Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI VĂN TÀO

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ

Hà Nội, năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI VĂN TÀO

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH VĨNH LONG

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60.34.72
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học

Hà Nội, năm 2010


2


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Văn Học, Thầy hướng
dẫn trực tiếp học viên hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giảng
dạy các môn học chung, các chuyên đề trong chương trình đạo tạo của khoá học,
qua đó đã truyền đạt cho học viên rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu và
bổ ích.
Học viên xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô, cán bộ phụ trách chuyên
môn và hành chánh của Phòng Quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm và cán bộ,
viên chức khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phòng Quản lý sau đại học và các Phòng, Khoa
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập và nghiên cứu tại trường.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các vị nguyên là lãnh
đạo, lãnh đạo đương nhiệm, các cán bộ, công chức, bạn bè đồng nghiệp của Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật,
Cục Thống Kê, Sở Tài Chính tỉnh Vĩnh Long... đã tạo điều kiện, động viên, giúp
đỡ học viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Học viên xin cảm ơn
mọi sự đóng góp cho việc hoàn thiện luận văn này.
Hà nội, ngày 30 tháng 9 năm 2010.

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC


1

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

6

PHẦN MỞ ĐẦU

7

Lý do nghiên cứu

7

2. Lịch sử nghiên cứu

10

1.

2.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

10

2.2. Tổng quan hoạt động R&D của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp


14

2.3. Tổng thuật một số chính sách và cơ chế hiện hành của Chính phủ và của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, trong hỗ trợ doanh nghiệp.

17

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

19

4. Phạm vi nghiên cứu

20

5. Câu hỏi nghiên cứu

20

6. Giả thuyết nghiên cứu

20

7. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu

21

8. Luận cứ khoa học


22

9. Bố cục chính của luận văn

22

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

23

1. Một số khái niện và cách phân loại R&D

23

1.1. Các khái niệm biên

23

1


1.2. Phân loại R&D

24

1.3. Các loại hình R&D

28

2. Hệ thống đổi mới quốc gia


32

2.1. Lịch sử ra đời của học thuyết hệ thống đổi mới quốc gia

32

2.2. Các thành phần và quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống đổi mới quốc
gia

36

2.3. Những đặc điểm và thực chất của cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia 39
2.4. Vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia
3. Kết luận chƣơng 1

41
43

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH VĨNH LONG

45

1.Thực trạng, nhu cầu về hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Việt Nam
2.

45


Một số thực trạng, nhu cầu tổng quan của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

52

2.1.Về thực trạng, nhu cầu tổng quan của các DN tại Vĩnh Long

52

2.2. Nhu cầu về hoạt động R&D và phát triển công nghệ

56

3. Những đề xuất và kiến nghị của doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc

57

3.1.Những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp đối với nhà nước địa phương 57
3.2.- Những kiến nghị của doanh nghiệp đối với nhà nước trung ương

58

4. Thực trạng, nhu cầu hoạt động R&D của doanh nghiệp chế biến Vĩnh Long59
4.1. Về trình độ của chủ doanh nghiệp

59

4.2. Về nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ


60

4.3. Một số nguyên nhân hạn chế của việc đầu tư vào KH&CN của doanh nghiệp63
5. Kết luận chƣơng 2

64

2


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ
TRIỂN KHAI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH VĨNH
LONG

67

1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế hỗ trợ đổi mới hệ thống công nghệ tại DN
thuộc tầm vĩ mô (cấp Bộ ngành Trung ƣơng và Chính phủ)

67

1.1. Cơ chế và giải pháp ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập

68

1.2. Cơ chế được miễn, giảm thuế thu nhập DN, gồm

68

1.3. Cơ chế miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất


69

1.4. Cơ chế miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

70

1.5. Cơ chế về tín dụng

71

1.6. Cơ chế ưu đãi sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 71
1.7. Cơ chế trích lập Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ đổi mới công nghệ

72

2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế hỗ trợ đổi mới hệ thống công nghệ tại doanh
nghiệp thuộc tỉnh Vĩnh Long

72

2.1. Cơ chế ưu đãi và giải pháp thực hiện đối với dự án đầu tư có thuê cấp đất 73
2.2. Cơ chế và giải pháp thực hiện trong việc ưu đãi thuế và tín dụng

73

2.3. Cơ chế và giải pháp thực hiện về thủ tục hành chính

74


2.4. Cơ chế hỗ trợ và giải pháp thực hiện về các lĩnh vực ưu tiên

75

3. Những cơ chế và giải pháp thực hiện khuyến nghị ban hành, nhằm đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và đổi mới công nghệ đối với doanh
nghiệp chế biến tỉnh Vĩnh Long.

80

3.1. Cơ chế và giải pháp về hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực

80

3.2. Cơ chế và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tài lực

82

3.3. Cơ chế và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về vật lực

83

3.4. Cơ chế và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tin lực

84

4. Kết luận chƣơng 3

84


3


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

86

1.

86

Kết luận

2. Khuyến nghị

89

2.1.Với Chính phủ và Bộ ngành trung ương

89

2.2.Với UBND tỉnh và Sở ngành địa phương

90

2.3.Với doanh nghiệp

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


93

PHỤ LỤC

99

4


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BCVT bưu chính - viễn thong
CĐ-ĐH cao đẳng – đại học
CGCN

chuyển giao công nghệ;

CP Chính phủ
CTy TNHH công ty trách nhiệm hữu hạn
ĐMCN đổi mới công nghệ
DN, DNNVV doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa
GD&ĐT giáo dục và đào tạo
HTĐMQG hệ thống đổi mới quốc gia
KH&CN khoa học và công nghệ
KT-XH kinh tế - xã hội
NCKH nghiên cứu khoa học
NC&TK(R&D) nghiên cứu và triển khai
NĐ nghị định
OECD Organisation for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QĐ quyết định
SHTT sở hữu trí tuệ
SX-KD sản xuất – kinh doanh
TĐKT tập đoàn kinh tế
Tỉnh tỉnh Vĩnh Long
UBND Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1.0. Chi phí của một số đơn vị nghiên cứu thuộc Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam
2. Sơ đồ 2.0. Sơ đồ điều khiển học thể hiện cách tiếp cận đổi mới doanh
nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia
3. Sơ đồ 1.1. Các loại hình R&D
4. Sơ đồ 2.1. Quan hệ giữa các loại hình R&D
5. Sơ đồ 3.1. Mô hình của hệ thống đổi mới
6. Sơ đồ 4.1. Bản chất của hệ thống kinh doanh trong các doanh nghiệp
7. Biểu đồ 1.2. Quy mô vốn và đầu tư của doanh nghiệp
8. Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ của chủ doanh nghiệp
9. Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu

Thời gian qua tại Vĩnh Long và các địa phương khác trong cả nước, hoạt
động R&D đã được triển khai khá mạnh dưới hình thức đề tài, dự án, chương
trình KH&CN với quy mô từ cấp Nhà nước đến cấp cơ sở. Đa số đề tài/dự án là
do các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn hoặc ngoài địa bàn thực
hiện. Số còn lại là do DN tổ chức thực hiện. Một số DN lớn có năng lực tài
chính, đã dùng kinh phí tự có từ các nguồn thu của DN để thực hiện. Một số
DNNVV tiềm lực tài chính có hạn, cũng thực hiện các nhiệm vụ R&D với sự hỗ
trợ một phần tài chính từ ngân sách Nhà nước (Bộ, ngành trung ương, UBND
tỉnh/thành phố).
Tuy nhiên, kết quả từ hoạt động R&D của DN Việt Nam nói chung và Vĩnh
Long nói riêng vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng so với thế giới.
Nguyên nhân hạn chế là …hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước còn mang
nặng suy nghĩ từ nền kinh tế “bao cấp”, chưa chủ động nghiên cứu xây dựng
chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế quốc
tế…. Việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thương hiệu

(1)

, kiểu dáng công

nghiệp còn thấp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chi phí quá ít (không đến 1%
doanh thu) cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển... [35, online].
Trong một nghiên cứu do Trung tâm thông tin dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư) thực hiện đã đánh giá về nhu cầu thực tiễn của hoạt
động KH&CN nói chung và hoạt động R&D nói riêng là:“ Trong giai đoạn
2011-2020, hoạt động R&D trên thế giới sẽ phát triển mạnh, do các nền kinh tế
1

Khái niệm “phát triển” ở đây cần được hiểu là nghiên cứu - triển khai và phát triển công nghệ, và khái niệm
“thương hiệu” được hiểu là những tài sản phi vật chất được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm Tên

thương mại, Nhãn hiệu hàng hóa, Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hàng hóa.

7


đều nhận thức được vai trò quan trọng của KH&CN đối với sản xuất. Chi cho
R&D sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách quốc gia và đặc biệt là các công
ty, tập đoàn xuyên quốc gia …”
Cũng theo nhận định của Trung tâm thông tin dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia "Những thành tựu KH-CN được áp dụng có hiệu quả sẽ trang bị lại về kỹ
thuật cho các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế, từng bước thay thế các tư liệu
sản xuất truyền thống bằng tư liệu sản xuất hiện đại, đóng góp 50-60% vào tăng
trưởng kinh tế, trong đó 3/5 là do tăng năng suất lao động" [12,129].
Báo cáo của tổ chức UNCTAD (Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên
hiệp quốc) cho thấy, trong năm 2002, thế giới đã chi 677 tỉ đô la đầu tư cho
R&D, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia đã chi khoảng một nửa. Riêng trong
hoạt động R&D của lĩnh vực thương mại, chi phí của các tập đoàn này còn lớn
hơn, chiếm 2/3 tổng số chi của toàn thế giới. Trong năm 2003, mức chi cho R&D
của mỗi tập đoàn lớn như Ford, Plizer, DamslerChryler, Siemens, Toyota và
General Motor đều vượt quá 5 tỉ đô la Mỹ. Mức chi lớn tương tự như thế này chỉ
được ghi nhận ở một số nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Đài Loan và Braxin. Cũng từ báo cáo của cơ quan này, hiện nay các DN lớn của
thế giới đang chuyển nhiều hoạt động R&D của họ ra nước ngoài và một điểm
đến được ưa thích nhất chính là châu Á. Một số quốc gia thành công nhất trong
lĩnh vực thu hút các đầu tư R&D của các tập đoàn xuyên quốc gia có thể kể đến
là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Singapore. Việt Nam cũng là một trong số
các ứng cử viên tiềm tàng cho các đầu tư R&D của các tập đoàn đa quốc gia
nhưng vẫn có vị trí đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài
Loan.... Một kết quả khảo sát của UNCTAD, là trong số các địa điểm (các nước)
có triển vọng hấp dẫn nhất đối với hoạt động đầu tư R&D của các tập đoàn đa

quốc gia giai đoạn 2005-2009, Việt Nam tuy đứng ở top 20 của thế giới (thứ 18)
nhưng lại chỉ được có 1,5% các tổ chức được khảo sát đề cập tới. Trong khi đó,
8


con số này của Trung Quốc, nước có triển vọng số 1 thế giới là 61,8% [42,
online].
Một trong những lý do chủ yếu mà các tập đoàn xuyên quốc gia còn ngần
ngại khi đầu tư các hoạt động R&D vào Việt Nam là cơ sở hạ tầng dành cho
nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện vẫn còn khá nghèo nàn. Hệ thống đổi mới
quốc gia (National Innovation System- NIS) vẫn chưa được vận hành tốt nhất và
tốc độ đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam vẫn còn quá chậm.
Theo một nghiên cứu của PGS.TS Vũ Cao Đàm đăng t rên ta ̣p chí Hoa ̣t
đô ̣ng Khoa ho ̣c với tựa đề “ Luâ ̣t KH &CN cầ n quan tâm đế n hoa ̣t đô ̣ng KH&CN
trong sản xuấ t” thì nguyên nhân c ủa việc các DN Việt Nam chưa thể tham gia
vào các hoạt động R&D chính là các DN còn quá yếu kém về nguồn lực
KH&CN, nhất là : “Thiếu rất nhiều loại labo phân tích các thông số kỹ thuật
của sản xuất và sản phẩm; hầu như không xí nghiệp nào có xưởng pilot; càng
không có các bộ phận R&D để nghiên cứu đổi mới công nghệ và phát triển sản
phẩm”[38, online].
Từ thực tiễn của hoạt động R&D ở khu vực DN của Việt Nam nói chung
và Vĩnh Long nói riêng, vấn đề khoa học đặt ra cho những nhà hoạch định chính
sách cũng như cộng đồng nghiên cứu là cần tạo ra chính sách, cơ chế và tìm
kiếm giải pháp thích ứng cho các hoạt động R&D, để thu hút đầu tư của nước
ngoài và đẩy mạnh đầu tư ở khu vực DN trong nước.
Để tìm hiểu thực trạng và góp phần giải quyết vấn đề khoa học trên, đề tài
luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN với tựa đề “Giải
pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh
nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long”, sẽ bước đầu nghiên cứu thực tiễn hoạt động
R&D của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến tại Vĩnh Long, thu thập các

luận cứ lý thuyết và thực tế, trên cơ sở đó đề xuất, khuyến nghị các giải pháp
thích hợp cho Nhà nước và DN ở địa phương, góp phần đổi mới phương thức
9


quản lý các hoạt động KH&CN của hệ thống đổi mới quốc gia, trong quá trình
hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1.1. Đề tài: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả R&D trong đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp ở Bình Định", Nguyễn Thanh Duy, 2006. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích vai trò của đổi mới công nghệ trên cơ
sở kết quả R&D với năng lực cạnh tranh của DN, tìm hiểu về các chính sách
khuyến khích hoạt động này của Nhà nước. Các giải pháp được tác giả đưa ra
nhằm thúc đẩy việc ứng dụng kết quả nghiên cứu gồm:
- Nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức R&D theo hướng đổi mới
tổ chức và cơ chế hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ: hỗ trợ
các tổ chức R&D chuyển đổi sang cơ chế hoạt động tự chủ và định hướng phát
triển liên kết với các tổ chức của Trung ương; hỗ trợ phát triển nhân lực, thông
tin, tài chính cho các tổ chức; khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ R&D ở địa
phương;
- Nâng cao năng lực R&D và ứng dụng kết quả nghiên cứu thông qua
khuyến khích hoạt động trên một số lĩnh vực ưu tiên.
2.1.2. Đề tài: Nghiên cứu sự hình thành phát triển tổ chức và hoạt động
R&D trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nguyễn Minh Hạnh, 2007.
Nghiên cứu của tác giả tập trung việc phân tích lịch sử quá trình hình thành, phát
triển của tổ chức và hoạt động R&D trong DNNVV ở nước ta. Cần nhấn mạnh
rằng, phần lớn DN ở nước ta đều là nhỏ và vừa. Trên cơ sở điều tra, khảo sát gần
100 DN, tác giả đã rút ra các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài cản trở việc
thúc đẩy tổ chức và hoạt động R&D của các DNNVV. Bằng cách đó, tác giả đã

đề xuất một số giải pháp chính sách khắc phục sau:
10


- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các DN về vai trò của hoạt động R&D
trong đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của DN;
- Hỗ trợ các DN thực hiện các hoạt động và tổ chức hoạt động R&D thông
qua cơ chế miễn giảm thuế, chương trình xác lập nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá,
bảo lãnh tín dụng v.v....
2.1.3. Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư
nhân tỉnh Vĩnh Long - Nhiều tác giả, Hiệp Hội Công thương tỉnh Vĩnh Long,
2006.
Đề tài đã điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của kinh tế tư
nhân tỉnh Vĩnh Long; rút ra một số bài học kinh nghiệm của tỉnh bạn; phân tích,
đánh giá ảnh hưởng về mặt định tính của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, khoa
học – công nghệ; cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của kinh tế tư nhân; đề xuất các giải pháp lớn đối với trung ương và với
tỉnh để phát kinh tế tư nhân, bao gồm:
- Chính sách tài chính - tín dụng nhằm hỗ trợ vốn vay cho khu vực kinh
tế tư nhân (trước đây chỉ tập trung cho khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể),
như ưu đãi về thuế, về vay vốn, thuê đất;
- Chính sách hỗ trợ về thông tin và xúc tiến thương mại: như cung cấp
những thông tin cần thiết về luật pháp, các chính sách qui định của Nhà nước,
những thông tin về giá cả, thị trường, thương nhân và xúc tiến thương mại ở
trong nước và nước ngoài;
- Chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học công nghệ và môi trường:
nhằm hỗ trợ cho DN tư nhân về đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý,
cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tư vấn về KH&CN, hỗ trợ về tài chính
trong việc đổi mới thiết bị công nghệ và hạn chế ô nhiễm môi trường … .


11


Nói chung đề tài tập trung vào việc cung cấp cơ sở lý luận để xây dựng
quan điểm của địa phương về phát triển kinh tế tư nhân.
2.1.4. Dự án: Điều tra đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp trên
địa bàn Vĩnh long, TS Đinh Sơn Hùng và cộng sự, Viện Kinh tế TP.HCM, 2004.
Dự án đã trình bày một các tổng quan về lý luận và kết quả thu thập thông
tin cơ bản về tình hình hoạt động của các loại DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Thống kê danh sách các loại DN theo thành phần kinh tế và theo loại hình công
nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ và địa bàn huyện, thị xã. Chọn
khoảng 300 cơ sở/ DN theo tỷ lệ phân phối thực tế và tổ chức điều tra phỏng vấn
theo bảng hỏi. Xử lý kết quả điều tra, phân tích và viết báo cáo đánh giá trình độ
công nghệ theo từng ngành DN, phân tích kết quả điều tra và xác định các
nguyên nhân của các điểm mạnh và tồn tại của DN. Phân tích các chính sách liên
quan đã tác động đến việc nâng cao trình độ công nghệ của DN trong thời gian
qua. Dự án đã tiến hành điều tra đánh giá gần 300 DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long (đánh giá theo 31 chỉ tiêu và 4 thành phần cơ bản của công nghệ: kỹ thuật,
nguồn nhân lực, thông tin, tổ chức quản lý sản xuất), thể hiện được bức tranh
tổng thể thực trạng trình độ công nghệ của các DN tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề
xuất một số giải pháp đối với tỉnh và DN, trong việc nâng cao trình độ công nghệ
của các DN ở địa phương.
2.1.5. Đề tài: Nghiên cứu xây dựng chiến lược đề xuất giải pháp thực hiện
chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2003-2010,
GS.TS Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2004.
Về phương diện lý luận, tác giả đã làm rõ nội dung, bản chất của hội nhập
kinh tế quốc tế và tính tất yếu khách quan của quá trình này; những tác động tích
cực và hạn chế của quá trình hội nhập đối với hoạt động kinh tế nói chung và các
nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường; nghiên cứu kinh nghiệm hội nhập kinh tế của Trung Quốc; Campuchia…

12


và kinh nghiệm chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế của một số địa phương và một
số DN trong nước, từ đó rút ra các bài học cần thiết cho nghiên cứu về hội nhập
kinh tế quốc tế của Tỉnh Vĩnh Long.
Với tư cách là đối tượng áp dụng, tác giả đã phân tích sự tác động của hội
nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long: nội dung chủ
yếu là đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của Tỉnh Vĩnh Long dưới sự tác
động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trên các khía cạnh khác nhau và ở
những ngành hàng có khả năng cạnh tranh của Tỉnh và rút ra những mặt mạnh,
những điểm yếu để làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
Về các giải pháp, đề tài đã đề xuầt chiến lược và những giải pháp thực
hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Vĩnh Long với các quan
điểm cơ bản cho việc đề xuất giải pháp; cơ sở lý luận và phương pháp luận đề
xuất giải pháp; các chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh, các chiến lược
đều kèm theo các biện pháp tổ chức thực hiện.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 3 nhóm chiến
lược để đưa kinh tế tỉnh Vĩnh Long hội nhập thành công:
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý kinh tế của tỉnh đáp ứng yêu cầu hội
nhập, phân thành 2 giai đoạn 2005-2006 và 2007-2010;
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp: chủ yếu nâng cao
khả năng cạnh tranh ở 5 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh (gạo, trái cây, thủy
sản, nấm rơm, gốm mỹ nghệ);
- Đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh: chủ yếu đối tượng là các cán bộ quản lý
ở các sở, ban ngành; nhà quản trị doanh nghiệp; công nhân.
Đóng góp của đề tài là định hướng cho việc nghiên cứu và hoàn thiện các
cơ chế, chính sách để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo xu thế hội
nhập quốc tế.
13



2.2. Tổng quan hoạt động R&D của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp
- Ở một số nước phát triển: hoạt động R&D đã được các công ty, tập đoàn
kinh tế tiến hành từ giữa thế kỷ XIX. Cụ thể như: Công ty Phillips ra đời cách
đây gần 100 năm, ngày nay đã trở thành một trong những TĐKT chuyên sản
xuất sản phẩm điện gia dụng với doanh thu 30,217 tỷ USD (năm 1991). Khi tiến
hành nghiên cứu TĐKT này, người ta tìm thấy cả một lịch sử sáng chế của tập
đoàn: Năm 1914 sáng chế ra hệ thống đèn chiếu; 1917 - đèn bán dẫn dùng cho
vô tuyến điện; 1922 - máy chụp X- quang đầu tiên trên thế giới; 1926 - ống chân
không 5 cấp; 1932 - đèn cao áp; 1949 - nam châm phi kim loại; 1957 - máy quay
phim; 1960 - ống bắn tia điện tử bằng thuỷ tinh cao cấp (dùng cho chế tạo màn
hình tivi); 1965 - bộ nhớ máy tính; 1970 - mạch tích hợp mật độ cao; 1980 - hệ
thống cộng hưởng từ dùng để chế tạo máy chụp cắt lớp trong y học; 1986 - sản
xuất thiết bị ghi hình cảm ứng cho máy quay video; 1990 - hoàn thành hệ thống
kích quang 3 màu bằng điện trường... Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng
khi đánh giá về sự phát triển của TĐKT này, các ý kiến đều thừa nhận họ thành
công trong kinh doanh là do có bề dày lịch sử hoạt động R&D [44, online].
Một điểm tương đồng như vậy cũng đã xảy ra với các ngành chế tạo ôtô,
sản xuất máy photocopy, chế tạo máy tính cá nhân, máy lạnh, điện thoại di
động... Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, bên cạnh các chính sách công nghiệp
đúng đắn, sở dĩ các nền kinh tế của các chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore... có mức tăng trưởng nhanh còn là nhờ những hoạt động tiếp
nhận chuyển giao công nghệ với Mỹ. Trong vòng 32 năm (từ 1951 đến 1983),
Mỹ và Nhật đã thực hiện 42.000 hợp đồng chuyển giao công nghệ với giá trị 17
tỷ USD. Tại các nước này, các TĐKT cùng với học thuyết mô phỏng được tầng
lớp trí thức DN thực hiện triệt để, đã tạo ra các nghịch lý cạnh tranh hàng hoá
trên đây với Mỹ. Con đường hình thành sản phẩm mới có thể bắt đầu từ nhiều
phía, nhưng chủ yếu vẫn là từ hoạt động R&D trong các TĐKT.
14



Trong một số nghiên cứu gần đây, nhiều TĐKT đã đâu tư mạnh vào lĩnh
vực hoạt động R&D và xem đó là động lực phát triển của tập đoàn. Tiêu biểu
như, tập đoàn Nokia (Phần lan) đã chi trên 15% doanh số cho hoạt động R&D.
Cụ thể vào năm 1998, tổng chi cho R&D của quốc gia Phần Lan là 19,7 tỷ FIM,
thì chỉ riêng Nokia đã đầu tư cho R&D là 6,8 tỷ FIM, chiếm gần 35% toàn vốn
cả nước [2, tr.263].
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện nay có
khoảng 750 trung tâm R&D tại Trung Quốc là thuộc các TĐKT có nguồn vốn
đầu tư nước ngoài. Hầu hết các trung tâm này hoạt động trong lĩnh vực chế tạo
thiết bị điện tử và viễn thông, phương tiện giao thông vận tải, công nghiệp hoá
chất và dược phẩm. Một số trung tâm R&D của Microsoft, Nokia, Bell-Alcatel
và Panasonic còn chủ động tiến hành công trình nghiên cứu cơ bản và đã trở
thành những trung tâm R&D tầm cỡ quốc tế.
- Ở Việt Nam: Thời gian qua, Chính phủ khuyến khích DN đầu tư cho
R&D, tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp, cơ chế chưa đổi mới nên hiệu quả
R&D còn thấp. Theo số liệu điều tra từ 7.232 DN sản xuất ở nước ta do Tổng
cục Thống kê thực hiện năm 2002, số DN đầu tư vốn cho NCKH và đổi mới
công nghệ chỉ có 444 DN (tỷ lệ 6,1%), trong đó có 40,9% thuộc khối DN nhà
nước; 5,9% DN ngoài quốc doanh và 53,1% DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong tổng số vốn đầu tư cho hoạt động KHCN của các DN chỉ có 8% cho
NCKH, còn lại đều là dành cho đổi mới trang bị kỹ thuật chủ yếu là nhập khẩu
máy móc thiết bị từ nước ngoài, còn việc đầu tư để tự đổi mới công nghệ và sản
phẩm ít được coi trọng. Nếu so với doanh thu thì tỷ lệ đầu tư cho NCKH trên
doanh thu của 444 DN nói trên chỉ đạt 0,26%. Cụ thể hoạt động nghiên cứu
R&D của Tập đoàn BCVT Việt Nam trong những năm 2002-2004 như sau:

15



Bảng 1.0.Chi phí của một số đơn vị nghiên cứu thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam
Tên đơn vị

Năm

%/tổng

Năm

%/tổng

năm

%/tổng

2002

doanh

2003

doanh

2004

doanh

số
Viện KHKT Bưu điện

Viện Kinh tế Bưu điện
Trung tâm CNTT
Tổng doanh thu

18,6

số

số

0,08%

24,6

0,09%

23,4

0,08%

7,3

0,03%

9,2

0,04%

11,8


0.04%

33,7

0,15%

46,4

0,18%

25,8

0,08%

21.394

0,26%

24.997

0,31%

30.500

0,20%

Về số lượng các đề tài R&D trong 8 năm (từ năm 1996 đến năm 2004) của
Tập đoàn BCVT là 67 đề tài, bao gồm các đề tài nghiên cứu chế thử, còn mang
tính nhỏ lẻ; chủ yếu là nghiên cứu các thiết bị phục vụ cho công tác đo kiểm, bảo
dưỡng thiết bị viễn thông, một số thiết bị đầu cuối, các thiết bị đấu nối, cáp đồng,

cáp quang và một phần thiết bị tổng đài (chủ yếu là card thuê bao), một số phần
mềm điều khiển tổng đài điện tử số, phần mềm ứng dụng cho điều hành
SXKD… Tổng kinh phí nghiên cứu cho cả giai đoạn này chỉ đạt gần 8,5 tỷ đồng
cho phần cứng và 19 tỷ đồng cho nghiên cứu phần mềm [39, online].
- Ở Vĩnh Long: Theo kết quả tổng hợp từ 2 cuộc điều tra tiềm lực KHCN
vào 01/8/2004 và điều tra doanh nghiệp 01/04/2004 cho thấy:
Về đầu tư kinh phí cho R&D của các doanh nghiệp: Nếu lấy mốc năm
2003, trong số 60 doanh nghiệp là DN nhà nước, Công ty cổ phần, CTy TNHH,
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì chỉ có 5/60 (8,3%) DN có đầu tư
cho hoạt động R&D, với tổng kinh phí 7,12 tỷ đồng, trong đó hợp đồng chuyển
giao công nghệ sản xuất mới 6,17 tỷ đồng, hợp đồng nghiên cứu 116 triệu đồng,
tự tổ chức nghiên cứu 832 triệu đồng.

16


Về lực lượng cán bộ khoa học công nghệ: Trong nhóm DN trên, 46% lực
lượng lao động có trình độ chuyên môn, trong đó số lao động có trình độ từ cao
đẳng đại học trở lên chiếm 17,22%, cao gấp 1,6 lần mức trung bình của khu vực
DN trong tỉnh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nhóm DN trên tiếp
nhận và đầu tư nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ.
Theo đánh giá phân tích của ngành chuyên môn, các DN thuộc đối tượng
trên đều là những DN có qui mô trung bình khá trở lên của tỉnh, tỷ lệ cán bộ
khoa học kỹ thuật tương đối cao, có điều kiện tiếp nhận, tổ chức hoạt động công
nghệ, mở rộng và đổi mới công nghệ. Phần lớn các DN còn lại của tỉnh là những
DN có qui mô trung bình và nhỏ, mức độ tài chính có hạn, thiếu khả năng để
chuyển giao, đổi mới công nghệ.
2.3. Tổng thuật một số chính sách và cơ chế hiện hành của Chính phủ và
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, trong hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể là
hỗ trợ về lĩnh vực KH&CN để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và

hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tháng Giêng năm 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách
lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
- Ngày 27 tháng 2 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
16/2007/NQ-CP; nhằm xác định nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước
ở Trung ương và địa phương, các DN thuộc các thành phần kinh tế để thực hiện
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, qua đó tận dụng cơ hội và
vượt qua thách thức, đưa nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh và
bền vững.
- Ngày 09 tháng 01 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã có
Quyết định số: 36/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động hội
17


nhập kinh tế quốc tế của tỉnh giai đoạn 2007 – 2010 nhằm thực hiện Nghị quyết
số: 16/2007/NQ CP của Chính phủ. Theo đó, Sở KH&CN được giao nhiệm vụ:
+ Chủ trì tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về thực hiện quyền sở hữu
trí tuệ, hướng dẫn các DN tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng lực
cho DN, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm;
+ Cùng các ngành liên quan tiếp tục rà soát các văn bản, quy định hiện
hành thuộc thẩm quyền của tỉnh, tiến hành điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ bảo
đảm phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO mà Việt Nam đã cam
kết;
+ Phối hợp các sở - ngành có liên quan xây dựng các biện pháp bảo vệ
môi trường; nâng cao hiệu lực pháp luật, tăng cường năng lực của các cơ quan
chức năng trong công tác bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả do ô nhiễm,
sự cố môi trường, xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo vệ môi trường. Nâng cao

nhận thức cộng đồng và xây dựng đề án bảo vệ môi trường trong các khu công
nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, nâng cao năng lực quan trắc môi trường, phát
triển công nghệ môi trường.
- Ngày 07 tháng 5 năm 2008, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
tỉnh Vĩnh Long, Sở KH&CN đã ban hành Kế hoạch số 175/KH-SKHCN về việc
triển khai thực hiện Hiệp định TBT và SPS thực hiện Chương trình hành động
hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, giai đoạn 2008 – 2010.
- Ngoài ra từ năm 2006, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh Vĩnh Long
Phê duyệt Đề án phát triển KH&CN giai đoạn 2006-2010 và đề án Thập niên
chất lượng từ năm 2006-2015.
Trong quá trình thực hiện các đề án trên, Sở KH&CN đã được UBND
tỉnh giao nhiệm vụ triển khai thực hiện 02 Chương trình Hỗ trợ DN là Chương
18


trình xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Chương trình hỗ trợ DN
ứng dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng và chứng nhận chất lượng
sản phẩm.
Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao năng lực KH&CN
của DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách đầy đủ, có hệ thống,
vấn đề đang đặt ra đối với các ngành chức năng là cần tăng cường các giải pháp
hỗ trợ DN bằng cơ chế, chính sách để DN mở rộng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng
các kỹ thuật tiến bộ, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, phát triển
thương hiệu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, tăng cường được sức cạnh
tranh, chủ động hội nhập. Đặc biệt là việc hỗ trợ DN đẩy mạnh việc tham gia các
Chương trình, đề tài khoa học theo tinh thần Nghị định 119/1999/NĐ-CP và các
Chương trình hành động của Chính phủ và của tỉnh trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Cần nhấn mạnh rằng, sau hơn một thập kỷ, Nghị định 199-CP vẫn còn
nguyên giá trị với tư cách là các công cụ cơ bản khuyến khích các DN đầu tư cho
hoạt động R&D.

Từ những nội dung của lịch sử nghiên cứu, trong quá trình học tập và viết
luận văn, học viên kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, đồng thời tiếp tục
thu thập, bổ sung các luận cứ thực tiễn, nhằm đề xuất thêm những cơ chế và giải
pháp thực hiện mới; khuyến nghị sửa chữa hoặc thay đổi những cơ chế, chính
sách không còn phù hợp, góp phần giải quyết những nhu cầu thực tiễn về hoạt
động R&D mà khu vực DN đang đặt ra.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xác định các nhu cầu và giải pháp để các DN đẩy mạnh
hoạt động R&D trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc
tế (2010-2020).

19


- Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu cấp độ nhu cầu của DN và đề xuất giải pháp
để đẩy mạnh hoạt động R&D trong các DN chế biến tại tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 2010-2015.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Các DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Giới hạn
phạm vi các DN công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và những DN sản
xuất phụ trợ có liên quan đến hoạt động KH&CN.
- Thời gian: Phân tích những tác động của môi trường kinh tế, xã hội và
chính sách của địa phương từ 2000-2008 có liên quan đến hoạt động KH&CN ở
các DN chế biến trong tỉnh.
- Mẫu khảo sát: Giới hạn quy mô khảo sát (thông qua phiếu điều tra)
khoảng 200 doanh nghiệp trên tổng số 1.356 DN hiện đang hoạt động (có đóng
thuế) chiếm tỷ lệ 15% và tương đương 60% trên tổng số 330 DN khu vực chế
biến và doanh nghiệp sản xuất phụ trợ; trong đó tập trung thu thập và phân tích
các tiêu chí liên quan đến tiềm lực KH&CN.
5. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhu cầu và giải pháp nào để đẩy mạnh hoạt động R&D trong các
DN chế biến tại tỉnh Vĩnh Long ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Tổng hợp một cách chính xác những nhu cầu về nhân lực, tài lực, vật lực,
tin lực hay nhu cầu về con người có trình độ chuyên môn, về vốn, về thiết bị
công nghệ phục vụ nghiên cứu (phòng thí nghiệm, xưởng pilot), về thông tin và
tài sản vô hình (văn bằng sở hữu trí tuệ, chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế) trong
các DN chế biến tại Vĩnh Long.
- Giải pháp: Giải pháp chung: Đề xuất nhà nước (TW& Tỉnh) ban hành các
cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện nhằm khuyến khích DN đầu tư vào
20


hoạt động KH&CN, vào nghiên cứu R&D. Khuyến nghị nhà nước và DN xây
dựng lộ trình hình thành và tổ chức hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN của
nhà nước (tỉnh) và DN nhằm tạo điều kiện để DN tham gia nghiên cứu, đổi mới
công nghệ và tham gia thị trường công nghệ. Giải pháp cụ thể: Đề xuất cơ chế
và giải pháp phối hợp và hỗ trợ các nhà khoa học liên kết DN để đào tạo, ươm
tạo, chuyển giao công nghệ và liên kết hình thành doanh nghiệp KHCN. Đề xuất
giải pháp tác động các ngành chức năng trong xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển
KH&CN của tỉnh, quỹ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
7. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận : theo hệ thống và đồng bộ, đi từ khảo sát và thu nhận thông
tin từ thực tiễn, nắm bắt nhu cầu DN. Lấy DN làm trung tâm và cơ chế chính
sách làm công cụ điều tiết, sơ đồ điều khiển học dưới đây về bản chất thể hiện
cách tiếp cận hệ thống đổi mới, làm kim chỉ nam cho nghiên cứu và định hướng
xây dựng cơ chế, giải pháp phù hợp, thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập.
Về tiếp cận hệ thống đổi mới và chính sách đổi mới sẽ được làm rõ thêm trong
chương sau.
Sơ đồ 2.0: Sơ đồ điều khiển học thể hiện cách tiếp cận đổi mới DN trong hệ

thống đổi mới quốc gia

Tiềm lực



Doanh nghiệp

Môi
trường
quảnlý

Năng lực cạnh tranh
Tác động
môi trường
cạnh tranh

Cơ chế,
chính
sách

- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (những cơ sở lý luận đã có);
21


+ Phương pháp xã hội học (khảo sát thực tiễn tại doanh nghiệp);
+ Phương pháp toán học (thống kê, phân tích);
+ Phương pháp chuyên gia (hội thảo khoa học, ý kiến chuyên gia …).
8. Luận cứ khoa học

- Thông tin về thực trạng hoạt động R&D của các DN chế biến tại Vĩnh
Long thông qua các báo cáo kết quả điều tra;
- Hệ thống hóa những nhu cầu, đề xuất của DN nhằm nâng cao năng lực
hoạt động KH&CN đặc biệt về R&D;
- Đề xuất của học viên (tác giả) về các giải pháp chung và riêng, vĩ mô và vi
mô nhằm khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như DN vận dụng
thực hiện để giúp DN nâng cao năng lực hoạt động KH&CN nói chung và hoạt
động R&D nói riêng.
9. Bố cục chính của luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Cở sở lý luận về khoa học và công nghệ
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ trong các doanh
nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long
Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai
(R&D) trong các doanh nghiệp chế biến tại Vĩnh Long
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

22


×