Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ
MSSV: 185 340102 0200

NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN,
CÔNG KHAI, DÂN CHỦ VÀ KỊP THỜI
TRONG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2018 - 2023

Giảng viên hướng dẫn: ThS. VÕ TẤN ĐÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ
MSSV: 185 340102 0200

NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN,
CÔNG KHAI, DÂN CHỦ VÀ KỊP THỜI
TRONG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2018 - 2023


Giảng viên hướng dẫn: ThS. VÕ TẤN ĐÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận đề tài nghiên cứu “Nguyên tắc khách quan,
công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính” là cơng trình nghiên
cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn của ThS. Võ Tấn Đào. Đề tài nghiên cứu là kết quả
sự nỗ lực bản thân trong quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ
Chí Minh. Trong khố luận có sử dụng tài liệu tham khảo đã được trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung
nghiên cứu trong đề tài của mình.

Tác giả

Trần Thị Quỳnh Như


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

1

Covid - 19


Bệnh đường hơ hấp cấp tính truyền nhiễm gây
ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2 và các
biến thể.

2

CHXHCNVN

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

3

CP

4

CSDL

5

GCNQSDĐ

6

GQKN

Giải quyết khiếu nại

7


HVHC

Hành vi hành chính

8



9

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

10

QĐGQKN

Quyết định giải quyết khiếu nại

11

QĐHC

12

QĐKLCB,CC

13


TP

Thành phố

14

TT

Thơng tư

15

TTCP

Thủ tướng Chính Phủ

16

UBND

Uỷ ban Nhân dân

17

UBTVQH

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

18


VnExpress

VnExpress là một tờ báo tại Việt Nam thành lập

Chính Phủ
Cơ sở dữ liệu
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nghị định

Quyết định hành chính
Quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức

bởi tập đồn FPT, ra mắt ngày 26/2/2001 và


hoạt động theo giấy phép số 548/GP-BTTTT do
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NGUYÊN TẮC KHÁCH
QUAN, CÔNG KHAI, DÂN CHỦ VÀ KỊP THỜI TRONG KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH ........................................................................................................... 5
1.1 Khái quát nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong
khiếu nại hành chính ........................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời trong khiếu nại hành chính ................................................................ 5
1.1.2 Sự cần thiết của nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp

thời trong khiếu nại hành chính .................................................................... 13
1.2 Quy định pháp luật về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời trong khiếu nại hành chính ................................................................ 16
1.2.1 Trong tiếp cơng dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại .................16
1.2.2 Trong quy trình giải quyết khiếu nại ...................................................20
1.2.3 Trong gửi, cơng bố quyết định giải quyết khiếu nại ............................ 27
1.3 Mối quan hệ giữa nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời với nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong khiếu nại hành chính ........... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA VIỆC THỰC THI NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN, CÔNG KHAI,
DÂN CHỦ VÀ KỊP THỜI TRONG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH ....................33
2.1 Thực trạng nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
trong khiếu nại hành chính ...............................................................................33
2.1.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời trong khiếu nại hành chính .................................................................... 33
2.1.2 Những hạn chế, bất cập trong việc việc thực hiện nguyên tắc khách
quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính .............. 39
2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi nguyên tắc
khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính ..47


2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời ........................................................................................................... 47
2.2.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nguyên tắc khách quan, công
khai, dân chủ và kịp thời ............................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................59
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 60



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến cơng tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại. Tuy Người đã đi xa, nhưng những lời căn dặn, nhắc nhở để giải
quyết tốt, giải quyết sớm khiếu nại cho đồng bào vẫn luôn được triển khai thực hiện.
Để phát huy giá trị và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quan điểm, tư tưởng ấy
thì khơng thể thiếu một ngun tắc làm phương hướng chỉ đạo trong hoạt động
khiếu nại hành chính. Khi xây dựng pháp luật khiếu nại, nhà làm luật luôn coi trọng
việc xây dựng và triển khai nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Không chỉ riêng về pháp luật khiếu nại mà trong hầu hết các pháp luật khác đều
nhìn nhận khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời là một nguyên tắc chỉ đạo,
định hướng hoạt động. Tuỳ theo từng lĩnh vực pháp luật mà vai trị và vị trí của
ngun tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời là khác nhau. Đối với hoạt
động khiếu nại khiếu nại hành chính thì đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng.
Nguyên tắc được ghi nhận lần đầu trong Luật Khiếu Nại ban hành năm 2011,
trải qua hơn một thập kỷ chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về ngun
tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Và cũng chưa có một văn bản pháp
luật nào hướng dẫn cụ thể thực hiện nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời trên thực tế. Trong khi hiện nay, các vụ việc khiếu nại hành chính đang có
xu hướng tăng và ngày càng phát triển theo “mn hình vạn trạng” chiều hướng.
Mặc dù, công tác áp dụng nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời trong khiếu nại hành chính những năm qua đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì những bất cập, sai sót xoay quanh
việc thực hiện nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời ngày càng gia
tăng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động khiếu nại hành chính, cần thiết phải nghiên
cứu đúc kết nhằm hồn thiện ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời.
Vì đây chính là ngun tắc cơ bản và định hướng hoạt động khiếu nại hành chính.
Với vai trị và vị trí trong cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng

và cơng tác xây dựng pháp luật nói chung, cơng trình nghiên cứu nguyên tắc khách
quan, công khai, dân chủ và kịp thời vô cùng cần thiết. Trong điều kiện khan hiếm
một nghiên cứu chuyên sâu thì hơn bao giờ hết tác giả nhận định được tầm quan
trọng của đề tài nghiên cứu. Khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh tổng quan về pháp luật
và thực tiễn áp dụng, nghiên cứu sẽ đi xa và sâu hơn những khía cạnh khác xung
quanh nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành


2

chính. Điều mà chưa có một cơng trình nghiên cứu nào trước đây thực hiện và hiện
tại là vô cùng cần thiết nhằm bổ trợ hoạt động khiếu nại hành chính. Nhận thấy rõ
tính cấp thiết và quan trọng, tác giả quyết định sẽ nghiên cứu đề tài “Nguyên tắc
khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong hoạt động khiếu nại hành chính”.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong hoạt động khiếu nại
hành chính cả. Tuy nhiên, với vai trò là một nguyên tắc định hướng trong hoạt động
khiếu nại hành chính thì có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Tuy không đề cập trực tiếp
đến nguyên tắc, nhưng thơng qua những cơng trình nghiên cứu đó, có thể nhận thấy
sự tồn tại và chi phối của nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
trong hoạt động khiếu nại hành chính. Các nghiên cứu sau đây dù khơng trực tiếp
phân tích ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại
hành chính nhưng thông qua những quy định pháp luật cụ thể mà các nghiên cứu đề
cập sẽ minh chứng cho sự định hướng và chỉ đạo của ngun tắc.
Những cơng trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nguyên tắc như sau: Giáo
trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo - Nxb. Công an Nhân dân - 2010 của nhóm tác giả TS. Trần Minh Hương chủ biên cùng Trần Thị Hiền, Nguyễn Văn
Quang, Hồng Văn Sao; Sách Bình luận Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn
thi hành - Nxb. Lao động - 2018 của tác giả TS. Trần Văn Biên; Sách Giải quyết

khiếu nại, tố cáo: Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn - Nxb. Hà Nội - 2000 của
tác giả Nguyễn Đức Giao; Sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp cơng dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo - Nxb. Chính trị Quốc gia - 2013 của nhóm tác giả Bùi Mạnh
Cường, Nguyễn Thị Tố Quyên; Sách Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, quy trình
tiếp cơng dân và văn bản hướng dẫn thi hành Luật tố cáo - Nxb. Công an Nhân dân
- 2020 của Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.
Những bài viết, bài trích ngắn có liên quan đến nguyên tắc như sau: Bài viết
Bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời khi tiếp cơng dân - Tạp chí điện tử Bảo vệ
pháp luật - ngày xuất bản 27/10/2021 tác giả P.V; Bài viết Các nguyên tắc cơ bản
giải quyết khiếu nại hành chính - Cổng thơng tin điện tử quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội - ngày xuất bản 15/11/2021 tác giả Đinh Tuấn Hải; Bài viết Công khai,
minh bạch trong giải quyết khiếu nại - Tạp chí điện tử Thanh tra Việt Nam - ngày
xuất bản 04/06/2012 tác giả Ths. Văn Tiến Mai; Bài viết Đảm bảo tính khách quan
trong giải quyết khiếu nại hành chính - Tạp chí điện tử Sài Gịn giải phóng - ngày


3

xuất bản 03/09/2009 của tác giả Bùi Thị Tuyết Hương; Bài viết Lan toả tinh thần
trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo - Tạp chí
Thanh tra Chính phủ - số 05 năm 2022 của tác giả Lan Anh; Bài viết Hoàn thiện
pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
- Số 13(269) tháng 07/2014 của nhóm tác giả Ths. Mai Văn Duẩn và Ths. Lê Minh
Tùng; Bài viết Khắc phục bất cập và sai sót trong áp dụng pháp luật giải quyết
khiếu nại hành chính - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - số 11(296) năm 2016 của tác
giả Phan Thị Thuỳ Trang; Bài viết Khiếu nại và giải quyết khiếu nại dưới góc nhìn
dân chủ - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - số 06 năm 2013 của tác giả Bùi Thị Đào;
Bài viết Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - số 08/2005 của tác giả Trần Văn Sơn.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức độ nghiên

cứu quy định pháp luật có liên quan đến nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ
và kịp thời trong hoạt động khiếu nại hành chính. Chưa có một nghiên cứu chun
sâu nào về nguyên tắc này ở cấp độ một khoá luận hay hơn cao cả. Nhằm cung cấp
cái nhìn tồn diện về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong
khiếu nại hành chính, khố luận này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề xoay
quanh và cung cấp những kiến thức tổng quan về nguyên tắc. Khơng thể phủ nhận
một điều là những cơng trình nghiên cứu ở trên chính là một nguồn tài liệu tham
khảo q giá để góp phần giúp tác giả hồn thành thật tốt cơng trình nghiên cứu này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khố luận “Ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời trong
khiếu nại hành chính” được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin kết hợp tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về khiếu nại hành chính.
Nhằm sáng tỏ quan điểm, trong khoá luận tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu và
xuyên suốt đề tài. Các phương pháp khác được sử dụng ít hơn và trong những
trường hợp cụ thể như phương pháp thống kê, so sánh, nghiên cứu tình huống,...
4. Mục tiêu nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận, thực tiễn áp dụng nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong
khiếu nại hành chính nhằm hướng đến ba mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, mang lại kiến
thức tổng quát về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong


4

khiếu nại hành chính. Thứ hai, giúp nhìn nhận những bất cập tồn đọng xung quanh
quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện. Thứ ba, từ thực tiễn áp dụng quy định
pháp luật tác giả đưa ra những kiến nghị và giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo cho
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời được thực hiện hiệu quả nhất.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các quy định pháp lý thực định liên quan đến
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong hoạt động khiếu nại
hành chính. Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn áp dụng các
chế định về nguyên tắc. Khi nghiên cứu thực trạng nguyên tắc khách quan, công
khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính đề tài đã sử dụng thơng tin dữ
liệu từ các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí và nội dung có liên quan.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Đề tài nghiên cứu nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
trong khiếu nại hành chính đem đến những giá trị nghiên cứu về mặt ý nghĩa lý luận
và thực tiễn ứng dụng. Về mặt lý luận thì đây là cái nhìn từ tổng quát đến cụ thể
những quy định pháp luật về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Thơng qua góc nhìn đó, nhận ra những hạn chế, bất cập tồn đọng trong thực tiễn áp
dụng pháp luật. Đồng thời, bên cạnh đưa ra những giải pháp pháp lý tác giả còn đề
ra những giải pháp khác mang phương hướng hoàn thiện và sử dụng hiệu quả
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Về giá trị ứng dụng là sự
cung cấp kiến thức cho những đối tượng quan tâm và nghiên cứu hoạt động khiếu
nại hành chính. Bởi lẽ, trước khi nghiên cứu một lĩnh vực pháp luật cụ thể nào thì
người nghiên cứu cần tìm hiểu những tư tưởng, chỉ đạo mang tính định hướng. Và
khố luận sẽ là cơng trình tham khảo bổ ích cho các cơng trình nghiên cứu liên quan.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá
luận “Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong hoạt động khiếu
nại hành chính” có nội dung được chia thành hai chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về nguyên tắc khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính.
Chương 2. Thực trạng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính.



5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NGUYÊN TẮC
KHÁCH QUAN, CÔNG KHAI, DÂN CHỦ VÀ KỊP THỜI TRONG KHIẾU
NẠI HÀNH CHÍNH
1.1 Khái quát nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
trong khiếu nại hành chính
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ
và kịp thời trong khiếu nại hành chính
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, quyền dân
chủ của Nhân dân. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các chủ thể có thẩm
quyền liên quan là mọi tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền khiếu nại. Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói tại Hội nghị Cán bộ thanh tra miền Bắc ngày 5/3/1960 là
Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại. Ta giải quyết tốt các khiếu nại,
Đồng bào thấy Đảng và chính phủ quan tâm, lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ
giữa quần chúng Nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn1. Muốn
quan hệ giữa Nhân dân và Nhà nước gắn bó chặt chẽ cần làm mọi điều tốt nhất để
nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khiếu nại là cơng cụ trong tay Nhân
dân, là biểu hiện thực hành dân chủ và là “chìa khố vạn năng” để Nhà nước lắng
nghe tiếng nói Nhân dân. Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời là
một trong hai nguyên tắc cơ bản góp phần đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác
khiếu nại hành chính. Khơng chỉ là ngun tắc pháp lý mà cịn là ngun tắc phản
ánh khía cạnh xã hội, kinh tế, văn hố và trình độ dân trí của một quốc gia. Để hiểu
cách thức vận hành, trước hết cần hiểu nội hàm thông qua khái niệm và đặc điểm
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính.
1.1.1.1 Khái niệm
Để hiểu rõ khái niệm “Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời trong hoạt động khiếu nại hành chính” cần bóc tách thành nhiều khái niệm nhỏ.
Các khái niệm “Nguyên tắc”, “Khiếu nại hành chính”, “Nguyên tắc trong hoạt động
khiếu nại hành chính”, “Khách quan”, “Cơng khai”, “Dân chủ”, “Kịp thời” lần lượt

được nhìn nhận dưới góc độ ngơn ngữ học, khoa học pháp lý và quy định pháp luật:
Khái niệm “Nguyên tắc”
Theo từ điển tiếng Việt, nguyên tắc là điều cơ bản được quy định để làm cơ
sở cho các mối quan hệ xã hội, điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo
1

Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, tr.503-504.


6

hành động2, chính là những điều cơ bản nhất phải tuân theo một loạt. Trong khoa
học pháp lý, nguyên tắc là hệ thống quan điểm, tư tưởng chỉ đạo định hướng xuyên
suốt một giai đoạn nhất định hoặc toàn bộ q trình địi hỏi các chủ thể tham gia
tn thủ. Nguyên tắc là điểm gốc của một tư tưởng, niềm tin hay học thuyết nào đó
dựa trên sự xác định hành vi. Ở một góc độ khác, nguyên tắc là nguyên lý cấu trúc
vận hành của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó. Theo quy định pháp luật, có sự khác
biệt giữa các ngành luật, điểm chung nhất định về nguyên tắc là những quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo định hướng cơ bản xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp
luật. Quán triệt, hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật có ý nghĩa quan trọng
trong thực hiện pháp luật đúng tinh thần, bản chất mà pháp luật điều chỉnh. Bất kể
hoạt động nào cũng đều tuân theo những nguyên tắc nhất định và việc đầu tiên cần
làm là phải xác định những nguyên tắc cơ sở. Ví dụ, một vài nguyên tắc liên quan
các quy định pháp luật như nguyên tắc đảm bảo tuân thủ pháp luật, nguyên tắc
không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm, nguyên tắc tự do và thoả thuận trong dân
sự... Nhờ điểm đặc thù của từng nhóm quan hệ mà nhà làm luật xác định rõ nguyên
tắc trong từng lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp xây dựng pháp luật cụ thể.
Khái niệm “Khiếu nại hành chính”
Khiếu nại hành chính là một trong những quyền cơ bản của công dân được
Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ rằng mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân3. Theo Từ điển Tiếng Việt thì khiếu nại là sự đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xem xét một việc làm mà mình cho là trái phép hay không hợp lý4.
Theo quy định pháp luật, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,
công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc QĐKLCB,CC
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình5. Khiếu nại hành chính phát sinh trong lĩnh vực
quản lý Nhà nước, là quyền cơ bản của công dân và được Nhà nước đảm bảo thực
hiện. Chủ thể khiếu nại hành chính là những đối tượng bị xâm phạm bởi QĐHC,
HVHC, QĐKLCB,CC có dấu hiệu trái pháp luật. Mục đích khiếu nại hành chính là
khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị khiếu nại khi có những vi phạm tác
động đến các quyền, lợi ích mà họ được pháp luật bảo vệ. Thủ tục tiến hành khiếu
Hoàng Long (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.781.
Khoản 1 Điều 30 Hiến Pháp 2013.
4
Viện Ngôn ngữ học (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng, tr.49.
5
Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.
2
3


7

nại hành chính đơn giản hơn thủ tục tố tụng hành chính do Tồ án tiến hành. Làm
sáng tỏ khái niệm khiếu nại hành chính là góp phần hình thành cơ sở cho khái niệm
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính.
Khái niệm “Nguyên tắc trong hoạt động khiếu nại hành chính”

Trong khiếu nại hành chính, nguyên tắc là tổng thể các quy phạm pháp luật
có nội dung là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở tổ chức thực hiện hoạt
động khiếu nại. Những nguyên tắc trong pháp luật khiếu nại được xây dựng trên cơ
sở nghiên cứu kỷ lưỡng, thấu đáo những vấn đề lý luận nền tảng và nhìn nhận, rút ra
từ thực tiễn thực hiện. Vì khiếu nại là hoạt động thuộc nhóm quản lý nhà nước, nên
nguyên tắc trong hoạt động khiếu nại hành chính cũng xuất phát từ tính tất yếu của
hoạt động quản lý nhà nước. Đây là những nguyên tắc xuất phát từ các kết luận có
nguồn gốc khoa học của hoạt động quản lý hành chính, từ bản chất chế độ chính
quyền. Nguyên tắc trong hoạt động khiếu nại hành chính làm nền tảng cho hoạt
động khiếu nại hành chính nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung.
Luật Khiếu nại 2011 quy định nguyên tắc khiếu nại hành chính tại Điều 4:
“Việc khiếu nại và GQKN phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo
đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời”. Như vậy, tồn tại hai nguyên tắc
mang tính chất chỉ đạo, định hướng áp dụng xun suốt q trình khiếu nại hành
chính. Trong phạm vi đề tài, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
sẽ được nghiên cứu toàn diện và tập trung. Nguyên tắc bảo đảm tuân thủ pháp luật
sẽ được nghiên cứu dưới góc độ mối tương quan giữa các nguyên tắc nhằm mang
tính bổ trợ và làm sáng tỏ nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Khái niệm “Khách quan”
Theo từ điển Tiếng Việt, khách quan chính là cái gì tồn tại ngồi ý thức con
người, thái độ nhận xét sự vật căn cứ vào sự thực bên ngoài6. Khách quan là sự biểu
hiện của q trình và những nhân tố khơng phụ thuộc ý chí con người, được nhìn
nhận là hiện tượng tồn tại sự cân đối, cân bằng, hài hòa về mơi trường sống, sự
cơng bằng, bình đẳng, cơng lý về giá trị, tinh thần, quyền lợi giữa các cá nhân,
nhóm, cộng đồng7. Để đảm bảo sự xác đáng, độ tin cậy của thông tin khách quan
được xây dựng dựa trên các tính chất như thượng tơn sự thật, khơng thiên vị, luôn
đưa ra kết quả dựa trên bằng chứng, kiểm định, không bị chi phối bởi yếu những
yếu tố khác. Trong quy định pháp luật, khách quan tồn tại ở hầu hết mọi lĩnh vực vì
Viện Ngơn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.489.
Nguyễn Hữu Đổng (2018), “Tuân thủ quy luật khách quan trong xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 19, tr.3-7.
6
7


8

nguyên tắc khách quan được xây dựng trong các quy định pháp luật nhằm đảm bảo
tối ưu hoá việc thực thi chính xác, minh bạch, độc lập và cơng bằng pháp luật.
Trong khiếu nại hành chính, mọi hành vi và quyết định phải được xem xét
tồn diện, khơng thiên vị, khơng cảm tính. Có nhiều yếu tố dẫn đến q trình khiếu
nại khơng vơ tư một phần là do người GQKN có thể là người bị khiếu nại hoặc
chính thủ trưởng cơ quan của người bị khiếu nại. Người GQKN sẽ ban hành
QĐGQKN dựa trên ý chí khách quan, cơ sở xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ.
Nếu một khâu hoặc chủ thể nào đó trong quy trình GQKN mang ý chí chủ quan,
phiến diện thì kết quả GQKN sẽ khơng chính xác. Trong khiếu nại hành chính
khơng chỉ đòi hỏi người GQKN phải xem xét vấn đề một cách tồn diện, cơng minh,
vơ tư mà tất cả chủ thể tham gia hoạt động khiếu nại hành chính cũng phải tuân thủ.
Khái niệm “Công khai”
Công khai theo Từ điển Tiếng Việt là khơng giấu giếm, bí mật mà mọi người
cùng biết8, là đưa mọi sự việc ra bên ngoài không che giấu, không phân biệt mức độ
và phạm vi sự việc. Trong khoa học pháp lý, cơng khai nhìn nhận ở góc độ cụ thể là
sự giới hạn phạm vi nội dung cơng khai, có sự loại trừ. Cơng khai là việc các tổ
chức, cơ quan đưa ra những thơng tin chính sách về văn bản, nội dung nhất định để
mọi người cùng biết và được công khai rộng rãi trừ trường hợp có quy định cụ thể
với lý do hợp lý, trên cơ sở tiêu chí rõ ràng. Trong quy định pháp luật, công khai là
một trong những nguyên tắc quản lý Nhà nước đặc thù, đảm bảo thực hiện bởi Nhà
nước và xuất phát từ bản chất hoạt động quản lý Nhà nước. Công khai, minh bạch
sẽ tạo điều kiện cho toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước,
dễ dàng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện.

Cơng khai trong khiếu nại hành chính là nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan và cả những chủ thể khác
giám sát hoạt động. Cần thống nhất nhận thức cơ bản trong các giai đoạn khiếu nại
hành chính để đảm bảo tính cơng khai được thực hiện chính xác, logic. Ngun tắc
cơng khai bảo đảm tuân thủ pháp luật, tăng cường pháp chế, hạn chế tiêu cực nảy
sinh trong quá trình làm việc với đối tượng khiếu nại và giúp chủ thể ra quyết định
nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Công khai trong khiếu nại hành chính có những điểm khác biệt với cơng khai
trong hoạt động xét xử của Toà án. Thứ nhất, về quy trình tiến hành. Cơng khai
trong khiếu nại hành chính chỉ dành cho chủ thể có thẩm quyền cịn hoạt động xét
8

Nguyễn Như Ý (2007), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr.346.


9

xử. Tại Toà các hoạt động tại phiên toà bắt buộc phải tiến hành công khai, trừ thủ
tục xét xử kín. Thứ hai, sự có mặt của các chủ thể. Trong khiếu nại hành chính chủ
thể khiếu nại và bị khiếu nại khơng trực tiếp tham gia vào quy trình. Trong hoạt
động của Toà án, đương sự bắt buộc phải được triệu tập tham gia để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình. Các chủ thể khác có liên quan hoặc thậm chí là những
chủ thể quan tâm cũng có thể tham dự phiên tồ. Thứ ba, kết quả của hoạt động.
Trong khiếu nại kết quả được thể hiện bằng QĐGQKN và chỉ công khai trong một
số trường hợp pháp luật quy định. Hoạt động xét xử tại Toà án thể hiện kết quả qua
bản án, được ban hành dựa trên những tài liệu, chứng cứ thu thập công khai tại
phiên toà. Do bản chất của hai hoạt động là khác nhau, nên tính cơng khai được quy
định cũng khác nhau. Khiếu nại là con đường hành chính nên cơng khai trong hoạt
động này mục đích chủ yếu là cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nắm được quy trình,
thủ tục thực hiện khiếu nại khác với bản chất tư pháp của hoạt động xét xử tại Toà.

Khái niệm “Dân chủ”
Dưới góc độ ngơn ngữ học, dân chủ là có quyền tham gia, bàn bạc vào cơng
việc chung, được tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội9. Nhà nước
CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về Nhân
dân và khiếu nại là một công cụ để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Trong khoa
học pháp lý, dân chủ là một phạm trù lịch sử nhân văn, biến đổi không ngừng theo
sự phát triển xã hội. Các quy định pháp luật chính là một biểu hiện của xã hội dân
chủ, vì vậy mà trong các quy định pháp luật thì ngun tắc dân chủ chính là ngun
tắc tối thượng nhằm xây dựng thiết chế quản lý, điều hành xã hội. Dân chủ không
thể nảy sinh khi hầu hết các cư xử, hành vi được điều chỉnh bằng chuẩn mực xã hội.
Pháp luật chính là cơng cụ tốt nhất để hiện thực hoá dân chủ trong quản lý xã hội.
Trong khiếu nại hành chính, ln địi hỏi sự tham gia của tất cả chủ thể có
liên quan, mọi người đều có quyền tham gia trình bày ý kiến, cung cấp thông tin, tài
liệu chứng cứ hỗ trợ ra QĐGQKN hành chính. Tính dân chủ trong khiếu nại chính
là quyền của nhân dân, là nhu cầu chính đáng địi hỏi các ý kiến trình bày của cơng
dân được tơn trọng lắng nghe. Vì thơng tin lành mạnh từ quần chúng Nhân dân là
cơ sở quan trọng để thúc đẩy hoạt động khiếu nại nhanh chóng và đạt hiệu quả.
Khái niệm “Kịp thời”
Kịp thời chính là vừa đúng lúc cần đến, khơng chậm trễ10. Phải xem xét và
nhìn nhận sự việc trong một thời gian hợp lý vì quá nhanh cũng dẫn đến sai phạm,
9

Hoàng Long (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.302.
Viện Ngơn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.489.

10


10


chủ quan, phiến diện. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm sẽ góp phần
ngăn chặn tác động tiêu cực và hậu quả do hành vi gây ra. Trong quy định pháp luật,
kịp thời là biểu hiện của sự minh bạch, công bằng ngược lại chậm trễ, trì trệ gây
nghi ngại, khuất tất và mất niềm tin Nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong
thực thi pháp luật, chậm trễ điều tra, thu thập chứng cứ gây sai phạm trong quá trình
ra quyết định, nhiều trường hợp oan sai do không kịp thời điều tra và giải quyết.
Trong hoạt động khiếu nại hành chính, chủ thể thực hiện quyền khiếu nại đều
mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình khơi phục một cách nhanh chóng.
Mọi hoạt động khiếu nại hành chính ln được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và
đúng thời hạn luật định nhằm ngăn chặn hậu quả phát sinh trong thực tiễn. Tính kịp
thời là một u cầu có tính ngun tắc, thể hiện mối quan tâm của chế độ xã hội, thể
hiện thái độ tôn trọng của cơ quan Nhà nước đối với yêu cầu, nguyện vọng của
người dân. Để đảm bảo kịp thời cần tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy
định pháp luật để nhanh chóng khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
có liên quan. Hơn nữa, kịp thời cịn được nhấn mạnh ngay cả trong sửa chữa, phòng
tránh các sai phạm của các cấp có thẩm quyền nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại.
Tóm lại, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu
nại hành chính là tập hợp các quy phạm pháp luật có nội dung là những quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo, mang tính định hướng, chi phối nhằm đảm bảo cho hoạt động
khiếu nại và GQKN hành chính được hiệu quả, cơng bằng và nhanh chóng. Ngun
tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời xuất hiện xuyên suốt và chi phối
tồn diện mọi hoạt động trong khiếu nại hành chính. Nguyên tắc không chỉ được ghi
nhận thông qua các quy phạm pháp luật, phản ánh thơng qua những khía cạnh pháp
lý mà cịn ở cả các khía cạnh xã hội khác. Thứ tự nguyên tắc là khách quan, công
khai, dân chủ và kịp thời xuất phát từ bản chất của hoạt động khiếu nại hành chính.
Bản chất của hoạt động khiếu nại hành chính là xem xét lại QĐHC hoặc HVHC khi
có căn cứ cho rằng QĐHC hoặc HVHC đó là trái pháp luật. Xem xét lại ở đây chính
là nhìn nhận thêm lần nữa một QĐHC hoặc HVHC đã ban hành trước đó. Đây là sự
nhìn nhận lại, địi hỏi sự khách quan, công tâm đặt lên hàng đầu. Khơng thể nói
rằng một ngun tắc nào là khơng quan trọng, tuy nhiên do bản chất của hoạt động

khiếu nại hành chính nên nguyên tắc khách quan được đặt lên hàng đầu.
1.1.1.2 Đặc điểm
Để hiểu rõ về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong
khiếu nại hành chính cần tiến hành nghiên cứu những đặc điểm sau:


11

Thứ nhất, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời áp dụng
cho tất cả các chủ thể của hoạt động khiếu nại hành chính. Xác định chủ thể có
trách nhiệm tn thủ ngun tắc đóng vai trị cần thiết trong việc đảm bảo thực thi
tuy nhiên chưa có quy định rõ ràng nên thực tế cịn nhiều ý kiến khác nhau. Quan
điểm thứ nhất cho rằng, chủ thể có trách nhiệm tn thủ ngun tắc khách quan,
cơng khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính là các chủ thể có thẩm
quyền giải quyết. Mặc dù là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc triển khai và
thực hiện nguyên tắc nhưng có thể nhận thấy đây là một quan điểm có góc nhìn
chưa tồn diện. Tác giả và hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý với quan điểm thứ hai,
tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động khiếu nại hành chính đều có nghĩa vụ tuân
thủ đảm bảo thực hiện nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Thông qua các quy định pháp luật biểu hiện nguyên tắc trong hoạt động khiếu nại
hành chính có thể thấy vai trị của các chủ thể khác (ngồi chủ thể có thẩm quyền
giải quyết) trong việc triển khai đảm bảo thực hiện nguyên tắc. Mỗi chủ thể có một
nhiệm vụ nhất định, nếu một chủ thể nào đó vi phạm nguyên tắc sẽ dẫn đến kết quả
của hoạt động GQKN sai lệch, khơng hiệu quả. Do đó, tất cả chủ thể tham gia hoạt
động khiếu nại hành chính tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời mới thể hiện sự toàn diện và phát huy tối đa giá trị nguyên tắc.
Thứ hai, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời là một trong
những tư tưởng chỉ đạo, mang tính định hướng và chi phối tồn bộ hoạt động khiếu
nại hành chính. Ngun tắc là những chuẩn mực mà các chủ thể tham gia phải dựa
vào đó, lấy nó làm tiêu chuẩn định hướng hành động khi tham gia hoạt động khiếu

nại hành chính. Xét về bản chất, ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp
thời phản ánh quy luật quản lý nhà nước và quản lý hoạt động khiếu nại hành chính.
Việc xác định ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời trong hoạt
động khiếu nại hành chính căn cứ vào đặc điểm, vai trị của hoạt động đó trên cơ sở
các nguyên tắc chung về hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của nền
hành chính nhà nước nói riêng. Ngun tắc là cơng cụ hữu hiệu mà Nhà nước đặt ra
để đạt những mục tiêu, hiệu quả trong hoạt động khiếu nại hành chính. Đây là
những quy tắc, tiêu chuẩn hành vi định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động khiếu nại
mà tất cả các chủ thể tham gia vào đều bắt buộc tuân thủ. Nguyên tắc định khung
các hoạt động cụ thể về phạm vi, về đối tượng, về trình tự, thủ tục... thực hiện hoạt
động khiếu nại. Xuất phát từ bản chất là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo định
hướng cơ bản nên nguyên tắc được thực hiện xuyên suốt, ảnh hưởng bao quát đến
tất cả các hoạt động trong q trình khiếu nại. Khiếu nại hành chính thể hiện mối


12

quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân, trong mối quan hệ này một mặt phải tuân thủ
theo các quy định pháp luật, mặt khác phải luôn đảm bảo sự khách quan, cơng khai,
dân chủ và kịp thời. Vì lẽ đó, mà nguyên tắc được xem là một phương hướng hành
động, định hướng xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật khiếu nại.
Thứ ba, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời là yếu tố cơ
bản hình thành hoạt động khiếu nại hành chính và mang tính bắt buộc thực hiện.
Mục đích của hoạt động khiếu nại hành chính nhằm xem xét lại QĐHC, HVHC của
cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước hoặc QĐKLCB,CC khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình11. Quyền khiếu nại của
cơng dân được Nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Hoạt động khiếu nại chính
là hành động của cơng dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm
phạm. Vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên cần thiết phải có cơ chế

đảm bảo thực hiện và nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời chính
là cơng cụ quan trọng hiện thực hố hoạt động khiếu nại hành chính. Đây là thành
phần cơ bản, góp phần hình thành và phát triển hoạt động khiếu nại hành chính, bắt
buộc mọi chủ thể phải tuân theo. Trong khiếu nại hành chính khơng thể thiếu
ngun tắc này hay nói cách khác là nếu như không tồn tại nguyên tắc khách quan,
công khai, dân chủ và kịp thời thì hoạt động khiếu nại hành chính khơng có ý nghĩa.
Thứ tư, ngun tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời được ghi
nhận và thể hiện thông qua những quy định pháp luật. Nguyên tắc được ghi nhận
tập trung tại điều 4 Luật Khiếu nại năm 2011. Đồng thời được cụ thể hoá thông qua
rất nhiều quy định pháp luật khác nhau liên quan đến quyền của người khiếu nại,
hình thức, trình tự, thủ tục khiếu nại và GQKN cũng như rất nhiều văn bản dưới luật,
chẳng hạn: Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật khiếu nại, Thơng tư số 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý
đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh... Các văn bản trên chỉ dừng lại
ở quy định nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời là một trong
những nguyên tắc trong hoạt động khiếu nại và quy trình GQKN hành chính. Cịn
biểu hiện của nguyên tắc thể hiện thông qua các quy định pháp luật về khiếu nại và
GQKN. Đặc điểm nguyên tắc là sự xuất hiện xuyên suốt và toàn diện, tuy nhiên có
những quy định sẽ thể hiện rất rõ các đặc trưng của nguyên tắc. Có thể kể đến là các
quy định về tiếp công dân, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, gửi và
công bố QĐGQKN... sẽ được trình bày cụ thể trong phần 1.2 của nghiên cứu.
11

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011.


13

1.1.2 Sự cần thiết của nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời trong khiếu nại hành chính

Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành
chính lần đầu được ghi nhận trong Luật Khiếu nại năm 2011 mặc dù trước đó đã có
văn bản pháp luật quy định về các nguyên tắc cơ bản trong khiếu nại hành chính.
Trước khi có Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại và tố cáo được quy định chung trong
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Tại đây có quy định nguyên tắc giải quyết là việc
khiếu nại, tố cáo và GQKN tố cáo phải được thực hiện theo quy định của pháp
luật12. Mặc dù có quy định tăng cường tính cơng khai, minh bạch, dân chủ nhưng
không quy định rõ ràng khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời là nguyên tắc cơ
bản của hoạt động khiếu nại hành chính. Dù có Luật sửa đổi, bổ sung năm 2004,
ngày 19/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2005/NĐ-CP quy định chi
tiết một số nội dung của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 nhưng cũng không ghi
nhận nguyên tắc. Mãi khi Luật khiếu nại 2011 ra đời thì mới quy định khách quan,
cơng khai, dân chủ và kịp thời là một nguyên tắc chủ đạo trong hoạt động khiếu nại
hành chính. Việc ghi nhận nguyên tắc xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
Xuất phát từ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vai trị của
hoạt động khiếu nại hành chính trong quản lý nhà nước. Mọi chủ trương, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đều tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi của Nhân
dân và lợi ích của Nhà nước. Các quan hệ pháp luật ln nhìn nhận được chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước là “kim chỉ nam” chỉ đường dẫn lối hoạt động.
Chính vì lẽ đó sự thay đổi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đi
kèm sự thay đổi của pháp luật. Tuy nhiên bản thân các chủ trương, chính sách
không phải lúc nào cũng rõ ràng, đầy đủ nhất là khi mà xã hội đang có những biến
chuyển. Bao năm qua, các văn bản thường xuyên được sửa đổi bổ sung đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của một nhà nước pháp quyền. Nếu trước đây, chính sách Đảng
và Nhà nước theo khuynh hướng vực dậy đất nước sau những ngày tháng tối tăm,
xiềng xích đơ hộ thì hiện tại khi kinh tế đang dần hồi phục thì những chủ trương,
chính sách lại phát triển theo hướng cơng bằng, văn minh và dân chủ. Nắm bắt, cập
nhật thường xuyên và nhất là hiểu đúng tinh thần của chủ trương, chính sách Đảng
và Nhà nước thì Luật Khiếu nại 2011 đã bổ sung nguyên tắc khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính. Thực hiện tốt nguyên tắc khách

quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính là làm tốt chủ
trương chính sách của Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
12

Điều 4 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.


14

Xuất phát từ nhu cầu trong hoạt động lập pháp. Với mục tiêu đạt được nhận
thức cơ bản về tầm nhìn chiến lược trong xây dựng và phát triển nhà nước pháp
quyền CHXHCNVN. Kế thừa những giá trị công bằng, văn minh, dân chủ pháp luật
khiếu nại thể chế hoá quan điểm về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời trong hoạt động khiếu nại hành chính. Mặc dù trước đó đã có quy định thể
hiện sự tồn tại của nguyên tắc, tuy nhiên sự “công nhận minh thị” một nguyên tắc
quan trọng như vậy luôn đặt lên hàng đầu. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, do
nhu cầu phải nhanh chóng chuyển đổi mơ hình kinh tế và hội nhập quốc tế nên chất
lượng đạo luật quy định khiếu nại còn nhiều hạn chế. Cần thiết phải xây dựng một
hành lang pháp lý đủ mạnh để cơ chế khiếu nại hành chính được bảo đảm thực hiện
tối ưu. Và nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại
hành chính là tư tưởng, quan điểm dẫn dắt các chế định chuyên ngành khiếu nại.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giải quyết khiếu nại. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường, pháp luật khiếu nại đòi hỏi đổi mới sáng tạo tư duy phù hợp với xu thế
tiến bộ toàn cầu. Trong xã hội mới, con người đều có những quyền cơng dân nhất
định, đó có thể là quyền được đối xử khách quan, công bằng và dân chủ. Trước đây,
khi nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp nên ở Việt Nam lúc bấy giờ chưa có
điều kiện cụ thể để nguyên tắc được đảm bảo phát triển. Nhưng hiện sau hơn 30
năm mở cửa hội nhập chúng ta đã và đang có đủ những điều kiện để xây dựng một
nhà nước dân chủ. Nếu trước đây, dân chỉ lo đủ ăn, đủ mặc thì hiện tại khi điều kiện,
mức sống tăng cao thì phải ăn ngon, mặc đẹp và phải được bình đẳng, được xã hội

tơn trọng. Vì lẽ đó, ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời trong
hoạt động khiếu nại hành chính ra đời như một lẽ tự nhiên đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong hoạt động
khiếu nại hành chính hiện nay có ý nghĩa vơ cùng to lớn, quan trọng, đóng góp tích
cực vào hoạt động khiếu nại hành chính nói riêng và quản lý hành chính nói chung:
Ý nghĩa đối với Nhà nước: Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời là định hướng chỉ đạo xuyên suốt các hoạt động trong khiếu nại hành chính.
Đây là một phương hướng rõ ràng, bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước trong
khiếu nại hành chính phải tuân thủ. Khi có nguyên tắc, các chủ thể khác (ngoại trừ
chủ thể có thẩm giải quyết) cũng đều tham gia vào hoạt động khiếu nại một cách
khách quan, dân chủ và kịp thời. Giúp cho quá trình khiếu nại hành chính của các
chủ thể có thẩm quyền diễn ra nhanh chóng, hạn chế những sai sót, nâng cao hiệu
quả quản lý hành chính nhà nước. Hơn thế nữa nguyên tắc góp phần củng cố trong
mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước bền vững hơn. Nguyên tắc tạo


15

điều kiện cho vụ việc khiếu nại hành chính trở nên trung thực, kịp thời khắc phục
những sai phạm đã vun đắp và củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà
nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước khi việc giải quyết
khách quan, dân chủ và kịp thời đảm bảo cơ chế hoạt động được vận hành liên tục.
Ý nghĩa đối với Nhân dân: Thứ nhất, nguyên tắc khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời chính là cơng cụ hữu hiệu để Nhân dân bảo vệ quyền và hợp ích hợp
pháp của bản thân. Khiếu nại chứa đựng những thông tin mà cơng dân đề nghị xem
xét lại vì có nghi ngờ chứa đựng các sai phạm. Quy trình tiến hành xem xét lại này
phải được tiến hành công tâm, dân chủ và kịp thời theo định hướng chỉ đạo mà
nguyên tắc đề ra. Thứ hai, nguyên tắc chính là đảm bảo cho hoạt động tham gia,
quản lý nhà nước, xã hội của Nhân dân. Khi Nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạt
động khiếu nại là góp phần tham gia quản lý nhà nước, xã hội. Họ có thể dựa vào sự

khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời để chỉ ra những khiếm khuyết, sai trái,
bất cập trong hoạt động khiếu nại hành chính nhằm góp phần hồn thiện các quy
định pháp luật khiếu nại. Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo cho Nhân dân phát huy tối đa
quyền làm chủ của mình. Ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời
giúp cho việc giám sát được hữu hiệu, nhằm ngăn ngừa và phát hiện nhanh chóng
những sai phạm trên thực tế. Cá nhân dù ở địa vị pháp lý nào cũng sẽ được áp dụng
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời như nhau, không phân biệt.
Ý nghĩa đối với các chủ thể tham gia hoạt động khiếu nại hành chính: Thứ
nhất, đối với người khiếu nại thì ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp
thời trong khiếu nại hành chính mang lại nhiều giá trị tích cực. Là cơ sở đảm bảo
quyền lợi khiếu nại trên thực tiễn áp dụng, là nền tảng cho các hoạt động khác như
khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện hành chính và là biểu hiện vị thế cân bằng của
người bị khiếu nại trong hoạt động khiếu nại hành chính. Thứ hai, đối với người bị
khiếu nại, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại
hành chính bảo đảm quyền lợi của họ trước các khởi kiện khơng có cơ sở, thiếu
chính xác và góp phần giải quyết nhanh chóng nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước. Thứ ba, đối với người GQKN, nguyên tắc là cơ sở nền tảng cho
sự hợp tình, hợp lý trong việc đưa ra QĐGQKN hành chính và tránh sự tác động
thiếu chủ quan trong việc chỉ đạo, định hướng hoạt động khiếu nại hành chính. Hơn
nữa, nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành
chính tạo cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng, tránh tâm lý ỷ lại, đùn đẩy, né tránh trong
hoạt động khiếu nại hành chính từ phía các chủ thể có thẩm quyền giải quyết.


16

Ý nghĩa đối với xã hội: Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời trong khiếu nại hành chính đảm bảo nhân quyền, cơng bằng xã hội. Hoạt động
khiếu nại hành chính khơng chỉ là hoạt động riêng lẻ của một cá nhân mà là hoạt
động của tập thể, khơng chỉ có chủ thể có thẩm quyền GQKN mà tất cả các chủ thể

khác đều có thể tham gia giám sát. Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời thể hiện bản chất xã hội chủ nghĩa do Nhân dân làm chủ, của Nhân dân và
vì Nhân dân. Nguyên tắc chính là sự gửi gắm và niềm tin của Nhân dân vào một
Nhà nước pháp quyền dân chủ, bình đẳng và hướng đến giá trị tốt đẹp trong xã hội.
1.2 Quy định pháp luật về nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ
và kịp thời trong khiếu nại hành chính
1.2.1 Trong tiếp cơng dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại
Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biện pháp quan trọng đề cao bản chất nguyên
tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính. Tiếp dân
là cơng việc khó khăn, phức tạp, địi hỏi khơng chỉ có trình độ chun mơn vững
vàng mà cịn phải dân chủ, công tâm, kịp thời và gần gũi. Tiếp dân được cụ thể ở
Luật Tiếp công dân 2013, Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Tiếp công dân. Về nguyên tắc Luật Tiếp công dân quy định việc
tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận
tiện; giữ bí mật và bảo đảm an tồn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật;
bảo đảm khách quan, bình đẳng, khơng phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân13.
Địa điểm, trụ sở tiếp dân thể hiện nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ
và kịp thời trong quy định về địa điểm tiếp dân và việc thành lập Ban tiếp dân đến
khiếu nại thường xuyên. Trụ sở tiếp dân phải được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho
việc tiếp cận và đi lại của công dân, bất kỳ cá nhân nào khi muốn thực hiện quyền
khiếu nại đều có thể đến trụ sở tiếp dân ở nơi phù hợp. Tuân thủ công tác tiếp dân
tại trụ sở tiếp cũng là một nội dung thể hiện sự công khai trong việc tiếp dân, mọi
công việc đều được giải quyết một cách cơng khai, khơng có sự riêng tư trong q
tình tiếp dân. Theo đó, việc đón tiếp được thực hiện tại trụ sở tiếp dân, tuỳ theo
phạm vi thẩm quyền chủ thể bị khiếu nại mà công dân đến các nơi phù hợp, khơng
để rơi vào tình trạng dân đến nhưng khơng có cán bộ. Riêng cấp xã để hạn chế việc
dân không được cấp trên trực tiếp giải quyết vào bất kỳ ngày làm việc nào trong
tuần thì có quy định khơng nhất thiết phải thành lập trụ sở tiếp dân riêng, mà có thể
thực hiện trực tiếp tại UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên việc tiếp dân trực tiếp
13


Khoản 2 Điều 3 Luật Tiếp công dân năm 2013.


17

ở UBND xã, phường, thị trấn thay vì ở Ban tiếp dân hiện nay dễ dẫn đến vi phạm
nguyên tắc khách quan trong khiếu nại. Để việc tiếp dân được thường xuyên, quy củ,
tránh kiêm nhiệm, đảm bảo khách quan cần thành lập Ban tiếp dân để trực tiếp quản
lý trụ sở tiếp dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức, tổ chức hữu
quan tổ chức, thực hiện việc tiếp dân tại trụ sở tiếp dân14. Nhờ có Ban tiếp dân mà
các khiếu nại được đảm bảo thực hiện nhanh chóng, kịp thời và khách quan. Trong
quá trình tiếp dân tại trụ sở, nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời luôn được cán
bộ tiếp dân tuân thủ. Khi tiếp dân, cán bộ tiếp dân thường trao đổi kỹ với người dân
về nội dung người dân trình bày, lắng nghe ý kiến của họ và trao đổi lại khi thấy ý
kiến không phù hợp, thông tin, tài liệu được cung cấp chưa đầy đủ, chính xác15.
Ngồi ra, tại khoản 4 Điều 18 Luật tiếp cơng dân quy định về việc dân đến khiếu nại
sẽ biết ngay kết quả giải quyết, trường hợp chưa trả lời được thì chỉ đạo cơ quan, tổ
chức thuộc thẩm quyền quản lý xem xét, giải quyết và thông báo cho dân. Với quy
định cụ thể, chặt chẽ về thời gian tiếp công dân (các ngày trong tuần), về kết quả
GQKN của cơng dân (trả lời ngay) sẽ hạn chế tình trạng đùn đẩy, né tránh kéo dài
thời gian trả lời, giải quyết dẫn đến khiếu nại đông người, gây mất niềm tin cơng
dân, mất trật tự an tồn xã hội địa phương16 và hạn chế vi phạm nguyên tắc kịp thời.
Quy trình tiếp cơng dân phải đơn giản, thuận tiện bảo đảm công khai, khách
quan, kịp thời và không phân biệt, đối xử bình đẳng. Khi cơng dân đến khiếu nại,
cán bộ có trách nhiệm tiếp dân theo đúng trình tự, thủ tục, nguyên tắc khách quan,
công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính. Nguyên tắc kịp thời thể
hiện qua biểu hiện người dân đến Trụ sở tiếp dân đều được đón tiếp (theo lịch đăng
ký), Ban Tiếp cơng dân bố trí đầy đủ cán bộ để tiếp dân. Khi có nhiều người đến
Trụ sở, nhằm hạn chế việc người dân phải chờ đợi, Ban tiếp dân sẽ tăng cường thêm

cán bộ thực hiện. Về cơ bản, người dân đến Trụ sở tiếp công dân đều được đón tiếp
kịp thời, đúng trình tự, thủ tục. Ngun tắc cơng khai trong khiếu nại hành chính thể
hiện ở quy định lịch tiếp công dân hàng tháng phải được niêm yết trên bảng thông
báo, không chỉ niêm yết công khai lịch tiếp dân trước 5 ngày, mà còn niêm yết lịch
tiếp dân của lãnh đạo trong cả quý để tiện theo dõi tại địa điểm tiếp dân. Các thông
tin về nơi tiếp, thời gian, lịch tiếp sẽ được niêm yết công khai để người đi khiếu nại
được tiếp cận kịp thời và chủ động sắp xếp lịch gặp lãnh đạo cơ quan, tổ chức khi
tiếp dân định kỳ. Theo đó, Ban tiếp dân trung ương, Ban tiếp dân cấp tỉnh, Ban tiếp
Khoản 3 Điều 10 Luật Tiếp công dân 2013.
Https://mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1158/48661/ve-viec-thuc-hien-cac-nguyen-tac-tiep-cong-dan-hien-nay-.aspx (Truy cập ngày
27/5/2023).
16
Trần Thị Minh Tâm (2015), “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, GQKN, tố cáo theo luật tiếp cơng dân năm 2013”, Tạp chí Quản lý
Nhà nước, số 230, tr.90-93.
14
15


18

dân cấp huyện có trách nhiệm niêm yết cơng khai tại Trụ sở tiếp dân của lãnh đạo
các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương hoặc địa phương, danh sách cơ quan,
tổ chức có đại diện cùng tham dự buổi tiếp công dân và nội dung tập trung giải
quyết tại từng buổi tiếp công dân17. Phải công bố thông tin về công tác tiếp dân là
một yêu cầu bắt buộc, mang tính trách nhiệm của Ban tiếp dân trong việc triển khai
nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong khiếu nại hành chính.
Quy trình tiếp cơng dân trong khiếu nại hành chính được quy định cụ thể tại
Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định về quy trình tiếp cơng dân. Nhằm hướng dẫn
cơng dân thực hiện quyền khiếu nại đúng pháp luật, văn bản có các quy định cụ thể
mang tính định hướng hoạt động trong quy trình tiếp dân theo ngun tắc khách

quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời. Các quy định xác định nhân thân người khiếu
nại, xác định tính hợp pháp của chủ thể uỷ quyền nhằm mang lại sự khách quan,
công tâm và là cơ sở cho các chủ thể có thẩm quyền quyết định về việc tiếp nhận
khiếu nại. Trên cơ sở tiếp nhận khiếu nại, chủ thể có thẩm quyền tiến hành phân loại,
xử lý khiếu nại theo trình tự thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại. Quy trình
tiếp cơng dân là một loạt các hoạt động diễn ra địi hỏi sự chính xác, khách quan,
kịp thời ở bước này là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Quá trình xử lý, tiếp
nhận đơn thư có đảm bảo ngun tắc khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời
hay không phụ thuộc vào việc đảm bảo nguyên tắc này ở quy trình tiếp công dân.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tại trụ sở tiếp dân được quy định cụ
thể nhằm đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong
khiếu nại hành chính. Cá nhân tham gia vào hoạt động tiếp dân thực hiện khiếu nại
đều được pháp luật quy định những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không phân
biệt. Nhằm đảm bảo dân chủ, công dân được hướng dẫn, giải thích thực hiện, được
cử đại diện trong trường hợp khiếu nại nhiều người về cùng một nội dung và được
khiếu nại với những hành vi sai phạm trong quy trình tiếp dân. Nhưng để sự việc
được nhìn nhận và giải quyết khách quan, cơng bằng thì người khiếu nại phải có
nghĩa vụ xuất trình giấy tờ tuỳ thân để phục vụ công tác điều tra, trình bày, cung cấp
thơng tin trung thực và có trách nhiệm với những nội dung, thông tin đã cung cấp.
Dù là quyền lợi hay nghĩa vụ của người khiếu nại cũng được thực hiện nhằm đảm
bảo nguyên tắc, tránh sự chủ quan, thiếu sót và sai phạm của chủ thể có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công tác tiếp dân là một
biểu hiện rõ rệt tinh thần nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
trong khiếu nại hành chính qua quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ
17

Khoản 1 Điều 24 Luật Tiếp công dân 2013.



×