Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.05 KB, 3 trang )
Phản ứng Haber - Bosch và ảnh hưởng của nó đối
với cuộc sống của con người
Phản ứng Haber - Bosch là một trong những phản ứng nổi tiếng
nhất và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất hóa chất công
nghiệp. Đây là phản ứng cố định đạm (nitơ) bằng cách sử dụng
xúc tác sắt đơn giản để sản xuất amoniăc và các hợp chất nitơ
khác từ các nguồn nguyên liệu hyđro và nitơ hầu như vô hạn.
Phương pháp sản xuất amoniăc theo phản ứng Haber-Bosch đã
được phát triển ở quy mô công nghiệp từ những năm 1910, ngay
trước và trong Chiến tranh Thế giới Thứ I. Phương pháp này đã
phát triển mạnh và nhanh chóng trở thành yếu tố then chốt có
ảnh hưởng quan trọng đối với các diễn biến lớn trên thế giới.
Khi Đức tham chiến trong Chiến tranh Thế giới Thứ I, nước này
cần nhiều amoniăc để sản xuất muối nitrat làm thuốc nổ nên nhu
cầu amoniăc tại đây rất cao. Trước chiến tranh, phế thải động
vật là nguồn đạm chủ yếu để làm phân bón, còn nguồn cung
nitrat dạng hóa chất phần lớn đến từ các mỏ diêm tiêu (KNO
3
)
tại Chi Lê, chủ yếu do các công ty Anh khai thác và quản lý. Khi
chiến tranh bắt đầu, Anh và Đức đứng ở hai chiến tuyến đối lập
nhau nên nguồn cung ứng hóa chất quan trọng này cho nước
Đức bị cắt đứt. Nếu không nhờ có công nghệ sản xuất amoniăc
theo phản ứng Haber-Bosch thì nước Đức quốc xã đã không thể
tiếp tục tham chiến trong cuộc chiến tranh này.
Cũng chính sự phát triển của sản xuất amoniăc công nghiệp còn
mang lại một hậu quả khác: nó dẫn đến sự sụp đổ của ngành
khai thác diêm tiêu tại Chi Lê và để lại những thành phố hoang
tàn tại sa mạc Atacama ở phía bắc nước này.
Tuy nhiên, phản ứng Haber-Bosch đã có những đóng góp rất lớn