Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.66 KB, 13 trang )

Header Page 1 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

---***---

HỒ THỊ THU AN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO VÀ
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2009

Footer Page 1 of 237.


Header Page 2 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

---***---

HỒ THỊ THU AN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO VÀ


GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN – LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHẠM HỒNG THÁI

HÀ NỘI - 2009
Footer Page 2 of 237.


Header Page 3 of 237.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong số các quyền cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì quyền
khiếu nại, quyền tố cáo có vị trí quan trọng và liên quan chặt chẽ tới các quyền cơ bản khác.
Nghiên cứu lịch sử dân tộc ta cho thấy, các triều đại phong kiến hưng thịnh trước đây đều chú ý
đảm bảo cho người dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Quá trình xây dựng và hoàn
thiện pháp luật, quyền tố cáo đã sớm được ghi nhận tại Hiến pháp và trở thành một trong những
quyền cơ bản của công dân. Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định:
Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu
nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật
quy định.
Thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo là phương thức để nhân dân giám sát và tham
gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo là bảo đảm

quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phòng chống các
hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc giải quyết có hiệu quả các
khiếu nại, tố cáo. Những năm vừa qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những
chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho
công dân thực hiện quyền tố cáo. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nhằm tăng
cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cấp, các ngành đã xác định được
trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và coi đây là một trong những
công tác trọng tâm, góp phần tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà
nước.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy mặc dù các cơ quan
nhà nước đã có cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng hiệu quả giải quyết
chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng là các quy định pháp luật về tố
cáo và giải quyết tố cáo có những điểm bất hợp lý. Đáng lưu ý là những bất cập của pháp luật
hiện hành về cơ chế, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo khiến cho việc áp dụng các quy

Footer Page 3 of 237.


Header Page 4 of 237.

định pháp luật vào thực tế gặp những khó khăn, vướng mắc, hiệu quả việc giải quyết tố cáo
chưa cao.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, tạo lập hệ thống pháp luật
đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi, đi vào cuộc sống, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã có
Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hòan thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến 2010, định hướng 2020. Theo tinh thần Nghị quyết thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi chính là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong đó, nội dung quan trọng
của Nghị quyết là :

Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và
hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước
tòa án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời bảo đảm
tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính [11, tr. 4].
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận –
thực tiễn về tố cáo và giải quyết tố cáo để góp phần hoàn thiện quy phạm pháp luật có liên quan
có ý nghĩa rất quan trọng trên các bình diện lập pháp, thực tiễn và lý luận. Từ những phân tích
trên cho thấy nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam
hiện nay” là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo là vấn đề được những người làm công tác nghiên
cứu, xây dựng pháp luật quan tâm, đặc biệt là những người làm công tác thanh tra. Trong phạm
vi và mức độ nhất định đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài này. Cụ
thể là:
- Về đề tài nghiên cứu khoa học: Đề tài cấp bộ: “Giải quyết khiếu tố của nhân dân- thực
trạng giải pháp và những bài học kinh nghiệm” (Đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Nhà nước
và Pháp luật, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính
trong tổ chức công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” (Chủ nhiệm - đồng chí Lê Đình
Đấu- Vụ trưởng Vụ xét khiếu tố, Thanh tra Nhà nước)
- Về luận văn: “Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, của Mai Thị

Footer Page 4 of 237.


Header Page 5 of 237.

Chung, 2001; “ Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo”, Luận văn thạc sĩ Luật học, của Phạm Văn Long; “ Hòan thiện sự điều chỉnh pháp luật về

thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, của
Ngô Mạnh Toan”…
- Về các công trình đăng trên các tạp chí: “Những kinh nghiệm rút ra qua giải quyết khiếu
nại, tố cáo thời gian qua”, Ngô Đăng Huynh, Tạp chí Thanh tra số 9/1999); “Những yêu cầu đặt
ra trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo” (Tạp chí Thanh tra, số
9/1999); “Một số ý kiến về đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền địa
phương” (Thạc sĩ Nguyễn Văn Hạnh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2000)v.v…
Nhìn chung các công trình trên đây dù ít hay nhiều đều đề cập đến việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Tuy nhiên, trong điều kiện tố cáo có những đặc thù so với khiếu nại, các công trình
trên chỉ đề cập tới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung; chưa tách riêng, đi sâu nghiên cứu
những vấn đề mang tính đặc thù về tố cáo và giải quyết tố cáo, chưa có công trình nào nghiên
cứu có hệ thống vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện
nay”, đi sâu đề xuất các biện pháp hoàn thiện nội dung của pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo
nhằm giải quyết các vướng mắc trong việc giải quyết tố cáo. Mặc dù vậy, tác giả sẽ kế thừa, tiếp
thu có chọn lọc và bổ sung, phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan để hòan
thiện vấn đề nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là đề xuất quan điểm, giải pháp và nội dung mang tính hệ thống
nhằm hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo, nhằm đảm bảo cho nhân dân thực hiện
quyền tố cáo và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của việc giải quyết tố cáo ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ khái niệm tố cáo, giải quyết tố cáo; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tố cáo
và giải quyết tố cáo
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.
- Đánh giá tình hình, kết quả việc giải quyết tố cáo hiện nay và thực trạng quy định pháp
luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp và nội dung hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải
quyết tố cáo trong điều kiện hiện nay.


Footer Page 5 of 237.


Header Page 6 of 237.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo có phạm vi rộng, bao gồm cả tố cáo, giải quyết tố
cáo trong tố tụng hình sự, hành chính, lao động và việc giải quyết tố cáo có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu làm rõ vấn đề
tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính (tố cáo đối với cán bộ, công chức trong cơ quan hành
chính nhà nước)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của triết học Mác- Lênin
và những phương pháp cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kế, tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
Mặc dù đã có một số đề tài đề cập tới việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nâng
cao chất lượng hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, nhưng trong điều kiện xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay, thông qua việc nghiên
cứu đề tài, tác giả đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết tố cáo trong lĩnh vực
hành chính. Từ đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tố cáo và
giải quyết tố cáo hành chính; sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với yêu cầu
thực tiễn công tác giải quyết tố cáo và thông lệ quốc tế; góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết tố
cáo hành chính trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo

trong lĩnh vực hành chính. Do vậy, tác giả mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam nói chung và các quy định pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính nói
riêng, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giải quyết tố cáo hành chính, góp phần ổn định tình
hình kinh tế – xã hội.
8. Kết cấu của luận văn

Footer Page 6 of 237.


Header Page 7 of 237.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành
chính
Chương 2. Thực trạng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính
Chương 3. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành
chính ở nước ta hiện nay

Footer Page 7 of 237.


Header Page 8 of 237.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI
QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH
1.1. Quan niệm pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính
1.1.1.Tố cáo hành chính, giải quyết tố cáo hành chính
1.1.1.1.Khái niệm tố cáo hành chính


Footer Page 8 of 237.


Header Page 9 of 237.

Để cai trị đất nước, các bậc vua anh minh trong thời kỳ phong kiến ở nước ta đều dựa
vào dân và coi chính sách an dân là chiến lược quan trọng trong quá trình cai trị đất nước của
mình. Một số triều đình phong kiến đã tạo điều kiện để người dân có thể dễ dàng bày tỏ nguyện
vọng của mình với các quan lại, triều đình. Cụ thể là:
"Năm 1158 đời Vua Lý Anh Tông (1137-1175), nhà Vua ra lệnh cho đặt một cái hòm ở
giữa sân để ai muốn trình bày việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy" [6, tr. 22]. Đến đời nhà Trần đặt ra
ngự sử đài - một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ "Đàn hặc các quan, nói bàn về chính sự hiện
thời, phàm các quan làm trái phép, chính sự hiện thời có thiếu sót đều được xét hoặc trình bày,
cũng là xét bàn về thành tích của các nha môn, đề lĩnh, phủ doãn, trần thủ, thừa ty và xét hỏi các
vụ kiện về người quyền quý ở kinh ức hiếp, về người cai quản hà lạm" [2, tr. 357]. Thời kỳ Lê –
Trịnh đặt ra ngự sử đài – có nhiệm vụ tai mắt cho Nhà nước, cốt để dấy nhức kỷ cương và làm
gương về việc can gián. Phàm các hàng tể tướng và võ tướng có điều lầm lỗi, bách quan có điều
trái phép và chính sự có điều thiếu sót thì cho trình bày, tâu hặc[13, tr. 129]. Một số nhà nước
phong kiến đã ban hành luật lệ và nhiều bản quy định việc gửi đơn thư của thần dân và quy định
trách nhiệm của quan lại trong việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân,
trong đó phải kể đến bốn bộ luật có quy mô tương đối lớn, có nội dung phong phú và đa dạng là:
Bộ luật Hình thư, ban hành vào năm 1024; Bộ Quốc triều Hình luật của thời Trần năm 1341; Bộ
luật Hồng Đức thời Lê năm 1483 và Bộ luật Gia long của thời Nguyễn năm 1815. Ngoài ra còn
có Bộ luật Khám tụng điều lệ ban hành vào thời Hậu Lê năm 1777, ghi nhiều điều, khoản quy
định giải quyết nại, tố cáo và kiện tụng của nhân dân. Như vậy, tố cáo có từ xa xưa và gắn liền
với sự phát triển của các nhà nước. Song do pháp luật trong thời kỳ phong kiến chưa phát triển
cho nên giải quyết tố cáo thường mang trong nó lượng thông tin về sự không công bằng hoặc
việc vi phạm các chuẩn mực đã được thừa nhận.
Ngày nay, tố cáo là thuật ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống, trên các sách, báo và

phương tiện thông tin đại chúng. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “tố cáo” là vạch rõ tội lỗi của
kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận [52, tr. 1163]. Một số quan điểm cho rằng, tố
cáo là nói cho mọi người biết tội ác của kẻ khác, là việc đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xét
một việc làm trái phép, vi phạm pháp luật. Nhìn chung, những khái niệm này đã phần nào phản

Footer Page 9 of 237.


Header Page 10 of 237.

ánh được bản chất của tố cáo, song chưa đầy đủ, chưa thể hiện hết sự phức tạp và đa dạng của tố
cáo phát sinh trong đời sống xã hội.
Nghiên cứu thực tế công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, tố cáo phát sinh khi
một người cho rằng quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, nhà nước đã bị
xâm hại hoặc có thể bị xâm hại và người đó báo với cơ quan nhà nước.
Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Chủ tịch Hồ chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL
ngày 23 tháng 11 năm 1945 về thành lập Ban thanh tra đặc biệt, trong đó Điều 2 của Sắc lệnh
quy định rõ Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền "nhận các đơn khiếu nại của nhân dân…". Tuy
nhiên, khiếu nại được nói đến trong Sắc lệnh này là khiếu nại của nhân dân về việc làm hoặc
không làm của cán bộ, công chức nhà nước. Điều 11 Sắc lệnh cũng quy định Ban thanh tra đặc
biệt có "…ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và
các cơ quan của Chính phủ". Như vậy, khiếu nại trong Sắc lệnh được hiểu cả bao gồm tố cáo, là
nhân dân báo với chính quyền khi cho rằng cán bộ, nhân viên nhà nước đang làm việc trong
chính quyền có những hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ

Footer Page 10 of 237.



Header Page 11 of 237.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. I.A. Azôvkin, S.M.Korneev, A.A. Menikov… (1986), Thuật ngữ pháp lý phổ thông,
(Nguyễn Quốc Việt dịch, Nguyễn Văn Luật hiệu đính ) Nxb Pháp lý, Hà Nội.
2. Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (1987), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.
4. Chính phủ (2003), Báo cáo trình Quốc hội số 1329/CP-VII về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo năm 2003, Hà Nội.
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14-11 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
6. Đại Việt sử ký toàn thư (1983), tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5 của Bộ Chính trị về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
13. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến việt nam -những suy ngẫm,

Footer Page 11 of 237.



Header Page 12 of 237.

Nhà xuất bản tư pháp.
14. Nguyễn Hữu Hoằng (2007), "Một số vấn đề nảy sinh xung quanh các quy định về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo", Thanh tra, (5).
15. Trần Đức Lương (2002), "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân, ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta", Tạp chí Cộng sản điện tử, (1).
16. C. Mác - Ph. Ăng ghen (1980), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đinh Văn Minh (2005), "Tìm hiểu những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí minh về công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo", Thanh tra, (5).
18. Phan Văn Minh, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát với việc xử lý các đơn thư tố cáo và
cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Bài viết tham luận tham gia đề tài cấp bộ của
Thanh tra Chính phủ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham
nhũng của cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật phòng, chống tham nhũng” (2007)
19. Hoàng Thị Kim Quế, Quan niệm về pháp luật - một vài suy nghĩ, tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 6 năm 2006
20. Quốc hội (2005), Luật Thanh tra, Hà Nội.
21. Quốc hội (2005), Luật Khiếu nại, tố cáo, được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Thanh tra Chính phủ, Nghiệp vụ công tác thanh tra (2006) Nhà xuất bản Thống kê.
23. Thanh tra Chính phủ, Báo cáo tổng kết ngành thanh tra các năm từ năm 1999 đến 2008
24. Thanh tra Nhà nước (1985), Bốn mươi năm phát triển và trưởng thành của lực lượng thanh
tra, Hà Nội.
25. Thanh tra Nhà nước (1999), Những điều cần biết về pháp Luật Khiếu nại, tố cáo, Công ty In
Công đoàn Việt Nam, Hà Nội.
26. Thanh tra Nhà nước (2004), Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, Hà Nội.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Footer Page 12 of 237.


Header Page 13 of 237.

28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh cán bộ công chức, Hà Nội.
29. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
cán bộ công chức, Hà Nội
30. Võ Khánh Vinh (2004),

Bình

luận

khoa học Bộ luật Tố tụng

hình

sự,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Lê Bình Vọng (1991), Tìm hiểu Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, Nxb Pháp lý, Hà
Nội.
32. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.

Footer Page 13 of 237.




×