Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu so sánh pháp luật về quyền an tử tại bỉ và hà lan một số kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------***------------

HỒ MINH QUANG
MSSV: 1953801015178

NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN AN TỬ TẠI BỈ VÀ HÀ LAN - MỘT SỐ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. VŨ LÊ HẢI GIANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------***------------

HỒ MINH QUANG
MSSV: 1953801015178

NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN AN TỬ TẠI BỈ VÀ HÀ LAN - MỘT SỐ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật


Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. VŨ LÊ HẢI GIANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CẢM ƠN VÀ CAM KẾT
Đầu tiên, tác giả xin gửi đến Khoa Luật Hành chính - Nhà nước lời cảm ơn
chân thành nhất. Trong q trình thực hiện khóa luận, tác giả đã được tạo mọi điều
kiện tốt nhất để thực hiện việc nghiên cứu, đặc biệt là sự hướng dẫn của Thạc sĩ Vũ
Lê Hải Giang - giảng viên hướng dẫn đề tài.
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo chính xác, tin cậy và
trung thực.
TÁC GIẢ

Hồ Minh Quang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

ICCPR


Cơng ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị (International
Covenant on Civil and Political Rights)

UDHR

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human
Rights)

UNHRC Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights
Council)


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN AN TỬ ....................... 6
1.1 Khái niệm..........................................................................................................6
1.1.1 An tử ............................................................................................................ 6
1.1.2 Quyền an tử ................................................................................................. 9
1.1.3 Pháp luật về quyền an tử ........................................................................... 10
1.2 Mối quan hệ giữa quyền an tử với các quyền con người ...........................10
1.3 Quyền an tử dưới góc độ y học, đạo đức, tôn giáo và pháp luật ...............14
1. 4 Đặc điểm, ý nghĩa của quyền an tử .............................................................22
1.4.1 Đặc điểm của quyền an tử ......................................................................... 22
1.4.2 Ý nghĩa của quyền an tử ............................................................................ 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN AN TỬ TẠI BỈ VÀ HÀ LAN ............ 28
2.1 Khái niệm an tử và quyền an tử ...................................................................31
2.2 Chủ thể hưởng thụ quyền an tử ...................................................................31
2.3 Người thực hiện hành vi an tử ......................................................................34

2.4 Phân loại an tử được cho phép thực hiện ....................................................37
2.5 Quy trình thực hiện an tử .............................................................................38
2.6 Chúc thư y tế ..................................................................................................41
2.7 Giám sát của một ủy ban phi tư pháp..........................................................43
2.8 Cách thức thực hiện an tử .............................................................................45
2.9 Thủ tục sau an tử ...........................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 48
CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN AN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 49
3.1 Pháp luật về quyền an tử tại Việt Nam hiện nay ........................................49
3.2 Một số kiến nghị và đề xuất ..........................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 65
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa
của tất cả các dân tộc trên thế giới, là tiếng nói chung, mục tiêu chung và là
phương tiện chung của nhân loại để bảo vệ, thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của
mọi con người. Một trong những quyền con người cơ bản nhất đó chính là quyền
sống, đã được cơng nhận trong các văn kiện cốt lõi của Bộ luật Nhân quyền Quốc
tế (Điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền - UDHR năm 1948, Điều 6 Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị - ICCPR năm 1966). Trong hệ thống pháp
luật hiện hành ở Việt Nam đã quy định cụ thể về quyền sống tại Điều 19 Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền
sống. Tính mạng con người được luật pháp bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính
mạng trái luật”. Ngày nay, với sự thay đổi lớn trong nhận thức và tư duy khoa học
đã dẫn đến việc hình thành nhóm quyền con người mới, trong đó có quyền an tử.

Đây là một chế định đặc biệt, bởi vì dù tiếp cận từ góc độ y học, đạo đức, triết
học,… hay dưới góc độ nào đi chăng nữa, thì nó đều vấp phải những tranh luận
không thể phân giải, rất nhiều trong số đó là những tranh cãi từ những chuyên gia
đầu ngành trong các lĩnh vực ấy. Trên thế giới ngày nay, quyền an tử vẫn là một
vấn đề mở và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Tại Việt Nam, thuật ngữ “Quyền
an tử” xuất hiện lần đầu tiên trong thời gian dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2005,
nhưng đến nay, quyền an tử vẫn là một chế định gây ra rất nhiều tranh cãi do
nhiều nguyên nhân, có thể kể đến là vì Việt Nam là một dân tộc có nguồn gốc Á
Đơng và các điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội bấy giờ chưa cho phép chúng
ta đón nhận quyền an tử vào đời sống, nó dễ bị nhầm tưởng với một số hành vi vi
phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, nguồn tài liệu xoay quanh về quyền
an tử vẫn cịn khan hiếm, chưa được tồn diện. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về
quyền an tử đã có những khởi sắc mới mẻ hơn, xã hội đang có cái nhìn thống hơn
về ý nghĩa sâu sắc mà quyền an tử mang lại. Thêm vào đó, nhu cầu an tử ngày nay
là một trong những nhu cầu cần có trong đời sống, với ý nghĩa sâu sắc mà quyền
an tử hướng đến, tương lai gần vấn đề hợp thức hóa quyền an tử sẽ trở thành xu
hướng chung của thế giới và sẽ được công nhận rộng khắp, Việt Nam cũng khơng
thể nào đứng ngồi xu hướng đó, thiết nghĩ Việt Nam nên chuẩn bị tâm thế sẵn
sàng để tiếp thu một chế định mới đó chính là “Quyền an tử”.
Với thực trạng trên, nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền an
tử, tác giả quyết định chọn vấn đề “Nghiên cứu so sánh pháp luật về quyền an tử tại


2
Bỉ và Hà Lan - một số kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp,
nhằm làm rõ bản chất của quyền an tử, đồng thời so sánh khung pháp lý về quyền
an tử tại Bỉ và Hà Lan, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện
khung pháp lý về vấn đề này tại Việt Nam.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam hiện nay, quyền an tử đã trở nên phổ biến hơn trong các nghiên

cứu khoa học pháp lý. Tuy nhiên, vẫn chưa có một khung pháp lý hồn chỉnh cho
vấn đề này và quyền an tử vẫn đang là một chế định gây ra nhiều tranh cãi.
Đã có nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này trước
đây, tác giả chỉ nghiên cứu và liệt kê một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu:
Đầu tiên có thể kể đến bài viết “Bước đầu tìm hiểu vấn đề quyền được chết
trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Trương Hồng Quang trong cuốn “Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển” do
nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2012, cơng trình đã cung cấp cung cấp
một lượng lớn tri thức về quyền an tử. Tuy nhiên, cơng trình chưa có sự phân tích
một cách tồn diện xoay quanh nhiều khía cạnh khác nhau của quyền an tử và qua
thời gian quyền an tử càng có nhiều vấn đề mới phát sinh.
Bài viết “Quyền an tử theo Luật Nhân quyền Quốc tế, pháp luật của một số
quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”của tác giả Vũ Công Giao và Nguyễn Minh
Tâm trong cuốn “Thực thi các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013”, đây là
cơng trình nghiên cứu khá sâu sắc về quyền an tử. Tuy nhiên, tác giả chưa tập trung
vào việc phân tích cụ thể các giải pháp cho vấn đề này tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Quyền an tử - những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm
2014 của tác giả Nguyễn Mai Chi, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
là cơng trình nghiên cứu đầu tư chuyên sâu về vấn đề quyền an tử từ lý luận đến
thực tiễn. Tuy nhiên, đề tài này chủ yếu đề cập và phân tích các khía cạnh pháp lý
và xã hội cơ bản, không đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh tơn giáo, y tế,… của
vấn đề. Do đó, chưa nêu ra được cách nhìn tổng quan từ nhiều khía cạnh xoay quanh
về quyền an tử để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho vấn đề.
Khóa luận tốt nghiệp “Quyền an tử - một số vấn đề lý luận, thực tiễn trên thế
giới và ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lân,Trường Đại học Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2014 là cơng trình đề cập trực tiếp đến quyền
an tử cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, cơng trình chưa phân tích ở các khía
cạnh về đạo đức, tôn giáo, y học,… của quyền an tử, cũng như chưa đánh giá được
tình hình hợp thức hóa và việc thực hiện quyền an tử tại Việt Nam.



3
Khóa luận tốt nghiệp “Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt
Nam” năm 2019 của tác giả Hoàng Thu Hà, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội là cơng trình tập trung làm rõ bản chất của quyền an tử, từ đó đề xuất
những quan điểm, giải pháp xây dựng khung pháp lý về quyền an tử cho Việt Nam.
Tuy nhiên, đề tài chỉ mới tập trung phân tích những vấn đề cơ bản mà chưa phân tích
chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau của quyền an tử để đưa ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Cịn có một số bài viết trên các tạp chí khoa học và các bài tham luận tại các
hội thảo khoa học như bài viết: “Bàn về quyền được chết và vấn đề xây dựng luật an
tử ở Việt Nam” trên tạp chí Nhà nước và Pháp Luật số 6/2009 và bài viết “Nghiên
cứu xây dựng một số nội dung cơ bản của Luật an tử” trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 19/2010 của tác giả Trương Hồng Quang và cơng trình nghiên cứu tiên
phong, khá đầy đủ là đề tài nghiên cứu mang tên “Một số vấn đề về quyền được chết
đối với quá trình xây dựng Luật An tử ở Việt Nam” của tác giả Trương Hồng
Quang. Tuy nhiên, tác giả chưa xem xét quyền an tử dưới nhiều góc độ khác nhau:
đạo đức, tơn giáo, y học,… những khía cạnh cần phải xem xét để có thể đưa ra
phương hướng giúp Việt Nam hợp thức hóa quyền an tử. Bài viết “Quyền an tử theo
Luật Nhân quyền Quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”
trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4/2016 của tác giả Vũ Công Giao và Nguyễn
Minh Tâm đã nêu khái quát về quyền an tử, đưa ra những quan điểm tồn tại về vấn
đề này, liên hệ cụ thể pháp luật các quốc gia trên thế giới đã công nhận quyền an tử
để đưa ra bài học cho Việt Nam. Tuy nhiên, những gợi mở của bài viết chưa nêu ra
phương hướng cụ thể để tiến đến hợp thức hóa quyền an tử cho Việt Nam.
Ngoài ra, quyền an tử còn được nhắc đến trong những đề xuất mỗi khi dự
thảo Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, trên các phương tiện thông tin đại chúng và
những bài phát biểu ý kiến của các chuyên gia, cũng như những tranh luận từ phía
cư dân mạng.
Trên thế giới, quyền an tử là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu, do đó, có

khá nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề này. Có thể kể tên một số tác
phẩm tiêu biểu liên quan như: Euthanasia and Law in the Netherlands năm 1998
của tác giả John Griffiths, Alex Bood, Heleen W e y e r s , Amsterdam
University Press, Amsterdam, The Euthanasia Debate của tác giả Harris N.M.,
được đăng trên tạp chí Journal of the Royal Army Medical Corps năm 2001,
Euthanasia and Physician-Assisted Suicide: Killing or Caring? đăng trên tờ Paulist
Press năm 1998 của tác giả Michael Manning, A Merciful End: The Euthanasia


4
Movement in Modern America: The Euthanasia Movement in Modern America năm
2002 của tác giả Ian Dowbiggin. Đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu
và cụ thể về quyền an tử. Tuy nhiên, những cơng trình trên đây chỉ có thể tham
khảo những khái niệm và quan điểm, chứ không thể áp dụng vào Việt Nam do mỗi
quốc gia sẽ có các sự khác biệt về hệ thống pháp luật, thể chế chính trị, điều kiện
kinh tế - xã hội,... Mặt khác, có rất ít nghiên cứu về quyền an tử từ góc độ pháp lý
trên tồn thế giới và việc tiếp cận các tài liệu này là vô cùng hạn chế. Hầu hết các
tài liệu pháp lý hiện có về vấn đề này là Luật An tử tại các quốc gia đã hợp pháp
hóa, các báo cáo, bài báo và ý kiến trên, quan điểm của các tác giả trên internet.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về quyền an tử.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi về thời gian: Quyền an tử là khái niệm đã khơng cịn xa lạ trong xã
hội ngày nay, trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp tác giả chỉ tập trung vào
nghiên cứu về những quan điểm, lý luận chung về quyền an tử trong giai đoạn từ
2001 đến nay.
Phạm vi về không gian: Hiện nay, quyền an tử đã được một số quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận vào trong các văn kiện pháp lý của pháp luật
quốc gia, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ
và Hà Lan, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Về nội dung: Tác giả sẽ nghiên cứu quyền an tử dưới góc độ lý luận và thực
tiễn kết hợp so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan. Trọng tâm là nghiên
cứu so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan để đưa ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Về lĩnh vực: Quyền an tử là đề tài được nghiên cứu và gây tranh cãi trong rất
nhiều lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, đạo đức, y học, lịch sử, văn hóa,… Trong
phạm vi của khóa luận này, tác giả sẽ chỉ xem xét quyền an tử dưới các góc độ đạo
đức, y học, tôn giáo và pháp luật. Trọng tâm là so sánh pháp luật về quyền an tử tại
Bỉ và Hà Lan.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong khóa luận này là: Tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.


5
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà
Lan - một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về quyền an tử
Thứ hai: Pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan
Thứ ba: Pháp luật về quyền an tử tại Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử trên thế
giới kết hợp phân tích so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan nhằm làm rõ
bản chất của quyền an tử, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hợp pháp hóa quyền an tử ở
nước ta trong thời gian tới.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI

Quyền an tử là một chế định mới làm tốn nhiều giấy mực trên các diễn đàn
khoa học pháp lý với những tranh luận không hồi kết từ các chuyên gia đầu ngành
trong các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, từ lần đầu xuất hiện trong dự thảo Bộ luật
Dân sự năm 2005 cho đến nay quyền an tử vẫn là một đề tài tranh luận không thể
phân giải giữa các chuyên gia đầu ngành có liên quan và các nhà làm luật. Nhưng
thực tế người dân lại có nhu cầu về quyền an tử và việc đáp ứng nhu cầu về quyền
an tử cũng là đảm bảo quyền sống theo đúng nghĩa của con người. Bởi, quyền sống
không thể nào tách biệt với cái chết do quyền an tử mang lại, cái chết suy cho cùng
cũng chỉ là điểm cuối cùng của sự sống. Do vậy, Việt Nam cần chuẩn bị tâm thế sẵn
sàng cho một chế định mới được ra đời, với đề tài nghiên cứu này tác giả mong
muốn sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn:
Về mặt lý luận: Đề tài sẽ giúp hệ thống lại các khái niệm, vấn đề xoay quanh
về quyền an tử, so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan, hai quốc gia đã
hợp pháp hóa an tử trong hệ thống pháp luật quốc gia mình.
Về mặt thực tiễn: Đề tài đem đến cái nhìn tổng quát về quyền an tử tại Việt
Nam và tiến hành so sánh pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan, từ đó học hỏi
kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cho công tác lập pháp của Việt Nam về vấn đề
này và làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu về sau.
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngồi phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết
cấu của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền an tử
Chương 2: Pháp luật về quyền an tử tại Bỉ và Hà Lan
Chương 3: Pháp luật về quyền an tử tại Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị


6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN AN TỬ
1.1 Khái niệm
1.1.1 An tử

Thuật ngữ an tử hay “euthanasia” trong tiếng Anh (từ này bắt nguồn từ tiếng
Hy Lạp là “euthanatos”, trong đó “eu” có nghĩa là “tốt” và “thanatos” là “chết”)1, do
vậy, có thể hiểu đây là thuật ngữ nói về “cái chết êm ái” hay “cái chết êm dịu”. Hiện
nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ an tử. Luật An tử của Bỉ tại
Mục 2, Chương I có định nghĩa như sau: “Với mục tiêu của luật này, an tử được
định nghĩa là sự kết thúc mạng sống của người khác một cách cố ý theo nguyện
vọng của người đó”, hay Ủy ban đặc biệt của Thượng viện Anh về đạo đức y học
định nghĩa an tử là:“Một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự
kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa”2. Nhưng, các định nghĩa
nói trên chưa phản ánh hết được bản chất của an tử hiện nay. Bởi, xã hội ngày càng
vận động và phát triển không ngừng, quyền an tử ngày càng được quan tâm và đòi
hỏi các quy định của pháp luật phải ghi nhận một cách rõ ràng giúp người dân hiểu
được đầy đủ và đúng với ý nghĩa khái niệm an tử mà các nhà làm luật hướng đến.
Quyền an tử theo định nghĩa trong Luật An tử Bỉ chỉ mới đề cập đến tính tự nguyện
trong việc sử dụng quyền an tử, mà chưa đề cập đến tình trạng của người bệnh là
như thế nào để có thể sử dụng quyền an tử, hay là bất kỳ ai nếu có nguyện vọng về
an tử đều có quyền sử dụng? Cịn, theo định nghĩa về an tử của Thượng viện Anh về
đạo đức y học, mục đích nhân văn mà an tử hướng đến lại được nhấn mạnh là nhằm
“kết thúc sự sống” để “xoa dịu cho sự đau đớn, khó chữa của bệnh tật” cho người
bệnh, nhưng ở định nghĩa này, Thượng viện Anh lại chưa đề cập đến tính tự nguyện
của chủ thể quyền an tử và an tử sẽ được thực hiện theo cách thức nào vẫn chưa
được các nhà làm luật ghi nhận vào khái niệm trên. Khóa luận tốt nghiệp “Đặt vấn
đề thừa nhận quyền được chết và hợp pháp hóa các hành vi an tử và trợ tử tại Việt
Nam” năm 2016 của tác giả Vũ Lê Hải Giang, định nghĩa an tử như sau: “An tử là
hành vi cố ý của một người thể hiện rõ ý định kết thúc cuộc sống của người khác
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm giảm bớt sự đau đớn nặng nề, hoặc từ một
tình trạng mà người muốn chết không thể chịu đựng được”. Luận văn thạc sĩ
“Quyền an tử - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2014 của tác giả Nguyễn
Mai Chi định nghĩa an tử là: “Hành vi được biểu thị dưới dạng hành động hoặc
Trương Hồng Quang (2012), Bước đầu tìm hiểu vấn đề quyền được chết trong bối cảnh hiện nay, trong

cuốn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr.5.
2
NM Harris (2001), The euthanasia debate, J R Army Med Corps, 147: p. 368.
1


7
không hành động, mà bản thân việc này hoặc việc này có mục đích là giúp đỡ
những cá nhân đang phải chịu đựng bệnh tật khơng có khả năng cứu chữa được
chết có nhân phẩm, dể dàng và nhẹ nhàng hơn”. Theo phân tích từ các quan điểm
ủng hộ an tử, xem xét pháp luật của một số quốc gia đã hợp pháp hóa an tử cũng
như quan điểm cá nhân, có thể hiểu: “An tử là tính chủ ý nhằm chấm dứt cuộc sống,
đi kèm với nó là hành vi cố ý của một người nhằm chấm dứt sự sống của đối tượng
là những người khơng cịn khả năng cứu chữa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
theo cách ít đau đớn, êm ái và vì mục đích là giải thoát cho sự đau khổ của người
được an tử”.
An tử bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, an tử phải có tính chủ ý chấm dứt sự sống của chủ thể hưởng
quyền an tử
Đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất của quyền an tử, vì suy cho cùng
mục đích lớn nhất của quyền an tử là hướng đến lợi ích của người được an tử. Mà
an tử là việc chấm dứt cuộc sống của một cá nhân xác định thì phải là ý chí chủ
quan của người được an tử và không bị tác động, ép buộc bởi bất kỳ chủ thể nào
khác. Nếu tính chủ ý chấm dứt sự sống khơng có thì an tử bây giờ sẽ chuyển hóa
thành hành vi cấu thành tội phạm, tội xúi giục người khác tự sát hoặc tội giết người
theo quy định của pháp luật hình sự.
Thứ hai, về đối tượng phải là những người khơng cịn khả năng cứu chữa
Bệnh nhân phải ở trong tình trạng y tế khơng cịn khả năng cứu chữa, khi có
kết luận giám định của bác sĩ về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, khả năng chữa trị

là như thế nào? Bởi vì, an tử là quyền hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể đặc
biệt, cho nên tình trạng bệnh lý của người hưởng thụ quyền là một yêu cầu quan
trọng giúp ta phân biệt được an tử với các hành vi tự tử, cũng như phân biệt hành vi
thực hiện quyền an tử và hành vi trợ giúp, xúi giục người khác tự tử. Nhưng như thế
nào là những người khơng cịn khả năng cứu chữa? Hiện nay, chưa có một cách
hiểu nào là chính thức được áp dụng cho phạm vi tồn thế giới. Bởi vì, vấn đề y học
của các quốc gia sẽ là khác nhau, từng quốc gia sẽ có các tiêu chí phân loại về phạm
vi các loại bệnh lý cụ thể. Theo tác giả Trương Hồng Quang, trong bài viết “Bước
đầu tìm hiểu về quyền được chết trong bối cảnh hiện nay” thì giới y học hầu hết
thống nhất có hai dạng bệnh nhân3:
“Những trường hợp chết não:“Tình trạng tồn não bộ bị tổn thương nặng,
chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại
3

Trương Hồng Quang (2012), tlđd (1), tr.21.


8
được”. Bệnh nhân sống hoàn toàn nhờ vào các biện pháp hỗ trợ như hơ hấp, tuần
hồn và ni dưỡng nhân tạo,… nếu rút máy thì coi như sự sống chấm dứt.
Trường hợp người bệnh mất ý thức kéo dài và khơng có khả năng hồi phục.
Trường hợp này bệnh nhân có sống cũng chỉ là gánh nặng của gia đình, bản thân
họ khơng cịn biết khổ hay sướng. Đơi lúc người bệnh biểu lộ được ý chí của mình
và hồn tồn khơng sống nhờ các biện pháp nhân tạo. Trường hợp này bao gồm cả
bệnh nhân chịu nhiều đau đớn kéo dài nhưng không mất ý thức thường xuyên”.
Lý do của các tình trạng bệnh lý trên có thể là hậu quả của một vụ tai nạn hay
mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo, những căn bệnh nan y mà thế giới hiện nay
chưa có cách chữa trị.
Thứ ba, an tử là hành vi cố ý của một người nhằm chấm dứt sự sống của
người được an tử một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Xét về cách thức của chủ thể hành vi, an tử được phân thành an tử chủ động
(active euthanasia) và an tử bị động (passive euthanasia)4.
An tử chủ động (Active Euthanasia): An tử trong trường hợp này cần có sự
tác động trực tiếp của người khác để giúp bệnh nhân chấm dứt cuộc sống nhanh
chóng. Ví dụ: Bác sĩ theo yêu cầu của bệnh nhân bằng phương thức tiêm thuốc giúp
bệnh nhân chết đi một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn.
An tử bị động (Passive Enthanasia): An tử trong trường hợp này là sự tác
động gián tiếp để bệnh nhân chết đi, bằng việc không thực hiện hoặc chấm dứt việc
thực hiện, trị liệu cần thiết để kéo dài sự sống. Ví dụ: Bác sĩ rút ống trợ thở, ngừng
việc tiêm hóa chất vào cơ thể.
Thứ tư, an tử phải thực hiện theo cách thực hiện ít hoặc khơng gây đau đớn
Lý do quan trọng nhất của quyền an tử là vì lợi ích của người được an tử.
Nếu an tử không đưa đến một cái chết nhẹ nhàng, ít đau đớn cho chủ thể hưởng
quyền thì quyền an tử sẽ đi ngược lại với mục đích nhân đạo, cao cả mà nó hướng
đến. Vì thế, cách thức thực hiện an tử phải hạn chế đến mức tối thiểu hoặc khơng
cịn sự đau đớn nào cho bệnh nhân, giúp cho người được hưởng quyền chấm dứt
cuộc sống đau đớn, kéo dài.
Thứ năm, an tử phải vì lợi ích của người được an tử
An tử là vấn đề đang gây tranh luận chưa có hồi kết trên thế giới vì nhiều
ngun nhân nhưng vẫn có rất nhiều quan điểm ủng hộ an tử bởi ý nghĩa nhân đạo
mà quyền an tử mang lại. Do vậy, an tử phải là cái chết nhẹ nhàng giúp cho người
Nguyễn Mai Chi (2014), Quyền an tử - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr .6.
4


9
bệnh được giải thốt khỏi sự dày vị, đau khổ của bệnh tật chứ khơng vì bất kỳ lý
do, ngun nhân nào khác. Để đảm bảo lợi ích của người được an tử, cần căn cứ
vào sự tự nguyện của chủ thể hưởng quyền an tử. Dựa trên sự tự nguyện, an tử được

phân thành an tử tự nguyện (Voluntary Euthanasia), an tử không tự nguyện (Non –
Voluntary Euthanasia) và an tử trái nguyện vọng (Involuntary Euthanasia)5.
An tử tự nguyện (Voluntary Euthanasia) là hành vi an tử cho một người trong
tình trạng tỉnh táo, có đầy đủ khả năng nhận thức và năng lực hành vi, hiểu rõ đề nghị an
tử trong việc kết thúc cuộc sống một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
An tử không tự nguyện (Non – Voluntary Euthanasia) là hành vi an tử cho một
người mà người đó khơng có khả năng bày tỏ sự đồng ý, không tự đưa ra ý muốn
kết thúc sự sống do mắc tình trạng người thực vật vĩnh viễn, hơn mê hay tổn thương
não,… Quyết định an tử để chấm dứt cuộc sống của họ do người khác đưa ra (người
thân, người đại diện hợp pháp).
An tử trái nguyện vọng (Involuntary Euthanasia) còn gọi là an tử ép buộc, là
hành vi an tử cho một người hoàn toàn từ chối việc an tử, cũng như khơng có bằng
chứng nào cho thấy mạng sống của người đó cần nên được chấm dứt, đây là hành vi
bị xem là giết người. Do vậy, thuật ngữ “an tử” dùng trong các phần dưới đây chỉ
bao gồm an tử tự nguyện và an tử không tự nguyện.
1.1.2 Quyền an tử
Xuất phát từ khái niệm an tử, từ đó ta có thể hiểu quyền an tử là một quyền
nhân thân và chỉ dành cho một nhóm đối tượng cụ thể đặc biệt là những cá nhân
rơi vào trạng thái bệnh lý khơng cịn khả năng chữa trị, được quyết định kết thúc
cuộc sống của mình với sự hỗ trợ của chủ thể thực hiện hành vi và tuân thủ một
cách chặt chẽ các quy định của pháp luật về vấn đề này6.
Tuy nhiên, quyền an tử có là quyền cơng dân hay khơng, vẫn là vấn đề đang
cịn nhiều tranh luận chưa có hồi kết. Tại Việt Nam, quyền an tử vẫn luôn được
đánh giá là một trong những vấn đề tương đối phức tạp khi việc áp dụng và đảm bảo
thực thi trong đời sống vẫn còn gây nhiều tranh cãi7. Thực tiễn chứng minh rằng, chỉ
có các quốc gia hợp thức hóa an tử hiện nay mới công nhận quyền an tử là một
quyền công dân trong các văn bản pháp lý của quốc gia mình. Dù cho có bao nhiêu
Nguyễn Mai Chi (2014), tlđd (4), tr. 5.
Nguyễn Mai Chi (2014), tlđd (4), tr.7.
7

Hứa Thị Thảo (2016), Quyền được chết không khả thi ở nước ta hiện nay, kha-thi-o-nuoc-ta-hien-nay-1134088.htm, truy cập ngày 15/4/2023, “Tại Việt Nam, khi xây
dựng Bộ luật dân sự 2005, đã có ý kiến về việc đưa cái chết nhân đạo vào quy định luật nhưng không được
sự đồng thuận. Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13, dự thảo sửa đổi Luật dân số do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo
thì vấn đề cái chết nhân đạo cũng được các chuyên gia đưa ra. Các tranh cãi về vấn đề này vẫn chưa kết thúc
giữa ý kiến ủng hộ và phản đối”.
5
6


10
quan điểm hay lập luận ủng hộ quyền an tử nên là một quyền cơng dân nhưng khi
chưa có sự thống nhất về mặt lập pháp, chưa được quy định trong hệ thống pháp
luật quốc gia thì khi một người thực hiện hành vi giúp bệnh nhân thực hiện cái chết
sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
1.1.3 Pháp luật về quyền an tử
Theo ngữ nghĩa: “Pháp luật được hiểu là tổng thể các quy tắc xử sự có tính
bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội”8. Với
khái niệm quyền an tử đã đề cập ở trên, từ đây, ta có thể hiểu pháp luật về quyền an
tử có nghĩa là: Tổng hợp các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
quá trình thực hiện quyền an tử (từ cách thức thực hiện, đối tượng, phạm vi,…) có
tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thông qua một văn bản
pháp lý cụ thể có tính quy phạm, thể hiện ý chí chung của quốc gia và được đảm
bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
1.2 Mối quan hệ giữa quyền an tử với các quyền con người
Quyền con người là những nhu cầu cơ bản, vốn có của mỗi cá nhân, được
cộng đồng quốc tế, quốc gia thừa nhận và đảm bảo thực thi trong các văn kiện pháp
lý quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Tại phạm vi của cơng trình này, tác giả sẽ
nghiên cứu quyền an tử trong mối quan hệ với ba quyền con người cơ bản đó chính
là: (i) quyền sống, (ii) quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn

bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, (iii) quyền được bảo vệ đời tư.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền sống
Ghi nhận tại khoản 1 Điều 6 của ICCPR quy định: “Mọi người đều có quyền
cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị
tước mạng sống một cách tuỳ tiện”.
Quyền sống là quyền cơ bản, là quyền tối cao của mỗi con người. Nếu như
quyền sống không được đảm bảo thì các quyền khác cũng khơng cịn giá trị. Nói như
thế khơng có nghĩa quyền an tử là mâu thuẫn, là đối nghịch với quyền sống, mà trái
lại quyền an tử cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền sống của con
người một cách trọn vẹn. Bởi vì, cái chết suy cho cùng cũng chỉ là điểm cuối cùng
của sự sống, như một dấm chấm hết trong một bài văn thì nó cũng chính là một phần
của bài văn, cái chết không thể nào bị xem là sự đối lập với sự sống. Phải chăng,
chúng ta đang quan ngại, lo lắng về việc khi quyền an tử được thừa nhận thì sẽ tiềm
ẩn các nguy cơ xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến quyền sống của con người?
Thư viện pháp luật, Pháp luật, truy cập ngày
15/4/2023.
8


11
Khơng chỉ ở Việt Nam mới có những tranh luận không hồi kết về vấn đề này,
mà trên thế giới cũng vậy. Việc đưa “cái chết êm ái” thành quy định trong luật pháp
đã vấp phải ý kiến phản đối cho rằng đi ngược với truyền thống, phá vỡ tính ổn định
xã hội, cổ súy cho cái chết, coi thường sự sống,... Như vậy là khơng có nhân đạo,
đánh mất nhân quyền9. Nhưng, thực tế chứng minh rằng quyền an tử không mang ý
nghĩa tước đi mạng sống của con người một cách tùy tiện. Theo tác giả, quyền an tử
nên là quyền vốn có của mỗi cá nhân, nó khơng có nghĩa là quyền thường trực hay
bắt buộc, bởi đây là nhu cầu vốn có, có thể thuộc về mọi chủ thể, do bản chất của
quyền an tử nhằm hướng đến lợi ích của chủ thể hưởng quyền là một nhóm đối
tượng đặc biệt – là những người trong tình trạng y tế khơng cịn khả năng cứu chữa.

An tử giúp giải thoát cho họ khỏi những đau đớn, dằn vặt của bệnh tật, bởi mỗi
ngày còn thở họ phải sống chung với những cơn đau quằn quại, với thiết bị y tế
quấn quanh người, sự sống của họ được đếm từng ngày và được đếm bằng số tiền
mà người nhà có thể trang trải được10. Phải chăng, quyền an tử là để đảm bảo cho
quyền sống của người bệnh được trọn vẹn nhất hay không? Và khi đã hợp thức hóa
quyền an tử, sẽ có một chế định cụ thể và các chế tài cùng sự giám sát chặt chẽ của
cơ quan có thẩm quyền trong việc đảm bảo thực thi quyền an tử trên thực tế. Thêm
vào đó, mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền sống đã được Ủy ban Nhân quyền
Liên Hợp Quốc củng cố, cho rằng dù luật quốc gia có quy định hay khơng có quy
định về luật “tự nguyện được chết” thì cũng khơng ảnh hưởng đến nghĩa vụ của các
quốc gia trong việc bảo vệ quyền được sống11.
Thứ hai, mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền được bảo vệ không bị tra
tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
Theo quy định tại Điều 5 UDHR quy định rằng:“Không ai bị tra tấn hay bị
trừng phạt hoặc đối xử một cách tàn bạo, vơ nhân đạo hoặc hạ nhục”. Ngồi ra, tại
Điều 7 ICCPR đã cụ thể hóa quy định trên khi bổ sung rằng: “Khơng ai có thể bị sử
dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà khơng có sự đồng tự nguyện của
người đó”. Thuật ngữ “tra tấn” có thể được tiếp cận theo quy định tại khoản 1 Cơng
ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc
hạ thấp nhân phẩm năm 1984, theo đó: “Tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố
Theo CSTC (2013), Dự thảo luật “Cái chết êm ái” : Nhân văn hay trái truyền thống đạo đức?, http://www.
anninhthudo.vn/ Van-de-va-du-luan/Du-thao-luat-Cai- chet-em-ai-Nhan-van-hay-trai-truyen-thong-daoduc/521183.antd, truy cập ngày 14/4/2023.
10
Đỗ Thơm - Hoàng Anh (2013), Khắc khoải sống và lối thoát 'quyền được chết, http://www.
nguoiduatin.vn/khac-khoai-song-va-loi-thoat-quyen-duoc-chet- a70396.html , truy cập ngày 14/4/2023.
11
United Nations (2001), Consideration of Reports Submitted by States Parties under Article 40 of the
Covenant: Concluding Observations of The Human Rights Committee – Netherlands, tr.3.
9



12
ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người
(...) vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức
(...) Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ,
gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp”.
Qua đó, ta thấy rằng tra tấn luôn là hành vi ngoại cảnh tác động trực tiếp lên
một cá nhân xác định. Trong mối quan hệ với quyền an tử, theo quan điểm của tác
giả, bất kỳ một sự việc nào cũng đều có hai mặt, cái chết không phải lúc nào cũng là
dấu chấm hết hay là sự đau khổ của một cuộc đời, đơi khi cái chết lại là sự giải
thốt cho những nổi đau về thể xác lẫn tinh thần người bệnh phải gánh chịu mà
chẳng biết bao giờ phép màu mới đến và giải thoát cho họ. Ai trong mỗi chúng ta
đều mang trong mình một khát vọng sống thật lớn, cho nên khi một người mong
muốn được giải thoát bằng cái chết để thốt khỏi sự dày vị, đau đớn về thể xác lẫn
tinh thần do bệnh tật kéo dài là một mong muốn, nguyện vọng chính đáng. Một bác
sĩ chia sẻ: “Có là người trực tiếp điều trị, chứng kiến mới thấy họ sống quá đau
đớn, nếu pháp luật cho phép thì “cái chết êm ái” có lẽ là điều an ủi cho họ phần
nào”12. Chúng ta không thể nào quy chụp rằng toàn bộ những người sử dụng quyền
an tử điều là vì tư lợi, mục đích xấu và khi quyền an tử khi được đặt trong một
khuôn khổ pháp luật của quốc gia, sẽ được thực thi và chịu sự giám sát của cơ quan
có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho quyền an tử được sử dụng đúng với mục đích
nhân đạo mà an tử hướng đến. Khi những bệnh nhân mắc phải những căn bệnh ác
tính, vơ phương về mặt y tế thì bấy giờ quyền an tử như một sự giải thoát cho họ
khỏi những đau khổ của bệnh tật cả về thể xác lẫn tinh thần. Nếu cứ sống tiếp trong
dày vò, đau khổ thì việc kéo dài sự sống cho những người bệnh khơng có khả năng
cứu chữa trong nhiều trường hợp là tra tấn và tàn ác, đối xử vô nhân đạo với họ13,
cũng tương đồng với hành vi tra tấn gián tiếp. Bên cạnh đó, quyền được bảo vệ
khơng bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhằm
hướng đến bảo vệ con người, bảo vệ nhân phẩm của mỗi cá nhân, nó bao gồm cả
những tác động lên trên cả thể chất lẫn tinh thần. Khi một cá nhân đã quá đau khổ vì

những căn bệnh vơ phương về mặt y tế dày vò thể xác lẫn tinh thần đến kiệt quệ, con
người ta không thể nào không trở nên tiêu cực, bi lụy nhất là khi chỉ có một cách thức
để giải thoát được sự chồng chất những khổ đau này lại khơng được chấp nhận, các
u cầu để giải thốt bản thân không được đáp ứng. Quyền an tử không phải chối bỏ
Theo CSTC (2013), Dự thảo luật “Cái chết êm ái”: Nhân văn hay trái truyền thống đạo đức?,
Van-de-va-du-luan/Du-thao-luat-Cai- chet-em-ai-Nhan-van-hay-trai-truyenthong-dao-duc/521183.antd, truy cập ngày 15/4/2023.
13
Nguyễn Mai Chi (2014), tlđd (4), tr.9.
12


13
quyền sống của người bệnh mà là một sự lựa chọn cho những người rơi vào trường
hợp vô phương về mặt y tế. Các phương pháp tiến hành an tử là kết quả của quá
trình nghiên cứu lâu dài chứ khơng phải là một cơng trình thí nghiệm và điều quan
trọng an tử là chủ ý của chủ thể hưởng quyền, quyền an tử khơng mang tính cưỡng
ép, bắt buộc 14. Do đó, quyền an tử trong mối quan hệ này không xâm phạm đến
quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
hoặc hạ nhục, ngược lại quyền an tử còn là phương tiện giúp cho mỗi cá nhân có thể
bảo vệ bản thân, phẩm giá của mình trước những đau khổ về thể xác lẫn tinh thần.
Thứ ba, mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền được bảo vệ đời tư
Quyền bảo vệ đời tư chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân Quyền năm 1948 (UDHR), tại Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai
phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở
hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi
người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và can thiệp như
vậy”. Quy định nêu trên sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 Công ước Quốc
tế về các Quyền Dân sự, Chính trị (ICCPR), trong đó nêu rằng: “(1) Khơng ai bị
can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà
ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. (2) Mọi

người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm
như vậy”. Tuy nhiên, quyền này không phải là một quyền tuyệt đối, nhưng theo
quan điểm của tác giả, các vấn đề liên quan đến quyền an tử trong mối quan hệ với
quyền riêng tư nên được công nhận là quyền tuyệt đối, là yếu tố bảo mật của sự tự
quyết. Khi chủ thể quyền an tử có yêu cầu, mong muốn thực hiện việc an tử thì Nhà
nước, cá nhân, tổ chức có liên quan khơng được quyền can thiệp, cản trở hay cấm
đốn chủ thể hưởng quyền thực hiện yêu cầu này. Theo góc độ y học, quyền riêng
tư bao gồm cả sự riêng tư về thể chất lẫn tinh thần và nếu “điều trị y tế mà khơng có
sự đồng ý hoặc chống lại ý muốn của bệnh nhân được coi là can thiệp vào quyền
riêng tư, vì thuật ngữ này cũng bao hàm quyền bất khả xâm phạm về cơ thể của
chính mình”15. Một cá nhân khi mong muốn sử dụng quyền an tử, cho phép người
khác thực hiện việc an tử đối với bản thân nên là hợp pháp. Bởi vì, đây là mong
muốn, là nguyện vọng, là thân thể, sự tự quyết của một cá nhân, khơng ai có thể can
thiệp vào các quyết định của người khác. Không thể nói an tử là vi phạm vào quyền
Trần Thị Hiền Lương (2020), An tử và vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định, số 14/2020, tr.52.
15
Manfred Nowak (2005), UN Covenant on Civil and Political Rights: CCPR Commentary, N.P. Engel
Publishers, tr.385, 386.
14


14
riêng tư của mỗi cá nhân, bởi vì an tử được xem xét trên nguyện vọng của chủ thể
hưởng quyền. Theo Tịa án nhân quyền Châu Âu, quyền tơn trọng đời sống riêng tư
được mở rộng và nên hiểu theo các nghĩa: (i) “quyền của một cá nhân được quyết
định bằng cách nào và tại thời điểm cuộc sống của họ sẽ kết thúc, miễn là họ có khả
năng tự do đưa ra quyết định về câu hỏi này và hành động theo hậu quả” và (ii)
“quyền của mỗi cá nhân từ chối đồng ý điều trị có thể có tác dụng kéo dài sự sống
của họ”16, quyền riêng tư và quyền an tử không mâu thuẫn với nhau, trái lại quyền

riêng tư và quyền an tử còn là cơ chế để bảo vệ, đảm bảo cho quyền còn lại được
trọn vẹn nhất của mỗi cá nhân, an tử nên là nguyện vọng chính đáng, là nhu cầu đau
xót của một cá nhân, giúp cho cá nhân thực hiện trọn vẹn quyền tự do định đoạt, tự
do quyết định mọi hoạt động của cá nhân, tự do trong khuôn khổ, có sự kiểm sốt
của Nhà nước.
Rõ ràng ngay cả tính khơng thể tước đoạt, tính khơng thể phân chia, tính liên
hệ và phụ thuộc lẫn nhau cũng đều là những nguyên tắc của quyền con người17, việc
xem xét các mối liên hệ giữa quyền an tử với các quyền con người, quyền công dân
dù theo gốc độ nào đi chăng nữa, cũng đều hướng đến lợi ích cuối cùng là bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con người trước những nguy cơ bị tổn thương của
quyền con người, quyền cơng dân.
1.3 Quyền an tử dưới góc độ y học, đạo đức, tôn giáo và pháp luật
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều những quan điểm khác nhau xoay quanh về
quyền an tử. Quyền an tử có nên được xem là một quyền nhân thân hay khơng? An
tử có thật sự là nhân đạo hay khơng? Mặc dù lợi ích của quyền an tử là nhằm tạo ra
sự giải thoát cho những đau khổ về thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh trong tình
trạng y tế vơ phương cứu chữa, nhưng quyền an tử vẫn là chủ đề gây nhiều tranh
cãi. Tại phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả sẽ xem xét sâu quyền an tử dưới 04 góc
độ: Y học, đạo đức, tơn giáo và khía cạnh pháp luật.
Thứ nhất, quyền an tử dưới góc độ y học
Từ lâu, bất cứ ai làm nghề y cũng phải đọc “Lời thề Hippocrates”, trong đó
có điều: “Tơi sẽ khơng trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ u cầu và cũng
khơng tự mình gợi ý cho họ”, nếu làm trái với lời thề sẽ là mất đạo đức lương y
nghề nghiệp. Ngày nay, vấn đề tranh luận xoay quanh về quyền an tử được đặt ra
chính là việc kết hợp quan niệm y đức cũ thêm vào đó là quan điểm nhân sinh
mới, phải chăng hậu quả của nó là những người bệnh trong tình trạng y tế vô
16

Euthanasia, human rights and the law, Australian Human Rights Commission, https://humanrights.
gov.au/our-work/age-discrimination/publications/euthanasia-human-rights-and-law, truy cập ngày 15/5/2023.

17
Xem United Nations (2003), UN common understanding on human rightsbased approaches to development.


15
phương cứu chữa nhưng vẫn được kéo dài sự sống một cách vơ nhân đạo? Bác sĩ
duy trì sự sống trái với ý muốn của bệnh nhân cũng khiến cho cá nhân con người
mất đi quyền tự do, tự chủ bản thân? Chất lượng cuộc sống quan trọng hay độ dài
cuộc sống mới là điều quan trọng hơn trong một đời người? Nếu chúng ta chấp
nhận quan điểm chất lượng cuộc sống mới là cái quan trọng hơn việc sống dài mà
phải đau khổ về cả tinh thần và thể xác thì việc an tử, chủ động trong việc chấm
dứt cuộc sống sẽ khơng cịn là điều cấm kỵ trong y học. Tuy nhiên, tự do ý chí
trong y học cũng gây ra nhiều tranh cãi. Bởi vì, quyền an tử phát sinh sẽ ảnh
hưởng đến uy tín ngành y, do nhiệm vụ của bác sĩ là để cứu người, không phải là
để kết thúc sự sống cho người bệnh hay đôi khi là lợi dụng quyền an tử để bao
biện cho sự tắc trách của bác sĩ. Đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay, quyền an tử
nên được xem xét một cách cẩn trọng, bởi việc thực thi quyền an tử sẽ dẫn tới
nhiều bệnh nhân khơng cịn tinh thần đấu tranh với bệnh tật, nhiều người sẽ chỉ
muốn chết sau một vài nỗi đau đớn, dù cơ hội cứu chữa cho họ vẫn còn. Việc chữa
trị do đó sẽ sụt giảm hiệu quả do tinh thần người bệnh bị bng xi. Nhiều
trường hợp người bệnh có thể hồi phục một cách kỳ diệu ngồi dự đốn của y học,
ví dụ như đột ngột tỉnh dậy sau nhiều năm hơn mê hoặc bệnh đó sẽ được tìm ra
cách chữa trong tương lai gần, nếu áp dụng quyền an tử thì bệnh nhân khơng cịn
cơ hội chữa trị sau này, đó sẽ là vơ tình giết hại một mạng người. Theo tác giả,
trong mối quan hệ này, cần phải xem xét tự do ý chí ở đây phải là sự tự do ý chí
tích cực, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội, xem xét trong các mối
quan hệ khác, yếu tố khác. Vấn đề an tử tại mỗi quốc gia cần phải được quan tâm,
giám sát thực thi một cách nghiêm ngặt, đúng với mục đích mà an tử đặt ra, tránh
việc lợi dụng quyền an tử vào mục đích khác. Quyết định về việc an tử của người
bệnh phải được thảo luận với bác sĩ, cần xác nhận tình trạng bệnh nhân hiện tại là

như thế nào, đưa ra các chứng cứ bệnh nhân có thuộc tình trạng y tế khơng thể cứu
chữa, bệnh nhân có thật sự mong muốn hưởng quyền an tử hay không?
Sự phát triển của khoa học – y học đã giúp nhiều người nhận thức được rằng
điều trị y khoa khơng phải lúc nào cũng mang đến lợi ích cho bệnh nhân, làm mọi
cách có thể để nếu kéo mạng sống cho bệnh nhân chỉ thể hiện sự “chuyên chế về
mặt kỹ thuật”18. Tuy nhiên, khi tính mạng của người bệnh được cứu sống, nhưng
mãi mãi là người thực vật, hôn mê kéo dài cuộc sống sau này sẽ quẩn quanh là các
dụng cụ y tế, từng hơi thở là tài sản mà người nhà chạy chữa. Thế thì có phải y học
đang gây ra nỗi đau cho người bệnh, kéo dài sự sống cho bệnh nhân trong tình trạng
18

Nguyễn Mai Chi (2014), tlđd (4), tr. 10.


16
vơ phương cứu chữa có trái với “ngun tắc hành thiện”19 hay khơng? Làm những
gì có lợi nhất cho bệnh nhân là yêu cầu quan trọng của nguyên tắc này. Đồng thời
việc xem xét có nên áp dụng quyền an tử cho bệnh nhân hay không, không chỉ dựa
vào quan điểm của bệnh nhân mà phải là quan điểm của bác sĩ về tình trạng của
bệnh nhân hiện tại là như thế nào. Khơng có nghĩa bất cứ khi nào bệnh nhân trong
tình trạng vơ phương cứu chữa về y tế thì bác sĩ sẽ đều an tử cho họ, bác sĩ khơng
có quyền và khơng có thẩm quyền, cũng như không được phép như vậy, quyền an
tử phải là mong muốn của chủ thể hưởng quyền và bác sĩ là người phải sáng suốt
trong việc an tử có nên thực hiện hay khơng khi bệnh nhân có nguyện vọng. Bởi an
tử chỉ có thể được chấp nhận khi có chứng cứ cho rằng người bệnh không thể tiếp
tục chịu đựng và họ đang trong tình trạng y tế khơng thể cứu chữa và họ mong
muốn được an tử.
Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ, quyền được chết là một đề xuất
thể hiện tinh thần nhân đạo bởi bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sẽ rất đau: “Đau
thể xác, có dùng thuốc để giảm đau nhưng đau tinh thần thì khơng có cách nào có

thể diễn tả sự kinh khủng, sợ hãi và bất lực ấy”20. Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ
trưởng Pháp chế của Bộ Y tế cho rằng: “Nếu pháp luật cho phép, bác sĩ có thể giúp
người bệnh ra đi một cách thanh thản bằng cách kết hợp nhiều biện pháp như: cho
thuốc mê, nghe một bản nhạc, xem một bộ phim... Đấy cũng được coi là nhân đạo,
còn hơn để người bệnh sống thế kia”21. Nguyên tắc tự do ý chí của bệnh nhân kết
hợp với nguyên tắc hành thiện của bác sĩ là hai mối quan hệ tương thông, tạo tiền đề
cơ bản cho quyền an tử được thực thi, dựa trên cái quan trọng cốt lõi là ý chí của
bệnh nhân với nguyện vọng an tử thì bác sĩ phải thảo luận trao đổi với bệnh nhân và
xem xét rằng bệnh nhân có phải là thuộc tình trạng y tế khơng thể chữa khỏi hay
khơng để giúp họ giải thốt khỏi những đau đớn dằn vặt cả thể xác lẫn tinh thần.
Thứ hai, quyền an tử dưới góc độ đạo đức
Dưới góc độ đạo đức, quyền an tử là vấn đề gây ra rất nhiều tranh luận khơng
hồi kết. Đạo đức chính là gốc rễ của nhân đạo22 và quyền an tử được đưa lên bàn
cân để phân ranh giữa nhân đạo và tàn độc. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng
khoa Nhi, Bệnh Viện Bạch Mai:“Khơng có cái gì được gọi là cái chết nhân đạo;
Nguyễn Mai Chi (2014), tlđd (4), tr. 10. Nguyên tắc hành thiện: Yêu cầu một chủ thể phải hành động để thúc
đẩy các quyền và lợi ích của người khác, ngăn chặn những điều có hại cho họ.
20
Võ Hương, Mạnh Khang, Tài Phong (2015), Quyền được chết, nên hay không?, ngày truy cập 10/3/2023.
21
Nam Phương (2015), Đề xuất bổ sung quyền được chết, truy cập ngày 10/3/2023.
22
NM Harris (2001), The Euthanasia Debate, J R Army Med Corps, p. 369.
19


17
chết là tình huống xấu nhất. Tại sao mình lại nói để họ chết đi một cách thanh thản,
nhẹ nhàng. Thay vì để người ta chết tại sao khơng nghĩ đến việc giảm nỗi đau cho
họ. Mỗi con người đều có số phận nếu đến lúc số phận của họ chưa hết thì tại sao

lại can thiệp để họ chết,… Một số trường hợp gia đình thấy con khó cứu chữa,
muốn xin cho con về chết; bệnh viện không thuyết phục được thì yêu cầu gia đình tự
rút ống thở của con. Nhưng 10 gia đình thì hầu hết đều không dám. Họ đã không
dám, bác sĩ lại càng không dám. Nhiều bệnh nhân tưởng chết rồi nhưng cuối cùng
vẫn cứu được”23. Cịn ơng Đỗ Kim Sơn, ngun giám đốc bệnh viện Việt Đức chia
sẻ: “Trong nhiều năm qua đã từng phải chứng kiến rất nhiều bệnh nhân mắc các
chứng bệnh nan y ở giai đoạn mà sự sống chỉ cịn là vơ vọng, hay những bệnh nhân
chết não do tai nạn giao thông không thể nào vớt vát nổi, chính bệnh nhân hoặc gia
đình bệnh nhân đã đề đạt với bác sĩ nguyện vọng được chết nhưng không thầy thuốc
nào dám làm. Theo ông Sơn, nếu đưa quyền được chết vào Luật phải có tiêu chí xác
định rõ ràng đâu là trường hợp khơng cịn hy vọng sống về mặt khoa học thì mới
cho phép, cịn khơng, dù với bất cứ lý do nào cũng không được phép mà phải ngăn
cản, giúp đỡ họ. Do đó, Luật phải quy định thật cẩn thận, chặt chẽ nếu không sẽ vi
phạm đạo đức nghề nghiệp”24.
Gần như trong mọi nền luân lý đạo đức thì mạng sống của con người là điều
vơ cùng quý giá và thiêng liêng, do vậy mà thực thi quyền an tử là tìm đến cái chết
chắc chắn sẽ khơng thốt khỏi những tranh cãi khơng hồi kết. Một trong những lý
do chủ yếu của góc độ đạo đức mà mọi người thường nói khi đề cập đến việc một
người chủ động tìm đến với cái chết để kết thúc cuộc sống của mình, đó là vì con
người chúng ta đang sống ở một xã hội mang tính cộng cư, cộng đồng rất cao. Mỗi
con người là sự tổng hợp hài hòa giữa các mối quan hệ xã hội với nhau, việc lựa
chọn an tử không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân của chủ thể hưởng quyền an
tử, không đơn thuần chỉ là việc kết thúc một mạng sống mà còn gây ra tổn thất, đau
khổ cho những người xung quanh, đặc biệt là gia đình của họ. Một cái chết trái với
tự nhiên, hay không phải là do sự cố, tai nạn bất ngờ, cái chết gắn với sự chủ động,
bởi lý do cá nhân của người chết thì thường sẽ bị gắn mác với những từ ngữ như dại
dột, nơng nổi,… Ngồi ra, mỗi người sinh ra đều có cội, có nguồn, có tổ tiên, lớn
Nam Phương (2015), Bác sĩ lo ngại nếu thực hiện quyền được chết, />45sy-7C3P6AI81v9QP0W, truy cập ngày 10/3/2023.
24
Nhóm PV bạn đọc (2015), Quyền được chết – Nên hay không?, />3C3Q9OueOu7St6m, truy cập 12/3/2023.

23


18
lên bằng công ơn sinh thành và dưỡng dục của gia đình, mọi người xung quanh vì
thế mà chúng ta cịn phải có nghĩa vụ phải báo đáp lại cơng ơn sinh thành và dưỡng
dục cho những người ơn của mình mới phải đạo, bây giờ sống khơng cịn là quyền
nữa mà nó là nghĩa vụ, ta phải có nghĩa vụ làm cho tròn, cho phải với đạo làm con.
Tuy nhiên, các chuẩn mực về đạo đức là yếu tố thuộc về niềm tin, mỗi người sẽ có
những quan niệm về đạo đức, về những điều đúng đắn và sai trái là khác nhau. Tùy
vào mỗi cộng đồng dân cư khác nhau sẽ có những chuẩn mực đạo đức khác nhau,
cả về vấn đề con người chủ động tìm đến cái chết cũng vậy. Theo nhà xã hội học
Émile Durkheim, có những trường hợp con người cũng là chủ động tìm đến cái chết
nhưng nó lại hành vi “tự tử vị tha”25, như để bảo vệ danh dự cho bản thân mình thì
Seppuku hay Harakiri là một nghi thức thời xưa của người Nhật Bản, theo nghi thức
này một Samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất trận hoặc khi chủ bị chết để
tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục26. Hay tại Ấn Độ, tập tục Sati hay
Suttee là một hủ tục của các tín đồ Đạo Hindu, theo đó người góa phụ phải nhảy
vào giàn hỏa thiêu với chồng để kết liễu mạng sống khi người chồng qua đời27
nhằm chứng minh cho sự thủy chung, phẩm giá cao hạnh của mình, cịn tại Việt
Nam chúng ta có câu chuyện của hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu mình để
phản đối chính sách của chính phủ Ngơ Đình Diệm,… Qua đó, ta thấy rằng cái chết
đúng là sự mất mát về một tính mạng của một con người nhưng sâu thẳm bên trong
cái chết ấy cịn là vấn đề gì, cái chết khơng phải lúc nào cũng gắn liền với sự tiêu
cực, bi lụy. Vấn đề an tử ở đây cũng vậy, câu hỏi lớn đặc ra đó là an tử là nhân đạo
hay không? Nếu chúng ta bỏ qua những định kiến cũ, hướng đến một xã hội hiện
đại hơn, có những suy nghĩ thống hơn thì cái chết sẽ là sự giải thốt cho những khổ
đau của con người, cịn quan điểm kia thì cho rằng đây là hành vi cổ súy cho người
khác tự sát, lợi dụng để giết người. Hành vi an tử là hành vi giết người, nhưng ta
cần phải hiểu rõ về bản chất của vấn đề, đừng vội đánh giá hành vi, theo quan điểm

của tác giả thì quyền an tử là hành vi giết người vì mục đích nhân đạo. Do vậy,
quyền an tử cần phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Quyền an tử hướng
đến lợi ích của chủ thể hưởng quyền, là sự giải thoát cho những khổ đau về thể xác
và cả tinh thần của những bệnh nhân đang trong tình trang y tế vô phương cứu
chữa, do vậy, quyền an tử là một quyền mang tính nhân đạo, cần được pháp luật
thừa nhận.
Stack S (2004), Emile Durkheim and altruistic suicide, Arch Suicide Res, p. 9 – 22.
Nguyễn Hải Hoành (2021), Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản,
truy cập ngày 14/4/2023.
27
Hạnh Chi (2017), Lạnh người với tục lệ thiêu sống góa phụ ở Ấn Độ, truy cập ngày 14/4/2023.
25
26


19
Thứ ba, quyền an tử dưới góc độ tơn giáo
Trong tác phẩm Chống Duhring (1878), Friedrich Engels đã viết: “Tất cả
mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người
- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng
siêu trần thế”28. Dù cho có là tôn giáo nào đi chăng nữa tất cả đều hướng con người
tới chân – thiện – mĩ trong cuộc sống. Do đó, quyền an tử khi xuất hiện khơng thể
nào tránh khỏi những tranh luận, phản đối kịch liệt từ các tôn giáo. Tại phạm vi
nghiên cứu của đề tài tác giả sẽ tập trung làm rõ 05 trong trong số những tơn giáo
lớn trên thế giới về cái nhìn đối với quyền an tử hiện nay: Phật giáo, Thiên Chúa
giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.
Về Phật giáo, đức hiếu sinh luôn được đề cao, giới luật đầu tiên của đạo Phật
là khuyên răn chúng sinh sống tốt và tránh hủy hoại cuộc sống, dù là tự mình, hay là
bảo người khác sát hại hoặc là tán đồng việc tự tử đều phạm vào tội sát sanh. Bởi lẽ,

việc con người kết thúc mạng sống trong thời điểm hiện tại dù dưới bất kỳ hình thức
nào cũng có thể ảnh hưởng đến việc chuyển tiếp kiếp sau. Chết không phải là hết,
nghiệt duyên, ác quả kiếp này vẫn theo ta đi vào tiền kiếp, những đau đớn, khổ hạnh
nếu ở kiếp này vẫn chưa trả đủ thì kiếp sau sẽ tiếp tục chịu đau đớn khổ hạnh, tự tử
là gieo ác nghiệt, giúp người khác tự tử cũng là gieo ác nghiệt và người bệnh dù tự
tử vẫn phải tiếp tục chịu đau đớn trong kiếp sau chứ khơng thể nào trốn tránh được
vịng ln hồi luẩn quẩn. Việc chủ động an tử được cho là chống lại giáo lý đức
phật dạy29. Vì mục đích nhân đạo, nhằm giải thoát cho những đau khổ của bệnh
nhân, nếu người bệnh đang ở giai đoạn cuối của bệnh tật thì bác sĩ cũng chỉ có thể
cung cấp một lượng thuốc vừa đủ để giúp họ giảm đau hơn là an tử cho họ30. Đức
Phật nói rằng: “Nếu một người bệnh đang chờ chết, nếu có một cơ hội nào để cho
họ hoặc người thân có những ý nghĩ an lành và đạo đức, thì vẫn phải cố cho họ sống
thêm dù chỉ thêm năm phút, bởi năm phút đó đủ để vãng sinh một vong linh và gieo
thêm mầm thiện nghiệp cho xã hội”31. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ mà Phật giáo
chấp nhận khi con người chủ động tìm đến cái chết đó là khi cái chết đó đem lại an
vui, hạnh phúc cho số đơng, cho tập thể và họ chết trong tâm trạng an nhiên, tự tại,
Lê Xuân Tiềm, Nguyễn Tuyết Nga, Lê Phương (1994), C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tập 20, tr.437.
29
Nguyễn Hồng Quang (2022), Một số nét tiêu biểu của Phật giáo Thái Lan, truy cập ngày 15/4/2023.
30
Pitak Chaicharoen và Pinit Ratanakul (1998), tr 37 - 40.
31
Việt dịch: Thích Phước Sơn, Chứng nghĩa: Thích Đỗng Minh (2002), Luật Ma Ha Tăng Kỳ,
truy cập ngày 15/4/2023.
28


20
khơng hề bị khổ đau, khơng hề lo sợ thì đấy là một sự hy sinh vĩ đại, được mọi

người ca tụng. Hành động của họ được ví như hành động của bậc bồ tát, xả thân vì
tương lai của đạo pháp, vì lợi ích của mọi người32, cịn các hành vi khác bao gồm cả
an tử cũng là điều cấm, là trọng tội theo giáo lý Phật giáo.
Theo quan điểm Thiên Chúa giáo tự sát là một tội nặng, đi ngược lại với luật
tự nhiên và luật mặc khải. Bởi chúng ta là người quản lý sự sống chứ không phải
chủ nhân của sự sống, sự sống của mỗi con người là do chúa đã ban cho, do vậy,
không có ai có quyền định đoạt mạng sống của mình. Ai tự ý lấy đi sự sống của
mình là vi phạm đến quyền làm chủ cuộc sống của Thiên chúa. Thomas More (1478
– 1535) là người Thiên chúa giáo đầu tiên có những đề cập nổi bật đến an tử trong
tác phẩm Utopoa của ông “Nếu một căn bệnh không chỉ đem lại đau đớn mà cịn
khổ sở khơng dứt, thì các linh mục và chính quyền nên ủng hộ người này,… tự giải
thoát khỏi cuộc sống đắng cay,… hoặc cho phép người khác giải thoát giúp họ33”.
Tuy nhiên, quan điểm này bị phản đối rất nhiều, gây ra những tranh luận rất lớn.
Bởi, tự sát là lỗi phạm đến giới răn “chớ giết người”, lỗi phạm đến đức ái đối với
bản thân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác34, xúc phạm đến tình yêu đối
với người thân cận vì nó cắt đứt một cách bất cơng những mối dây liên đới với gia
đình, quốc gia và nhân loại mà chúng ta có trách nhiệm. Tự sát là vi phạm điều răn
thứ V của Thiên Chúa là “Chớ giết người” vì thế bị xem như trọng tội. Do vậy, theo
quan niệm của Thiên Chúa giáo vấn đề về quyền an tử vẫn là điều cấm, là trọng tội.
Ấn Độ giáo quan niệm rằng tự sát là tội lỗi ngang với giết người. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp nhất định, việc kết thúc cuộc sống của một ai đó một cách
nhanh chóng là có thể chấp nhận được35. Việc này, được gọi là prayopavesha
(प्रायोपवेशनम्), đã được các nhà làm luật từ tận thời cổ đại đưa ra những quy định hết
sức nghiêm ngặt về thủ tục và người được nhận prayopavesha36, hay tục lệ Sati dưới
góc độ đạo đức đã đề cập. Từ đây, có thể thấy được rằng Ấn Độ giáo là một trong
những tơn giáo ít phản đối hành vi an tử nhất hiện nay.
Do Thái giáo, vẫn xem tự tử là một tội lỗi rất nghiêm trọng, nó khơng phù
hợp với luật pháp và các giá trị của người Do Thái và Do Thái giáo gần như là tơn
Quảng Trí (2013), Vấn đề tự tử nhìn từ góc độ Tâm lý học và Phật học, Giác Ngộ Online, https://
giacngo.vn/van-de-tu-tu-nhin-tu-goc-do-tam-ly-hoc-phat-hoc-post10478.html, truy cập ngày 15/4/2023.

33
Hoàng Thu Hà (2019), Quyền an tử và vấn đề hợp thức hóa an tử ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
34
Tiểu ban Từ vựng - UBGLÐT/HÐGMVN (2021), Tự sát, truy cập ngày 15/4/2023.
35
Lucy Bregman (2010), Religion, Death, and Dying, p.163.
36
Subramuniyaswami và Sivaya (2003), Dancing With Siva: Hinduism's Contemporary Catechism,
Himalayan Academy Publications, p. 833.
32


×