Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU CÁCH NHÌN NHẬN VỀ VẤN ĐỀ HỌC
ONLINE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

h

S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: SV2022-103


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: HỒNG NGỌC NHI

SKC008113

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU CÁCH NHÌN NHẬN VỀ VẤN ĐỀ HỌC ONLINE
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

h

MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 103 – SV2022
Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục
SV thực hiện:

Hồng Ngọc Nhi

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp : 20124CL1
Khoa: Đào tạo Chất lượng cao Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản lý công nghiệp

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Như Thúy

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/ NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ nhiệm đề tài: Hồng Ngọc Nhi
- Lớp: 20124CL1

Mã số SV: 20124295

Khoa: Đào tạo Chất lượng cao

- Thành viên đề tài:
Stt

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

1


Trần Thị Thanh Trúc

20124341

20124CL2

ĐT CLC

2

Trần Thị Kim Quy

20124310

20124CL1

ĐT CLC

3

Lê Quốc Phú

20124302

20124CL1

ĐT CLC

4


Nguyễn Quang Nhật

20124294

20124CL1

ĐT CLC

h

- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Như Thúy
2. Mục tiêu đề tài:
Mơ tả và phân tích thực trạng học online của sinh viên trường Đại Học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về vấn đề học online hiện nay
của sinh viên trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình học online của sinh viên. Trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp mang tính kiến nghị.
3. Tính mới và sáng tạo:
Khái quát thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về
vấn đề học online của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian dịch bệnh Covid – 19, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi trong
q trình học, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng từ đó làm
tăng mức độ hài lịng của sinh viên với dịch vụ giáo dục tại nhà trường.
4. Kết quả nghiên cứu:


Đề tài khái quát thực trạng về nhận thức của sinh viên về vấn đề học online trong
thời gian dịch bệnh Covid - 19.

Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về vấn đề học online của
sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
dịch bệnh Covid - 19, từ đó chỉ ra những khó khăn và thuận lợi trong q trình học
online. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng từ đó
làm tăng mức độ hài lịng của sinh viên với dịch vụ giáo dục tại nhà trường.
5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Xác định được ưu và nhược điểm của việc học online, cho thấy được hiệu quả
hoạt động và sức ảnh hưởng của hình thức học trực tuyến trong suốt thời gian dịch
COVID-19 diễn ra và liên tục tiếp thu những ý kiến của các bạn sinh viên để hoàn thiện
các dịch vụ giáo dục của trường. Sau đó liên hệ đến khơng gian rộng hơn là nền giáo
dục của Việt Nam.
Góp phần làm nổi bật lên sự quan tâm của sinh viên của nhà trường, thể hiện sự
cải thiện xu hướng toàn cầu trong việc sử dụng phương thức học tập mới này. Đặc biệt,

h

xu hướng đang chịu tác động lớn của dịch bệnh ở thế giới nói chung và Việt Nam
Đưa ra một vài giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng từ đó
làm tăng mức độ hài lịng của sinh viên với dịch vụ giáo dục tại nhà trường.
Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau.
6. Cơng bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu
có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày
tháng
năm
SV chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(kí, họ và tên)



Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề
tài:
1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Đây là một đề tài hay, thiết thực, đặc
biệt việc nghiên cứu về cách nhìn nhận của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề học online trong thời gian dịch bệnh căng thẳng.
Thông qua bài nghiên cứu, chúng ta sẽ có một cái nhìn khách quan nhất về vấn đề học
trực tuyến như chất lượng dạy học, tâm lý của sinh viên và các vấn đề có liên quan khác.
Từ những cảm nhận của sinh viên, người trực tiếp chịu ảnh hưởng của hình thức này,
nhà trường có thể có đánh giá cải tiến hay lập kế hoạch để lường trước những biến động
về mơi trường sống trong tương lai. Vì vậy tơi đánh giá cao bài nghiên cứu của nhóm,
đề tài đã đưa ra được cụ thể ý nghĩa lý luận và thực tiễn do đó góp phần định hướng
được tồn bộ nội dung mà đề tài hướng sâu phân tích, nghiên cứu.
2. Phương pháp, kỹ năng, tài liệu: Bài nghiên cứu khoa học đã thể hiện được
những kĩ năng, phương pháp trong nghiên cứu, và đã làm rõ được những vấn đề mà tác
giả đã đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,.. Một số lý thuyết
áp dụng và cách tiếp cận đã được tác giả vận dụng khá tốt trong việc giải thích các nội

h

dung mà tác giả đề cập trong đề tài của mình. Các tài liệu tham khảo khá phong phú về
thể loại, sát thực về nội dung, điều này đã góp phần cho thành công của bài nghiên cứu
này.
3. Kết quả nghiên cứu, khả năng ứng dụng: Kết quả nghiên cứu được phân tích,
trình bày khá rõ ràng trong chương hai. Bằng những thông số thống kê, tác giả bài nghiên
cứu đã giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết, và rõ ràng đối với từng nội dung
trình bày. Tơi nghĩ rằng đề tài là một bước khởi đầu cho những cơng trình nghiên cứu
có quy mơ lớn hơn nhằm bổ sung cho bức tranh nghiên cứu này.
4. Bố cục và hình thức trình bày: Bài nghiên cứu được trình bày trong 55 trang,

gồm phần mở đầu, hai chương và phần kết luận, khuyến nghị được trình bày trong 55
trang, tơi thấy như vậy là hợp lý, đúng với yêu cầu của một bài nghiên cứu khoa học.
Nội dung trình bày rõ ràng, rành mạch, có tính logic khá cao. Hơn nữa, đề tài mang tính
so sánh, đối chiếu là một đề tài khó, nhưng tác giả bài nghiên cứu đã dũng cảm làm và
làm khá tốt việc tìm hiểu và thấu hiểu về tâm lý của sinh viên trường mình - Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.


5. Tinh thần làm việc, tiến độ thực hiện: Nhóm tỏ ra rất chủ động, độc lập và sáng
tạo trong suốt q trình làm việc, ln chủ động đưa ra ý tưởng, có chính kiến riêng và
ln trao đổi, gặp và chia sẻ cùng giáo viên hướng dẫn.
6. Kết luận và khuyến nghị: Phần kết luận và khuyến nghị đã phản ánh khá rõ nét
những nội dung mà tác giả bài nghiên cứu đã phân tích trong nội dung chương hai,
những kết luận và khuyến nghị này đã thể hiện được cách nhìn nhận của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong mẫu nghiên cứu.
Ngày
tháng
năm
Người hướng dẫn
(kí, họ và tên)

h


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học được sử dụng phục vụ
làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đây là cơng trình nghiên cứu độc lập với sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Như Thúy (khoa Chính trị và Luật - Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), đề cương có vận dụng và phát huy những thành quả
nghiên cứu trước đó. Tất cả tài liệu tham khảo được sử dụng từ những nguồn chính

thống, những nền tảng thư viện mở, mã nguồn mở, và nếu có sử dụng tài liệu bản quyền
thì phải có văn bản cho phép của tác giả, nhóm tác giả. Chúng tơi cam đoan đề cương
này là dùng vào mục đích học tập, khơng dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.
Thay mặt nhóm tác giả
Nhóm trưởng

Hồng Ngọc Nhi

h


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế nhóm đã hồn thành đề tài nghiên
cứu khoa học với đề tài “Nghiên cứu cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”. Chúng tơi xin chân thành
cảm ơn TS. Nguyễn Thị Như Thúy trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để chúng tơi
hồn thành đề cương này.
Qua đây, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các tác giả, nhóm tác giả đi trước
đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu mở cho tôi tiếp cận và thu thập thông tin
cần thiết cho đề tài.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã cố gắng để hoàn thành đề cương, bằng
việc tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy cô và bạn bè. Do điều
kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân mỗi thành viên cịn nhiều hạn chế,
nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được
sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề cương và xa hơn là đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường sắp tới được hồn thiện hơn.

h


Xin trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2022
Thay mặt nhóm tác giả
Nhóm trưởng

Hồng Ngọc Nhi


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 1
2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

4.


Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 2

5.

Ý nghĩa lý luận (khoa học) và thực tiễn ............................................................... 2
5.1. Ý nghĩa lý luận (khoa học) ....................................................................................2
5.2. Ý nghĩa lý luận thực tiễn ......................................................................................3

6.

Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 3

7.

Bố cục của đề tài. ....................................................................................................3

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU4

h

1.1. Các nghiên cứu về cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên tại
các trường đại học trên thế giới: ..............................................................................4
1.2. Các nghiên cứu về cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên tại
các trường đại học ở Việt Nam: ..............................................................................10
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Khái niệm công cụ .......................................................................................... 16


2.1.1.

Phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy – học trực tuyến ..................................16

2.1.2. Phần mềm, công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng .......................................16
2.1.3. Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm ........................................................17
2.1.4. Phần mềm tương tác trực tuyến ............................................................ 17
2.1.5. Nhìn nhận .................................................................................................18
2.2

Lý thuyết tiếp cận: .........................................................................................18

2.2.1. Các phương pháp xử lý và phân tích số liệu: .......................................20
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: ........................................................................20
2.3

Mơ hình nghiên cứu: ......................................................................................21

2.4

Địa bàn nghiên cứu: .....................................................................................22

CHƯƠNG 3:


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích thống kê mô tả (Mô tả mẫu nghiên cứu) .......................................24
3.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo ...................................................................29
3.2.1. Đánh giá chất lượng hệ thống: ..................................................................29

3.2.2. Tính hữu dụng ............................................................................................ 30
3.2.3. Tính tương tác ............................................................................................. 30
3.2.4. Rào cản tâm lý ............................................................................................ 31
3.2.5. Nhận thức ....................................................................................................31
3.3. Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................32
3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với (EFA) các biến độc lập .......................... 32
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với (EFA) các biến phụ thuộc ......................34
3.4. Phân tích ma trận hệ số tương quan ............................................................... 35
3.5. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 36
3.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 38
3.5.2. Kết quả phân tích hồi quy và mức độ tác động của từng nhân tố .........38
3.5.3. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng ............................. 38
3.5.4. Kiểm định sự khác biệt về ý nghĩa vấn đề học online của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh .........................39

h

3.6. Kết quả phân tích dữ liệu (Kiểm định các giả thuyết thống kê, phân tích
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng,…). ............42
3.6.1. Kiểm định các giá trị thống kê ..................................................................42
3.6.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến vấn đề học online của
sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ....................................43
3.7. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học online...........................................51
3.7.1. Nâng cao năng suất làm việc trong ứng dụng Microsoft Teams, Google
Meet,… ..................................................................................................................51
3.7.2. Đổi mới cách thiết kế bài học và phương pháp giảng dạy .....................52
3.7.3. Đảm bảo và nâng cao phương pháp dạy học trực tuyến và kỹ năng
công nghệ thông tin cho giảng viên.....................................................................52
3.7.4. Nâng cao tính tích cực, tự giác học tập của học viên .............................. 53
3.7.5. Lưu lại nội dung bài giảng ........................................................................53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-

CLTT: Chất lượng thơng tin

-

THD: Tính hữu dụng

-

RCTL: Rào cản tâm lý

-

TTT: Tính tương tác

-

NT: Nhận thức

-

VN: Việt Nam


h


DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Danh mục sơ đồ
SĐ 2.3. 1. Mơ hình Hệ thống thơng tin thành cơng- đã qua chỉnh sửa 2016 (Delone &
McLean, 2003 ................................................................................................................21
SĐ 2.3. 2. Mơ hình khảo sát vấn đề học online của sinh viên đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid -19 ..............................................22
Danh mục hình vẽ
Hình 3. 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính .........................................................24
Hình 3. 2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo nền tảng học online .......................................28
Danh mục bảng biểu
Bảng 3. 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo khóa đào tạo ..................................................25
Bảng 3. 2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Hệ đào tạo .....................................................26
Bảng 3. 3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vùng miền .....................................................26
Bảng 3. 4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo nền tảng sử dụng cho việc học online ..........27
Bảng 3. 5. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời gian học .................................................28
Bảng 3. 6. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố CLHT ...................29

h

Bảng 3. 7. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo nhân tố THD ............................30
Bảng 3. 8. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố TTT ......................30
Bảng 3. 9. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố RCTL....................31
Bảng 3. 10. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo nhân tố NT .............................32
Bảng 3. 11. Kiểm định KMO và Barlett biến độc lập...................................................33
Bảng 3. 12. Kết quả phân tích EFA biến độc lập ..........................................................33
Bảng 3. 13. Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc .............................................34

Bảng 3. 14. Tổng phương sai được giải thích ...............................................................34
Bảng 3. 15. Nhóm các nhân tố sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá ............35
Bảng 3. 16. Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................35
Bảng 3. 17. Kết quả kiểm định R^2 ..............................................................................37
Bảng 3. 18. Kiểm định về sự phù hợp của mơ hình hồi quy.........................................37
Bảng 3. 19. Kiểm tra đa cộng tuyến ..............................................................................38
Bảng 3. 20. Kết quả phân tích hồi quy ..........................................................................38


Bảng 3. 21. So sánh vấn đề học online của đối tượng sinh viên khác nhau về giới tính,
khóa đào tạo, hệ đào tạo, miền, thời gian học online trong một ngày...........................39
Bảng 3. 22. Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm biến giới tính, khóa đào
tạo, hệ đào tạo, miền, thời gian học online trong một ngày ..........................................40
Bảng 3. 23. Kết quả phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt theo các nhóm biến
giới tính, khóa đào tạo, hệ đào tạo, miền, thời gian học online trong một ngày ..........40
Bảng 3. 24. Kiểm định các giả thuyết thống kê ............................................................43

h


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Một trong những biến động mới xuất hiện những năm gần đây, có sức ảnh hưởng
lớn nhất từ trước đến nay đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế - chính trị của
toàn bộ các quốc gia trên thế giới COVID - 19. Giáo dục cũng là một trong những lĩnh
vực quan trọng chịu tác động lớn của dịch bệnh ở thế giới nói chung và Việt Nam,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Việc dạy học

trực tiếp trở nên khó khăn đối nguồn bệnh dịch lây qua đường hô hấp, những biện pháp
cấp thiết được đề ra để khắc phục tình trạng học sinh khơng thể tới trường, từ đó phương
pháp học tập trực tuyến được áp dụng và trở thành phương pháp chủ đạo trong học tập
những năm gần đây. Tiếp cận với phương pháp học tập mới đã mang lại cho sinh viên
những thuận lợi và khó khăn nhất định. Các thuận lợi có thể kể đến là: linh hoạt về thời
gian và địa điểm, tiết kiệm chi phí, cải thiện tính chun cần. Các khó khăn có thể thấy
là: cơng nghệ, xã hội, tâm lý, kinh tế, tương tác xã hội (Đặng Thị Thúy Hiền và các cộng
sự, năm 2020). Tiếp cận với phương pháp học tập mới đã được nhiều tác giả ở VN và
thế giới nghiên cứu, tuy nhiên các nội dung được phản ánh và phân tích chỉ tập trung

h

vào các vấn đề về thời gian, chi phí, cơng nghệ, tâm lý,…., cịn cách nhìn nhận của sinh
viên về “Nghiên cứu cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên trường Đại học
Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh”. Nhận thấy những cách nhìn nhận của các
bạn sinh viên vô cùng đa dạng, mới mẻ đang diễn ra ngoài xã hội và bên trong Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế nhóm nghiên cứu của
chúng tơi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Nội dung nghiên cứu
tập trung vào các khía cạnh như sau: (1) phân tích thực trạng việc học online của sinh
viên trường, (2) phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn và thuận lợi trong quá
trình học online của sinh viên. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ những khắc
phục khó khăn. Đồng thời thực hiện nghiên cứu này nhằm xây dựng thêm một tư liệu
mới cho những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên trường Đại học Sư

phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
1


2.2 Mục tiêu cụ thể
Mơ tả và phân tích được thực trạng cũng như những yếu tố ảnh hưởng của việc
học trực tuyến của các sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về việc học online của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình học online của sinh viên. Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp mang tính kiến nghị.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên trường Đại học
Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh..
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Đề tài tập chỉ tập trung nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh – Số 1, Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

h

Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp và phân tích từ năm 2019 đến nay; Dữ
liệu sơ cấp được thực hiện khảo sát từ từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022.
4.


Giả thuyết nghiên cứu

H1: Chất lượng hệ thống có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về việc học online
của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
H2: Tính hữu dụng có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về việc học online của sinh
viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
H3: Tính tương tác có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về việc học online của sinh
viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
H4: Rào cản tâm lý có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về việc học online của sinh
viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
5.

Ý nghĩa lý luận (khoa học) và thực tiễn

5.1. Ý nghĩa lý luận (khoa học)
Đề tài nghiên cứu thực trạng, phân tích cách nhìn nhận về việc học trực tuyến
của các bạn sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Rồi
từ đó nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng, tính hữu ích của việc học trực
2


tuyến. Đưa ra giải pháp đáp ứng nguyện vọng cũng như nâng cao chất lượng học và dạy
học cho các bạn sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Ý nghĩa lý luận thực tiễn
Đề tài nghiên cứu cách nhìn nhận về việc học online của sinh viên trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, đặc biệt là khi
dịch Covid-19 hoành hành, khi các bạn đã có một khoảng thời gian khá dài tiếp xúc với
hình thức học tập trực tuyến: Kết quả đạt được, những điểm nổi bật, những mặt còn hạn
chế và phân tích ngun nhân. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp mang tính định
hướng chung cho việc phát triển dịch vụ giáo dục, và giải pháp cụ thể nâng cao mức độ

hài lòng về dịch vụ giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh.
6.

Đóng góp của đề tài

Xác định được ưu và nhược điểm của việc học online, cho thấy được hiệu quả
hoạt động và sức ảnh hưởng của hình thức học trực tuyến trong suốt thời gian dịch
COVID-19 diễn ra và liên tục tiếp thu những ý kiến của các bạn sinh viên để hoàn thiện
các dịch vụ giáo dục của trường. Sau đó liên hệ đến khơng gian rộng hơn là nền giáo

h

dục của Việt Nam.

Góp phần làm nổi bật lên sự quan tâm của sinh viên của nhà trường, thể hiện sự
cải thiện xu hướng toàn cầu trong việc sử dụng phương thức học tập mới này. Đặc biệt,
xu hướng đang chịu tác động lớn của dịch bệnh ở thế giới nói chung và Việt Nam
Đưa ra một vài giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng từ đó
làm tăng mức độ hài lòng của sinh viên với dịch vụ giáo dục tại nhà trường.
Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau.
7.

Bố cục của đề tài.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu

thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên trường Đại học Sư phạm

Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

3


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên tại
các trường đại học trên thế giới:
Theo hai tác giả Vandana Mehra và Faranak Omidian (2011), tác giả cho thấy xu
hướng sử dụng E-learning như một công cụ học tập và giảng dạy hiện đang nhanh chóng
mở rộng sang lĩnh vực giáo dục (Liaw và cộng sự, 2006). E-learning bao gồm một loạt
các ứng dụng và quy trình dựa trên cơng nghệ ICT, bao gồm học tập trên máy tính, học
tập dựa trên web, lớp học ảo, cộng tác kỹ thuật số và mạng (Hambrecht, 2000). Bates
(2001) cũng mở rộng phạm vi học tập điện tử trong giáo dục đại học từ lớp học được
nâng cấp công nghệ đến học tập phân tán. Bài viết đã nghiên cứu về thái độ của sinh
viên đối với việc học trực tuyến tại trường Đại học Panjab ở Ấn Độ và tìm ra các yếu tố
có thể dự đốn thái độ của sinh viên đối với việc học trực tuyến. Lý thuyết về mơ hình
chấp nhận cơng nghệ thực sự được thiết kế để kiểm tra thái độ của người dùng đối với
công nghệ mới. Kết quả cho thấy 76,0% Học sinh tích cực đáng kể đối với E-learning.
Tuy nhiên, 24% sinh viên lại có thái độ tiêu cực. Khoảng 82% sinh viên nhận thấy được

h

sự hữu ích của E-learing và khoảng 57% sinh viên dự định sẽ áp dụng E-learning. Hơn
nữa, 71,4% thái độ của sinh viên đối với học tập điện tử được giải thích bởi các biến độc
lập, cụ thể là, nhận thức Tính hữu ích của học tập điện tử, Ý định sử dụng. Kết quả này
phù hợp với Devis (1989), người đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tính hữu ích được
nhận thức (U), ý định (I) và thái độ của người dùng (A). Kể từ đây, Người quản lý
chương trình có thể tập trung vào những yếu tố này được cho là sẽ ảnh hưởng đến thái

độ của học sinh trong việc áp dụng học tập điện tử để đề ra các phương pháp giảng dạy
tốt hơn.
Michal Baczek và Partner (2021), kết quả cho thấy sự dễ dàng tiếp cận với các
tài liệu giáo dục và khả năng lựa chọn thời gian và địa điểm học tập được chỉ ra là những
lợi thế mạnh nhất của việc học trực tuyến đối với những người được hỏi trong cuộc khảo
sát. Tiếp cận từ xa có tầm quan trọng đặc biệt trong đại dịch COVID-19, nó có thể giảm
chi phí ăn ở và đi lại. E-learning cho phép các tài liệu học tập được chuyển đến sinh viên
một cách nhanh chóng, được chuẩn hóa và cập nhật nếu cần. Nội dung có thể được cung
cấp cho sinh viên bằng hai cách tiếp cận khác nhau: học tự định hướng và học do người
hướng dẫn. Học trực tuyến tự định hướng cho phép người học quản lý hoạt động của
4


mình một cách độc lập. Những phát hiện gần đây của Peine và cộng sự đã chỉ ra rằng
học trực tuyến tự định hướng có thể tốt hơn học trực tiếp truyền thống. E-learning khơng
phải là khơng có nhược điểm của nó. Vấn đề chính đối với những người được hỏi trong
cuộc khảo sát, đặc biệt là những người trong năm học thứ 4, 5 và 6, là thiếu sự tương
tác với bệnh nhân. Sinh viên trong 3 năm học đầu tiên thường gặp khó khăn trong các
vấn đề kỹ thuật với thiết bị CNTT, thiếu kỷ luật tự giác và cô lập xã hội.
Theo Dewi Surani và Hamidah Hamidah (2020), tác giả sử dụng phương pháp
thu thập dữ liệu là phương pháp khảo sát, cụ thể là thu thập dữ liệu bằng cách đưa ra
một bảng câu hỏi cho những người tham gia và phương pháp quan sát tình trạng của đối
tượng nghiên cứu. Những người tham gia hoạt động này là sinh viên của Đại học Bina
Bangsa trong học kỳ hai của năm học 2019-2020, và được chọn ngẫu nhiên. Những
người tham gia bao gồm sinh viên từ các chương trình giáo dục tốn học, luật, PTI, quản
lý và kế toán với tổng số 239 sinh viên là người trả lời. Kết quả cho thấy rằng, nhận thức
của sinh viên về việc học trực tuyến tương đối tốt tuy nhiên vẫn có một số trở ngại cần
được cải thiện. Sinh viên có xu hướng sẵn sàng tiếp tục tham gia học trực tuyến và coi
việc học trực tuyến mang lại lợi ích và sự thuận tiện trong quá trình này, có thể học ở


h

bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Sinh viên cũng có xu hướng thành thạo các nền tảng được
sử dụng trong quá trình học trực tuyến. Một xu hướng khác được tìm thấy là nhận thức
của sinh viên về sự khó khăn trong việc hiểu tài liệu khi học trực tuyến. Vì vậy, việc học
trực tuyến phải được lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá để giảm thiểu vấn đề và tối đa
hóa việc đạt được các mục tiêu học tập.
Saleh Al-Salman and Ahmad S. Haider (2021), công cụ nghiên cứu mà các nhà
nghiên cứu đã phát triển một bảng câu hỏi để gợi mở quan điểm của sinh viên đại học
Jordan về thí nghiệm học tập khẩn cấp do COVID-19 áp dụng trong học kỳ thứ hai của
năm học 2019-2020. Bảng câu hỏi có hai phần. Phần đầu tiên nhằm thu thập thơng tin
nhân khẩu học về giới tính của những người tham gia và lĩnh vực chuyên môn. Phần thứ
hai bao gồm 6 cấu trúc chính, đó là (1) Sự phù hợp về công nghệ, (2) Chất lượng giảng
dạy, (3) Chất lượng đánh giá, (4) Yếu tố gây căng thẳng về kinh tế, (5) Yếu tố căng
thẳng về tâm lý, và (6) Thái độ hướng tới tương lai. Trong phần này, học sinh được yêu
cầu điền vào bảng câu hỏi kiểu Likert (từ Hồn tồn đồng ý, Đồng ý, Khơng có ý kiến,
Khơng đồng ý, Hồn tồn khơng đồng ý). Bảng câu hỏi được thực hiện bằng tiếng Ả
Rập, ngôn ngữ chính thức ở Jordan. Trước khi phát triển bảng câu hỏi, các nhà nghiên
5


cứu đã kiểm tra các bảng câu hỏi khác nhau được thiết kế cho các mục đích tương tự.
Bảng câu hỏi đã được gửi đến hội đồng giám khảo gồm ba chuyên gia trong lĩnh vực
này để họ phản hồi. Nhóm giám khảo ba thành viên bao gồm một chuyên gia về thiết kế
khảo sát từ Sở Truyền thông và Truyền thông, một nhà thống kê CNTT và nhà phân tích
dữ liệu, và một chuyên gia về thử nghiệm và đo lường từ Khoa Giáo dục. Các khuyến
nghị do ban giám khảo cung cấp đã được đưa vào bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi nghiên
cứu được phân phát cho một mẫu ngẫu nhiên gồm 100 sinh viên từ bốn trường đại học
của Jordan để đảm bảo rằng 16 câu phát biểu là rõ ràng và dễ hiểu. Các thử nghiệm cần
thiết như phân tích độ tin cậy và hệ số tương quan đã được tiến hành. Sau đó, các nhà

nghiên cứu đã thực hiện một số sửa đổi đối với bảng câu hỏi trước khi quản lý nó.
Theo Per Warfvinge và các cộng sự (2021) đã cho thấy rằng: Đại dịch COVID-19
đã gây ra sự gián đoạn toàn cầu đối với giáo dục đại học, đặc biệt là các ngành kỹ thuật
- ngành khó có thể thực hiện dạy và học trực tuyến. Nghiên cứu này xem xét những thay
đổi trong trải nghiệm của sinh viên về sự gián đoạn này bằng cách sử dụng bảng câu hỏi
trải nghiệm khóa học theo hướng quy trình (course experience questionnaire - CEQ)
gồm 26 mục đã được sử dụng trong Khoa Kỹ thuật tại Đại học Lund (LTH). được chia

h

thành ba phần chính. Phần đầu tiên đề cập đến quá trình giảng dạy theo bốn thang điểm
khác nhau: dạy tốt (GT, sáu mục), mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng (CG, bốn mục), đánh
giá phù hợp (AA, bốn mục) và khối lượng công việc phù hợp (AW, bốn mục). Phần thứ
hai liên quan đến việc học sinh tự đánh giá việc học của mình trong các kỹ năng chung
được chọn (GS, sáu mục) là kết quả học tập phổ biến trong các khóa học được cung cấp
tại LTH. Phần thứ ba bao gồm hai mục tổng thể: một mục cho sự hài lòng chung của
sinh viên đối với khóa học (mục OS), và một mục cho nhận thức của sinh viên về tầm
quan trọng của khóa học đối với giáo dục của họ (mục IE). Các sinh viên trả lời theo
thang điểm 5, từ hồn tồn khơng đồng ý (được mã hóa là −100) đến hồn tồn đồng ý
(mã hóa là +100). Điều này cho phép lấy kết quả từ mùa xuân năm 2020 so sánh với dữ
liệu tương ứng cho năm 2017–2019. Nhìn chung, các sinh viên bày tỏ sự hài lịng thấp
đối với các khóa học của họ, cho thấy họ ít nhận được phản hồi và nhận xét có giá trị,
đồng thời khó hiểu được các kỳ vọng và tiêu chuẩn cơng việc. Về mặt tích cực, sinh
viên cho biết rằng đánh giá ít hơn về sự kiện và nhiều hơn về sự hiểu biết sâu sắc. Theo
giới tính, sinh viên nam nhìn chung tiêu cực hơn đối với trải nghiệm học trực tuyến,
trong khi sinh viên nữ có vẻ được hưởng lợi tốt hơn từ việc chuyển sang học trực tuyến.
6


Kết quả của chúng tôi cho thấy lợi thế to lớn của việc sử dụng một hệ thống đánh giá

khóa học mạnh mẽ tập trung vào trải nghiệm học tập của sinh viên hơn là sự hài lòng và
đề xuất một cách chuẩn bị để nghiên cứu một cách có hệ thống những ảnh hưởng của
những gián đoạn có thể xảy ra trong tương lai đối với giáo dục đại học.
Theo Asgari S và các cộng sự (2021), để tăng cường giáo dục trực tuyến trong thời
kỳ đại dịch, nhóm đã tiến hành một nghiên cứu quan sát tại Đại học Bang California,
Long Beach (CSULB). Tổng cộng 110 giảng viên đã tham gia cuộc khảo sát, trong đó
43% trong số họ là toàn thời gian bao gồm các khoa theo dõi nhiệm kỳ / nhiệm kỳ và
phần còn lại là giảng viên bán thời gian. Ngoài ra, 627 sinh viên tham gia cuộc khảo sát:
Sinh viên năm nhất (4%), Năm thứ hai (14%), Trung học cơ sở (30%), Cao niên (35%)
và sinh viên sau đại học (17%). Bài nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định lượng và
định tính để nêu bật những gì mà họ đã trải qua trong quá trình dạy và học trực tuyến
vào mùa xuân năm 2020. Kết quả của chúng tôi đã xác định các vấn đề khác nhau ảnh
hưởng tiêu cực đến giáo dục trực tuyến bao gồm các vấn đề hậu cần / kỹ thuật, thách
thức học tập / giảng dạy, các mối quan tâm về quyền riêng tư và bảo mật cũng như thiếu
đào tạo thực hành đầy đủ. Ví dụ, hơn một nửa số sinh viên cho biết thiếu sự tương tác

h

với lớp học, khó duy trì sự tập trung và cảm giác mệt mỏi sau khi tham gia nhiều buổi
học trực tuyến. Một phân tích tương quan cho thấy rằng trong khi các kỳ thi tại lớp sẽ
giúp giáo viên dễ dàng kiểm sốt được hành vi gian lận, thì kỳ thi trực tuyến sẽ làm hạn
chế khả năng kiểm soát của giảng viên về gian lận. Để giải quyết các thách thức đã xác
định, nhóm tác giả đã đề xuất các chiến lược cho các bên liên quan đến giáo dục (sinh
viên, giảng viên và quản trị) để lấp đầy khoảng cách về công cụ và công nghệ và cải
thiện giáo dục trực tuyến. Những khuyến nghị này là:
- Chiến lược cho tổ chức / quản trị: Phân bổ ngân sách để cung cấp thiết bị cơ bản
cho việc giảng dạy trực tuyến cho cả giảng viên và sinh viên có nhu cầu; Tạo một mơi
trường cho phép giảng viên và sinh viên truy cập phần mềm cần thiết; Tổ chức hội thảo
đào tạo cho giảng viên / sinh viên để làm quen thêm với công nghệ và công cụ dạy và
học trực tuyến; Cung cấp một mẫu giáo trình cho các khóa học trực tuyến bao gồm tất

cả các thông tin quan trọng cần thiết để được chứng nhận ABET; Phát triển và tổ chức
kho tài nguyên có hệ thống liên quan đến kỹ thuật hướng dẫn trực tuyến.
- Chiến lược cho giảng viên kỹ thuật: Tận dụng LMS của tổ chức để quản lý khóa
học, điểm số, các cuộc thảo luận trên diễn đàn và các kỳ thi; Chia nhỏ bài giảng dài
7


thành các đoạn ngắn hơn với các khoảng nghỉ thường xun hơn; Khuyến khích các
hoạt động thảo luận nhóm hoặc giải quyết vấn đề giữa các sinh viên như phòng Zoom
breakout; Tạo một phòng gặp mặt trong các kỳ thi (ví dụ như trên Zoom) để trả lời các
câu hỏi của học sinh; Cung cấp cho sinh viên một lộ trình và hướng dẫn rõ ràng cho
khóa học trực tuyến; Cung cấp bản ghi âm của các bài giảng trực tiếp sau bài giảng;
Quản lý các kỳ thi thực hành dành cho sinh viên; Sử dụng sách mở / ghi chú mở và các
phương pháp đánh giá đồng bộ hỗ trợ tính tồn vẹn trong học tập. Ví dụ bao gồm các
câu hỏi ngẫu nhiên / thời gian hạn chế / nhóm câu hỏi trên LMS; Tránh sử dụng máy
ảnh / micrô để kiểm tra giám thị; Sử dụng “bộ dụng cụ phịng thí nghiệm tại nhà”, ghi
lại các thí nghiệm thực hành và phịng thí nghiệm ảo để giải quyết một phần khía cạnh
đào tạo thực hành của khóa học.
- Chiến lược cho sinh viên: Sử dụng các ứng dụng qt miễn phí trên điện thoại
thơng minh của họ (giải quyết tình trạng thiếu quyền truy cập vào máy quét.
Theo các tác giả Gonzalez T và các cộng sự (2020) đã nghiên cứu và phân tích
những ảnh hưởng của việc giam cầm COVID-19 đối với hiệu suất học tập tự chủ của
sinh viên trong giáo dục đại học, kết quả chỉ ra rằng Kết quả cho thấy có tác động tích

h

cực đáng kể của việc giam giữ COVID-19 đối với hiệu suất của học sinh. Hiệu ứng này
cũng có ý nghĩa trong các hoạt động không thay đổi định dạng của chúng khi được thực
hiện sau khi bị giam giữ. Hiệu ứng này có ý nghĩa cả trong các môn học làm tăng số
lượng các hoạt động đánh giá và các môn học không làm thay đổi khối lượng cơng việc

của học sinh. Ngồi ra, một phân tích về chiến lược học tập của sinh viên trước khi bị
giam giữ cho thấy sinh viên không học liên tục. Dựa trên những kết quả này, kết luận
rằng việc giam giữ COVID-19 đã thay đổi chiến lược học tập của học sinh thành một
thói quen liên tục hơn, nâng cao hiệu quả của họ. Vì những lý do này, điểm số tốt hơn
trong đánh giá của học sinh được dự kiến do sự giam cầm COVID-19 có thể được giải
thích bằng cách cải thiện hiệu suất học tập của họ.
Tuy rằng điểm số có phần được cải thiện nhưng nó khơng phải là yếu tố duy nhất
ảnh hưởng đến sự hài lòng về việc học online và hiệu quả học tập của học sinh, sinh
viên. Nhóm tác giả Ram Gopal, Varsha Singh & Arun Aggarwal (2021) đã nghiên cứu
về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và hiệu suất của học sinh liên quan đến các
lớp học trực tuyến trong giai đoạn COVID-19 và thiết lập mối quan hệ giữa các biến số
này. Kết quả cho thấy bốn yếu tố độc lập được sử dụng trong nghiên cứu là chất lượng
8


giảng viên, thiết kế khóa học, phản hồi nhanh chóng và kỳ vọng của sinh viên tác động
tích cực đến sự hài lòng của sinh viên và sự hài lòng của sinh viên hơn nữa tác động tích
cực đến hiệu suất của sinh viên. Đối với quản lý giáo dục, bốn yếu tố này là điều cần
thiết để có mức độ hài lịng và hiệu suất cao cho các khóa học trực tuyến. Nghiên cứu
này đang được thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 để kiểm tra ảnh hưởng
của việc giảng dạy trực tuyến đối với kết quả học tập của học sinh.
Ngoài các yếu tố về con người hay chất lượng giảng dạy, yếu tố ngoại cảnh cũng
ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh, sinh viên. Nhóm tác giả Really vásquez
Vargas, và các cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu về những yếu tố này nhằm xác
định tác động của ánh sáng, tiếng ồn và mức nhiệt độ (các biến độc lập) đối với kết quả
học tập (biến phụ thuộc) ở sinh viên đại học trong đại dịch COVID-19. Kết quả cho thấy
nhiệt độ, ánh sáng và tiếng ồn có ảnh hưởng trực tiếp đáng kể về kết quả học tập của
sinh viên đại học. Như một kết luận, người ta đã thu được rằng ba biến độc lập có tác
động đến tính bền vững của sinh viên đại học. Thông qua 2 bài viết trên, có thể thấy để
đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc học online thì cần rất nhiều điều kiện từ chất lượng

giáo viên, chất lượng bài giảng cùng với đó là các yếu tố khách quan từ bên ngồi tác

h

động vào như ánh sáng, nhiệt độ,…Tuy vậy, đó cũng chỉ những yếu tố từ bên ngoài tác
động đến hiệu quả học tập của học sinh, sinh viên , vẫn cịn có những yếu tố chủ quan
từ bản thân học sinh, sinh viên. Cụ thể là nhóm tác giả Siva Prakash Ramasamy, Arfan
Shahzad, Rohail Hassan (2021) đã nghiên cứu và điều tra các yếu tố quyết định chính
ảnh hưởng đến ý định sử dụng E-learning giữa các sinh viên trong các viện giáo dục đại
học ở Malaysia do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng
các chuẩn mực chủ quan khơng tìm thấy ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng Elearning trong bối cảnh Malaysia. Đó là do tình trạng khẩn cấp về COVID-19 mà một
cá nhân phải chọn cho phương pháp E-learning bỏ qua nhận thức của họ. Nhận thức dễ
sử dụng và nhận thức hữu ích có tác động tích cực đáng kể đến thái độ. Những phát hiện
này cung cấp hướng dẫn cho các viện giáo dục để thực hiện hệ thống E- learning trong
những trường hợp không thể tránh khỏi cho hệ thống giáo dục bền vững.
Bên cạnh việc cải thiện những yếu tố trên thì việc tìm hiểu những phương pháp học
online đúng cách cũng như sự liên hệ giữa học online và học trực tuyến cũng rất quan
trọng. Vấn đề này đã được nêu ra bởi nhóm tác giả Uvalic´-Trumbic´, S., & Daniel, J
(2021) nghiên cứu về chất lượng trong hậu truyền thống Giáo dục Đại học trực tuyến,
9


phân tích được sự liên quan với nhau giữa hậu học truyền thống và việc học trực tuyến
qua Internet Từ các phân tích thu thập được thì đã nhận thấy sự liên quan mật thiết với
nhau giữa hậu học truyền thống và việc học trực tuyến qua Internet. Vốn tri thức ngày
càng được đa dạng hóa để phù hợp với cách giảng dạy-học tập trong tình hình dịch bệnh
hồnh hành. Qua các dữ liệu và phân tích được thu thập thì mỗi một phương pháp học
có khả năng thúc đẩy và độ an toàn khi thực hiện khác nhau. Qua bài viết này, có thể
thấy sự đa dạng trong phương thức học tập online cũng như là mỗi nhóm kiến thực khác
nhau sẽ phù hợp với những phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau.

1.2. Các nghiên cứu về cách nhìn nhận về vấn đề học online của sinh viên tại các
trường đại học ở Việt Nam:
Nguyen Thi Thao Ho và các cộng sự (2020), mục đích của nghiên cứu này là
bằng cách sử dụng mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM) trên kết quả khảo sát được thu
thập từ hai trường thành viên của một cơ sở giáo dục Việt Nam, nghiên cứu này nhằm
khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chấp nhận e-learning của sinh viên trong
giai đoạn Covid-19. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết TAM (Technology Acceptance
Model) và phương pháp định lượng để phân tích kết quả khảo sát. Bộ câu hỏi được phát

h

trực tuyến cho 856 sinh viên của một trường đại học Việt Nam có bốn chi nhánh tại Hà
Nội, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong số 618 phản hồi hợp lệ nhận
được, 80,9% số sinh viên cho rằng các em chưa từng trải nghiệm hình thức học trực
tuyến như trong mùa dịch COVID-19. Tỉ lệ nam và nữ thực hiện khảo sát gần như ngang
nhau (52,3% và 45,5%). Gần một nửa số sinh viên được khảo sát đang học năm thứ
nhất, tiếp theo là sinh viên năm thứ hai (27,5%), năm thứ ba (12,8%) và năm cuối
(11,3%). 36,2% đang theo học ngành Công nghệ Thơng tin; 40,1% theo học ngành Kinh
doanh; cịn lại theo học các ngành Ngôn ngữ, Truyền thông đa phương tiện và Thiết kế
đồ họa. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực sử dụng máy tính của sinh viên (CSE) và
tính tương tác của mơi trường (SI) ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của các em về tính
gần gũi người dùng của hệ thống học trực tuyến. Khi mọi hoạt động dạy và học được
thực hiện trực tuyến, sự tự tin về năng lực sử dụng máy tính sẽ giúp các em dễ dàng làm
quen với hình thức mới này trước và kể cả sau dịch COVID-19. Việc tương tác giữa
sinh viên và giáo viên cũng rất quan trọng. Nếu hệ thống học trực tuyến mang tính tương
tác cao, sinh viên sẽ được hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn trong q trình học
trực tuyến. Điều này dẫn tới đánh giá tích cực của sinh viên về độ gần gũi người dùng
10



của hệ thống học trực tuyến; đồng thời cho phép các em giao tiếp hiệu quả hơn về những
suy nghĩ cá nhân và chủ động tự thiết kế lộ trình học phù hợp sau khi trao đổi với giảng
viên và bạn bè.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2021), với sự phát triển của công
nghệ thông tin, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường đại học đã
triển khai dạy các học phần lí thuyết bằng phương pháp học trực tuyến (E-Learning).
Bài báo đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học bằng
E-learning trong bối cảnh Covid-19 vừa qua nhằm đưa ra một số khuyến nghị để nâng
cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Lạc Hồng. Đối tượng khảo sát là
1.935 sinh viên thuộc 10 Khoa của Trường Đại học Lạc Hồng. Nghiên cứu định lượng
sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Biến phụ thuộc trong mơ hình
này là biến giả (biến dummy) chỉ nhận 2 giá trị 0 và 1. Các biến độc lập bao gồm:
Phương tiện hữu hình (PTHH), Sự tin cậy (TC), Khả năng đáp ứng (KNDU) và Đồng
cảm (DC). Biến phụ thuộc là biến Sự hài lịng của SV (HL). Kết quả cho thấy, có 5 yếu
tố ảnh hưởng xếp theo thứ tự giảm dần gồm: Phương tiện hữu hình; Đồng cảm; Sự tin
cậy; Năng lực phục vụ và Khả năng đáp ứng. E-learning vẫn còn nhiều vấn đề cần cải

h

thiện và cần được chú ý thực hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất cũng như đảm bảo chất
lượng dạy và học như: đường truyền Internet, tài liệu giảng dạy, lịch trình và cách thức
kiểm tra, đánh giá.
Đặng Thị Thúy Hiền và các cộng sự (2020), tác giả đã chỉ ra các yếu tố rào cản
trong việc học trực tuyến của sinh viên khoa du lịch – đại học Huế, cụ thể như sau:
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trực tuyến và gửi cho sinh
viên qua email, mạng xã hội và các phương pháp liên lạc trực tuyến khác. Mẫu khảo sát
được lựa chọn theo phương pháp hạn ngạch (quota) với tỉ lệ mẫu tương ứng với tỉ lệ
sinh viên theo học bảy ngành đào tạo hệ đại học của Khoa Du lịch (Quản trị dịch vụ du
lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị kinh
doanh, Du lịch, Kinh tế và Du lịch điện tử); bao gồm sinh viên năm thứ nhất, năm thứ

hai và năm thứ ba của một năm học. Bảng hỏi được thiết kế theo năm nhóm yếu tố rào
cản ảnh hưởng đến việc học trực tuyến dựa theo mơ hình đề xuất và thang đo Likert,
xây dựng theo năm mức từ 1 – Hoàn toàn phản đối đến 5 – Hoàn toàn đồng ý. Kết quả
cho thấy bốn nhóm rào cản chính trong việc học trực tuyến, gồm (1) Rào cản kinh tế,
(2) Rào cản về sự tương tác, (3) Rào cản tâm lý và (4) Rào cản về môi trường. Trong
11


các yếu tố trên thì rào cản về sự tương tác và rào cản về môi trường là những rào cản
lớn nhất. Hầu hết các sinh viên nhận xét là họ muốn quay lại giảng đường sau khi kết
thúc dịch Covid-19 và nếu tiếp tục học trực tuyến trong thời gian tiếp theo thì giảng viên
nên tạo ra những bài giảng thú vị và lôi cuốn hơn.
Theo ba tác giả Phan Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thông và Nguyễn Thị
Phương Thảo (2020), trong bối cảnh phòng chống đại dịch COVID-19, các cơ sở giáo
dục đại học trong và ngoài nước đã triển khai đào tạo trực tuyến toàn thời gian nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá
cảm nhận của sinh viên hình thức đào tạo chính quy tại một cơ sở giáo dục đại học trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khi tham gia học tập trực tuyến trong thời gian ứng phó
với dịch bệnh. Phiếu khảo sát với số lượng email gửi đi là 9425; email phản hồi và có
bảng hỏi hợp lệ là 2225 (chiếm tỷ lệ 23%). Nghiên cứu sử dụng 04 thành phần của cấu
trúc đánh giá hệ thống học trực tuyến trên nền tảng web của Shee và Wang (2008) gồm:
Giao diện người dùng (Learner Interface), nội dung (Content), cá nhân hóa
(Personalization), cộng đồng học tập (Learning Community). Các yếu tố ảnh hưởng lớn
chính là tâm lý chưa sẵn sàng, kết nối internet và sự hỗ trợ kịp thời của giảng viên cũng

h

như đội ngũ phục vụ. Thêm vào đó, thói quen giảng dạy và học tập truyền thống của
giảng viên và sinh viên cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trong mơi trường trực
tuyến hồn tồn. Do đó, để triển khai học tập trực tuyến hoàn toàn cho sinh viên địi hỏi

phải có sự chuẩn bị khơng chỉ về hệ thống LMS, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà còn cả sự
đầu tư cho sự sẵn sàng cho người học lẫn người dạy. Các khó khăn của sinh viên được
nêu ra góp phần cho Nhà trường trong việc kiểm tra, đánh giá và cải tiến chất lượng đào
tạo và quan trọng hơn nhất là có thể thiết lập chiến lược và kế hoạch phát triển lâu dài
cho đào tạo trực tuyến khi ứng dụng trên tất cả các hệ đào tạo của trường.
Trương Phi Cường (2022), tác giả đã tham khảo các nghiên cứu trước cùng với
việc tham khảo ý kiến chuyên gia và nhìn nhận diễn biến thực tế của phương pháp đào
tạo bằng hình thức Elearning để thiết lập bảng câu hỏi khảo sát sinh viên GDU. Bảng
câu hỏi gồm câu hỏi xác nhận xem sinh viên đã được đào tạo bằng phương pháp ELearning chưa và 7 nội dung chính nhằm đánh giá cảm nhận của sinh viên khi được học
bằng phương pháp này: (1) Thái độ người học, (2) Giảng viên, (3) Chương trình đào
tạo, (4) Giao diện hệ thống, (4) Công nghệ, (5) Tương tác, (6) Sự hài lòng chung của
sinh viên, (7) Phương pháp đào tạo. Thang đo được sử dụng trong khảo sát là thang đo
12


×