Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.69 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

TRẦN QUỐC HUỲNH
MSSV: 1953801014089

BẢO VỆ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN
PHẨM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. Võ Tấn Đào

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo ở Việt Nam hiện nay” là cơng trình
nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Võ Tấn
Đào. Khóa luận này đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn,
chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan này.
Tác giả

Trần Quốc Huỳnh



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghị định số 76/2012/NĐ-CP

Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03
tháng 10 năm 2012 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Tố cáo.

Nghị định số 31/2019/NĐ-CP

Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10
tháng 4 năm 2019 của Chính Phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp tổ
chức thi hành Luật Tố cáo.

Thông tư số 145/2020/TT-BCA

Thông tư số 145/2020/TT-BCA ngày 29
tháng 12 năm 2020 của Bộ Công an quy
định về quy định thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo về hành vi tham nhũng,
lãng phí.

ACRC

Anti-Corruption and Civil Rights
Commission (Ủy ban phòng chống tham
nhũng và dân quyền).


LPSK

Lembaga Perlindungan Saksi dan
Korban (Cơ quan bảo vệ nhân chứng và
nạn nhân).

UNCAC

United Nations Convention against
Corruption (Cơng ước Liên hiệp quốc
phịng chống tham nhũng).


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ TÍNH
MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI TỐ
CÁO ............................................................................................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
danh dự, nhân phẩm của người tố cáo .....................................................................6
1.1.1. Khái niệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo.............................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm của bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo ....................................................................................................12
1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo ....................................................................................................16
1.2. Quy định về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo trong pháp luật Việt Nam ...................................................................18
1.2.1. Đối tượng được bảo vệ ................................................................................18

1.2.2. Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ ....................................................................20
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo ....................................................................................................21
1.2.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ ................................................22
1.2.5. Thời hạn bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm .........25
1.2.6. Xử lý hành vi không bảo vệ, bảo vệ không đầy đủ ......................................26
1.3. Quy định về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo trong pháp luật quốc tế và ở một số quốc gia trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam ...............................................................................................27
1.3.1. Hàn Quốc ....................................................................................................27
1.3.2. Indonesia. ....................................................................................................30
1.3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ BẢO
MẬT THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TỐ CÁO ...........................................................37
2.1. Thực trạng việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo .......................................................................................................37


2.1.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
danh dự, nhân phẩm của người tố cáo..................................................................37
2.1.2. Những hạn chế, bất cập trong quy định bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo ..........................................................41
2.2. Kiến nghị hoàn thiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người tố cáo ...................................................................................56
2.2.1. Về quy định của pháp luật ...........................................................................57
2.2.2. Về mặt tổ chức thực hiện .............................................................................66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước ta có bản chất là Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và
vì dân. Chính vì bản chất tốt đẹp đó, nên Hiến pháp 2013 ln ghi nhận, tôn trọng và bảo
vệ các quyền con người, quyền cơng dân, trong đó bao gồm tất cả các quyền dân sự lẫn
chính trị, biểu hiện rõ nét nhất chính là việc Hiến pháp 2013 đã xây dựng một chương
riêng biệt để ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, quyền con người. Trong số các
quyền con người, quyền công dân được ghi nhận, tồn tại một quyền đóng vai trị hết sức
to lớn trong cơng cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa đó là quyền tố cáo.
Thông qua việc thực hiện quyền tố cáo, người dân phát huy được quyền làm chủ của
mình đối với nhà nước, tham gia giám sát hoạt động của nhà nước, khẳng định nhà nước
là của dân, do dân và vì dân. Về phía nhà nước, thơng qua việc người dân thực hiện
quyền tố cáo, nhà nước có thể phát hiện một cách kịp thời những sai phạm, thiếu sót, bất
cập trong quá trình hoạt động, vận hành bộ máy nhà nước, q trình thực thi pháp luật.
Để từ đó làm cơ sở để nhà nước tự hồn thiện mình, loại bỏ những sai phạm, thiết sót,
bất cập góp phần hồn thiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
Tuy nhiên, tố cáo với ý nghĩa là sự phản ánh sai phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
với cơ quan nhà nước, trong đó cũng tồn tại khơng ít cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tố cáo
là chủ thể nắm trong tay quyền lực nhà nước. Chính vì điều này, khiến cho người dân lo
sợ, e ngại vì một khi tố cáo người nắm trong tay quyền lực nhà nước thì người bị tố cáo
có thể sử dụng quyền lực nhà nước của mình để trả thù, trù dập gây thiệt hại đến tài sản,
danh dự, nhân phẩm thậm chí có thể xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến sức khỏe, tính
mạng. Theo một khảo sát của Thanh tra Chính phủ thực hiện vào năm 2011 đối với
1.058 doanh nghiệp, 1.801 cán bộ, công chức và 2.601 người dân cho thấy 63,4% các
doanh nghiệp, 58,9% cán bộ, công chức và 62% người dân khơng sẵn sàng tố cáo vì sợ
bị trù dập, trả thù1, dựa theo khảo sát trên ta có thể nhận thấy được rằng dường như rào

cản, cản trở việc người dân tham gia tố cáo chính là sự lo sợ bị trả thù, trù dập.
Thực tế, sự trả thù, trù dập đối với người tố cáo có thể được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau. Nhưng nhìn chung các hình thức trả thù thường được thể hiện dưới các
Phạm Thị Thu Hiền (2018), “Thực tiễn bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng” link:
/>nhung_t164c2716n2631tn.aspx?currentpage=1 (truy cập ngày 14 tháng 02 năm 2023).
1


2
dạng xâm phạm đến các khách thể chủ yếu là tài sản, danh dự, nhân phẩm và tính mạng,
sức khỏe của người tố cáo. Từ vấn đề trên muốn thực hiện một cách có hiệu quả quyền
tố cáo thì địi hỏi trong các văn bản quy phạm pháp luật phải đặt ra được chế định bảo
vệ người tố cáo nhằm mục đích bảo vệ người tố cáo tránh khỏi sự trả thù, trù dập đặc
biệt là liên quan đến tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của người tố cáo.
Hiểu được vấn đề đó nên từ khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày
02/9/1945 cho đến nay, pháp luật ở Việt Nam luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ người
có hành vi tố cáo sai phạm trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung,
đặc biệt là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo,
đến Luật Tố cáo 2018 quy định về bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của người tố cáo vẫn là một trong những quy định có tính chất hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, quy định của Luật Tố cáo năm 2018 về vấn đề này vẫn có nhiều bất cập, ảnh
hưởng khơng nhỏ đến quyền tố cáo của cơng dân mà cịn ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhận thức được vấn đề đó, nên tác giả đã chọn đề tài “Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo ở Việt Nam hiện nay” Để làm khóa
luận tốt nghiệp cuối khóa nhằm góp phần hồn thiện quy định của pháp luật đối với chế
định này.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy từ Luật Tố cáo năm 2011 đến Luật Tố cáo năm 2018, đã có những quy định đối
với việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh sự, nhân phẩm của người tố cáo, song

quy định này cịn nhiều hạn chế, có thể dẫn đến nguy cơ người bị tố cáo lợi dụng những
thiếu sót trong quy định pháp luật để trả thù người tố cáo.
Một số hạn chế trong quy định bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm của đối tượng được bảo vệ có thể kể đến như: Luật Tố cáo năm 2018, tuy quy định
về vấn đề người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản khi cho là có “căn cứ”. Theo quy
định khi nhận được yêu cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét có áp dụng hay
khơng áp dụng biện pháp bảo vệ, song lại không đưa ra các trình tự, thủ tục xem xét yêu
cầu cũng như thời hạn xem xét tối đa là bao lâu, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính
trong việc bảo vệ, .... Các vấn đề này được một số học giả trong nước nghiên cứu đề cập
trong một số bài viết như: Mai Văn Duẩn (2017), “Kinh nghiệm bảo vệ người tố cáo
trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (4/2017), tr.


3
55-64; Đào Thảo Ly (2021), “Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ
người tố cáo hiện nay”, Tạp chí thanh tra,(12/2021), tr. 43-45; hay trong một số luận án,
luận văn, khóa luận như: Mai Văn Duẩn (2017), Pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Ngô Thị Hồng
Ngân (2017), Bảo vệ người tố cáo: thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Tiến Đạt (2021), Bảo vệ
người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học
xã hội Việt Nam;
Vấn đề tiếp theo là cơ quan bảo vệ người tố cáo, ở Việt Nam pháp luật không thành
lập một cơ quan có tính chất chun trách bảo vệ người tố cáo, mà việc bảo vệ người tố
cáo được thực hiện trên cơ sở có sự kết hợp giữa các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để
thực hiện một mục tiêu chung đó là bảo vệ người tố cáo. Điều này có sự khác biệt với
một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Hàn Quốc thiết lập Ủy ban phòng chống
tham nhũng và Dân quyền (ACRC) hay Hoa Kỳ có cơ quan chun trách là Văn Phịng
tư vấn đặc biệt (OSC)2, … Vấn đề cơ quan bảo vệ người tố cáo là một vấn đề cần lưu

tâm trong việc hồn thiện quy định bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của người tố cáo. Hiện nay trong nước có một số bài nghiên cứu có sự đề cập đến
vấn đề cơ quan bảo vệ người tố cáo chẳng hạn như Mai Văn Duẩn (2015), “Kinh nghiệm
về bảo vệ người tố cáo của Hàn Quốc”, Tạp chí thanh tra, (10/2015), tr. 41-43; Trần Hà
Bảo Uyên (2015), “Cơ chế bảo vệ người tố cáo ở một số nước trên thế giới và bài học
đối với Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát, (11/2015), tr. 53-59.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh
với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về cơ chế bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo; làm rõ vai trò, ý nghĩa của biện pháp này;
nghiên cứu thực trạng, bất cập của các quy định, các thiếu sót liên quan đến bảo vệ sức
khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tố cáo; từ đó rút ra được kinh
nghiệm, ưu điểm, nhược điểm của quy định pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ
người tố cáo nói chung và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm để
từ đó có cơ sở hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quy định này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trần Hà Bảo Uyên (2015), “Cơ chế bảo vệ người tố cáo ở một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt
Nam”, Tạp chí kiểm sát, (11/2015), tr. 53-59.
2


4
Phạm vi nghiên cứu của đề tài gói gọn trong việc phân tích các quy định quy định
của Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, Thông tư số 145/2020/TTBCA, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan đến việc thực hiện bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh
dự, nhân phẩm của người tố cáo.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu quy định bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm trong các quy định của pháp luật Việt Nam; phát hiện những
thiếu sót, bất cập, những điểm chưa hồn thiện trong quy định của pháp luật Việt Nam

từ đó góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, nâng cao hiệu quả trong việc thực
thi pháp luật nói chung, cũng như góp phần gia cố nền móng pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Khóa luận cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơng tác nghiên
cứu liên quan đến vấn đề về vấn bảo vệ người tố cáo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trên cơ sở của Chủ
nghĩa Mác – Lênin để phân tích, đánh giá các vấn đề trong quy định của pháp luật liên
quan đến bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo.
Bên cạnh đó tác giả cịn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh,
để tìm ra được những điểm tiến bộ và lạc hậu giữa pháp luật Việt Nam và thế giới, từ đó
phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, thiếu sót trong quy định của pháp luật
Việt Nam.
7. Kết cấu khóa luận
Khóa luận này có kết cấu gồm 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO
Ở chương này, tác giải tập trung nghiên cứu các khái niệm có liên quan đến quy
định của pháp luật về biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo; nghiên cứu quy định của pháp luật của một số quốc gia về biện pháp
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo ở quốc gia đó.
Tạo tiền đề lý luận cho Chương II.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ BẢO
MẬT THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TỐ CÁO


5
Chương này, tác giả chỉ ra các vấn đề bất cập, thiếu sót của biện pháp bảo vệ người
tố cáo về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo từ đó đưa
ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ

người tố cáo nói chung.


6

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI
TỐ CÁO
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
danh dự, nhân phẩm của người tố cáo
1.1.1. Khái niệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo
Thứ nhất, về khái niệm tố cáo.
Khái niệm “Tố cáo” có thể được định nghĩa dưới nhiều góc độ cụ thể, tùy thuộc
vào lĩnh vực nghiên cứu mà “Tố cáo” lại được định nghĩa khác nhau, có ý nghĩa khác
biệt, thậm chí ở trong cùng một lĩnh vực nhưng ở từng quốc gia, dân tộc, ngơn ngữ
“Tố cáo” vẫn có thể được hiểu theo nhiều cách.
Dưới góc độ ngơn ngữ tiếng Việt phổ thơng, “Tố cáo” là hành vi báo cho mọi
người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó 3.
Dựa vào định nghĩa trên, có thể nói dưới góc độ ngơn ngữ, ngữ nghĩa của “Tố giác”
và “Tố cáo” có sự tương đồng với nhau, là từ đồng nghĩa của nhau, khơng có sự khác
biệt giữa khái niệm “Tố cáo” và “Tố giác”. Dưới lăng kính ngơn ngữ, “Tố cáo” là
hành vi báo cho mọi người, cơ quan có thẩm quyền biết về sự vi phạm pháp luật nói
chung, bao gồm cả hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nên khơng có sự phân biệt giữa
“Tố giác” và “Tố cáo”.
Dưới góc độ luật thực định, theo quy định Luật Tố cáo năm 2018 thì “Tố cáo”
được hiểu là: “là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân …4” Luật Tố cáo năm

2018 xác định phạm vi của khái niệm “Tố cáo” chỉ có phạm vi được hiểu là ở việc
báo cho bên có thẩm quyền về vi phạm thuộc hai trường hợp lần lượt là tố cáo về
hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ và tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Trong đó, hành vi
vi phạm trong thi hành cơng vụ, nhiệm vụ là việc vi phạm của cán bộ, công chức,
viên chức, người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người từng là cán bộ,
công chức, viên chức mà khi thi hành cơng vụ, nhiệm vụ có vi phạm pháp luật, người
3

Chu Bích Thu (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 928.
4
Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018.


7
từng được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ khi thực hiện cơng vụ, nhiệm vụ mà có
vi phạm pháp luật hoặc bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý nhà nước trong ngành lĩnh vực. Còn “Tố giác” theo quy định được
hiểu là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có
thẩm quyền5, như vậy có thể thấy phạm vi của “Tố giác” là báo tin về tội phạm. Từ
đó có thể nói dưới góc độ luật thực định có sự phân lập giữa khái niệm “Tố giác” và
“Tố cáo”
Ngoài ra, ở một số nước, tổ chức quốc tế cũng tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau
về khái niệm “Tố cáo”, cần lưu ý rằng ở các nước khác nhau thuật ngữ “Tố cáo” có
thể được biểu đạt, thay thế bằng nhiều thuật ngữ có tính tương tự như “disclosure –
Tiết lộ” hay “public interest report – Báo cáo vì lợi ích cơng”.
Trong các văn kiện quốc tế chẳng hạn như UNCAC, “Tố cáo” được hiểu là “bất
kỳ người nào báo cáo thiện ý và có căn cứ hợp lý tới cơ quan có thẩm quyền về bất
kỳ vụ việc nào liên quan đến phạm tội theo quy định của công ước 6”, hay trong nội

dung của khuyến nghị số CM/REC(2014)7 của Hội Đồng Châu Âu ghi nhận “Tố cáo”
hay “Tiết lộ vì lợi ích cơng” được hiểu là “báo cáo hoặc tiết lộ thông tin về các hành
vi và thiếu sót thể hiện mối đe dọa hoặc tổn hại đến lợi ích cơng cộng7”.
Trong pháp luật quốc gia, theo Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công năm
2011 của Hàn Quốc, “Tố cáo” được hiểu là “báo cáo, đưa ra tuyên bố, cung cấp
thông tin, khiếu nại hoặc buộc tội bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến lợi ích cơng
cộng đã được thực hiện hoặc có thể sẽ được thực hiện, hoặc để cung cấp đầu mối
điều tra bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến lợi ích cơng cộng8”. Đối với Romania,
pháp luật Romania ghi nhận “Tố cáo” hay “Tiết lộ” được hiểu là: “truyền đạt thông
tin bằng miệng hoặc bằng văn bản, theo các phương thức được quy định … liên quan
đến bất kỳ hành động nào thể hiện sự vi phạm pháp luật9”.
Mặc dù cho đến hiện nay, các quốc gia vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm
“Tố cáo”, tuy nhiên nhìn tổng quan các định nghĩa về “Tố cáo” ở các nước đều có
một điểm chung đó là ghi nhận “Tố cáo” là hành vi thông báo, truyền đạt thông tin
về việc tồn tại sự vi phạm pháp luật đến chủ thể có thẩm quyền với mục đích để chủ

Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Điều 33, Cơng ước liên hợp quốc về phịng, chống tham nhũng (UNCAC).
7
Điểm b, mục các định nghĩa, phần các Nguyên tắc của Khuyến nghị CM/REC (2014) 7 của Hội đồng Châu
Âu.
8
Khoản 2, Điều 2 Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích cơng năm 2011, sửa đổi, bổ sung năm 2022, Hàn
Quốc.
9
Khoản 3, Điều 3 Luật số 361 ngày 16 tháng 12 năm 2022 liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo vì lợi ích
cơng cộng. Romania.
5

6



8
thể có thẩm quyền tiến hành giải quyết các vi phạm pháp luật đã được phản ánh. Như
vậy, theo tác giả có thể khái quát một cách chung nhất về khái niệm Tố cáo. Cụ thể
“Tố cáo”: là hành vi báo cáo, thông báo, truyền đạt thông tin, cung cấp thông tin về
hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, khái niệm người tố cáo.
Tương tự khái niệm “Tố cáo”, khái niệm “Người tố cáo” ở từng quốc gia, tổ chức
lại được hiểu và diễn giải khác nhau.
Đối với các văn bản quốc tế, theo Khuyến nghị CM/REC(2014)7 của Hội đồng
Châu Âu khái niệm “Người tố cáo” hay “Người tiết lộ” được hiểu là “bất kỳ người
nào báo cáo hoặc tiết lộ thông tin về mối đe dọa hoặc tổn hại đến lợi ích cơng cộng
trong bối cảnh mối quan hệ dựa trên công việc của họ, cho dù đó là trong khu vực
cơng hay tư nhân10.” Khái niệm này xác định chủ thể được xem là người tố cáo là bất
kỳ người nào thực hiện hành vi báo cáo, tiết lộ thông tin về mối đe dọa hoặc tổn hại
về lợi ích cơng, đồng thời việc tiết lộ, báo cáo, phản ánh thông tin đó phải có mối liên
hệ đối với cơng việc của họ, bất chấp họ làm việc trong khu vực công hay trong khu
vực tư nhân.
Trong văn bản pháp luật quốc gia, các quốc gia có hai xu hướng xác định “Người
tố cáo”, một số quốc gia đưa ra định nghĩa khái quát chung để xác định “Người tố
cáo” như Nhật Bản, Hàn Quốc, … hay một số nước lại liệt kê những đối tượng được
xem là “Người tố cáo” như New Zealand. Ngoài ra cũng tồn tại trường hợp một số
quốc gia mà trong pháp luật không đưa ra một định nghĩa nhất định hay liệt kê những
đối tượng nào “Người tố cáo” như Canada. Cụ thể, Luật Bảo vệ người tố cáo Nhật
Bản định nghĩa người tố cáo chính là “…một người lao động đã tố cáo11” đối với
Nhật Bản, người tố cáo được xác định phạm vi người tố cáo phải là người lao động
và người lao động này đã thực hiện việc tố cáo theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Ở một quốc gia khác như Hàn Quốc thì ngược lại, khơng xác định phạm vi người tố
cáo phải là người lao động như ở Nhật Bản, mà nước này diễn giải người tố cáo đơn

giản là “người đã thực hiện hành vi tố cáo vì lợi ích cơng cộng12”. Với New Zealand,
người tố cáo được hiểu là một trong các đối tượng được quy định trong các điểm a,
b, c, d, e, f, g khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ người tố cáo năm 2022, theo quy định của
pháp luật New Zealand người tố cáo có thể là người có liên quan trong việc quản lý
tổ chức, người lao động, thành viên của lực lượng vũ trang, … Nhìn chung, người tố
10
11

Điểm a, mục các định nghĩa, phần các Nguyên tắc của Khuyến nghị CM/REC(2014)7, Hội đồng Châu Âu.

Khoản 2, Điều 2 Luật Bảo vệ người tố cáo năm 2004, Nhật Bản.
Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công năm 2011, sửa đổi, bổ sung năm 2022, Hàn
Quốc.
12


9
cáo theo quy định của pháp luật New Zealand là người lao động chứ không phải là
bất kỳ cá nhân nào. Đối với một số quốc gia như Canada, Úc, … trong pháp luật, đạo
luật không đưa ra một khái niệm, diễn giải, liệt kê xác định thế nào là người tố cáo.
Nhìn chung, các khái niệm về “Người tố cáo” tuy có sự khác nhau giữa các quốc
gia, nhưng tụ chung lại “Người tố cáo” theo các định nghĩa vẫn có một số điểm chung
đó là:
Một là, “Người tố cáo” được xác định là cá nhân mà không phải là pháp nhân, cá
nhân có thể là bất kỳ người nào hoặc chỉ trong giới hạn là người lao động như theo
quy định pháp luật Nhật Bản, New Zealand hoặc là công dân của quốc gia.
Hai là, cá nhân đã phải thực hiện hành vi tố cáo theo quy định của pháp luật. Một
cá nhân nói chung, người lao động hay bất kỳ người nào nói riêng nếu khơng thực
hiện hành vi tố cáo thì vẫn khơng thỏa mãn điều kiện để được xem là người tố cáo.
Ngồi ra, nhìn vào định nghĩa người tố cáo ở một số nước trên thế giới, còn nhận

thấy được một vấn đề ở những quốc gia khác nhau đối tượng người tố cáo được bảo
vệ có thể thuộc khu vực cơng hoặc khu vực tư hoặc cả hai khu vực. Đơn cử, theo quy
định Nhật Bản, như đã nói người tố cáo được hiểu là “… một người lao động đã tố
cáo13” và người lao động ở đây phải được hiểu là “… một người được tuyển dụng tại
một doanh nghiệp hoặc văn phòng (sau đây gọi là “doanh nghiệp”) và được trả
lương, bất kể loại hình cơng việc.14”. Dựa vào hai định nghĩa trên thì dường như đối
tượng người tố cáo được bảo vệ ở Nhật Bản đó chính là người tố cáo ở khu vực tư,
trong doanh nghiệp, nằm ngoài khu vực nhà nước.
Liên hệ với Việt Nam, ở Việt Nam người tố cáo được định nghĩa trong Luật Tố
cáo năm 2018, theo đó “Người tố cáo” theo pháp luật Việt Nam được hiểu là “cá
nhân thực hiện việc tố cáo”. Như vậy, Việt Nam cũng xác định người tố cáo giống
với các nước trên thế giới, đó là (1) người tố cáo là cá nhân và (2) cá nhân đó đã thực
hiện hành vi tố cáo.
Tuy nhiên, ở Việt Nam có sự khác biệt so với một số quốc gia nhất định. Ở Việt
Nam, tuy pháp luật không xác định một cách rõ ràng là đối tượng người tố cáo được
bảo vệ là ở khu vực công hay tư. Tuy nhiên dựa vào một số quy định pháp luật đã
gián tiếp khẳng định Việt Nam bảo vệ cả người tố cáo ở lĩnh vực công và cả lĩnh vực
tư. Cụ thể, theo Luật Tố cáo năm 2018 phạm vi tố cáo gồm tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật

13

Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo vệ người tố cáo năm 2004, Nhật Bản.

14

Điều 9 Đạo luật Tiêu chuẩn lao động 1947, Nhật Bản.


10

quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Như vậy, có thể thấy phạm vi người tố cáo được
bảo vệ ở Việt Nam bao trùm cả lĩnh vực công và cả lĩnh vực tư.
Qua các phân tích trên, có thể khẳng định “Người tố cáo” chính là cá nhân đã
thực hiện là hành vi báo cáo, thông báo, truyền đạt thông tin, cung cấp thông tin về
hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, khái niệm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người
tố cáo.
Một là, về khái niệm sức khỏe của người tố cáo. Dưới góc độ ngơn ngữ, “Sức
khỏe” được hiểu là “trạng thái khơng có bệnh tật, cảm thấy thoải mái về thể chất và
thư thái về tính thần15”. Bên cạnh góc độ ngơn ngữ, dưới góc độ chun mơn WHO
cũng có diễn giải riêng về khái niệm “Sức khỏe”. Theo WHO “Sức khỏe” được hiểu
là “tình trạng hồn tồn sảng khối về thể chất tinh thần và xã hội chứ khơng đơn
thuần là việc khơng có ốm đau, bệnh tật16”. Cả hai định nghĩa này tuy có sự khác biệt
nhưng tựu chung ghi nhận “Sức khỏe” chính là trạng thái thân thể khơng có bệnh tật,
ốm đau, thoải mái về thể chất lẫn tinh thần. Như vậy, sức khỏe của người tố cáo chính
là sự khỏe mạnh, khơng có bệnh tật, ốm đau, thoải mái về thể chất lẫn tinh thần của
người tố cáo.
Hai là, về khái niệm tính mạng của người tố cáo. Hiện nay, pháp luật nước ta
không diễn giải cụ thể về khái niệm “tính mạng”, mà thuật ngữ này được đề cập trong
các văn bản pháp luật và được hiểu thông qua ngữ nghĩa của nó trong tiếng Việt.
Theo từ điển tiếng Việt phổ thơng, “tính mạng” được định nghĩa là “mạng sống của
con người17”. Theo định nghĩa trên thì tính mạng có mối liên hệ mật thiết với quyền
được sống của con người được quy định trong Hiến pháp 2013. Hiến pháp xác định
con người có quyền được sống18 và quyền này được được xác lập thơng qua sự bảo
hộ tính mạng con người của nhà nước. Như vậy, tựu chung “tính mạng” có thể hiểu
đồng nhất với quyền được sống của con người, mà quyền được sống chính là quyền
khơng bị ai tước đoạt một cách trái phép sự sống.
Ba là, về khái niệm tài sản. Khác với hai khái niệm trên khơng được giải thích,
diễn giải bằng quy định pháp luật, thì ngược lại khái niệm “Tài sản” đã được quy định
rõ trong Bộ luật dân sự năm 2015 của nước ta, theo Bộ luật dân sự năm 2015 “tài


15

Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 805.
16
WHO (1946), Constitution of the World Health Organization, tr. 1.
17

Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 920.
18
Điều 19 Hiến pháp 2013.


11
sản” được định nghĩa bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản19” trong đó
tài sản quyền tài sản được hiểu là các quyền trị giá được bằng tiền chẳng hạn như
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, … trong đó tài sản theo pháp luật nước ta
chia thành hai loại là bất động sản và động sản. Như vậy, tài sản của người tố cáo là
những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc về sự sở hữu của người tố cáo.
Bốn là, về khái niệm danh dự, nhân phẩm của người tố cáo. “Danh dự” được
hiểu là “sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất
chính trị và năng lực của người đó20” cịn đối với khái niệm “Nhân phẩm” được hiểu
là “Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính
cách là một con người21”. Từ hai khái niệm danh dự, nhân phẩm trên có thể rút ra
được khái niệm danh dự là: sự đánh giá của xã hội đối với người tố cáo về mặt đạo
đức, phẩm chất và năng lực, phẩm giá của người tố cáo.
Nhìn một cách tổng quát, dựa vào các khái niệm trên, tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm đều chính là quyền con người, quyền cơng dân được Hiến

pháp, pháp luật bảo hộ. Vì vậy, về mặt lý luận, việc bảo vệ các quyền này của con
người nói chung và người tố cáo nói riêng mang tính hiển nhiên và đây cũng là trách
nhiệm của nhà nước.
Thứ tư, khái niệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo.
Theo Hiến pháp năm 2013, quyền tố cáo là một quyền con người. Cụ thể Hiến
pháp ghi nhận mọi người có quyền tố cáo đến chủ thể có thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của chủ thể khác. Bên cạnh ghi nhận về quyền tố cáo, Hiến pháp
năm 2013 cũng xác lập quyền được bảo vệ khỏi sự trả thù đối với người tố cáo. Việc
bảo vệ khỏi sự trả thù đối với người tố cáo ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đã
được Luật Tố cáo năm 2011 cụ thể hóa và hồn thiện dần ở Luật Tố cáo năm 2018.
Việc nội dung chế định bảo vệ người tố cáo, có nhiều biện pháp bảo vệ bao gồm:
Bảo vệ bí mật thơng tin, bảo vệ vị trí cơng tác, việc làm; bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của con người. Luật xác định chủ thể có trách nhiệm bảo
vệ người tố cáo nói chung và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo thuộc về chủ thể giải quyết tố cáo, cơ quan công an các cấp, ủy ban

Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Vũ Thị Dung (2015), Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Hưng Yên), Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, tr. 07.
21
Vũ Thị Dung (2015), Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Hưng Yên), Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, tr. 08.
19

20



12
nhân dân các cấp, ... Ngồi ra, Luật cịn xác định cách thức bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo thông qua các biện pháp cụ thể.
Nói tóm lại, dựa vào tất cả những phân tích trên ta có thể kết luận bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo: là việc của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, thơng qua các cơng cụ, biện pháp mà pháp luật quy định
bảo vệ quyền được sống, sự khỏe mạnh, khơng có bệnh tật, ốm đau, thoải mái về thể
chất lẫn tinh thần, quyền sở hữu vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, sự đánh giá
của xã hội đối với người tố cáo về mặt đạo đức, phẩm chất và năng lực, phẩm giá
của người tố cáo khỏi bị xâm phạm theo chiều hướng tiêu cực, với mục đích bảo đảm
an tồn cho người tố cáo, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, khuyến khích
người dân tham gia tố cáo và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng bộ máy nhà
nước.
1.1.2. Đặc điểm của bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo
Thứ nhất, khách thể của việc bảo vệ.
Khách thể của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm đối
tượng được bảo vệ là quyền con người, cụ thể đó là các quyền được sống, quyền được
bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm và quyền sở hữu của đối tượng được bảo vệ.
Theo quy định của Hiến pháp, mọi người có quyền sống; quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; có quyền bảo
vệ danh dự, uy tín của mình; …. Mục đích của bảo vệ người tố cáo, suy cho cùng là
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, cho nên việc tự thân bảo vệ quyền tố cáo
chính là đồng nghĩa với việc bảo vệ các quyền con người được hiến pháp và pháp
luật ghi nhận.
Thứ hai, đối tượng được bảo vệ.
Về đối tượng được bảo vệ. Dựa trên khái niệm về bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo đã được phân tích ở phần trên, đối tượng
được bảo vệ trước tiên và hiển nhiên là người tố cáo. Nguyên nhân khiến người tố
cáo trở thành đối tượng phải được bảo vệ hiển nhiên là vì:

Một là, người tố cáo luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công, xâm hại đến nhân
thân và tài sản
Người tố cáo là người đã thực hiện việc cung cấp thông tin, tin báo về hành vi vi
phạm pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để những cơ quan này có những
biện pháp phù hợp giải quyết hành vi vi phạm pháp luật. Các biện pháp giải quyết có
thể là áp dụng chế tài, hình phạt lên người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật, gây
nên những yếu tố bất lợi cho người bị tố cáo có hành vi vi phạm. Chính vì vậy, người


13
bị tố cáo có thể tấn cơng, xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của người tố cáo để nhằm mục đích ngăn chặn việc thực hiện tố cáo hoặc để trả
thù người tố cáo. Nên người tố cáo cần phải là đối tượng được bảo sức khỏe, tính
mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm để tránh khỏi việc bị trả thù, đồng thời đảm bảo
việc được hiện quyền tố cáo của mình.
Hai là, người tố cáo là người đang thực hiện quyền con người
Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm tơn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân. Mà tố cáo hành vi vi phạm pháp luật là một trong những quyền con người
cơ bản, nên nhà nước cần phải có trách nhiệm bảo vệ quyền tố cáo và đảm bảo cho
nhân dân thực hiện quyền tố cáo. Khi thực hiện quyền tố cáo người dân phải đối mặt
với nguy cơ bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm từ người
bị tố cáo với mục đích ngăn cản người dân thực hiện việc tố cáo. Vì vậy, nhà nước
cần phải có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ người tố cáo để người tố cáo khi người
tố cáo thực hiện quyền công dân, quyền con người của mình.
Ngồi đối tượng được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
là người tố cáo ra, ở từng quốc gia tùy quan điểm của quốc gia đó mà phạm vi đối
tượng được bảo vệ cịn có sự mở rộng khác nhau. Ví dụ như ở Malaysia, đối tượng
được bảo vệ cịn có người liên quan đến người tố cáo, Hàn Quốc còn bao gồm cả
người thân thích và người ở cùng, ở Việt Nam thì bao gồm những người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người tố cáo. Nhìn chung, những đối tượng này thường là những

người có tác động, ảnh hưởng đến người tố cáo về mặt quan hệ tình cảm, thân thuộc.
Thứ ba, phạm vi bảo vệ là các quan hệ xã hội như tính mạng, sức khỏe, sở hữu,
danh dự, nhân phẩm của người tố cáo
Các yếu tố như sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm là những yếu
tố thiết thân gắn liền với bản thân mỗi con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự và
không thể tách rời với sự tồn tại của bản thân mỗi người. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo nhằm mục đích giữ cho những yếu tố
đó khơng bị xâm hại bởi hành vi tác động gây bất lợi của bất kỳ người nào với mục
đích ngăn cản, trả thù việc tố cáo của người tố cáo để từ đó tạo niềm tin, sự an tồn
để người dân an tâm tiến hành thực quyền tố cáo của mình. Bởi vì, một khi sức khỏe,
tính mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm của người tố cáo bị xâm phạm thì sẽ gây ra
những hậu quả khó lường, quyền được sống, quyền sở hữu, sự toàn vẹn của danh dự,
nhân phẩm, thậm chí có trường hợp những hậu quả xảy ra không thể khắc phục được.
Thứ tư, chủ thể có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo
Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo chính là nhà nước, thơng qua hệ
thống các cơ quan do mình thiết lập và bằng cách đặt ra quy định của pháp luật, nhà


14
nước sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ người tố cáo khỏi bị
xâm phạm đến quyền được sống, quyền được bảo vệ sức khỏe, sở hữu, danh dự, nhân
phẩm. Sở dĩ nhà nước là chủ thể có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo vì:
Một là, nhà nước là một bên được hưởng lợi từ việc tố cáo
Thông qua việc tố cáo, nhà nước kịp thời phát hiện phát hiện sai phạm để khắc
phục, chấn chính nhằm mục đích cải thiện hoạt động của bộ máy nhà nước làm cho
bộ máy nhà nước ngày càng hoạt động hiệu quả. Ngồi ra thơng qua hoạt động tiếp
nhận tố cáo còn giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nên ở chừng
mực nào đó có thể nói nhà nước là chủ thể “được lợi” khi có người tố cáo. Việc người
dân đã hành động vì lợi ích của nhà nước mà bị đặt vào tình trạng bị đe dọa hoặc bị
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm địi hỏi nhà nước phải

có trách nhiệm bảo vệ những người này.
Hai là, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền được sống, bảo vệ sức khỏe, quyền
sở hữu, danh dự và nhân phẩm của công dân, con người
Các yếu tố như tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố
cáo là các quan hệ xã hội hội mà hầu hết các nhà nước để ghi nhận, tôn trọng và bảo
vệ. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận trách nhiệm của nhà nước là phải tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân, trong đó bao gồm cả quyền
được sống, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền sở hữu, quyền bảo vệ danh dự, nhân
phẩm. Đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm do đây là các quyền
con người nên nhà nước là chủ thể có trách nhiệm bảo vệ.
Thứ năm, mục đích của việc bảo vệ là bảo vệ sự an toàn cho người tố cáo, khuyến
khích việc thực hiện tố cáo.
Mục đích đầu tiên và cơ bản nhất của việc bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người tố cáo đó chính là đảm bảo sự an toàn về nhân thân và tài sản
cho người tố cáo. Thông qua các cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ người
tố cáo và các quy định của pháp luật, cơ chế bảo vệ người tố cáo, nhà nước thực hiện
các biện pháp bảo vệ người tố cáo khác nhau, ở từng quốc gia, lãnh thổ lại có một hệ
thống quy định các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm của người tố cáo khác nhau. Ở Hàn Quốc, để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, an
tồn thân thể của người tố cáo ACRC và cơ quan cảnh sát sẽ áp dụng các biện pháp
như: (1) Bảo vệ tại một cơ sở cụ thể trong một thời gian nhất định; (2) Bảo vệ cá nhân
trong khoảng thời gian nhất định; (3) Tuần tra định kỳ nơi ở của đối tượng được bảo
vệ; (4) Đi cùng khi tham gia với tư cách là nhân chứng; (5) Biện pháp bảo vệ khác;
hay đối với Malaysia sẽ có biện pháp bảo vệ chống lại sự bất lợi trong đó bao gồm
bất lợi về sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm; hay đối với Indonesia thì gồm hàng


15
loạt các biện pháp như: (1) Nhận được sự bảo vệ an tồn cho cá nhân, gia đình và tài
sản22; (2) đưa đến nơi tạm trú, nơi ở mới … Tuy ở mỗi quốc gia việc bảo vệ tính

mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm được thực hiện bằng các biện pháp khác
nhau nhưng tựu chung mục đích cơ bản nhất của chúng là để đảm bảo sự an tồn về
sức khỏe, tính mạng, sở hữu và danh dự cho người tố cáo.
Ngồi mục đích là bảo vệ sự an tồn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm
ra thì việc bảo vệ cịn nhằm mục đích khuyến khích người dân mạnh dạn thực hiện
việc tố cáo. Bởi lẽ theo một khảo sát của Phong vũ biểu tham nhũng ở Việt Nam năm
2019 thì 49%23 người dân được hỏi cho rằng họ không dám tố cáo tham nhũng vì sợ
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, hậu quả bất lợi bao gồm trả thù liên quan đến
tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Như vậy, qua số liệu trên ta có thể
đưa ra nhận xét đó là việc bị xâm phạm hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm là một lý do cản trở người dân thực hiện quyền tố
cáo, do đó có thể thấy việc bảo vệ an tồn cho tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người tố cáo là nhằm mục đích để người dân mạnh dạn hơn trong việc
thực hiện quyền tố cáo, khuyến khích người dân thực hiện tố cáo để giúp nhà nước
phát hiện sai phạm, kịp thời xử lý và hoàn thiện bộ máy nhà nước nhà nước.
Thứ sáu, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm là một bộ
phận của biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Nhìn một cách tổng quát, ở hầu hết các nước và cả ở Việt Nam, các biện pháp
bảo vệ người tố cáo dù có khác biệt về tên gọi, song đều có một điểm chung đó là nếu
dựa trên khách thể được bảo vệ có thể phân loại thành ba nhóm biện pháp chính, lần
lượt là: Nhóm các biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin của người tố cáo; Nhóm các biện
pháp bảo vệ vị trí, việc làm của người tố cáo và nhóm các biện pháp bảo vệ sức khỏe,
tính mạng, tài sản, danh dự của người tố cáo.
Trong ba nhóm biện pháp trên dường như biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo luôn là một thành tố quan trọng, bộ
phận cấu thành của các biện pháp bảo vệ người tố cáo và thực tiễn mục đích của các
nhóm biện pháp còn lại cũng chỉ nhằm hướng đến việc thực hiện có hiệu quả nhóm
biện pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Cụ thể, nhóm
biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin, suy cho cùng mục đích của biện pháp này là khơng
để lọt thơng tin của người tố cáo ra bên ngoài để từ đó người bị tố cáo có thể biết

được thơng tin người đã tố cáo mình và tiến hành trả thù.

22

Điểm a, khoản 1, Điều 5 của Luật Bảo vệ nhân chứng và nạn nhân năm 2006, sửa đổi năm 2014.

23

Towards Transparency (2019), Phong vũ biểu tham nhũng ở Việt Nam năm 2019, tr. 30.


16
1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của người tố cáo
Nhìn một cách tổng quan, chế định bảo vệ sức tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của người tố cáo, mang các ý nghĩa căn bản sau đây:
Thứ nhất, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố
cáo là một phương thức bảo vệ người tố cáo và đóng vai trị là mục đích của những
phương thức bảo vệ người tố cáo khác.
Ở một chừng mực nào đó có thể nói rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
có điểm giống nhau trong việc quy định bảo vệ người tố cáo ở chỗ pháp luật bảo vệ
người tố cáo luôn ghi nhận ba phương thức bảo vệ đối với người tố cáo lần lượt là:
(1) Bảo vệ bí mật thơng tin, (2) Bảo vệ công việc, việc làm, (3) Bảo vệ sức khỏe, tính
mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm24. Tất cả các phương thức chung đều có độ quan
trọng nhất định đối với việc bảo vệ người tố cáo nói chung, tuy nhiên nếu suy cho
cùng thì hai biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin và bảo vệ cơng việc, việc làm đều
hướng tới mục đích cuối cùng là bảo vệ bằng được sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh
dự, nhân phẩm của người tố cáo. Đối với phương thức bảo vệ bí mật thơng tin được
xem là biện pháp bảo vệ bước đầu, bởi vì thơng qua biện pháp bảo vệ các thông tin
như tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc, bút tích, … đều được bảo mật nhằm mục đích

chủ yếu là để tránh đối tượng bị tố cáo thu thập thông tin và dựa trên những thông tin
thu thập được để trả thù người tố cáo, các biện pháp trả thù có thể là xâm hại sức
khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm.
Hay đối với phương thức bảo vệ cơng việc, việc làm nhìn chung đang hướng đến
bảo vệ nguồn thu nhập, tài sản hình thành trong tương lại từ lao động của người tố
cáo. Thông qua biện pháp bảo vệ công việc, việc làm người tố cáo được đảm bảo
người tố cáo không bị mất việc, điều chuyển cơng việc nhằm mục đích đảm bảo ổn
định nguồn thu nhập từ công việc cho người tố cáo, suy cho cùng đảm bảo nguồn thu
nhập cũng đồng thời là đang bảo vệ tài sản của người tố cáo.
Thứ hai, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố
cáo góp phần động viên người dân thực hiện quyền tố cáo.

24

Luật Tố cáo năm 2018 Việt Nam, Luật Bảo vệ người tố cáo năm 2022 New Zealand, Luật Bảo vệ người tố
cáo năm 2014 Malaysia, Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích cơng năm 2011, sửa đổi, bổ sung năm 2022 Hàn
Quốc (…) Nhìn chung các đạo luật có đề cập đến việc bảo vệ người tố cáo đều có quy định ba phương thức
bảo vệ người tố cáo như trên mặc dù tùy từng đạo luật tên gọi các biện pháp lại có sự khác nhau, chẳng hạn
đối với biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe ở Hàn Quốc thì lại được gọi là biện pháp bảo vệ cá nhân (Điều
13 Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích cơng) hay ở Malaysia biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
danh dự, nhân phẩm lại được gọi là bảo vệ chống lại sự bất lợi.


17
Theo một khảo sát của Thanh tra Chính phủ thực hiện vào năm 2011, cho thấy
63,4% các doanh nghiệp, 58,9% cán bộ, công chức và 62% người dân không sẵn
sàng tố cáo vì sợ bị trù dập, trả thù. Thực tế có khơng ít trường hợp người dân biết về
hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại e ngại, không dám tố cáo do lo sợ bị trả thù hoặc
cảm thấy khơng an tồn cho người thân của mình, lo sợ bị trả thù bằng cách xâm
phạm sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản, danh dự, nhân phẩm vì vậy khơng dám tố

cáo.
Như vậy, để cổ vũ và khuyến khích người dân tham gia tố cáo với nhà nước về
hành vi vi phạm pháp luật thì cách tốt nhất là bảo vệ hiệu quả tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo. Do đó việc thực hiện bảo vệ trên sẽ
góp phần thúc đẩy, khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo.
Thứ ba, tạo nên sự an toàn cho người tố cáo.
Việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo
tạo nên sự an toàn cho người tố cáo, để người tố cáo an tâm khi thực hiện được quyền
của mình. Ở từng quốc gia, tùy vào quy định của pháp luật mà bằng nhiều phương
thức, biện pháp khác nhau sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo sẽ được bảo vệ, tạo nên sự an toàn cho người tố cáo và cả những người
thân thích của người tố cáo, thơng thường các biện pháp bảo vệ tạo nên sự an toàn
bằng cách ngăn chặn, phòng ngừa thiệt hại xảy ra, chẳng hạn như sử dụng các biện
pháp đưa người tố cáo đến nơi an toàn, tuần tra nơi ở của người tố cáo và các biện
pháp ngăn ngừa khả năng người tố cáo có thể bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài
sản, danh dự. Từ đó tạo nên sự an toàn cho đối tượng được bảo vệ.
Thứ tư, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm là bảo vệ quyền
con người, trật tự xã hội và là trách nhiệm của nhà nước
Cũng như bao người, người tố cáo đương nhiên vẫn có quyền được sống, quyền
được bảo vệ sức khỏe, quyền sở hữu, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Đây
là các quyền cơ bản của mỗi con người và hầu hết các quốc gia đều ghi nhận, tôn
trọng và bảo vệ các quyền này của các cá nhân nói chung và người tố cáo nói riêng
khỏi sự xâm phạm trái pháp luật. Việc trả thù người tố cáo bằng cách xâm phạm vào
sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo cũng đồng thời
đang xâm vào các quyền cơ bản của con người.
Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, có trách nhiệm đảm bảo trật tự
an tồn của xã hội, trong đó bao gồm cả việc đảm bảo các quyền cơ bản của công
dân, quyền con người khơng bị xâm phạm và có nghĩa vụ ghi nhận, tôn trọng. Việc
trả thù người tố cáo bằng cách xâm hại sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân
phẩm chính là đang xâm phạm vào quyền con người, đồng thời việc này cũng làm



18
trật tự xã hội bị đe dọa. Vì vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp hữu hiệu để
tiến hành phòng ngừa thiệt hại, bảo vệ người tố cáo khỏi bị tác động xấu ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.
Thứ năm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố
cáo giúp giảm thiếu hành vi sai trái.
Người tố cáo luôn phải đứng trước nguy cơ bị trả thù bằng nhiều cách, trong đó
có cả xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo.
Nếu nhà nước khơng có những biện pháp bảo vệ thì nguy cơ người tố cáo sẽ bị trả
thù là rất cao, người bị tố cáo càng có cơ hội, điều kiện trả thù người tố cáo hoặc
người thân thích của người tố cáo. Nhưng khi nhà nước có các biện pháp hữu hiệu để
bảo vệ người tố cáo nói chung, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh
dự, nhân phẩm của người tố cáo nói riêng, thì người bị tố cáo sẽ dè chừng vì biết rằng
nếu trả thù và bị phát hiện sẽ bị truy cứu nặng. Bằng các biện pháp hữu hiệu của Nhà
nước, người bị tố cáo sẽ có thể từ bỏ ý định thực hiện việc trả thù tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo.
Khi này, việc trả thù người tố cáo sẽ được ngăn chặn, giảm thiểu số trường hợp
thực hiện hành vi trả thù người tố cáo. Như vậy, có thể nói bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo cũng mang ý nghĩa giải thiếu
hành vi sai trái xảy ra.
1.2. Quy định về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người tố cáo trong pháp luật Việt Nam
1.2.1. Đối tượng được bảo vệ
Theo quy định tại Luật Tố cáo năm 201825, đối tượng được bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cơ bản sẽ được chia làm hai nhóm. Lần lượt
là nhóm được bảo vệ do thực hiện hành vi tố cáo và nhóm tuy không thực hiện hành
vi tố cáo nhưng do việc giải quyết tố cáo, mối quan hệ giữa họ với người tố cáo khiến
những người này có thể bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức

khỏe, tài sản, danh dự.
Đối với nhóm người được bảo vệ do thực hiện hành vi tố cáo, như đã phân tích
ở trên, những người đã thực hiện hành vi tố cáo được hiểu thống nhất là người tố cáo.
Người tố cáo là đối tượng đương nhiên thuộc phạm vi cần phải được bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự nhân phẩm. Bởi lẽ, người tố cáo là người đã đứng
ra thực hiện việc báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi sai
phạm của người bị tố cáo trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ, trong quản lý nhà nước
25

Khoản 1 Điều 48 Luật Tố cáo năm 2018.


19
về ngành lĩnh vực cho nên người tố cáo có nguy cơ bị trả thù cao hơn cả. Một điều
cần lưu ý về điểm khác giữa Luật Tố cáo năm 2018 khi so sánh với Luật Tố cáo năm
2011, là Luật Tố cáo năm 2011 xác định phạm vi người tố cáo được pháp luật thừa
nhận chỉ bao gồm công dân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt
Nam26 nên phạm vi bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm tài sản cũng chỉ
xoay quanh hai chủ thể này. Tuy nhiên, đến Luật Tố cáo năm 2018 quyền tố cáo đã
trở thành một quyền con người và xác định người tố cáo có thể là cá nhân cơng dân
hoặc người nước ngồi mà khơng có sự phân biệt giữa có hay khơng việc cư trú tại
Việt Nam. Như vậy, Luật Tố cáo năm 2018 đã có sự mở rộng đối tượng được bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.
Nhóm tuy không thực hiện hành vi tố cáo nhưng do việc giải quyết tố cáo, mối
quan hệ giữa họ với người tố cáo khiến những người này có thể bị thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự. Ngoài người tố cáo, đối
tượng được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm theo quy định
của Luật Tố cáo năm 2018 còn bao gồm cả vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo27. Nhiều trường hợp trong thực tiễn đã chứng
minh người bị trả thù không phải lúc nào cũng là người tố cáo, mà đôi khi vợ, chồng,

cha, mẹ, con của người tố cáo lại là đối tượng bị nhắm đến bởi hành vi trả thù. Mục
đích của chế định bảo vệ người tố cáo là nhằm động viên, khuyến khích, tạo niềm tin
để người tố cáo báo cho phía cơ quan có thẩm quyền biết về những sai phạm trong
hoạt động quản lý nhà nước, nếu chỉ bảo vệ người tố cáo mà không bảo vệ những
người thân như vợ, chồng, cha, mẹ, con của họ thì dường như chưa khuyến khích, tạo
niềm tin hết mức để người phát hiện sai phạm đứng lên tố cáo.
So sánh với với Luật Tố cáo năm 2011, đối với đối tượng được bảo vệ sức khỏe,
tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Luật Tố cáo năm 2018 đã có sự làm rõ về
đối tượng được bảo vệ, cụ thể Luật Tố cáo năm 2011 28 chỉ đưa ra đối tượng bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm là người tố cáo và người thân của
người tố cáo, mà không chỉ dẫn cụ thể thế nào là “người thân của người tố cáo”, quy
định như thế này có thể dẫn đến sự lúng túng trong việc áp dụng một cách có hiệu
quả chế định này, do cơ quan có thẩm quyền khi nhận được yêu cầu áp dụng biện
pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản sẽ không thể xác định
rõ trường hợp nào mới là người thân của người tố cáo. Đến Luật Tố cáo năm 2018 đã
26

Ngô Thị Hồng Ngân (2017), Bảo vệ người tố cáo: thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 36.
27
Khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo năm 2018.
28

Điều 34 Luật Tố cáo năm 2011.


×