Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh hiệp định evfta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

h

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG
BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA

GVHD: Th.S LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG
SVTH: ĐẶNG THỊ CẨM VÂN

SKL009873

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ
______ _______

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

h


ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH HIỆP
ĐỊNH EVFTA

GVHD: Th.S LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG
SVTH: ĐẶNG THỊ CẨM VÂN
MSSV: 19136117
Khóa: 2019

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: Đặng Thị Cẩm Vân
MSSV: 19136117
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
GVHD: Th.S Lê Trường Diễm Trang
Nhận xét
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................


h

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày... tháng … năm 2022
Giảng viên hướng dẫn

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
SVTH: Đặng Thị Cẩm Vân
MSSV: 19136117
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
GVPB: ...................................................
Nhận xét
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

h

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 2022
Giảng viên phản biện

ii


LỜI CẢM ƠN
Để đề tài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tác giả đã nhận được định hướng và hỗ
trợ của Quý Thầy Cô tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Những
kiến thức quý báu mà tác giả được truyền đạt là cơ sở nền tảng giúp tác giả rất nhiều trong
học tập và làm việc.
Tác giả xin cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Trường Diễm Trang đã tận tình, chu
đáo, hết lòng quan tâm, hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh
nhất.
Do kiến thức và kinh nghiệm chun mơn cịn hạn chế, đề tài nghiên cứu có nhiều sự
phức tạp nên khơng tránh khỏi được thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ Q Thầy Cơ để tác giả có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản
thân, vận dụng tốt hơn trong công việc sau này.

Trân trọng!

h
iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
EVFTA

TÊN TIẾNG ANH
Eropean

Vietnam Free

GIẢI THÍCH
Trade Hiệp định thương mại tự do
Liên minh châu Âu – Việt

Agreement

Nam
4C

CSR

Common

Code


for

Coffee Bộ quy tắc chung cho cộng

Community Association

đồng cà phê

Corporate social responsibility

Trách nhiệm của doanh nghiệp
với xã hội

EU

European Union

Liên minh châu Âu

GDP

Gross Dometic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GPA

Government

Procurement Hiệp định mua sắm chính phủ


Agreement
HACCP

ILO

Hazarrd Analysis and Critical Hệ thống phân tích mơi nguy
Control Point System

hiểm tới hạn

International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

h

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

OEC

The obvervatory of Economic Đài quan sát về sự phức tạp
Complexity

kinh tế

PTNNNT


Phát triển Nông nghiệp Nông
thôn

SCA

Speacialty Coffe Association

Hiệp hội Cà phê Đặc sản Quốc
tế

SPS

Sanitary and Phytosanitary

Hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch động thực
vật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTWTO & HN –

Trung tâm WTO và Hội Nhập

VCCI

– Liên đồn Thương Mại Cơng

nghiệp Việt Nam
iv


UTZ

UTZ Certified

Chứng nhận cà phê ngon

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce

Liên đoàn Thương mại và

and Industry

Công nghiệp Việt Nam

Vietnam Coffee Cocoa

Hiệp hội Cà phê – Ca cao

Association

Việt Nam

World Coffee Research


Tổ chức Nghiên cứu Cà phê

VICOFA

WCR

Thế giới
WTO

World Trade Organization

h
v

Tổ chức thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tóm tắt cam kết thuế quan của EU dành cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam ........................................................................................................................................16
Bảng 1.2 Tóm tắt cam kết thuế quan của Việt Nam dành cho một số sản phẩm xuất khẩu của
EU ...........................................................................................................................................19
Bảng 2.1 Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2019-2021 ..................................................31
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu và thị phần của Cà phê Việt Nam tại EU ...........................39
Bảng 2.3 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước EU từ T8/2020 đến T7/2021 .......40
Bảng 2.4 Chủng loại cà phê EU nhập khẩu từ Việt Nam từ T8/2020 đến T7/2021 ..............41
Bảng 2.5 Tình hình các yếu tố kinh tế của EU giai đoạn 2016-2021 ....................................43
Bảng 3.1 Mô hình liên kết chuỗi bốn nhà sản xuất cà phê.....................................................64

h

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam .....................................................28
Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 .....................30
Biểu đồ 2.3 Giá cà phê xuất khẩu trung bình giai đoạn 2015-2020 .......................................33
Biểu đồ 2.4 Mức trung bình trong tiêu thụ cà phê tại một số nước EU .................................35
Biểu đồ 2.5 Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu trung bình sang EU giai đoạn 2020-2021 .......42

h
vii


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................. i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ xi
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... xi

2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... xii


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... xii

4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. xii

5.

Bố cục nghiên cứu ...................................................................................................... xiii

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ..........................1
1.1

Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xuất khẩu ............................................1

h

1.1.1

Khái niệm xuất khẩu ...................................................................................................1

1.1.2

Đặc điểm của xuất khẩu ..............................................................................................1

1.1.3

Vai trị của xuất khẩu ..................................................................................................2


1.1.4

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ................................................................................4

1.2

Tổng quan về xuất khẩu cà phê ..................................................................................8

1.2.1 Vai trò của xuất khẩu cà phê ...........................................................................................8
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê ...........................................9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê .........................................14
1.3 Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam..................................15
1.3.1 Tổng quan về Hiệp định ................................................................................................15
1.3.2 Nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan đến mặt hàng cà phê của Việt Nam .........22
1.4 Brazil – quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
................................................................................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU........................................................................................................................27
viii


2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam và thị trường cà phê EU .27
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam ..............................................27
2.1.2 Khái quát về thị trường cà phê của EU .........................................................................34
2.2 Thực trạng về xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU .........................38
2.2.1

Kim ngạch xuất khẩu ................................................................................................39


2.2.2

Thị trường xuất khẩu ................................................................................................39

2.2.3

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.......................................................................................41

2.2.4

Giá xuất khẩu ............................................................................................................42

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
EU ..........................................................................................................................................43
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài quốc gia ..................................................................43
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong quốc gia ...................................................................46
2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU ................49
2.4.1 Thành công ....................................................................................................................49
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................................50
2.5 Đánh giá cơ hội và thách thức cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường

h

EU từ Hiệp định EVFTA .....................................................................................................53
2.5.1 Cơ hội ............................................................................................................................53
2.5.2 Thách thức .....................................................................................................................54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
EVFTA ..................................................................................................................................56
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của ngành cà phê Việt Nam ..........56

3.1.1 Quan điểm phát triển .....................................................................................................56
3.1.2 Mục tiêu phát triển ........................................................................................................56
3.1.3 Định hướng phát triển ...................................................................................................57
3.2 Căn cứ đưa ra giải pháp ................................................................................................57
3.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Cà phê của Việt Nam sang EU trong bối
cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA ......................................................................................58
3.3.1 Nâng cao chất lượng cà phê ..........................................................................................58
3.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và hướng đến sản phẩm có giá trị cao .....................59
ix


3.3.3 Áp dụng chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận để gia tăng tính bền vững cho
ngành cà phê Việt Nam ..........................................................................................................62
3.3.4 Tái cơ cấu cây trồng cà phê, chú trọng trồng cà phê đặc sản ........................................63
3.3.5 Đồng bộ các khâu sản xuất bằng đẩy mạnh liên kết chuỗi trong ngành cà phê ............63
3.3.6 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường EU ................65
3.4 Một số kiến nghị .............................................................................................................66
3.4.1 Đối với nhà nước ...........................................................................................................66
3.4.2 Đối với doanh nghiệp ....................................................................................................67
3.4.3 Đối với người dân sản xuất ...........................................................................................67
KẾT LUẬN ............................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................69

h
x


MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chiến lược phát triển toàn diện trong dài hạn của một đất nước đã luôn gắn liền

với xuất khẩu. Cụ thể, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI xác định một trong ba chương
trình lớn trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) chính là xuất khẩu, có ý nghĩa to lớn, tác động
đến các mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước. Một số vai trò quan trọng của xuất khẩu
chính là đóng góp vào ngân sách nhà nước tạo ra nguồn vốn dành cho nhập khẩu, giải quyết
được vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong các nước và khu vực trên tồn cầu, Châu Âu chính là đối tác xuất khẩu quan trọng
của nước ta. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được
ký kết mang đến nhiều hướng xuất khẩu mới cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.
Kể từ ngày 01/08/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp hoạt động giao thương giữa Việt
Nam và 27 nước thành viên thuận tiện hơn với những cam kết ưu đãi áp dụng vào rất nhiều
mặt hàng xuất khẩu từ hai phía. Năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa Việt Nam - EU
đạt hơn 57 tỷ USD với mức tăng 14,2% so với năm 2020 (Bộ Công Thương, 2022). Các
ngành hàng Việt Nam có ưu thế là dệt may, giày dép, gỗ… xuất khẩu sang Liên minh châu

h

Âu gặt hái được những thành tựu đáng tự hào. Trong đó, nơng sản chính là ngành có triển
vọng phát triển nhiều nhất từ hiệp định này. Từ số liệu của Tổng cục Hải quan (2021), tính
đến đầu tháng 12 năm 2021, về các mặt hàng nơng sản chính của nước ta (Cà phê, hạt điều,
cao su, rau quả, gạo, hạt tiêu và chè) đạt khoảng 2,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10,1%
so với cùng thời kỳ năm ngoái; về cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu, mặt hàng chiếm tỷ
trọng cao nhất với 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu là cà phê.
Việt Nam được biết đến là quốc gia lớn thứ 2 thế giới trong xuất khẩu cà phê (chỉ sau
Brazil). Hiện nay, các sản phẩm cà phê của nước ta được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường
như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… Trong đó, Liên minh châu Âu chính là thị trường
nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Thông qua hiệp định EVFTA, mặt hàng cà phê có 93%
dịng thuế về 0%, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm cà phê của nước ta mở rộng thị

phần tại thị trường EU không ngừng nâng cao, khẳng định tầm quan trọng trên thị trường thế
giới.
Tuy nhiên, theo bộ Công Thương (2021), sau 1 năm kể từ ngày hiệp định EVFTA chính
thức có hiệu lực thì Việt Nam xuất khẩu cà phê giảm 13,9% về trị giá và giảm 22,1% về lượng
so với giai đoạn trước hiệp định EVFTA. Nhà xuất khẩu cà phê cũng gặp nhiều khó khăn khi
xi


dịch Covid diễn ra năm 2021 dẫn đến thiếu container và chi phí vận chuyển tăng. Ngồi ra,
cà phê Việt Nam khi xuất khẩu còn nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, tiêu
chuẩn kỹ thuật… do yêu cầu cao từ phía khách hàng tại Liên minh châu Âu. Đồng thời, năng
lực đáp ứng của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam còn hạn chế do thiếu vốn, nguồn
cung ứng vật tư, máy móc thiết bị chế biến; những chiến lược triển khai đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê chưa đạt đến kết quả mong đợi.
Từ những luận cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh Hiệp định
EVFTA” làm khóa luận tốt nghiệp.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
-

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU

-

Đánh giá cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU


-

Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam

h

sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Liên minh

châu Âu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Việt Nam và các quốc gia Liên minh Châu Âu
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2015-2021; Những giải pháp, kiến nghị giúp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê VIệt Nam sang
thị trường EU giai đoạn 2022-2030.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Là phương pháp thu thập dữ liệu có sẵn, đã công

bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng cục Thống kê, Bộ Cơng Thương, tạp chí khoa
học…, những thơng tin có liên quan đến thực trạng xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam trong
giai đoạn 2015-2021; thu thập dữ liệu đã xử lý hoặc chưa qua xử lý để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.

xii



Phương pháp phân tích dữ liệu:


Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được thống

kê và phân tích, dựa kết quả phân tích được đưa đưa ra đánh giá về tình hình xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2015-2021.


Phương pháp logic: Nghiên cứu tổng quát và đi sâu vào chi tiết thực trạng xuất

khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU dựa trên cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa và kết
hợp với kinh nghiệm để đưa ra quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh số liệu để thấy rõ biến động về giá trị,

kim ngạch, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam qua từng năm, từ đó đưa ra các đánh giá khách
quan về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.


Phương pháp nghiên cứu tình huống: nghiên cứu quá trình sản xuất và xuất

khẩu cà phê của Brazil, từ thực tế đó rút ra kinh nghiệm cho ngành cà phê Việt Nam.
5.


Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục hình ảnh, danh mục từ

h

viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận được kết cấu 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề chung về xuất khẩu cà phê
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường EU
trong bối cảnh hiệp định EVFTA

xiii


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu có rất nhiều và đa dạng, tùy theo từng trường hợp và từng quan
điểm mà mỗi bộ luật, tổ chức, tác giả đều đưa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau. Sau
đây là một số khái niệm về xuất khẩu mà tác giả đã tìm hiểu được:
Tại Khoản 1 Điều 28 số 36/2005/QH11, Luật Thương Mại (2005), “Xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Theo Nguyễn Quang Hùng (2010) thì “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc
dịch vụ ra nước ngồi căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết” (p.38).
Tóm lại “Xuất khẩu” là hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ vượt qua biên giới
quốc gia trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ. Tiền tệ được sử dụng trong xuất khẩu có thể là
đồng tiền theo quốc gia của người mua hàng hay người bán hàng hoặc một quốc gia thứ ba
khác.
1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu


h

Hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ từ nội địa
giữa các quốc gia với nhau, do diễn ra ở phạm vi quốc tế nên gặp nhiều rào cản và khó khăn
hơn so với hoạt động kinh doanh mua bán và trao đổi hàng hóa được thực hiện trong nước.
Dựa theo Nguyễn Thị Hường & Tạ Lợi (2007) và khái niệm xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu
có những đặc điểm của được rút ra như sau:
Thứ nhất, đối tượng tham gia là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia ở hai hoặc
nhiều nước khác nhau. Do khách hàng không phải là người trong nước nên có sự khác nhau
giữa ngơn ngữ giao tiếp, pháp luật, văn hóa… Vì vậy, doanh nghiệp thương mại quốc tế không
thể dùng phương thức mua bán tương tự như đối với khách hàng nội địa. Các nhà xuất khẩu
muốn được giao thương bền vững với nước ngồi cần tìm hiểu sâu về thị trường nước nhập
khẩu để nghiên cứu và cho ra mặt hàng đủ tiêu chuẩn được đề cập trong các chính sách, tiêu
chí đánh giá, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng nước ngoài nhằm giữ mối
quan hệ hợp tác lâu dài.
Thứ hai, hình thức giao thương phổ biến trong hoạt động xuất khẩu là mua bán thông
qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn.
1


Thứ ba, thị trường kinh doanh của xuất khẩu rộng lớn, phức tạp, khó tiếp cận và có nhiều
nhân tố tác động hơn thị trường trong nước. Để xuất khẩu thành công và mang về lợi nhuận,
nhà xuất khẩu không thể bỏ qua bước thực hiện công tác nghiên cứu và đưa ra chiến lược xuất
khẩu thích hợp.
Thứ tư, các nghiệp vụ gắn liền với xuất khẩu như: ký kết hợp đồng, thanh tốn, vận
chuyển… có quy trình phức tạp và bị tác động bởi rủi ro chủ quan lẫn khách quan địi hỏi các
doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên môn cao, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kinh nghiệm kinh
doanh xuất khẩu.
Thứ năm, pháp luật áp dụng trong q trình thực hiện xuất khẩu khơng chỉ dựa theo luật

pháp của các bên tham gia mà còn là các hiệp định, công ước quốc tế, luật thương mại quốc
tế, tập quán quốc tế.
Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu không chỉ bị ảnh hưởng từ các rủi ro mang yếu tố chủ
quan mà còn bị ảnh hưởng bởi những rủi ro khách quan như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh
trong khi hàng hóa được vận chuyển.
1.1.3 Vai trị của xuất khẩu
Trong thời đại có sự gắn kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực trên toàn cầu, nền kinh tế của

h

các quốc gia đều mở rộng, việc mua bán giao thương hàng hóa sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn
rất nhiều thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất khẩu là hoạt động đầu tiên trong thương
mại quốc tế, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thế giới, quốc gia và doanh nghiệp.


Đối với nền kinh tế thế giới
Sự phát triển nền kinh tế trên tồn cầu có quan hệ mật thiết với xuất khẩu vì đây là nội

dung chính của giao thương hàng hóa quốc tế. Nhờ vào hoạt động xuất khẩu, các quốc gia sẽ
khai thác được nhiều nhất về lợi thế cạnh tranh của mình để xuất khẩu những mặt hàng có ưu
thế hoặc nhập khẩu mặt hàng mà mình khơng có ưu thế hoặc khơng sản xuất được. Thông
qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa liên quốc gia sẽ góp phần gắn kết nhiều hơn hoạt
động sản xuất và tiêu thụ trên thế giới, tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.
Hoạt động xuất khẩu khiến cho các quốc gia sẽ tập trung vào nghiên cứu, đưa ra sản xuất mặt
hàng có ưu thế, đầu tư máy móc, thiết bị và nâng cao trình độ kỹ thuật người lao động. Từ đó,
cũng tác động vào q trình phân cơng lao động quốc tế do sự chun mơn hóa trong sản xuất
các mặt hàng, đưa quy mô và chất lượng sản phẩm cung ứng cho toàn cầu ngày càng tăng lên
và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.

2





Đối với nền kinh tế nước xuất khẩu
Theo Bùi Xuân Lưu & Nguyễn Hữu Khải (2007), một số lợi ích của xuất khẩu đối với

nền kinh tế nước xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu vừa cung cấp vốn cho chính phủ thực hiện chính sách tái đầu tư vào
các lĩnh vực khác vừa tạo ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Mỗi quốc gia đều
có nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ mà đất nước mình khơng có. Để hoạt động
nhập khẩu diễn ra, cần phải có ngoại tệ, nguồn ngoại tệ được thu về từ hoạt động xuất khẩu
giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Ngoài ra, nguồn ngoại tệ này đóng góp vào ngân sách
phục vụ cho chun mơn hóa – hiện đại hóa đất nước, quyết định quy mơ, tốc độ tăng trưởng
đối với nền kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đóng góp vào sự chuyển dịch
cơ cấu của nền kinh tế. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu, cơ cấu
ngành được thay đổi và các doanh nghiệp có các phương án tăng thêm năng suất sản xuất
hàng hóa với mục tiêu xuất khẩu. Cụ thể hơn về quan điểm này là:
- Xuất khẩu tạo ra cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, ổn định sản xuất và
tạo thế mạnh nhờ quy mô.

h

- Xuất khẩu cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tăng khả năng tiêu
dùng của quốc gia, một đất nước có thể tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn khả năng quốc gia đó
tự sản xuất.
- Xuất khẩu thúc đẩy phân công lao động và nâng cao trình độ của người tham gia sản
xuất, phát huy được tính chun mơn hóa cao trong mỗi ngành nghề.
- Xuất khẩu giúp cho dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng lên, thu hút đầu tư từ nước

ngoài đưa kinh tế đất nước trở nên hiện đại hơn.
Thứ ba, xuất khẩu mang đến chuyển đổi theo chiều hướng tích cực cho vấn đề xã hội,
góp phần tăng số lượng người dân có việc làm và ổn định chất lượng đời sống cho người dân.
Để đạt được mụa tiêu về sản lượng hàng hóa cho xuất khẩu, rất nhiều lao động sẽ được doanh
nghiệp tuyển dụng. Do đó, hoạt động này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, người dân có việc làm,
mang về thu nhập ổn định dài lâu. Hơn nữa, xuất khẩu đem lại cho quốc gia nguồn ngoại tệ,
tạo vốn cho nhập khẩu đa dạng hàng hóa, tăng sự lựa chọn phù hợp với các mục đích khác
nhau thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân.
Thứ tư, xuất khẩu giúp tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Thông qua xuất khẩu, các
hoạt động ngoại thương khác như: tín dụng quốc tế, bảo hiểm quốc tế, chuyển giao kỹ thuật
3


– công nghệ sản xuất… giữa các quốc gia với nhau được phát triển hơn. Ngược lại, kinh tế
đối ngoại phát triển là cơ sở đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được tiến hàng thuận tiện và
nhanh chóng.


Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Theo Bùi Xuân Lưu & Nguyễn Hữu Khải (2007), xuất khẩu mang về nhiều lợi ích đối

với doanh nghiệp, dưới đây là một số vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp
ngoại thương:
Thứ nhất, nhờ xuất khẩu mà doanh nghiệp có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ra
phạm vi rộng hơn bên ngoài quốc gia, tham gia cạnh tranh trực tiếp với nhiều quốc gia về
chất lượng, chủng loại, giá cả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng và khơng ngừng nâng
thương hiệu, gia tăng thị phần cả trong nước và nước ngồi.
Thứ hai, xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế để duy trì hoạt động kinh doanh, mở rộng quy
mô cho doanh nghiệp.
Thứ ba, xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng thêm quan hệ mua bán với nhiều đối tác

nước ngồi. Qua đó mà doanh nghiệp có cơ hội học hỏi và áp dụng nhiều kinh nghiệm về
quản lý và kiến thức về quy trình sản xuất hiện đại, hợp tác đơi bên cùng có lợi.

h

Thứ tư, q trình sản xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu thu hút nhiều lao động có trình
độ cao cho doanh nghiệp.
Thứ năm, doanh nghiệp phải liên tục cải thiện trình độ quản lý, khả năng điều hành, cải
thiện cơ cấu sản xuất, chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển chung của thế giới để
xuất khẩu thành công.
Thứ sáu, doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội nhờ xuất khẩu do lợi
nhuận thu về giúp đảm bảo chế độ đãi ngộ lao động, giảm thiểu vấn nạn thất nghiệp, tham gia
các hoạt động thiện nguyện, trợ giúp xã hội.
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
a. Xuất khẩu trực tiếp:
“Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch, trong đó người bán (người sản xuất, người
cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín)
để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác” (Đỗ Quốc Dũng
và cộng sự, 2015, p.32).
Theo Phạm Duy Liên (2012), hình thức xuất khẩu trực tiếp có những ưu, nhược điểm
sau:
4


Ưu điểm:
- Nhà xuất khẩu tham gia trực tiếp vào thị trường nước nhập khẩu nên nắm bắt được
những diễn biến trên thị trường và đặc điểm tiêu dùng. Từ đó đưa ra phương án thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Hai bên bàn bạc và thỏa thuận dễ dàng, thông tin được cung cấp trực tiếp nên nhanh
chóng và ít xảy ra hiểu lầm.

- Khơng phụ thuộc vào cơng ty trung gian và khơng tốn chi phí cho môi giới do doanh
nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Nhược điểm:
- Khoảng cách giữa người bán hàng và người mua hàng là rất rộng lớn nên khi thực hiện
q trình mua bán có thể xảy ra một số rủi ro không lường trước được.
- Chi phí giao dịch trực tiếp tốn kém do vậy chỉ hiệu quả khi có đủ số lượng hàng lớn.
- Do sự khác nhau về phong cách giao tiếp và cách thức làm việc nên doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu phải có kiến thức kinh doanh trên thị trường quốc tế, đội ngũ nhân viên thực
hiện nghiệp vụ xuất khẩu có kiến thức chun mơn vững vàng, trình độ cao.
b. Xuất khẩu ủy thác:

h

“Xuất khẩu ủy thác là hình thức mà các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu nhận làm
dịch vụ xuất khẩu của đơn vị khác để nhận hoa hồng dịch vụ ủy thác xuất khẩu” (Nguyễn
Quang Hùng, 2010, p.50).
Theo Nguyễn Thị Hường & Tạ Lợi (2007) về ưu và nhược điểm của xuất khẩu ủy thác:
Ưu điểm:
- Nhà xuất khẩu tận dụng được cơ sở vật chất, vốn và kinh nghiệm của bên trung gian,
học tập nhiều kinh nghiệm kinh doanh của chuyên gia quốc tế.
- Hoạt động tìm kiếm đối tác xuất khẩu và giao dịch có chi phí tiết kiệm hơn so với hình
thức xuất khẩu trực tiếp.
- Nhà xuất khẩu tập trung nguồn lực và nguồn tiền vào sản xuất, tăng chất lượng hàng
hóa xuất khẩu chính của cơng ty.
- Hạn chế nhiều rủi ro cho cả phía mua và phía bán vì cơng ty trung gian có sự am hiểu
về thị hiếu, phong tục tập quán, luật pháp… của thị trường nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu.
Nhược điểm:
- Phải trả chi phí cho người trung gian.
5



- Nhà xuất khẩu khơng có sự liên hệ trực tiếp với thị trường nên mất đi cơ hội khai thác
các thơng tin bổ ích của thị trường.
- Kết quả của chuyến giao dịch phụ thuộc vào thiện chí và kinh nghiệm của tổ chức
trung gian đó.
- Nhà xuất khẩu phải phụ thuộc vào tổ chức trung gian khi muốn liên lạc với nhà nhập
khẩu nên mất nhiều thời gian trao đổi thông tin.
c. Xuất khẩu tại chỗ:
“Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu áp dụng đối với hàng hóa do thương nhân
Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; doanh nghiệp chế xuất) xuất
khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉnh định của thương nhân nước ngồi hàng
hóa đó được giao tại Việt Nam cho thương nhân khác” (Đỗ Quốc Dũng & cộng sự, 2015,
p.25).
Theo Đỗ Quốc Dũng & cộng sự (2015), một số ưu điểm và nhược điểm của hình thức
xuất khẩu tại chỗ là:
Ưu điểm:
- Chi phí bảo hiểm và vận chuyển cho hàng hóa được giảm đáng kể, không cần làm thủ

h

tục hải quan và tiết kiệm được thời gian giao hàng.
- Nhà xuất khẩu giảm được phần nào những rủi ro về các yếu tố khách quan như dịch
bệnh, thiên tai, thời tiết nhằm chủ động nắm bắt và điều chỉnh phương án giao hàng khi có
trở ngại.
Nhược điểm:
- Thủ tục xuất khẩu phức tạp do phải ký hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài.
d. Mua bán đối lưu:
“Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu
kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá

trị tương đương với lượng hàng nhận về” (Tạ Văn Lợi, 2019, p.52).
Theo Nguyễn Thị Hường & Tạ Lợi (2007) về ưu và nhược điểm của hình thức mua bán
đối lưu như sau:
Ưu điểm:
- Khi trao đổi hàng hóa thường hạn chế dùng tiền tệ để thanh toán nên hai bên không
chịu sự ảnh hưởng do tỷ giá biến động khi giao dịch.

6


- Hai bên tiết kiệm được chi phí thanh tốn và giao dịch phải nộp cho ngân hàng vì hạn
chế sử dụng tiền tệ làm trung gian.
- Tạo điều kiện mua bán hàng hóa cho quốc gia bị thiếu ngoại tệ.
Nhược điểm:
- Hình thức mua bán đối lưu có nghiệp vụ phức tạp vì có sự gắn chặt giữa xuất khẩu và
nhập khẩu nên doanh nghiệp thực hiện hình thức này phải có nhiều kinh nghiệm thương mại
trên thị trường quốc tế và thông thạo nghiệp vụ ngoại thương.
- Hai bên đều có thể tăng giá hàng hóa của mình dẫn đến không đảm bảo công bằng khi
trao đổi hàng hóa nên thường phát sinh mâu thuẫn như sự nhượng bộ hay áp đặt.
e. Tái xuất khẩu:
“Tái xuất khẩu là một hình thức kinh doanh quốc tế theo đó hoạt động xuất khẩu diễn
ra cho những mặt hàng ngoại nhập mà chưa qua gia công chế biến ở trong nước” (Nguyễn
Thị Hường & Tạ Lợi, 2007, p.70).
Theo Nguyễn Thị Hường & Tạ Lợi (2007), ưu và nhược điểm của hình thức tái xuất
khẩu là:
Ưu điểm:

h

- Doanh nghiệp ở nước tái xuất có thể kiếm được lợi nhuận mà khơng cần bỏ nhiều vốn.

- Doanh nghiệp trong nước thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu dù chưa đủ khả năng sản
xuất mặt hàng này.
- Hạn chế thâm hụt cán cân thương mại ở nước tái xuất.
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp tái xuất bị áp lực về thời gian xuất khẩu do quy định thời gian tái xuất
hàng hóa.
- Mặt hàng trong hình thức tái xuất khẩu bị hạn chế vì chỉ áp dụng đối với hàng hóa
chưa qua gia cơng hay chế biến tại nước tái xuất.
f. Gia công quốc tế:
“Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên
nhận gia cơng) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt
gia công) để chế biến ra thành phấm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí
gia cơng)” (Tạ Văn Lợi, 2019, p.60).
Theo Nguyễn Thị Hường & Tạ Lợi (2007), ưu và nhược điểm của hình thức gia cơng
quốc tế như sau:
7


Ưu điểm:
-Thúc đẩy chun mơn hóa cho người sản xuất tồn cầu do nước nhận gia cơng có cơ
hội tiếp cận với nhiều công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm sản xuất
hàng hóa.
- Doanh nghiệp đặt gia công tận dụng được lợi thế về chi phí th nhân cơng từ nước
nhận gia cơng.
Nhược điểm:
- Bên nhận gia công nhận được thù lao rẻ do yếu kém về mặt công nghệ, vốn, kinh
nghiệm sản xuất.
- Dễ xảy ra mâu thuẫn về sử dụng nguồn nhân lực của bên gia cơng và bên đặt gia cơng
vì sự khác nhau về luật pháp, tập quán, phong tục, văn hóa.
1.2 Tổng quan về xuất khẩu cà phê

1.2.1 Vai trị của xuất khẩu cà phê
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, địa hình đồi núi và đồng bằng xen kẽ với tài
nguyên đất đai màu mỡ phù hợp với sự sinh trưởng của cây cà phê. Cà phê ở nước ta mang
hương vị đặc trưng, là thức uống gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân. Thương

h

hiệu cà phê nước ta trong những năm vừa qua có vị thế nhất định trên trường quốc tế khi đây
là mặt hàng xuất khẩu ở vị trí thứ hai thế giới chỉ sau mặt hàng gạo của nước ta. Chính vì vậy,
từ lâu cà phê đã trở thành loại cây trồng được chú trọng khai thác và có kế hoạch triển khai
phát triển ngành cà phê từ chính phủ.


Đối với nền kinh tế - xã hội – môi trường
Nhờ xuất khẩu cà phê, nước ta có lượng vốn nhất định cho nhập khẩu, đầu tư thêm nhiều

thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình mở rộng nền công nghiệp và xây dựng quốc gia hiện
đại. Điều này làm tăng tốc độ và quy mô phát triển kinh tế khiến Việt Nam trở thành môi
trường hấp dẫn để đầu tư, thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài. Khi điều kiện phát triển một
ngành được đáp ứng đầy đủ, trình độ chun mơn hóa của đất nước về ngành đó cũng được
cải thiện giúp nước ta nâng cao năng lực cạnh tranh.
Quá trình sản xuất và chế biến cà phê để xuất khẩu đòi hỏi nhiều nhân công, phần nào
giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước. Ngồi ra, nhờ có cơng việc và thu nhập nên người
dân không vướng phải những tệ nạn xã hội, giúp giảm thiểu gánh nặng quốc gia liên quan đến
tiêu cực trong xã hội. Góp phần đưa đất nước trở nên văn minh – giàu đẹp, hòa cùng với sự
phát triển của cầu.
8


Những năm gần đây, nhà nước tập trung vào đề án quy hoạch vùng trồng cây cà phê với

mục tiêu cải thiện chất lượng, nâng cao năng suất của cà phê, tăng sức cạnh tranh của các sản
phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhờ quy hoạch lại vùng trồng cà phê, nạn phá
rừng để trồng cà phê sẽ được kiểm soát chặt chẽ, cà phê được trồng giúp phủ trống đồi trọc,
ngăn chặn sói mịn, sự đa dạng sinh học được bảo tồn, tác động tích cực cho môi trường tự
nhiên của quốc gia.


Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê
Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cà phê

dùng để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Ngoại tệ thu về tạo vốn để mua thêm
các máy móc thiết bị hiện đại từ các nước dẫn đầu trong chế biến cà phê, mở rộng quy mô
sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao để sử dụng các máy móc thiết
bị. Khi áp dụng mơ hình sản xuất hiện đại, chất lượng cà phê sản xuất ra ổn định và đạt chứng
nhận cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế thì doanh nghiệp sẽ được nâng cao uy tín, thu hút nhiều
đối tác nước ngồi, có mặt trên nhiều thị trường khác nhau và năng lực cạnh tranh quốc tế
được cải thiện.


Đối với người sản xuất cà phê

h

Hạt cà phê thu hoạch được có giá trị đáng kể nên mang lại hiệu quả kinh tế hợp lý cho
nơng dân. Vì đặc điểm địa hình là cao nguyên và đồi núi nên người dân không thể tham gia
vào ngành nghề khác để kiếm thu nhập ngoài trồng trọt. Do đó lợi nhuận từ cây cà phê giúp
cho người dân tại vùng đồi núi xóa đói giảm nghèo, đời sống được cải thiện hơn. Ngoài ra,
nhà nước và doanh nghiệp cũng chú trọng việc lai tạo giống cây cà phê, giám sát và hướng
dẫn cách trồng cho ra năng suất cao cũng như cung cấp máy móc thiết bị hỗ trợ thu hoạch cà
phê tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Những hoạt động đó giúp cho người dân bổ sung

thêm nhiều kiến thức về trồng trọt, rút ngắn thời gian lao động chân tay nhưng vẫn cho ra
năng suất cà phê mong muốn.
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê
Việc xem xét và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản phẩm cà
phê trong nước và đưa ra nước ngoài kinh doanh là rất cần thiết. Chính phủ và doanh nghiệp
kiểm sốt và dự báo được những ảnh hưởng từ các nhân tố sẽ hạn chế rủi ro và giải quyết vấn
đề không mong muốn đối với nền kinh tế một cách chính xác trong thời gian ngắn nhất. Xét
về các nhân tố ảnh hưởng theo khơng gian, các nhân tố bên ngồi quốc gia và nhân tố bên
trong quốc gia gây ra sự thay đổi nhất định đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê.
9




Các nhân tố ảnh hưởng bên ngồi quốc gia

Mơi trường kinh tế
Môi trường kinh tế của mỗi quốc gia luôn có sự khác biệt. Theo Philip Kotler và Kevin
Keller (2013), mơi trường kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp theo nhiều hướng. Có nhiều yếu tố để đánh giá môi trường kinh
tế: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi xuất
ngân hàng, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu chi tiêu…
Sự khác biệt về môi trường kinh tế dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ số
dùng để đo lường tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một
quốc gia. Nếu nền kinh tế có chỉ số GDP tăng, thị trường các sản phẩm cũng tăng trưởng theo,
mang đến cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Bốn giai đoạn của chu kỳ kinh doanh
là thịnh vượng, suy thối, khủng hoảng/đình trệ, phục hồi. Trong thời kỳ khủng hoảng hay
thời kỳ suy thối, khi sức chi tiêu của khách hàng giảm thì những sản phẩm có giá thấp sẽ là
sự lựa chọn chủ yếu.
Các yếu tố kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, … cũng có thể dẫn đến làm tăng hay giảm

giá cả hàng hóa. Trong đó, lạm phát được tính bằng mức tăng về chi phí của cùng một giỏ

h

hàng hóa tại hai thời điểm khác nhau, lạm phát bất ổn khiến cho doanh nghiệp không đưa ra
được kế hoạch đầu tư dài hạn (Phạm Thị Hồng Yến, 2012). Lạm phát làm tăng chi phí sinh
hoạt, giá cả tăng khiến người tiêu dùng khó mua hàng hơn, từ đó tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm,
sức mua khơng lớn ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của quốc gia. Thất nghiệp là số lao động
muốn làm việc nhưng khơng tìm được cơng việc, thất nghiệp làm giảm tăng trưởng của nền
kinh tế, tạo nên áp lực xã hội và gây bất ổn cho chính trị (Phạm Thị Hồng Yến, 2012). Tỷ lệ
thất nghiệp cho thấy một đất nước có sử dụng lao động hiệu quả hay khơng.
Vì vậy, mơi trường kinh tế của thị trường nhập khẩu có ảnh hưởng đến khả năng chi trả
và nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp.
Mơi trường chính trị - pháp luật
Mỗi quốc gia đều có hệ thống chính trị - pháp luật đặc trưng tạo nên nhiều thách thức
trong hoạt động sản xuất và chiến lược kinh doanh của công ty. Môi trường chính trị bao gồm:
mức độ ổn định chính trị; cấu trúc chính trị, các chính sách của chính phủ, hệ thống quản lý
hành chính (Philip Kotler & Kevin Keller, 2013). Khi nền chính trị bất ổn sẽ cản trở sự đi lên
10


×