Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chuyển đổi axít thành bazơ không tuân theo các quy tắc hóa học pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.13 KB, 2 trang )

Chuyển đổi axít thành bazơ không tuân theo
các quy tắc hóa học

(H2N2)-Nếu đã học môn hóa ở trường trung học, chắc chắn bạn
biết làm thí nghiệm đơn giản trong đó bạn nhúng giấy kiểm tra
độ pH vào các cốc chứa các chất lỏng khác nhau và quan sát sự
thay đổi màu sắc. Nếu là axít, giấy chuyển sang màu đỏ; nếu là
bazơ, giấy chuyển sang màu tím.
Sâu hơn nữa, bạn sẽ được biết bazơ là chất có thể cho các cặp
điện tử và axít là chất nhận các cặp điện tử. Điều quan trọng là 2
loại hóa chất này có sự đối lập về điện cực. Cho đến nay, các
nhà nghiên cứu tại Đại học California-Riverside (UCR), Hoa Kỳ
đã chế tạo thành công các hợp chất axít đóng vai trò như các
bazơ. Cụ thể, các nhà khoa học đã làm cho hợp chất Bo giữ vai
trò như các chất xúc tác phốtpho bằng cách thay đổi số lượng và
vị trí của các điện tử trong Bo mà không làm thay đổi hạt nhân
nguyên tử này.
Mục tiêu không chỉ là đảo ngược các quy tắc hóa học mà để tạo
ra các hợp chất xúc tác mới ít độc và có các đặc tính hữu ích.
Các chất xúc tác được sử dụng để thúc đẩy các phản ứng hóa
học mà không bị phá hủy hoặc bị thay đổi trong phản ứng. Các
chất xúc tác phải là bazơ, nhưng các chất xúc tác chứa phốt pho
lại gây độc cho sản phẩm cuối cùng. Hợp chất Bo có thể được
chế tạo giữ vai trò như các bazơ nhưng chúng lại không ổn định.
Rei Kinjo và các cộng sự tại UCR đã ổn định một trong các hợp
chất này bằng cách bổ sung cacben cho thêm một số điện tử. Sau
đó có thể sử dụng Borylene có độ ổn định làm chất xúc tác.
Guy Bertrand, PGS hóa học và là đồng tác giả của báo cáo về
hợp chất mới cho rằng đây gần giống thay đổi một nguyên tử
thành một nguyên tử khác.
Loại Borylene mới này có thể được sử dụng để sản sinh ra một


dãy các chất xúc tác hóa học mới không độc dùng để chế tạo các
vật liệu mới và thậm chí các dược phẩm mới. Kết quả nghiên
cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Science.

×