Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.47 KB, 24 trang )










SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TRONG TIẾT
SINH HOẠT DƯỚI CỜ ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Trần Văn Nhâm- THPT Định An


BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN


Sáng kiến kinh nghiệm:

Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ để
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài
2. Lý do chọn đề tài
3. Mục đích của đề tài


4. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu
5. Tính sáng tạo về khoa học thực tiễn của vấn đề

B. NỘI DUNG
I. cơ sở lý luận

II. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
2. Khó khăn

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Bước 2: Phân công kể chuyện
Bước 3: Những bài học được rút ra trong từng câu chuyện

IV. Hiệu quả của SKKN, giải pháp
1. Những kết quả đạt được
2. Những kinh nghiệm được rút ra

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
II. Ý nghĩa của sáng kiến
III. Khả năng ứng dụng của sáng kiến
IV. Đề xuất và kiến nghị



Sáng kiến kinh nghiệm






A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài:
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ
Chính trị và Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18 tháng năm 2007 của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau bốn năm cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được tổ chức sâu rộng trên phạm vi cả nước và
gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Đã 43 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng những
bài học về đạo đức, lối sống nhân cách của người luôn tỏa sáng cho các thế hệ
mai sau noi theo.
Ngay trong những năm đầu trường THPT Định An được thành lập với
địa bàn hoạt động là vùng có trên 70% đồng bào dân tộc Khmer, với mặt bằng
dân trí thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Là một hiệu trưởng tôi thấy việc
áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao giáo dục đạo đức, lối sống và nhân
cách cho học sinh làm một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Áp dụng như thế
nào để chuyển tải nhanh nhất tư tưởng của Người đến hơn 1500 học sinh, trong
đó có gần 60% học sinh là người dân tộc Khmer là một việc khó! Được tập huấn
về các chuyên đề về “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” trong đội ngũ
báo cáo viên của Huyện, tôi thấy cần tận dụng khả năng của mình để chuyển tải
tư tưởng đạo đức của Bác đến với học sinh. Thế là tôi đã nảy ra ý tưởng vận
dụng các câu chuyện nói về đạo đức Bác Hồ trong tiết chào cờ thứ hai hàng tuần
để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Như chúng ta đã thấy trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân
cách lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi
phổ thông) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng dẫn đến
lệch chuẩn thì việc đưa chuyên đề “Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt
dưới cờ để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học”

trong tiết chào cờ đầu tuần làm một việc nên làm, là giải pháp tích cực nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông.


Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn "Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết’’. Lời căn dặn
đó là chân lý trường tồn. Sự phát triển bền vững của đất nước luôn trông cậy vào
thế hệ trẻ.
2. Lý do chọn đề tài:
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng
để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia
nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là
trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội.
Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con
người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành
người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để GDĐĐ đạt hiệu quả. Chúng
ta phải thấy rằng giáo dục đức dục khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có giáo án
sẵn. GDĐĐ không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng bài giảng, từng
buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ
các môn KHXH, các môn KHTN có tính giáo dục mà hoạt động ngoài giờ lên
lớp cũng mang tính giáo dục cao.
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc GDĐĐ cho học sinh
nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống kinh tế thị
trường và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai
phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, trốn học, nghỉ
học không rõ lý do, nói tục, chửi thề, ý thức phấn đấu kém… Nhiều người lo
ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại, lêch
chuẩn về giá trị đạo đức của giới trẻ. GDĐĐ đang đứng trước nhiều khó khăn
thử thách, sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc
về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi GDĐĐ

con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.
Qua thực tế hoạt động của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành nhiều biện
pháp giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong những biện pháp đó, biện pháp mang
lại hiệu quả thiết thực nhất là thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Sinh hoạt dưới


cờ là một diễn đàn để Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh
toàn trường.
Trách nhiệm GDĐĐ học sinh trong nhà trường thuộc về tất cả CB,GV
nhưng Hiệu trưởng vẫn giữ vai trò nồng cốt. Hiệu trưởng xác định nội dung,
quyết định các hình thức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà
trường. Hiệu trưởng còn là người trực tiếp tham gia GDĐĐ học sinh thông qua
nhiều hoạt động. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải
tìm cho mình những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.
Việc chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với người dân mỗi nước.
Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp
các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng
năng, cần kiệm đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước ở mỗi người. Nếu tiết chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học
thú vị thì chúng sẽ là động lực giúp học sinh hào hứng bước vào tuần học mới.
Vì vậy mà giờ chào cờ, hát Quốc ca, giáo dục các giá trị đạo đức vào sáng thứ
hai hàng tuần đã trở thành nề nếp trong các trường học của chúng ta hiện nay.
Việc xây dựng lồng ghép bằng những câu chuyện kể về đạo đức Bác Hồ
ngay trong tiết chào cờ cũng thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn
tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh.
Để có được những buổi chào cờ thành công, trước hết người Hiệu trưởng
phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt
mang tính giáo dục cao này. Cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức buổi chào
cờ là một công việc thường xuyên và luôn luôn mới mẻ đối với người Hiệu
trưởng trong tình hình hiện nay.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến công tác
giáo dục và đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng,
của nhân dân ta. Trong thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người viết: “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần


lớn ở công học tập của các em”. Và theo Người, một trong những nhiệm vụ
quan trọng của giáo dục, của các nhà trường là phải hết sức coi trọng giáo dục
đạo đức cho người học, nhất là thế hệ trẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục
cho họ có "cái nền" đạo đức cách mạng để họ trở thành những người vừa "
hồng" vừa "chuyên". Bác Hồ đã từng nói "thanh niên là mùa xuân của xã hội",
"là người chủ tương lai của nước nhà", là người kế tục sự nghiệp cách mạng của
Đảng; là lực lượng to lớn, đội quân xung kích của cách mạng; nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Người căn dặn
"Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người kế thừa" và" các cấp ủy cần phải lãnh đạo chặt chẽ và ra sức giúp
đỡ đoàn phát triển cho tốt".
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí
quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, coi lực lượng thanh niên
là “trụ cột của nước nhà”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ
đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo thanh niên để các thế hệ trẻ
thực sự là đội quân chủ lực cách mạng. Đặt niềm tin yêu vào thế hệ trẻ nước
nhà, trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều lần Người viết về thanh
niên với tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc. Người căn dặn
Đảng ta với trách nhiệm là Đảng cầm quyền cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “chuyên”.

Chính vì thế, là một người làm công tác quản lý giáo dục của một trường
THPT có hai cấp học tôi đã thực nghiệm và mạnh dạn khái quát những công
việc đã làm thành đề tài: “Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ để
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học”
3. Mục đích của đề tài:
Qua việc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW
ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ Chính trị. Đối chiếu với những vấn đề cấp


bách trong thực trạng giáo dục mà Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu:
“Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy
thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới
cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ
nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh…tổ chức cho học sinh tham gia các
hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục
toàn diện”.
Thực hiện đề tài: “Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ để
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học” với mục đích:
- Góp phần cùng nhà trường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh với
mong muốn chuyển tải tư tưởng, đạo đức của Người in dấu trong tư tưởng và
cuộc sống học sinh. Qua đó học sinh có ý thức từ những việc làm, việc học tập
và ứng xử với mọi người xung quanh các em thể hiện tính văn hóa của người
chủ tương lai của đất nước.
- Từ việc giới thiệu những đức tính giản dị, mẫu mực cũng như nhân cách,
lối sống của Bác đến gần với lứa tuổi học sinh, từ đó các em tự soi rọi lại bản
thân mình.
- Kể chuyện đạo đức Bác hồ trong giờ sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn
thuận lợi cho Hiệu trưởng nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách

học sinh.
Để giải quyết trước sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận
học sinh nhà trường, là một cán bộ quản lý giáo dục lâu năm tôi đã suy nghĩ và
thử nghiệm kể những mẩu chuyện về Bác Hồ cho học sinh trong những buổi
chào cờ đầu tuần với phương châm “Mưa dầm, thấm sâu” thấy có kết quả tốt.
4. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Là một chuyên đề mới mang tính nhân văn sâu sắc, ý tưởng được hình
thành ngay sau khi bản thân được tiếp thu các chuyên đề về cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được vận dụng một


cách linh hoạt, khoa học lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần ngày từ năm học
2007-2008 để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Qua việc đăng ký kể chuyện “với những câu chuyện ngắn về Bác Hồ”,
giúp học sinh có thể tự sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác
Hồ.
- Trên cơ sở kế hoạch của trường, của lớp, học sinh THCS và học sinh
THPT tự viết đề cương đưa vào chỉ tiêu về học tập, lao động, học tập thực hành
tiết kiệm chống lãng phí theo gương Bác Hồ một cách cụ thể, từ đó giúp các em
hoàn thiện đạo đức của mình.
5. Tính sáng tạo về khoa học thực tiễn của vấn đề:
- Chuyên đề kể chuyện đạo đức trong tiết chào cờ đầu tuần là sự vận dụng
sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng học tập các chuyên đề “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Sau giờ chào cờ đầu tuần, giúp học sinh kỹ năng kể những câu chuyện
về Bác trước thầy cô, tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em có ý
thức học tập tốt, trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống tốt.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây

dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời
đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý
của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội.
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối
sống trọng tệ, thực dụng, trong mọi gia đình, cha mẹ phải bươn chải để mưu
sinh trong cuộc sống, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý,
điểm tựa của gia đình đối với các em không còn nữa.
Trong công tác giáo dục ở nhà trường, đã có thời gian dài chúng ta chỉ coi
trọng việc dạy “Chữ”, nghĩa là làm sao cho học sinh học thật giỏi là được mà
quên đi một điều quan trọng dạy cho học sinh “Học làm người”, quên đi việc


tạo cho các em có một sân chơi bổ ích với các trò chơi dân gian mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, các em không được nhà trường cung cấp những kỹ năng
sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại
một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì tỏ ra thờ ơ không
quan tâm đến mọi việc chung quanh, lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ chỉ biết sống cho
bản thân mình. Đã có rất nhiều lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê
phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng ấu đả nhau chỉ vì
một cái nhìn không thiện cảm, nhạo báng xem thường bạn, chỉ vì ăn mặc không
đúng mốt,…tệ hại hơn là nhạo báng thầy cô giáo… Tất cả những hành động ấy
đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục.
Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2007 của Bộ Chính trị về tổ
chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Kế hoạch số
307/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về triển khai phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến
sự lạc quan giúp tôi thực hiện ý tưởng “Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt
dưới cờ để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học” .
II. Thực trạng của vấn đề:

Trước thực trạng nêu trên, sự ra đời của chuyên đề “Kể chuyện Bác Hồ
trong tiết sinh hoạt dưới cờ để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học” là một làm cần thiết để giúp cho các em tu dưỡng đạo đức,
tìm được ‘tính thiện” sẵn có trong con người qua hình mẫu sáng ngời về đạo
đức, nhân cách và lối sống mẫu mực của Bác Hồ kính yêu.
Trong quá trình thực hiện đề tài có những thuận lợi, khó khăn nhất định
như:
1. Thuận lợi:
- Có các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Kiên Giang, của
Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” của huyện. Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch thực
hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


- Bản thân là hiệu trưởng, là báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh cấp
huyện, cho nên việc xây dựng đề cương và thực hiện có nhiều thuận lợi.
- Được sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của tổ chức Đoàn thanh niên, Đội
thiếu niên nhà trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp trong việc tổ chức thực
hiện các mẩu chuyện về Bác Hồ theo kế hoạch được giao.
- Nhà trường đã xây dựng được tủ sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh” với
khá đầy đủ các tên sách nói về Bác để cho giáo viên và học sinh tham khảo.
- Ban chỉ đạo cuộc vận động của huyện rất đồng thuận và tạo mọi điều
kiện cho trường thực hiện chuyên đề này.
- Được sự đồng thuận và nhất trí cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Khó khăn:
Trường THPT Định An là một trường có 2 cấp học (cấp THCS và cấp
THPT) nên khi thực hiện chuyên đề phải xây dựng kế hoạch cho phù hợp với
từng độ tuổi của 2 cấp học. Là chuyên đề mới lại thực hiện trong suốt 4 năm học
(bắt đầu từ năm học 2007-2008) nên phải có kế hoạch cụ thể cho từng tháng và
từng năm học. Việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức

Hồ Chí Minh ở một số học sinh chưa cụ thể, còn mang tính chiếu lệ.
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên
Bước 1: Xây dựng kế hoạch kể chuyện
Trong 4 năm học bản thân đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề và triển khai cho toàn thể học sinh nhà trường dưới phương
châm“Mỗi tuần một câu chuyện đạo đức Bác Hồ” vào tiết chào cờ thứ hai hàng
tuần với thời lượng tối đa là 10 phút.
Các lớp tự chọn hoặc căn cứ vào kế hoạch những câu chuyện kể có thật
về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng tháng đăng ký với Đoàn
thanh niên (đối với các lớp THPT) và Đội thiếu niên (đối với các lớp THCS) để
phân công và giới thiệu kể chuyện.
Cán bộ, giáo viên tham gia chào cờ cần ăn mặc chỉnh tề: nam nhất thiết
phải thắt Calavat, nữ nhất thiết phải mặc áo dài; tất cả phải đi dày hoặc dép có
quai hậu; học sinh ăn mặc chỉnh tề theo đúng quy định của trường.



* Tháng 9 với chủ đề giáo dục: “Truyền thống nhà trường”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Đạo đức Bác Hồ, Bác Hồ
với nhà trường” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Những lời Bác dạy về đạo đức
2. Thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường
3. Ấn tượng những lần Bác Hồ đến thăm trường
4. Thời gian qúy báu lắm
5. Điều Bác Hồ, yêu nhất, ghét nhất…
* Tháng 10 với chủ đề giáo dục: “Chăm ngoan học giỏi”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Nhân cách Bác Hồ, Bác Hồ
với học sinh” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Bác dạy: “Phải chăm chỉ học tập”
2. Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên

3. Các em sạch và ngoan thật
4. Nhân cách Bác Hồ
5. Cách sử dụng tiền bạc của Bác Hồ…
* Tháng 11 với chủ đề giáo dục: “Tôn sư trọng đạo”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với sự nghiệp giáo
dục và truyền thống tôn sư trọng đạo” được định hướng bằng những câu chuyện
về Bác như sau:
1. Bác Hồ với sự nghiệp trồng người
2. Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục của dân tộc
3. Bác dặn: Thầy giáo thì phải hiểu học trò, phải thực sự thương yêu,
chăm sóc học trò. Dạy học, không phải dạy trên lớp mà còn phải liên hệ với gia
đình, đoàn thể
ầ4. Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài
5. Điều lo của Bác cách đây 35 năm…
* Tháng 12 với chủ đề giáo dục: “Uống nước nhớ nguồn”


Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Truyền thống uống nước
nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta”; vì: "Uống nước nhớ nguồn" là truyền
thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp
này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác, mà Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu nhất. Được định
hướng cho các em kể bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Tấm lòng Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ:
2. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ
3. Miền Nam trong trái tim tôi
4. Câu chuyện về 3 chiếc balô
5. Bác Hồ về quê hương
6. Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước…

* Tháng 01 và tháng 02 với chủ đề giáo dục: “Mừng Đảng, mừng
xuân”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Trách nhiệm của Đảng và
Bác Hồ đối với Dân, với nước” được định hướng bằng những câu chuyện về
Bác như sau:
1. Bác Hồ nói chuyện “Tết” và “Xuân”
2. Trường học của Bác
3. Bác có phải là vua đâu
4. Bác Với miền Nam
5. Đời sống của dân quan trọng hơn
6. Dân chủ mà thành “Quan chủ”
7. Phải bảo vệ từng cành cây…
* Tháng 3 với chủ đề giáo dục: “Tiến bước lên đoàn”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với tuổi trẻ của đất
nước” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Con đường tuổi trẻ
2. Thời gian qúy báu lắm


3. Những vị khách tí hon
4. Bác Hồ rất quan tâm đến con trẻ……
* Tháng 4 với chủ đề giáo dục: “Hòa bình hữu nghị”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với nhân dân và
thanh thiếu nhi các nước” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như
sau:
1. Bác tặng khăn quàng
2. Bức tranh thêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đại tá
StephenL.Nodlinger
3. Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ
4. Mênh mông quá…

* Tháng 5 với chủ đề: “Bác Hồ kính yêu”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Tấm gương đạo đức sáng
ngời, tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác Hồ đối với dân tộc” được định hướng
bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Phải quan tâm đến mọi người hơn
2. Bài học dựa vào dân
3. Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ Tịch
4. Chú ngã có đau không
5. Tấm lòng của Bác…
Bước 2: Phân công kể chuyện
1. Đối với các lớp học buổi sáng:
- Tháng 9: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 12A1
+ Tuần 2: Lớp 12A2
+ Tuần 3: Lớp 12A3
+ Tuần 4: Lớp 12A4
- Tháng 10: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 11A1
+ Tuần 2: Lớp 11A2


+ Tuần 3: Lớp 11A3
+ Tuần 4: Lớp 11A4
- Tháng 11: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 10A1
+ Tuần 2: Lớp 10A2
+ Tuần 3: Lớp 10A3
+ Tuần 4: Lớp 10A4
- Tháng 12: Mỗi lớp chuẩn bị một câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 6A1 và 6A2

+ Tuần 2: Lớp 6A3 và 6A4
+ Tuần 3: Lớp 6A5 và 6A6
+ Tuần 4: Lớp 6A7 và 6A8
2. Đối với các lớp học buổi Chiều
- Tháng 9: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 7A1
+ Tuần 2: Lớp 7A2
+ Tuần 3: Lớp 7A3
+ Tuần 4: Lớp 7A4
- Tháng 10: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 7A5
+ Tuần 2: Lớp 7 A6
+ Tuần 3: Lớp 8 A1
+ Tuần 4: Lớp 8 A2
- Tháng 11: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 8A3
+ Tuần 2: Lớp 8A4
+ Tuần 3: Lớp 8A5
+ Tuần 4: Lớp 8A6
- Tháng 12: Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn
+ Tuần 1: Lớp 9A1


+ Tuần 2: Lớp 9A2
+ Tuần 3: Lớp 9A3
+ Tuần 4: Lớp 9A4
Và được lặp lại theo thứ tự cho các tháng 01, 02, 3, 4 và 5 của năm sau.
Bước 3: Rút ra những bài học về đạo đức trong mỗi câu chuyện
Sau mỗi câu chuyện kể phải giúp học sinh rút ra những bài học về đạo
đức, ví dụ: các em học được ở Bác lòng yêu thương và sự đồng cảm, chia sẻ nỗi

đau buồn của đồng bào, đồng chí như qua câu chuyện “Chú ngã có đau không?”.
Hay học được ở Bác tính tiết kiệm- tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ việc
lớn đến việc nhỏ qua câu chuyện: “Thời gian quý báu lắm”; câu chuyện “Bác
Hồ về thăm quê hương” các em sẽ thấy được nỗi đau của một vị lãnh tụ khi trở
về thăm quê hương sau nhiều năm xa cách; hay câu chuyện “Bác Hồ rất quan
tâm đến con trẻ” bởi Bác Hồ yêu các cháu, hiểu các cháu, tin tưởng các cháu; vì
đó là tương lai của dân tộc; đó là những mầm, những búp trên cành …Tình yêu
đó thấm đậm tình người…vv…Qua đó các em sẽ học được tình yêu quê hương,
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào… và sẽ xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em thấy
được hình ảnh một vị lãnh tụ khi đến thăm các em bé trong trại mồ côi Kim
đồng, hay trong đêm giao thừa lạnh buốt, Bác đến thăm gia đình chị gánh nước
thuê rất nghèo ở ngoại thành hà Nội, tất cả hình ảnh ấy là bài học quý báu mang
ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình.
Để có được những tiết kể chuyện đạo đức Bác Hồ thành công, trước hết
người Hiệu trưởng phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung
các tiết sinh hoạt mang tính giáo dục cao này, mỗi tháng hiệu trưởng cần có
một bài diễn thuyết với cử chỉ, hành động, lời nói thật mô phạm nhưng thật sự
hấp dẫn, thu hút người nghe.
IV. Hiệu quả của sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp
Sau 4 năm, từ năm học 2007-2008 đến năm học 2010-2011 chất lượng
đạo đức của học sinh được nâng lên đáng kể, kéo theo chất lượng học lực của
học sinh được nâng lên; tỷ lệ học sinh vô ý thức kỷ luật, bỏ học, nói tục, chửi
thề, đánh nhau… giảm đáng kể. Đặc biệt qua tiếp thu các câu chuyện kể về Đạo


đức Bác Hồ thì sức đề kháng trong mỗi học sinh đối với văn hóa phẩm có nội
dung không lành mạnh được tăng lên.
Trường tuy không có hàng rào, xong đã xây dựng được hàng rào tự giác
trong lòng mỗi học sinh.
1. Những kết quả đạt được:

1.1. Ý thức chấp hành nội quy và các quy định của nhà trường được
nâng lên, nhân cách, lý tưởng sống được hình thành.
Đa số học sinh đã tạo được thói quen trong ý thức đi thưa, về trình, giúp
đỡ bạn, giúp đỡ người khó khăn, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi;
chấp hành nghiêm túc nội quy và các qui định của địa phương, của trường, lớp
học. Văn hóa ứng xử trong nhà trường đã phát huy được nhân cách, lý tưởng
sống cho mỗi học sinh.
1.2. Chất lượng hạnh kiểm và học lực tăng đáng kể.
Sau đây là bảng so sánh chất lượng hạnh kiểm và học lực của năm học
2007-2008 với năm học 2010-2011:
* Năm học 2007-2008:

Lớp
Tỷ lệ xếp loại Hạnh kiểm Tỷ lệ xếp loại Học lực
Ghi
chú
Tốt Khá TB Yếu
kém
Giỏi Khá TB Yếu
kém

6 53,10

36,90

7,90 2,10 3,30 24,50 54,30

17,90
7


62,40

27,70

2,60

7,30

6,40

19,20

35,90

9,00


8 72,70

19,00

3,40 4,90 3,40 23,40 53,70

10,70
9 64,80

26,22

2,00 7,00 5,50 21,60 65,40


7,50
THCS

62,80

27,90

4,10 5,2 4,70 22,20 51,90

21,20

10 45,20

43,50

10,50

0,80 0,85 13,35 30,70

55,10
11 70,90

27,60

1,50 0 0,50 14,60 56,20

28,70
12

78,00


20,00

2,00

0

0,00

12,00

68,00

20,00


THPT

59,92

33,56

6,10 0,42 0,55 13,31 46,62

39,52

- Tốt nghiệp THCS: 98%


- Tốt nghiệp THPT: 58,06%

* Năm học 2010-2011:
Lớp
T
ỷ lệ xếp loại Hạnh kiểm

T
ỷ lệ xếp loại Học lực

Ghi
chú
Tốt Khá TB Yếu
kém
Giỏi Khá TB Yếu
kém

6 69,20

29,53

1,27 0 3,55 34,29

45,82

16,35
7 72,26

27,23

0,51 0 11,18


26,15

41,13

21,54
8 69,48

22,03

8,50 0 67,54

32,88

40,18

19,41
9 70,42

24,72

4,86 0 6,86 23,89

52,05

20,06
THCS

71
,26


25
,64

3,10

0

6
,84

29
,84

44
,2
7

19
,05


10 50,51

42,70

5,79 0 3,25 22,34

27,27

47,14

11 60,65

27,10

4,26 0 0,81 26,94

38,71

29,52
12 79,39

26,81

2,80 0 1,27 21,39

46,20

31,14
THPT

60,44

35,37

4,19 0 1,83 23,30

37,39

37,48


- Tốt nghiệp THCS: 100%
- Tốt nghiệp THPT: 98,71%
So sánh hai bảng thống kê ở trên ta thấy kết quả thu được qua 4 năm
thực hiện chuyên đề: “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học”, tỷ
lệ hạnh kiểm tốt, khá ở các lớp tăng lên đáng kể; hàng ngày đến trường các em
đã ngoan hơn nhiều, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, hiện hiện bè phái, gây gổ
đánh nhau ít xảy ra, các em đã sống với nhau trong tình đoàn kết thương yêu,
giúp đỡ lẫn nhau; các em đã tích cực tham gia tự nguyện xây dựng quỹ Khuyến
học của trường. Rõ ràng, chất lượng đạo đức có chuyển biến tốt kéo theo chất
lượng học lực ngày càng chuyển biến tốt, tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp hàng năm
tăng.
1.3. Ý thức tham gia lao động và bảo vệ môi trường ngày càng được
nâng cao.


Hầu hết các em đã tích cực tham gia lao động, bảo vệ và gìn giữ cảnh
quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tuy là trường nằm trong diện di dời,
nhưng trường khá sạch, cây xanh vẫn trồng ngày càng tươi tốt.
1.4. Ý thức thực hành tiết kiệm chống lãng phí của nhiều học được
nâng cao.
Theo gương Bác mỗi tháng một lần học sinh toàn trường đã hưởng ứng
phong trào “Nuôi heo đất” gây quỹ Hội Khuyến học của trường, và mỗi tháng
như vậy số tiền các em tự nguyện tham gia được hơn 3 triệu đồng, góp phần
giúp cho các bạn nghèo có tập, sách để học, có quần áo mới để mặc.
Trong sử dụng điện, nước các em đã biết mở đèn, quạt khi cần thiết;
trước khi ra về đều ngắt cầu dao điện, cài chốt cửa sổ và khóa cửa phòng học…
Sử dụng và phân bố hợp lý thời gian cho việc học tập và vui chơi; không
lãng phí thời gian vào các trò chơi vô bổ; biết cách xây dựng kế hoạch chi tiêu
cho bản thân.

1.5. Những thành tích nhà trường đạt được sau 4 năm thực hiện cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Năm 2007 và 2008 được Huyện ủy Gò Quao tặng giấy khen cho tập thể
nhà trường và cá nhân hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh niên về thành tích tiêu
biểu trong tham gia cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
- Năm 2009 được Huyện ủy Gò Quao tặng giấy khen cho tập thể nhà
trường và cá nhân hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh niên, 02 giáo viên về thành
tích tiêu biểu ba năm (2007-2009) tham gia cuộc vận động: “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cá nhân hiệu trưởng được tham gia
giao lưu điển hình tiên tiến cấp huyện và cấp tỉnh về thực hiện cuộc vận động:
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Năm 2010: Tổng kế 4 năm thực hiện cuộc vận động, tập thể nhà trường
và cá nhân hiệu trưởng được Huyện ủy Gò Quao tặng giấy khen, Tỉnh ủy Kiên
Giang tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu bốn năm (2007-2010) tham gia
cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


- Có nhiều bài dự thi về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” của học sinh và giáo viên đạt giải cấp huyện và cấp tỉnh.
2. Những kinh nghiệm được rút ra:
2.1. Khi thực hiện đề tài cần nghiên cứu kỹ các mẩu chuyện làm sao vửa
ngắn, vừa hay, mang đến sự truyền cảm cho học sinh. Đồng thời phải xây dựng
kế hoạch cụ thể, chọn người kể chuyện có giọng nói diễn cảm, có sức thuyết
phục học sinh.
2.2. Khi thực hiện chuyên đề phải nghiêm túc, xuyên suốt, có chiều sâu.
2.3. Cần theo sát học sinh để động viên hỗ trợ, hướng dẫn học sinh cách
thể hiện đề tài, cách trình bày, cách kể chuyện. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên
chủ nhiệm lớp; từng giai đoạn cần có khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt. cần
đánh gia rút kinh nghiệm qua từng tháng thực hiện.

2.4. Khi tổ chức kể chuyện cần linh hoạt, không cứng nhắc với kế hoạch;
các câu chuyện kể cần được gắn với thực tiễn hiện tại của đời sống văn hóa nhà
trường.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
Ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói
và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành
biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà
còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã
đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung
tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái
mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội. Sở dĩ bản anh hùng ca Việt
Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính
là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó".
Trong quá trình thực hiện ý tưởng và áp dụng kinh nghiệm của sáng
kiến, tôi xin rút ra những bài học quý báu để bổ sung cho thực hiện nhiệm vụ
công tác quản lý trường học của mình như sau:


1. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho Hiệu trưởng trường học
làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh; phải thấy được việc nâng
cao hiệu quả tiết sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần là trách nhiệm của
mình.
2. Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng kế hoạch sinh hoạt dưới cờ suốt một
năm học, chi tiết đến từng tháng và từng tuần; phân công cụ thể, theo dõi thực
hiện. Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản, giáo viên phụ trách đội thiếu niên tiền
phong, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tham mưu, đề xuất các nội dung, phương
thức sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép có hiệu quả những mẩu chuyện về Bác Hồ để
từ đó soi rọi lại bản thân và làm theo tư tưởng đạo đức của Người.

3. Hiệu trưởng phải có những ý tưởng đổi mới nội dung sinh hoạt dười cờ,
ít nhất mỗi tháng hiệu trưởng phải có một mẩu chuyện nói về đạo đức của Bác
Hồ để làm chuẩn cho các em học tập và làm theo; phải linh hoạt trong chuyện kể
về Bác với thời lượng vừa phải; sao cho giờ sinh hoạt đầu tuần thực sự hào
hứng, sinh động, phong phú, không khí vui tươi, trẻ trung, ấn tượng, thu hút học
sinh tham gia, mang tính giáo dục cao, tạo tâm lý phấn khởi để học sinh bước
vào tuần học mới trong tâm lý thoải mái; không nên biến tiết sinh hoạt dưới cờ
thành giờ phê bình, khiển trách, kỷ luật học sinh gây tâm lý nặng nề không đáng
có.
4. Kể chuyện đạo đức Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là dịp
để giáo dục học sinh cách nhìn nhận, nhìn diện những điều hay, điều tốt đẹp và
cả những cái xấu trong cuộc sống, giúp học sinh thấy được công đức của Bác
Hồ, công ơn cha mẹ, thầy cô để sống tốt hơn, có niềm tin, nghị lực vươn lên
trong cuộc sống.
5. Phải tuyển chọn và bồi dưỡng những học sinh có giọng kể truyền cảm,
dí dỏm, hấp dẫn, tạo được tình huống có vấn đề sau câu chuyện để học sinh suy
nghĩ, trả lời.
II. Ý nghĩa của SKKN
Sáng kiến kể chuyện đạo đức Bác Hồ trong tiết chào cờ đầu tuần để nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trung học trong nhà trường phổ thông


mang một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết trong các nhà trường hiện nay; bởi
lâu nay tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần còn đơn điệu, nhàm chán lộ rõ, chưa thực
sự nghiêm túc. Việc chuẩn bị nội dung cho tiết sinh hoạt dưới cờ chưa chu đáo,
còn hình thức chưa hấp dẫn; tổ chức sơ sài, không tạo được không khí hấp dẫn,
cởi mở, sôi nổi, chưa có tác dụng cao trong giáo dục đạo đức học sinh trong các
nhà trường phổ thông. Việc đưa nội dung kể chuyện đạo đức Bác Hồ vào tiết
sinh hoạt dưới cờ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bởi:

Đạo đức Hồ Chí Minh được xây dựng trên tầm nhìn chính trị và văn
hoá. Đó không phải là đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, mà là đạo đức
mang sắc thái Việt Nam. Đạo đức đó phải thể hiện ở nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm, cần, kiệm, công bằng và bình đẳng.
Qua những câu chuyện về Hồ Chí Minh, các em được học ở Bác những
đức tính tốt đẹp của một con người:
Người có nhân là người có tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu, giúp đỡ
đồng bào, đồng chí. Nhân là tâm và tâm là nhân.
Người có nghĩa là người có chí khí, lòng dạ ngay thẳng, không có tư tâm,
tà tâm, không lắt léo, không uốn công cuộc đời, không luồn cúi, xu nịnh, xu
thời. Trọng nghĩa là đức tính của con người.
Người có trí là người có đầu óc sáng suốt, trong sạch, biết xem người, biết
xét việc, biết nhân tình thế thái mà liệu bề ứng xử.
Người có dũng là người dũng cảm, gan góc, có gan bảo vệ lẽ phải, có gan
đấu tranh với những việc làm sai trái, không sợ khó, không sợ khổ, có gan chịu
đựng để mưu cầu việc lớn.
Người có liêm là người không tham địa vị, tiền tài, sự quyến rũ mềm yếu,
quan minh chính đại, sống cuộc đời liêm khiết, tử tế, đàng hoàng.
Cần là cần cù, cần mẫn trong công việc, chịu thương chịu khó, một nắng
hai sương, lao động vì lợi ích chung và lợi ích riêng mình.
Kiệm là tiết kiệm, không xa hoa lãng phí, không tiêu xài bừa bãi, không
lấy của công làm của riêng; tiết kiệm nhưng không bủn xỉn, cái gì đáng tiêu dù


phải mất số tiền lớn cũng phải tiêu, cái gì không đáng tiêu dù chỉ là một đồng
cũng không được tiêu.
Người luận rằng:
"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Hiện nay trong ngành giáo dục đang tiếp tục phát động phong trào thi
đua: “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực” thì việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ Kính yêu là một việc làm mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình
từ trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, lối
sống của mình, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, hòa đồng,
thân ái, đồng cảm sẻ chia với mọi người chung quanh và hơn hết là lối sống tốt,
sống đẹp, sống có lý tưởng, có thêm nghị lực và một niềm tin thiết tha hơn về
cuộc sống hiện tại.
Tổ chức và duy trì tốt việc kể chuyện Đạo đức Bác Hồ trong tiết sinh
hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần là không lãng phí thời gian, một việc nhỏ
nhưng có ý nghĩa giáo dục lớn, bởi làm tốt việc này là góp phần giáo dục tư
tưởng đạo đức học sinh về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, là góp phần
xây dựng ngôi trường thân thiện, xây dựng văn hóa nhà trường.
III. Khả năng ứng dụng của sáng kiến
Như đã trình bày ở trên, việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học
sinh qua những câu chuyện kể về đạo đức Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ
vào thứ hai hàng tuần đã được thực nghiệm trong trường THPT Định An từ năm
học 2007-2008 đến nay đã mang lại hiệu quả tốt; thiết nghĩ trên những việc làm
cụ thể này có thể áp dụng linh hoạt, sáng tạo đối với các trường khác trong phạm
vi toàn tỉnh nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” từ nay đến năm 2015.
IV. Những Kiến nghị, đề xuất


Qua 4 năm thực hiện đề tài: “Kể chuyện Bác Hồ trong tiết chào cờ đầu
tuần để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học” ở trường
THPT Định An tôi có mấy đề xuất nhỏ với Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Kiên
Giang như sau:

1. Mỗi trường cần phải có tủ sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh” với đầy đủ
các đầu sách.
2. Trong ngành giáo dục cần phải tổ chức Hội thi kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh cho giáo viên và học sinh tham gia.
3. Cần mở rộng giao lưu với nhiều hoạt động đa dạng phong phú về học
tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian
tới.
***
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc thực hiện
chuyên đề “Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ để nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học” được đúc rút qua quá trình
hơn 4 năm ở trường THPT Định An thấy có kết quả tốt. Xin giới thiệu để các
bạn đồng nghiệp tham khảo và bổ sung và chân thành cảm ơn./.
Định An, ngày 09 tháng 4 năm 2012
Người viết SKKN

Trần Văn Nhâm
HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN TRƯỜNG THPT ĐỊNH AN











TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ Chính trị về
tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
2. Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục &ĐT về thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”;
3. Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ chính trị về
tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”;
4. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về Giáo dục &ĐT, KH&CN;
5. Các chuyên đề về thực hiện cuộc vận động:
- Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay;
- Giới thiệu tác phẩm: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân”;
- Giới thiệu tác phẩm: “Di chúc” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh;

6. Một số lời dạy và mẩu chuyện về Tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ
Chí - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội năm 2007;
7. Bác là Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản thanh niên - năm 2005;
8. Hồ Chí Minh với Giáo dục - Đào tạo- Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa
– năm 2003;
9. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ- Nhà xuất bản từ điển Bách khoa -
Hà Nội - năm 2007;
10. Đạo đức học…




×