sản mới chọn hoặc nhập nội, đã được công nhận giống như U6, W5, PN2, PN14, GU8…
là các giống đã chứng tỏ có sinh trưởng nhanh nên đã được gây trồng rộng rãi và cho thu nhập
cao.

Trong nhiều năm qua bên cạnh các loài cây nhập nội, hàng chục loài cây bản địa đã được đưa vào
trồng rừng thành công ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Hàng chục loài cây đã có được quy
trình, quy phạm hoặc hướng dẫn kỹ thuật gây trồng. Người trồng rừng đã hầu như không còn
phân biệt cây nhập nội và cây bản địa, mà lựa chọn loài cây trên cơ sở các tiêu chí đã được xác
lập có cơ sở khoa học.

Hồi ở Lạng Sơn và quế ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã từng được người dân
địa phương gây trồng thành công từ hàng trăm năm qua và còn được mở rộng sang các địa
phương lân cận. Lim xanh đã được trồng từ hàng chục năm nay tại nhiều địa phương như Thanh
Hóa, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Cầu Hai (Phú Thọ). Bồ đề và mỡ vẫn đang là các loài cây trồng rừng
chủ lực của vùng trung tâm và Đông Bắc Bộ nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
sản xuất giấy. Thông nhựa đã chứng tỏ không chỉ là loài cây phủ xanh quen thuộc của vùng trung
du miền Bắc và Trung Bộ, chỉ có nó mới chịu nổi những đồi đá ong khô cằn, mà còn là loài cây

3

cung cấp nhựa thông quan trọng ở nước ta. Trẩu, sở đã từng được trồng ở nhiều nơi của vùng núi
miền Bắc và bắc Trung Bộ; cũng như thông ba lá ở Tây Nguyên; sao, dầu, vên vên ở Nam Bộ;
Những năm gần đây, nhiều loài cây khác cũng đã được thử nghiệm trên nhiều dạng lập địa và khí
hậu như cẩm lai ở Đông Nam Bộ; gõ đỏ, xoan mộc, bời lời, căm xe, giáng hương ở Tây Nguyên;
trầm hương, huỷnh, sến trung ở miền Trung; Điều đó chứng tỏ số lượng các loài cây cho rừng
trang trại là khá phong phú và tiềm năng gây trồng các loài cây đó khá cao.

II. Kỹ thuật lâm sinh và khai thác chế biến trong trồng rừng trang trại
1. Canh tác nông lâm kết hợp và trồng cây lâm sản ngoài gỗ

Hai đặc điểm nổi bật của rừng trang trại là việc áp dụng các biện pháp canh tác nông lâm kết hợp
và việc sử dụng các loài cây lâm sản ngoài gỗ (còn gọi là lâm sản phụ) với mục tiêu sử dụng hiệu
quả tiềm năng đất, không gian sống và khai thác tối đa tiềm năng của từng loài.

Các loài cây cho rừng trang trại thường không khác so với rừng trồng thông thường, hơn nữa
nhiều loài cây đặc sản còn được sử dụng nhiều hơn nhờ các cố gắng của chủ rừng mong muốn áp
dụng tiến bộ của hệ canh tác nông lâm kết hợp. Một số chủ trang trại còn chủ động triển khai một
số kỹ thuật mới hoặc khác với những kỹ thuật đang dùng như về mật độ trồng, mức độ thâm canh,
cách xen canh hoặc bố trí hỗn loài v.v. cho phù hợp với mục tiêu riêng của mình.

Một số trang trại đã áp dụng tốt các kỹ thuật mới, tiên tiến như trồng xen cây lâm nghiệp dài ngày
(sao, dầu…) với cây công nghiệp (như cà phê, điều…) trong khi vẫn tận dụng đất đai hiện có cho
cây nông nghiệp để có ngay sản phẩm trong một số năm đầu với phương châm lấy ngắn nuôi dài.
Nhiều hộ nông dân đã sử dụng nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ để tận dụng đất đai và phát huy tối
đa hiệu quả của hệ canh tác nông lâm kết hợp trên mảnh đất của mình. Họ đã biết chọn những loài
có thị trường, có giá trị, dễ canh tác, ngắn ngày song hạn chế lớn nhất ở đây là lâm sản ngoài gỗ
chưa trở thành hàng hoá lớn mà mới chỉ đáp ứng nhu cầu của từng vùng.

Bảng 3: Các loài cây đa tác dụng và cây lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong trồng
rừng trang trại ở nước ta.


Loài Tên khoa học Sản phẩm
Thông nhựa
Pinus merkusii
Gỗ, nhựa
Cao su
Hevea brasilensis
Gỗ, nhựa
Dầu rái
Dipterocarpus alatus
Gỗ, dầu
Sao đen
Hopea odorata
Gỗ, dầu
Luồng
Dendrocalamus membranaceus
Thân, măng
Trúc sào
Phyllostachys pubescens
Thân
Song, mây Rattans Thân
Dừa, cọ Palms Lá, quả , dầu , sơ
Quế
Cinnamomum cassia
Vỏ, tinh dầu
Bời lời nhớt
Litsea glutinosa
Vỏ
Dó giấy
Ramnoneuron balansae

Vỏ làm giấy đặc biệt
Hồi
Illicium verum
Quả, tinh dầu
Điều
Anacardium occidentale
Quả,
Trẩu
Vernicia montana
Quả, dầu
Sở
Camellia oleosa
Quả, dầu béo
Trám Canarium spp. Gỗ, quả
Dẻ Cao Bằng
Castanea mollissima
Gỗ, quả
Dẻ Bắc Giang
Castanopsis boisii
Gỗ, quả

4
Hồ đào, óc chó
Juglans regia
Gỗ, quả
Trầm hương
Aquilaria crassna
Kỳ nam
Hoè
Sophora japonica

Hoa làm thuốc
Ba kích
Morinda officinalis
Củ làm thuốc
Sa nhân
Amomum xanthioides
Quả làm thuốc
Thảo quả
Amomum costatum
Quả làm thuốc

2. Nguồn giống và biện pháp nhân giống

Giống là khâu có ý nghĩa quyết định trong các chương trình trồng rừng, kể cả cho rừng trồng công
nghiệp, rừng trang trại và trồng cây phân tán. Các chương trình nghiên cứu và sản xuất giống
đang được triển khai trên toàn quốc nhằm từng bước cung cấp đủ giống tốt, đa dạng về chủng
loại, có chất lượng ngày một nâng cao, tiến tới xoá bỏ tình trạng thu hái hạt giống xô bồ, nâng cao
đáng kể năng suất rừng trồng.

Quản lý và cung cấp đủ giống, đúng chủng loại, đạt chất lượng là một công việc luôn được quan
tâm. Hệ thống vườm ươm đồng bộ, hợp lý cũng đã được bố trí khắp trên cả nước. Bên cạnh các
vườn ươm công suất lớn là các vườn ươm tư nhân, với quy mô nhỏ hơn và kỹ thuật hiện đại (sản
xuất cây hom) đã là những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của trồng rừng.

Thông qua chọn lọc, nhập nội và khảo nghiệm mà hàng chục giống bạch đàn và keo lai cao sản đã
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận đưa vào sản xuất diện rộng. Công nghệ sản xuất giống
hiện đại (mô, hom) đã được nhiều cơ sở áp dụng thành công cho bạch đàn (hom cành và mô), keo
lai (hom cành), phi lao (cây hom từ công nghệ giâm hom nước). Một số loài cây quý hiếm khác
cũng đã được sản xuất giống bằng giâm hom như bách xanh, pơ mu, thông đỏ, xá xị. Mặc dầu vậy
còn cần phải khắc phục một số vấn đề sau: Hạ giá thành cây mô, hom; đưa ra các giống mới, năng

suất cao và kháng bệnh; quản lý tốt các vườn ươm để sản xuất đúng giống và loại trừ bệnh và sớm
có quy hoạch vùng cung cấp giống cho các loài cây bản địa…

3. Kỹ thuật lâm sinh

Nhiều loài cây rừng đã được người dân gây trồng thành công cả trên diện rộng, vườn hộ và rừng
trang trại. Trong số hàng trăm loài cây được đề xuất cho trồng rừng, làm giàu rừng thì mới chỉ có
vài chục loài là có quy trình quy phạm hoặc hướng dẫn kỹ thuật như mỡ, bồ đề, tếch, thông nhựa,
thông ba lá, bạch đàn, keo Acacia, phi lao. Cũng như vậy, mới chỉ có vài chục loài cây bản địa là
có mô hình rừng trồng đủ lớn có thể kết luận để đưa vào sản xuất (Viện Khoa học Lâm nghiệp,
2002). Nhiều vấn đề lâm sinh liên quan trực tiếp đến thành công của rừng trang trại cần quan tâm
là: Một số loài cây đã chứng tỏ thành công trong trồng rừng song có nhu cầu đất đai cao như cây
mỡ nên cũng chỉ có quy mô trồng hạn chế, đó là không nên trồng trên đất xấu và khắc phục tình
trạng trồng thuần loại; một số loài cây như bạch đàn, bồ đề cho năng suất khá ở luân kỳ đầu song
giảm mạnh ở các luân kỳ sau nên đòi hỏi có các biện pháp xử lý lâm sinh phù hợp để duy trì độ
phì đất và năng suất…

4. Kỹ thuật khai thác, bảo quản, chế biến

Rừng trang trại thường có quy mô không lớn lắm nên việc thu hoạch không trở thành vấn đề lớn
đối với người trồng rừng song bảo quản gỗ sau thu hoạch và sơ chế trước khi vận chuyển tới nhà
máy hoặc nơi tiêu dùng lại là vấn đề cần quan tâm. Cho tới nay vẫn chưa có hệ thống công cụ,
máy móc nhỏ phục vụ thu hoạch và chế biến quy mô nhỏ tại các cụm dân cư nên phần nào đã gây
khó khăn cho các chủ rừng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ trang trại muốn đầu tư vào

5
các cụm chế biến như vậy cũng không biết cần phải mua các loại máy nào và ở đâu. Ngoài các
nhà máy sản xuất lớn tầm cỡ quốc gia như nhà máy giấy Bãi Bằng, MDF Gia Lai thì Nhà nước
cũng cần quy hoạch các nhà máy nhỏ quanh vùng để tận thu nguyên liệu thừa, ngoài ra cần có
chính sách hợp lý để các doanh nghiệp tư nhân, các chủ trang trại đầu tư vào chế biến tại chỗ, có

vậy mới khuyến khích được người trồng rừng.

Những công nghệ chế biến trước đây đã cho thấy bạch đàn chỉ có thể dùng làm nguyên liệu giấy,
gỗ cao su không thể chế biến cho bất cứ mục đích nào. Do có những kết quả nghiên cứu, cải tiến
mới về công nghệ (đặc biệt là sấy và xẻ) mà một số loài cây đã được đưa vào nhiều loại hình sử
dụng. Nhờ công nghệ sấy bảo đảm không gây cong vênh và nứt cũng như kỹ thuật xẻ phù hợp mà
bạch đàn đã có thể làm đồ mộc, khung cửa, bàn ghế; gỗ cao su, gỗ xoài, gỗ tỉa thưa của tếch (7-8
tuổi) có thể làm đồ mộc xuất khẩu v.v. Các nghiên cứu như vậy là rất đáng khuyến khích và đầu
tư.

III. Kết luận

Một số điển hình trồng rừng tốt ở các địa phương như phát triển cây luồng ở Thanh Hoá, Phú Thọ
và Hoà Bình; cây quế ở Yên Bái và Quảng Nam; cây hồi ở Lạng Sơn v.v… cho thấy nếu nắm bắt
được kỹ thuật, có cơ quan và con người đưa tiến bộ kỹ thuật xuống tới dân, có mô hình trình diễn
đủ thuyết phục cho dân học tập và áp dụng, có sự quan tâm của các chủ rừng, có thị trường tiêu
thụ thì có thể phát triển các mô hình đó ra diện rộng. Điều quan trọng là tránh áp đặt, để cho chủ
rừng tự lựa chọn loài cây và kỹ thuật trên cơ sở cung cấp cho họ đầy đủ thông tin.

Các lâm trường quốc doanh đã từng tồn tại từ lâu nên có thể coi là các đơn vị tốt đối với các chủ
rừng trang trại vì đây là nơi có điều kiện tiếp cận trước với khoa học kỹ thuật, có đội ngũ cán bộ
kỹ thuật, có chung loài cây sử dụng vào trồng rừng, có cơ sở vật chất, một số có đầu tư của Nhà
nước như có vườn ươm công suất lớn, đôi khi có cả công nghệ giâm hom, sản xuất cây con chất
lượng cao cho đơn vị mình và cho các trang trại, do vậy chủ trang trại rừng thường coi đó là chỗ
dựa ban đầu để phát triển rừng trang trại. Bên cạnh quy hoạch và mở rộng thị trường thì cần sớm
đưa đủ thông tin và các tiến bộ kỹ thuật tới tận chủ rừng cũng như cần xây dựng các mô hình đủ
thuyết phục để rừng trang trại có điều kiện phát triển lên một tầm mới và quy mô mới.

Science technology for farm forest plantation
The practice in the past recent years proves that implementation of the farm forestry is an

effective way to mobilize the farmers initiatives, contributing to speeding-up forest development.
The basic poin of the concept is bring into play the initiative of the farmers, who have material
conditions and knownledge for farming. However agriculture has a traditional foothold on the
land. It is rather difficult to persuade people living in the remote areas, that trees are actually
complementary to better return from the land. The farmers have reservations agiants tree platation
due to marketing proplems and long gestation period of forest. According to the paper author,
establishment of the demonstration centres to make people believe of the effectiveness of tree
planting is a prerequisite. A number of studies in different ecological zones of the country have
been conducted by Forest Science Institute to find out the effect of trees on the yield of
agricultural crops. Several indigenous tree spercies, such as Acacias, Eucalypts…, have been
studied. In this paper the author presented technology for planting these species with the
aspiration to apply it into farm forest plantation.

×