Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Những bí quyết, những kinh nghiệm học tốt các môn học ở phổ thông.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 68 trang )

/>Phương pháp dạy - học Văn
theo tinh thần mới.
1.Tôn trọng sự phản hồi đa dạng.
Nhiệm vụ của giáo viên không phải là diễn giảng cái hay, cái
đẹp của văn bản mà tổ chức các hoạt động và hỗ trợ để học
sinh tự phát hiện ra cái hay, cái đẹp đó.
Học sinh chủ yếu đọc tác phẩm trước ở nhà hay ở thư viện
và giáo viên có nhiều cách để kiểm tra học sinh có đọc tác
phẩm trước hay không.
Ví dụ nêu một số câu hỏi về tác phẩm mà các em phải đọc.
Ở lớp chỉ đọc to văn bản ngắn hay từng đoạn văn (đối với
những tác phẩm dài thì chỉ chọn đọc to những đoạn đặc sắc)
để phân tích và thảo luận, chia sẻ các cảm xúc và ý tưởng
nảy sinh từ việc đọc dưới hình thức nói và viết (có thể dưới
các hình thức khác như vẽ tranh, đóng kịch, làm phim, sáng
tác nhạc tùy theo năng khiếu, sở thích và hứng thú của học
sinh).
/>Giáo viên phải tạo được môi trường để học sinh được tự tin
và tự do trình bày quan điểm, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc.
Tôn trọng tính cách và cá tính sáng tạo của mỗi học sinh khi
viết và nói.
Khích lệ những suy nghĩ độc đáo, mới lạ và tích cực. Khích
lệ những ý kiến tranh luận, phản biện có cơ sở lí lẽ. Tôn
trọng và tiếp nhận tích cực các phản ứng đa dạng từ phía
người học.
Mặt khác, cần giáo dục học sinh tinh thần cộng đồng, ý thức
trách nhiệm đối với xã hội và môi trường tự nhiên. Giáo dục
học sinh ý thức trân trọng di sản ngôn ngữ, văn học và văn
hóa dân tộc, đồng thời có những hiểu biết phổ thông về văn
học nước ngoài để có khả năng thấu hiểu, đồng cảm với các
dân tộc khác.


Giáo viên cũng cần tập học sinh làm việc theo từng cặp hay
theo nhóm để các em không chỉ phát biểu với thầy cô mà
còn trao đổi, tranh luận với nhau.
Trong khi học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên cần đi
đến các nhóm để quan sát và hỗ trợ từng nhóm một, giúp các
em biết cách đặt câu hỏi, biết cách nêu vấn đề và thảo luận.
/>Diễn biến của mỗi giờ dạy không được định trước mà căn cứ
vào nhu cầu và mối quan tâm của học sinh. Nói cách khác,
giáo viên phải điều chỉnh các hoạt động dạy học trong từng
giờ học sao cho phù hợp với phản hồi của học sinh đối với
văn bản.
Giáo viên cần tôn trọng những đánh giá, phản hồi đa dạng
của học sinh, và cần tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp
với sự đa dạng đó.
Học sinh cũng phải tự ghi chép theo cách của mình, chứ
không chép nguyên nội dung mà giáo viên viết trên bảng
như nhiều giờ học Ngữ văn hiện nay.
Giáo viên tuyệt đối không được đọc, viết trên bảng hay trình
chiếu trên màn hình chi tiết các nội dung của bài học để học
sinh viết lại như viết chính tả.
Tác dụng kỳ diệu từ nghệ thuật đọc
Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, ở các lớp tiểu học, nhất là
lớp 1, 2, 3, giáo viên phải thường xuyên đọc diễn cảm các
tác phẩm văn học cho học sinh nghe. Đối với các lớp ở trung
học cơ sở và trung học phổ thông, việc đọc to và diễn cảm
các tác phẩm văn học cũng hết sức cần thiết.
/>Sau khi đọc xong, giáo viên cho học sinh nêu nhận xét, phát
biểu cảm tưởng và nói về ý nghĩa của tác phẩm đối với các
em. Chú ý khơi gợi để học sinh thể hiện thái độ hay nói về
những lựa chọn hành xử có thể có khi đặt mình vào hoàn

cảnh của nhân vật, liên hệ bối cảnh của tác phẩm với những
trải nghiệm của các em. Làm như vậy sẽ giúp khuyến khích
các em có những phát biểu đa dạng.
Nhờ những nhận xét và phát biểu đó, giáo viên có thể biết
được cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, nhu cầu và sự phát triển
nhân cách của từng học sinh.
Cũng bằng cách đó, bài học giúp các em trưởng thành trong
tình cảm và nhận thức, có bản lĩnh, nghị lực và khả năng đối
mặt với những tình huống phức tạp, éo le, khó khăn, những
thách thức không lường trước được trong cuộc sống.
Ở bậc tiểu học, đọc to tác phẩm văn học chủ yếu là công việc
của giáo viên, nhưng học sinh cũng cần có cơ hội làm việc
này. Giáo viên nên có sự chuẩn bị trước để đọc cho diễn
cảm, tạo được hứng thú, đồng cảm ở học sinh.
Việc đọc to tác phẩm giúp học sinh nắm được tốt hơn cốt
truyện, sự phát triển tính cách nhân vật; cảm nhận được sâu
/>sắc hơn hình tượng nghệ thuật của tác phẩm và những câu
văn trau chuốt trong tác phẩm, có lợi cho việc phát triển
năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.
Đối với học sinh các lớp đầu cấp tiểu học, sau khi đọc xong
một câu chuyện, giáo viên có thể dành thời gian cho các em
thực hiện những hoạt động mà các em lựa chọn: viết về câu
chuyện này, đọc lại cho bạn mình nghe hay tự đọc một mình,
vẽ một nhân vật trong truyện, đóng kịch,
Sau đó chia sẻ kết quả của mình với các bạn khác. Theo cách
này, học sinh được tự khám phá, thử nghiệm và phát triển
năng lực nhận thức. Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt
động, hỗ trợ và chia sẻ thêm các trải nghiệm của mình khi
cần thiết.
Các hình thức kể chuyện, đóng vai, đọc thơ, ngâm thơ và các

trò chơi ở trong lớp là những hình thức thích hợp giúp học
sinh tiểu học cảm nhận sâu sắc hơn tác phẩm văn học, giúp
các em có thêm nhiều trải nghiệm về cuộc sống.
Qua hình thức đóng kịch, học sinh chuyển thể tác phẩm văn
học từ thể loại này sang thể loại khác, các em hiểu sâu hơn
/>cốt truyện, nhân vật, xung đột, ngôn ngữ đối thoại của tác
phẩm.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cũng chú ý sử dụng các trò chơi
ngôn ngữ đối với những học sinh tiểu học. Các trò chơi này
sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp và tinh tế của ngôn
ngữ, phát triển vốn từ, khả năng suy luận, khả năng tương
tác và làm việc theo nhóm, tinh thần cạnh tranh lành mạnh.
Các trò chơi ngôn ngữ cũng giúp học sinh thư giãn và có
hứng thú đối với việc học…
/>Tuyệt chiêu dùng sơ đồ cây với môn Địa lý
Cô nàng bật mí nhiều bí kíp học các môn xã hội
Tuyệt chiêu sử dụng sơ đồ hình cây (mindmap) để xác
định nội dung chính, phụ giúp thủ khoa Lương Thùy Vy -
Thủ khoa ĐH Luật TPHCM - đạt điểm 10 tuyệt đối trong
kì thi tuyển sinh đại học 2013.
Thủ khoa đạt điểm 10 môn Địa như thế nào?
/>Theo tôi, mấu chốt môn Địa không phải học thuộc lòng mà
là bạn phải có tư duy đồng tâm, khái quát vấn đề và ghi nhớ
theo cách riêng của mình.
Ví dụ, tôi thường phân loại: trong Địa lí bao gồm Địa Tự
nhiên và xã hội, trong địa tự nhiên bao gồm vị trí địa lí, khí
hậu,địa hình, đất, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên ; địa xã
hội bao gồm lịch sử phát triển lãnh thổ, dân cư (dân số,
chủng tộc ), các ngành kinh tế (nông, công nghiệp, dịch
vụ ).

Phần đầu SGK Địa 12, phân tích các yếu tố tự nhiên, xã hội
ở VN nói chung đây là cơ sở để ta phân tích các thành phần
tự nhiên, xã hội, mạnh yếu của các 7 vùng lãnh thổ khác
nhau.
Tôi biết nhiều bạn thường học tủ các nội dung của 7 vùng
lãnh thổ vì nghĩ là nội dung trọng tâm và làm ngơ các nội
dung mang tính đại cương.
Với tôi, một khi đã nắm vững những khái niệm tổng quát
nhất, tôi tiếp tục đối chiếu với từng vùng, chú ý những mạnh
yếu của từng vùng rồi tiến đến so sánh thuận lợi, hạn chế
/>giữa những vùng có nhiều tương đồng hay khác biệt về mặt
tự nhiên hay KT-XH.
Tóm lại, dựa trên tư duy này cộng với vốn sống tích lũy từ
sách báo, các bạn có thể nắm vững một cách rõ ràng, có định
hướng phần lí thuyết môn Địa.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khi viết bài luận, không
nhất thiết phải viết nguyên văn diễn đạt trong SGK, dựa trên
cách hiểu của mình, mình có thể làm chủ ngòi bút, vận dụng
uyển chuyển cũng cùng một nội dung kiến thức cho nhiều
dạng đề khác nhau.
30 phút mỗi ngày vẽ biểu đồ
Tôi chia sẻ kĩ năng vẽ biểu đồ, đề thi Địa truyền thống, dù là
thi tốt nghiệp hay đại học đều dành 30% số điểm cho vẽ và
phân tích biểu đồ vì thế bạn phải rèn kĩ năng này. Việc vẽ
biểu đồ cơ bản không quá phức tạp vì biểu đồ chỉ bao gồm
các dạng: biều đồ tròn, cột, miền, đường, biểu đồ kết hợp
Cách vẽ các dạng biểu đồ này được hướng dẫn rất cụ thể
trong nhiều tài liệu khác nhau, các bạn nên tham khảo ý kiến
thầy cô hay các anh chị khóa trước để tìm đọc và tự học, tự
luyện: dành khoảng 30 phút mỗi ngày để vẽ một bài tập biểu

/>đồ vì càng luyện nhiều thì tốc độ vẽ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm
nhiều thời gian cho các câu luận.
Vận dụng kiến thức bên ngoài
Nhiều bạn thường gặp khó khăn trong việc đạt điểm tối đa
câu hỏi nhận xét, phân tích. Cá nhân tôi nghĩ muốn làm tốt
nội dung này cần xác định được rõ ràng yêu cầu của đề,
tránh việc ưa gì viết nấy. Khi chỉ ra các con số cần kèm theo
nhận xét nguyên nhân có con số này, vì sao một hiện tượng
địa lí có xu hướng tăng, giảm, biến động
Tư liệu để giải quyết nội dung này không nằm ngoài nội
dung lí thuyết trong SGK. Nắm vững được nội dung lí thuyết
là cơ sở để làm tốt đánh giá nhận xét biều đồ.
Cùng với đó, những hiểu biết về tình hình thời sự hằng ngày
cũng rất quan trọng. Các bạn cứ suy nghĩ thế này, nội dung
trong sách thì ai ai cũng biết, ai ai cũng có thể viết ra đươc,
chính những dữ liệu bên ngoài lại thể hiện được sự hiểu biết
của người viết nên bài thi đó sẽ được đánh giá cao.
Tuy nhiên, điều đó lại dẫn đến việc nhiều bạn tham lam,
khoe kiến thức bằng việc viết thật nhiều những gì mình biết
mà lãng quên các nội dung trong SGK. Điều này rất tai hại
/>vì với tính chất kì thi quốc gia, chung đề, chung đáp án,
người ra đề tất nhiên phải dựa trên kiến thức chung để soạn
đáp án.
Nếu bạn toàn viết những gì mình biết dù những tri thức đó là
đúng bạn cũng chỉ được điểm thưởng không quá 0.5đ cho
một câu hỏi 3đ. Lời khuyên: hãy viết những nội dung chính,
chắc chắn đúng trước, còn thời gian thì đưa hiểu biết của bản
thân vào sau.
Học Địa từ Atlat
Học môn Địa cũng sẽ hiệu quả hơn nếu các bạn kết hợp với

Atlat. Học tới bài nào thì mở Atlat ra xem, lối học giàu hình
ảnh sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc học các tiểu tiết
như phân bố của các loại khoáng sản, nhà máy điện, sông
ngòi Lưu ý, khác với thi tốt ngiệp, thi đại học không cho
phép mang Atlat, các bạn nhớ nhé!
Luôn luôn đặt câu hỏi. Ví dụ: khi xác định sự phân bố của
các nhà máy thủy điện và nhiệt điện ở VN, các bạn phải tự
hỏi vì sao nhiệt điện chủ yếu phát triển ở Miền Bắc và Nam,
mà không phải miền Trung…
/>Môn Địa có sự liên kết chặt chẽ giữa việc học lí thuyết và
thực hành. Kiến thức trong SGK thì ai cũng có thể nắm
được, kì thi tuyển vì thế phân loại đánh giá học sinh dựa trên
khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề của thí sinh.
Hãy lưu ý kĩ năng hay kiến thức cơ bản có vai trò quan
trọng như nhau và tương hỗ cho nhau.
Giống với Lịch sử, bạn nên chia thành các tiểu mục khi trả
lời các câu hỏi Địa để bài thi được rõ ràng tường minh.
Tuy nhiên, trong mỗi tiểu mục, bạn nên gạch đầu dòng cho
từng ý một, hết một ý lại gạch đầu dòng cho ý tiếp theo;
không nên viết thành một đoạn văn dài trong bài thi Địa; các
bạn cũng có thể viết một câu dẫn cho câu trả lời song phải
hết sức ngắn gọn, không dài dòng lôi thôi hay màu mè; còn
phần kết bài thì cá nhân tôi nghĩ là không cần thiết trong
trường hợp này.
/>Cách học Lịch sử muốn
quên cũng khó.
Nhiều bạn cho rằng đây là môn “khó nhai” nhất trong 3
môn thi xã hội nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể tự
học và đạt điểm cao nếu có phương pháp học đúng. Với
môn học này, mình đề cao việc học hiểu.

Luôn hỏi vì sao
/>Khi tiếp cận với bất kì đơn vị kiến thức nào, các bạn phải
hiểu được bản chất, nguyên nhân, tác động của nó; đừng chỉ
đọc đi đọc lại một con số nào đó mà không hiểu nó mang ý
nghĩa gì!
Khi học sử, hãy luôn đặt câu hỏi tại sao? Vì sao Đảng CSVN
chính thức nắm vai trò lãnh đạo cách mạng giải phóng dân
tộc từ năm 1930 mà không phải mốc thời gian sớm hay
muộn hơn? Vì sao ngày 9/3/1945 phát xít Nhật đảo chính
Pháp mà không phải ngay từ năm 1940 khi Nhật đặt chân
vào lãnh thổ nước ta?
Đừng bao giờ mặc nhiên chấp nhận một con số, một ngày
tháng có sẵn, hãy hiểu nó hơn là buộc mình phải nhớ nó.
Một khi đã hiểu bản chất của một sự kiện, tôi chắc rằng bạn
muốn quên cũng khó.
So sánh đối chiếu
Lịch sử là một dòng chảy liên tục không dừng lại, hãy phân
kì các giai đoạn lịch sử, hiểu được nội dung khái quát của
từng giai đoạn, tránh nhầm lẫn sự kiện.
Cách học này, là cơ sở để so sánh đối chiếu một hay nhiều
đối tượng lịch sử ở từng giai đoạn thời gian khác nhau và
/>đưa ra đánh giá nó phát triển theo chiều hướng nào: tích cực
hay tiêu cực?
Học Sử phải biết chọn lọc
Học Sử tất nhiên phải biết chọn lọc, đánh giá mức độ nặng
nhẹ của từng sự kiện để biết được cái gì cần đặc biệt coi
trọng cái gì có thể lướt qua
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ kì thi đại học và cả kì thi học sinh
giỏi quốc gia cho thấy, đề thi ngày càng có xu hướng đánh
giá kiến thức toàn diện của thí sinh.

Thực tế, người ra đề có thể hướng đến những sự kiện lịch sử
ít được chú ý hơn để kiểm tra xem học sinh có học một cách
toàn diện hay chỉ “tủ” những bài trọng tâm?
Kĩ năng làm bài môn Sử
Cũng như môn Văn, bên cạnh nền tảng kiến thức, các bạn
cũng phải coi trọng kĩ năng viết bài luận Sử. Không nên viết
một bài luận không đầu không cuối như một đoạn văn thật
dài từ trang này sang trang kia, đó không phải một bài luận
sử. Lịch sử là một môn khoa học xã hội, viết bài luận bao
/>gồm mở, thân, kết; trong thân bài lại bao gồm những đoạn
nhỏ hơn.
Bản thân mình thích lối mở bài tường minh khi viết luận Sử
chứ không nên quá trau chuốt, cầu kì như môn Văn. Trong
thân bài, tùy đề bài mà xác định các luận điểm lớn và chia
thành tiểu mục như 1,2,3 hay a,b,c trong mỗi tiểu mục cũng
có thể chia thành từng tiểu mục nhỏ hơn.
Viết sử giống viết Văn ở chỗ đó là phải viết có luận điểm,
định hướng rõ ràng. Kết bài mình thường nghiêng về đánh
giá khái quát lại toàn bộ nội dung chủ đề của bài luận, rồi
mở ra phương hướng phát triển của nó ở những giai đoạn
lịch sử tiếp theo.
Kết bài đồng thời cũng là cơ hội để các bạn đưa ra ý kiến
chủ quan hay cảm nhận của mình về ý nghĩa của sự kiện đó
song chỉ nên giới hạn trong một câu là đủ vì các bạn phải ý
thức mình đang viết luận sử chứ không phải một bài văn
biểu cảm.
/>HSG quốc gia chia sẻ bí quyết học Lịch sử
Hoàng
Anh, Minh Trang và các bạn học sinh giỏi quốc gia môn
Lịch sử của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu chụp ảnh

cùng cô giáo trong lễ trao giải học sinh giỏi Lịch sử tại
Quốc Tử Giám
Theo chia sẻ của những học sinh giỏi Lịch sử quốc gia,
học Lịch sử không hề quá khó.
Học Sử bằng sơ đồ kiến thức
Nguyễn Thị Hoàng Anh - Giải nhì học sinh giỏi quốc gia
môn Lịch sử, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Phan
/>Bội Châu (Nghệ An) - cho rằng, để học tốt môn Lịch sử,
trước hết cần phải có niềm đam mê, yêu thích với môn học.
“Nhiều bạn cho rằng môn Lịch sử quá nhiều sự kiện, khó
nhớ, khó học. Tuy nhiên, nếu có phương pháp học tốt các
bạn sẽ thấy môn này không chỉ dễ học mà còn rất hấp dẫn” –
Hoàng Anh tâm sự.
Kinh nghiệm học Sử của Hoàng Anh cũng rất đơn giản. Điều
quan trọng đầu tiên là ở trên lớp phải tập trung nghe giảng,
ghi chép bài đầy đủ; tích tham gia xây dựng bài…
Đồng thời, phải ghi chép lại những nội dung khó hiểu, khó
nhớ để tham khảo ý kiến bạn bè, thầy cô ngay sau tiết học;
nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học.
Ở nhà, đọc lại sách giáo khoa hoặc vở ghi nội dung bài cần
học, nhớ tên bài, các mục lớn trong bài. Đọc từng mục cụ
thể, gạch chân dưới các sự kiện, các nội dung quan trọng.
Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa sau mỗi bài học và sử
dụng vở nháp để hệ thống lại kiến thức đã học; lập bảng
thống kê các sự kiện, so sánh nội dung. Cần nhớ, luôn xem
trước nội dung bài học mới sẽ học tiếp theo.
/>Hoàng Anh cho rằng, cách học thuộc tốt nhất là vẽ sơ đồ cây
kiến thức để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử với nhau, từ đó
xâu chuỗi các giai đoạn lịch sử.
Nếu có điều kiện, nên tham khảo sách nâng cao, các tài liệu

liên quan đến môn Lịch sử qua sách báo hoặc internet.
Game lịch sử cũng là kênh tham khảo hay
Cùng quan điểm với Hoàng Anh, Trần Thị Minh Trang -
Giải nhì học sinh giỏi quốc gia Lịch sử, học sinh lớp 11 C2
trường THPT chuyên Phan Bội Châu - cũng cho rằng:
Để học tốt Sử, trước hết phải chăm chú nghe giảng trên lớp,
ghi bài đầy đủ, hiểu đúng bản chất sự kiện và tìm được mối
liên hệ với các sự kiện với nhau.
Trang cho biết, kiến thức Lịch sử có mối liên hệ với nhau
theo chiều dài thời gian nên khi học, Trang thường chia ra
từng giai đoạn để học. Với các sự kiện khó nhớ, nên ghi ra
giấy nhớ và dán ở những chỗ dễ thấy.
Để hiểu sâu, nhớ lâu môn Lịch sử, nên học theo từng ý.
Đồng thời, làm giàu kiến thức Sử, bên cạnh tập trung vào
sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, nên tìm đọc qua
/>sách báo, truyện – phim tư liệu lịch sử, thậm chí cả một số
game lịch sử.
Chia sẻ kinh nghiệm khi vào phòng thi, Trang nhắn nhủ:
Kiến thức Lịch sử dài và thời gian thì có hạn nên bài làm
trước hết cần gạch ý ra ngoài giấy nháp, đồng thời phải căn
chỉnh thời gian hợp lý.
Bài Sử nên tập trung thẳng vào vấn đề, không lan man, các
dẫn chứng phải luôn kèm theo sự kiện lịch sử.
“Với những người đã nắm chắc kiến thức Sử nên làm theo
một trình tự khoa học để tránh sót kiến thức; tuy nhiên, với
bạn chưa tự tin lắm, nên làm trước những câu mình tự tin
làm được trước.
Đặc biệt, trong phòng thi không nên quá căng thẳng vì tâm
trạng đó cũng rất dễ khiến bị rơi rớt kiến thức khi làm bài” –
Trang chia sẻ.

/>Bí quyết học tốt Toán hình học không gian
Đối với môn Toán thì có lẽ phần hình học không gian sẽ
làm bạn thấy lúng túng. Nhưng nếu có phương pháp thì
có thể giải quyết môn hình học trừu tượng ấy một cách
khá đơn giản.
/>1. Nắm chắc lí thuyết
Khác với Toán đại số, phần hình học không gian đòi hỏi bạn
cần phải nắm bắt và hiểu thật rõ lí thuyết. Thậm chí là cần
phải học thuộc tất cả các định lí, định nghĩa quan trọng.

Bởi điều này sẽ quyết định tới việc vẽ hình của bạn. Sẽ
không vẽ được hình nếu không nắm chắc lí thuyết và đương
nhiên là cũng không thể làm được bài tập. Nhưng chỉ học
thuộc thì chưa đủ, cần phải biết vận dụng vào các bài tập,
biến nó thành kĩ năng mới có thể nhớ lâu được.

2. Biết cách vẽ hình và tưởng tượng

Trước hết cần biết cách vẽ hình, nếu hình sai thì không thể
làm được bài. Và một quy tắc chấm điểm là: vẽ sai hình thì
bài làm sẽ không được tính điểm. Nhìn vào một hình cần
phải biết tưởng tượng.

Điều này tưởng như khó, nhưng thực chất lại khá dễ nếu
thường xuyên rèn luyện: vẽ đường nét đứt khi bị khuất, vẽ
nét liền khi nhìn thấy. Một chú ý nhỏ nữa là hãy vẽ hình
/>bằng bút chì, sau đó mới tô lại bằng bút mực; để tránh
trường hợp vẽ bút mực ngay từ đầu, bởi khi sai sẽ không thể
xóa đi được.


3. Làm nhiều bài tập

Hình không gian thực chất không khó, chỉ cần làm nhiều bài
tập và cố gắng ghi nhớ là có thể dễ dàng đạt được điểm. Hãy
biết cách học theo các dạng bài khác nhau, không nên học
theo kiểu tràn lan, không rõ dạng vì như vậy sẽ rất khó để có
thể học tốt phần hình này.

4. Chọn sách tham khảo

Không phải bất cứ sách tham khảo nào cũng tốt, bạn nên biết
cách chọn sách sao cho phù hợp với mình. Nhưng cuốn sách
đó nên có những phần như sau: trước hết cũng tóm tắt lại lí
thuyết trong sách giáo khoa và cho ví dụ cụ thể. Sau đó là
bài tập được phân dạng và phải có đáp án, với lời giải chi tiết
rõ ràng.

5. Tìm bằng được đáp án
/>
Khi một bài tập không làm được, bạn nên chủ động nhờ thầy
cô giảng giúp, không giấu dốt. Hăng hái phát biểu và chữa
bài ngay trên lớp để khắc sâu kiến thức. Cùng nhau chia sẻ
bài tập với các bạn trong lớp, sẽ biết được nhiều dạng bài
hay, bởi “học thầy không tày học bạn”.

Nhiều bạn có tư tưởng là không xem đáp án khi không làm
được bài, vì cho rằng đó là điều không tốt. Nhưng không
phải như vậy bạn ạ, nên và cần xem đáp án.

Vì khi đã làm được bài cũng nên tham khảo thêm cách làm

trong đáp án để học hỏi. Khi không làm được thì cần phải
đọc lời giải, sau đó tự trình bày lại theo ý hiểu của mình, biết
biến cái đó thành kiến thức của mình.

Nhưng nên tránh việc bê nguyên đáp án chép vào vở, vì như
vậy chỉ làm cho bạn mất thời gian mà không có kiến thức.
Khi biết cách biến kiến thức trong sách, thành kiến thức của
mình thì bạn sẽ làm tốt hầu hết các dạng toán.

/>Đừng bao giờ gây cho mình áp lực rằng: Hình học không
gian rất khó và không thể làm được. Thay vì đó hãy tạo sự
hưng phấn khi học, tìm những phương pháp để giúp mình
học tốt hơn!
Cách đơn giản tạo hứng thú trong giờ học Tiếng Anh

×