Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Báo cáo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh, dự án, lãnh vực xã hội hành vi, dự án đề xuất giải pháp hạn chế hành vi body shaming chế nhạo cơ thể của học sinh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 79 trang )

=============

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING (CHẾ NHẠO CƠ THỂ)
Ở LỨA TUỔI HỌC SINH THCS HIỆN NAY
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội hành vi

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. 5
A. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................6
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 6
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................7
III. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI..................................................8
IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.....................................................................9
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................9
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................9
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................9
1. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................9
1.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................9
1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến............................................................10
1.3. Phương pháp phỏng vấn.....................................................................10
1.4. Phương pháp quan sát......................................................................... 10
1.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ...........................................................10
1.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình..................................10
2. Phương pháp xử lý dữ liệu.....................................................................10
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN...............................11
I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................................................11
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............11
1. Cơ sở lý luận nghiên cứu.......................................................................11


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.............................................................11


1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu....................................................................12
III. NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING TRONG CỘNG
ĐỒNG HỌC SINH THCS HIỆN NAY.....................................................13
1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát............................................13
2. Phương pháp khảo sát trực tuyến trên mạng Internet.............................13
3. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu......................................................14
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................15
I. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ BODY SHAMING..................................15
1. Khái niệm Body shaming......................................................................15
2. Dấu hiệu nhận biết Body shaming.........................................................16
3. Nạn nhân của Body shaming là ai?........................................................16
II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC.................................................................................. 18
1. Thực trạng của hiện tượng Body shaming ở Việt Nam..........................18
1.1. Body shaming xuất hiện dưới dạng lời nói trực tiếp...........................18
1.2. Body shaming xuất hiện trên các mạng xã hội....................................20
2. Thực trạng về Body shaming tại trường THCS Trần Phú, Kiến An, Hải
Phòng......................................................................................................... 23
2.1. Vài nét về trường THCS Trần Phú, Kiến An, Hải Phòng...................23
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng Body shaming tại trường THCS Trần Phú,
quận Kiến An, Hải Phòng.......................................................................... 24
2.2.1. Khảo sát tổng quan về khái niệm và mức độ Body shaming của học
sinh............................................................................................................ 24
2.2.2. Thực trạng Body shaming của học sinh THCS................................25
2.2.3. Ảnh hưởng của Body shaming đến học sinh THCS.........................26
2.2. Một số kết luận................................................................................... 38
III. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING CỦA

HỌC SINH THCS..................................................................................... 39
1.Nguyên nhân khách quan........................................................................ 39
1.1. Gia đình.............................................................................................. 39
1.2. Xã hội................................................................................................. 39
1.3. Nhà trường.......................................................................................... 40
2. Nguyên nhân chủ quan..........................................................................40
2.1. Những người đi Body shaming người khác........................................40
2.2. Những người là nạn nhân của Body shaming.....................................41

1


IV. ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING VỚI HỌC
SINH THCS............................................................................................... 41
1. Học sinh khi bị chế nhạo cơ thể sẽ cảm thấy tự ti về cơ thể mình.........42
2. Suy nghĩ, để tâm quá nhiều đến những lời Body shaming sẽ dẫn đến việc
làm đẹp phản khoa học.............................................................................. 42
3. Những lời chỉ trích, đánh giá về Body shaming khiến họ bị suy sụp về
tinh thần..................................................................................................... 42
4. Kết luận................................................................................................. 43
V. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA
HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING...........................................................43
1. Các cơ sở đề xuất của biện pháp............................................................43
1.1. Cơ sở khoa học................................................................................... 43
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................... 44
2. Nhóm các giải pháp đề xuất...................................................................45
2.1. Giải pháp đề xuất đối với các bậc phụ huynh.....................................45
2.2. Giải pháp đề xuất đối với nhà trường..................................................46
2.2.1. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu, tọa đàm ở trường,
lớp về hiện tượng Body shaming; đưa vấn đề Body shaming vào nội dung

các giờ học liên môn, các giờ học phát triển kĩ năng sống.........................46
2.2.2. Xây dựng phòng Tư vấn tâm lý học đường.....................................47
2.2.3. Xây dựng chương trình phát thanh học đường “Body shaming – Bạo
lực tinh thần trong học đường”..................................................................47
2.2.4. Lập trang web “ Nói khơng với Body shaming” trên mạng xã hội
Facebook................................................................................................... 48
2.2.5. Xây dựng dự án “ Yêu thương bản thân nhiều hơn”........................49
2.2.6. Tổ chức “Lớp học vui”....................................................................50
2.2.7. Phát động một số cuộc thi tìm hiểu về hiện tượng Body shaming...50
2.3. Giải pháp đề xuất đối với bản thân học sinh – đối tượng chịu ảnh
hưởng trực tiếp của hiện tượng Body shaming..........................................51
2.3.1. Nhận thức được khơng ai hồn hảo nên hãy u thương bản thân
mình hơn.................................................................................................... 51
2.3.2. Nói rõ cảm giác của bạn..................................................................52
2.3.3. Thay đổi cách nói chuyện................................................................52
3. Tính mới và ý nghĩa của đề tài...............................................................53
4. Hiệu quả các chương trình hoạt động....................................................54

2


4.1. Chương trình hoạt động ngoại khóa “Hiện tượng Body shaming ở học
sinh THCS”............................................................................................... 54
4.2. Chương trình phát thanh học đường “Body shaming – Bạo lực tinh
thần trong học đường”............................................................................... 56
4.3. Trang web “ Nói khơng với Body shaming” trên mạng xã hội
Facebook................................................................................................... 56
4.4. Dự án “Yêu thương bản thân nhiều hơn”............................................57
4.5. Kết hợp với Đoàn trường tổ chức các cuộc thi “Cách tôi vượt qua
Body shaming” và cuộc thi vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về hiện tượng

Body shaming............................................................................................ 60
4.6. Xây dựng phòng Tư vấn tâm lý học đường........................................60
4.7. Tổ chức “Lớp học vui”.......................................................................61
4.8. Khảo sát về hiệu quả chung của các chương trình hành động thực tiễn:
................................................................................................................... 62
E. KẾT LUẬN........................................................................................... 64
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................65
“HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING Ở LỨA TUỔI.................................74
HỌC SINH THCS”................................................................................... 74

3


LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo và các bạn học sinh trường THCS Trần Phú trên địa bàn quận Kiến
An, Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Dương – giáo
viên phụ trách môn Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để chúng
em hồn thành đề tài này.
Chúng em cũng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, gia đình và
tập thể lớp cùng cô giáo chủ nhiệm lớp 9A3 đã luôn ở bên cạnh động viên
chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn cuộc thi Khoa học kĩ thuật đã cho chúng em
cơ hội thể hiện ý tưởng này.
NHÓM TÁC GIẢ

4



A. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, chúng ta đang ở trong một thời kì mà ngoại hình, diện
mạo bên ngoài đang được đề cao và coi trọng ở nhiều nền văn hóa khác
nhau. Đó là khi truyền thơng và mọi người trong xã hội liên tục truyền tải
một thông điệp về những tiêu chuẩn vẻ đẹp và tầm quan trọng của việc
phải đạt được những tiêu chuẩn ấy. Từ đó, hiện tượng Body shaming hay
cịn gọi là “chế nhạo cơ thể” xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
của mọi người trong xã hội. Chế nhạo cơ thể có thể xảy ra với bất kì ai, ở
bất kì độ tuổi, giới tính, hồn cảnh nào. Tuy nhiên, có một nhóm đối tượng
đặc biệt nhạy cảm với những thơng điệp của xã hội về những hình mẫu
ngoại hình lý tưởng. Đó chính là những học sinh Trung học cơ sở (THCS) độ tuổi có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đời người. Sự phát
triển của tâm sinh lí khiến học sinh bắt đầu tự nhận thức, tự đánh giá về bản
thân. Và ngoại hình, dáng vẻ bề ngồi của mình là đặc điểm đầu tiên mà học
sinh nhận thức được. Bên cạnh đó, sắc thái giới tính trong tình bạn khiến
học sinh quan tâm hơn đến bạn khác giới và mong muốn thu hút được tình
cảm của bạn khác giới. Bởi vậy, đặc điểm của vẻ bề ngoài càng trở nên quan
trọng hơn đối với học sinh THCS. Học sinh THCS sẽ rất nhạy cảm đối với
sự đánh giá, bình luận, nhật xét của mọi người về ngoại hình của mình.
Thực trạng Body shaming đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế
giới. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đến từ Mỹ, Anh, Trung
Quốc, Nhật Bản … cho thấy Body shaming đang là hiện tượng đáng báo
động ở xã hội ngày nay. Ở Việt Nam, theo các khảo sát thì học sinh thường
xuyên bị Body shaming, chủ yếu tập trung vào những khuyết điểm của cơ
thể như vóc dáng, mặt, da, eo, mông, đùi, chân, tay... Kết quả này cho thấy
ở Việt Nam, Body shaming khơng cịn là vấn đề xa lạ và cũng đang gây
ảnh hưởng tiêu cực tới thanh thiếu niên Việt Nam. Chính vì thế, hiện tượng
Body shaming đã và đang nhận được sự quan tâm của truyền thơng và
cộng đồng xã hội nói chung….Đã có những workshop, dự án, hoạt động

truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Body shaming và
ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của con người như dự án “Khi tôi 19”,
“Stop Body shaming”, “Khuyết”… Tuy nhiên, sự quan tâm này mới chỉ
dừng lại ở những dự án xã hội và sự tuyên truyền của các phương tiện
truyền thơng. Vấn đề đặt ra là chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học chuyên sâu phác họa bức tranh toàn cảnh về hiện tượng Body shaming
5


để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn hiện tượng
này.
Từ những lý do trên, chúng em quyết định thực hiện đề tài:
“ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG
BODY SHAMING (CHẾ NHẠO CƠ THỂ) Ở LỨA TUỔI
HỌC SINH THCS HIỆN NAY”
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay xã hội đặt ra quá nhiều áp lực về tiêu chuẩn cái đẹp và tự
cho rằng ngoại hình của bạn khơng được khác biệt, chẳng hạn như mũi đẹp
là mũi cao dọc dừa, da đẹp thì phải da trắng, phụ nữ đẹp là người có thân
hình đồng hồ cát…nhưng khơng phải ai cũng có những nét đẹp hoàn hảo
như vậy. Những người hơi khác chuẩn thường hay bị phân biệt đối xử nhất
là với những khác biệt về ngoại hình. Họ thường hay bị chê “Mập như
heo”, “Gầy như cị”…Những lời bình phẩm này tưởng chừng như vơ hại
nhưng lại có tính sát thương rất lớn. Lời nói cay độc có thể giết chết sự tự
tin của một con người, đồng thời gây nên sự ám ảnh cùng cực trong tâm
hồn họ, khiến họ trở nên căm ghét chính bản thân mình. Trước vấn đề này,
nhiều diễn viên, người mẫu… đã lên tiếng trước hiện tượng chế nhạo cơ
thể hay còn gọi là Body shaming này.
Ví dụ trên Kênh14.vn đã chia sẻ một số ý kiến như sau:
Tơi ln nói với chính mình rằng tơi là một con người…khơng phải

ai đó được tạo ra để nhìn giống như một con búp bê, và tơi là người như
thế nào chắc chắn sẽ quan trọng hơn việc vào thời điểm ấy nhìn tơi có xinh
đẹp hay khơng.
Tơi rất buồn khi nghe thấy các cô gái cứ luôn hạ thấp chính mình.
Chúng ta cứ mãi có những u cầu không tưởng với bản thân, trong khi
thực tế, chúng ta là con người, và cơ thể của chúng ta có chức năng riêng
của nó.
(Emma Waston – “ngọc nữ” của Hollywood nổi tiếng khơng chỉ bởi
vẻ đẹp hồn hảo mà cịn bởi sự thơng minh, sắc sảo của mình).
Tiêu chuẩn cái đẹp là phụ thuộc vào quan điểm của từng người. Chế
giễu ngoại hình chỉ tồn tại khi cơ thể của chúng ta khơng phù hợp với
chính niềm tin cho rằng chúng ta phải trông như thế này như thế kia.
(Steve Maraboli – Tác giả cuốn sách “Life, the Truth, and Being
Free”)

6


Tôi tin rằng thứ khiến bạn trở nên quyến rũ và xinh đẹp không phải
tạng người của bạn ra sao, màu son môi của bạn thế nào. Mà điều thực sự
làm nên vẻ đẹp của bạn là sự tự tin và tự nhận thức bản thân.
(Kate Dillon Levin – Người mẫu, nhà hoạt động nhân đạo của Mỹ).
Như vậy, có thể thấy Body shaming khơng cịn việc trêu chọc nhau
thơng thường nữa mà là một hiện tượng xã hội khiến những người nổi
tiếng phải dùng tầm ảnh hưởng của mình để định hướng lại lối suy nghĩ
của mọi người. Với đề tài này, chúng em muốn tìm hiểu vấn đề một cách
tồn diện, dưới góc độ của giới trẻ để mọi người đặc biệt là lứa tuổi học
sinh THCS hiểu rõ hơn, có cái nhìn chân thực, khách quan hơn về Body
shaming từ đó đề ra cách ứng xử phù hợp giữa mọi người với nhau
trong cuộc sống.

III. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Chúng em nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục đích thực
tế:
1. Đưa ra một định nghĩa khái quát về hiện tượng Body shaming (chế
nhạo cơ thể).
2. Khảo sát về thực trạng Body shaming hiện nay, dấu hiệu nhận biết
và những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này đối với lứa tuổi học sinh
THCS đặc biệt là học sinh trường THCS Trần Phú, Kiến An, Hải Phòng.
3. Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực của hiện tượng này; đồng thời thiết kế những chương trình nhằm nâng
cao hiểu biết, nhận thức của học sinh, hướng đến những hành động đẹp
trong cuộc sống .
Đề tài có tính thực tế cao và có khả năng được mở rộng nhằm tác
động lên học sinh theo hướng đại chúng, tức ảnh hưởng lên tâm lí và hành
động của học sinh theo số lượng lớn. Đồng thời đề tài có thể đóng vai trò
tài liệu tham khảo để giải quyết các hiện tượng khác tương tự ngoài hiện
tượng Body shaming trong tương lai.
IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài, chúng em đặt ra các câu hỏi sau:
1. Nhận thức của học sinh THCS về Body shaming như thế nào?
2. Những hình thức Body shaming thường gặp là gì? Nguyên nhân
tại sao các bạn lại hay Body shaming người khác?
3. Body shaming ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức, hành vi, tương
tác xã hội và học tập của học sinh ra sao?
7


4. Có những biện pháp nào giúp ngăn chặn hiện tượng Body
shaming trong học đường?
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng Body shaming ở học sinh
THCS với cơ chế phát sinh và hình thành, những ảnh hưởng cùng giải
pháp tối ưu nhằm hạn chế hiện tượng.
2. Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường THCS Trần Phú, Kiến An, Hải
Phịng.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Tìm hiểu hiện tượng Body shaming ở trong cuộc sống hàng ngày,
đặc biệt là www.tienphong.vn hay m.kenh14.vn…, các trang nói về Body
shaming trên mạng Internet…
3.Thực hiện các cuộc khảo sát theo quy mô từ nhỏ đến lớn (cụ thể như:
điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên sâu…) đối với học sinh từ 11 đến 15
tuổi tương ứng với các khối 6,7,8,9 trong trường THCS Trần Phú, Kiến An,
Hải Phòng.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
1.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm chúng em đã thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu
được đăng trên báo, tạp chí hoặc trên internet, cũng như những cơng trình
nghiên cứu khác được cơng bố về vấn đề Body shaming ở các độ tuổi và
ảnh hưởng của chế nhạo cơ thể đối với cá nhân và xã hội.

8


1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Cách tiến hành: Xác định mẫu điều tra; Thiết kế mẫu phiếu điều tra;
Điều tra thử; Chuẩn lại phiếu điều tra; Phát phiếu điều tra; Thu phiếu điều
tra.
1.3. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu: học sinh trường THCS Trần Phú

quận Kiến An. Hình thức biên bản thiết kế gồm 3 phần: Giới thiệu, thông
tin của đối tượng và nội dung phỏng vấn.
1.4. Phương pháp quan sát
Nhóm chúng em tiến hành quan sát cách giao tiếp, thái độ, hành vi
của học sinh ở trong phịng, ngồi khn viên, giờ hoạt động ngoại khóa,
sinh hoạt chung...để đánh giá vấn đề một cách khách quan, chính xác hơn.
1.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu kết quả học tập, rèn luyện của học sinh hàng tháng qua
hệ thống tin nhắn vnedu và trang của giáo viên
chủ nhiệm để đánh giá tác động của vấn đề.
1.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu sâu các hiện tượng Body shaming điển hình thường hay
xảy ra trong cuộc sống.
2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý số liệu điều tra từ khách thể nghiên cứu. Lập bảng xử lý số
liệu; sử dụng một số cơng thức tốn học.
(Sử dụng cơng thức tính % và tính trung bình cộng...)

9


B. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Từ 1/8/2020 đến 15/8/2020: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến
Body shaming .
2. Từ 16/8/2020 đến 20/9/2020:
- Thực hiện các khảo sát, phỏng vấn và thống kê.
- Nghiên cứu, phân tích hiện tượng Body shaming ở học sinh THCS.
- Thiết kế hoạt động ngoại khóa “Hiện tượng Body shaming ở học sinh
THCS”

- Chuẩn bị và đưa trang Facebook “ Nói khơng với Body shaming” đi
vào hoạt động.
- Bước đầu thực hiện dự án “Yêu thương bản thân nhiều hơn” .
- Thiết kế nội dung cho chương trình phát thanh: “Body shaming –
Bạo lực tinh thần trong học đường”
- Lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi về vấn đề Body shaming
3. Từ 21/9/2020 đến 20/10/2020:
- Thực hiện hoạt động ngoại khóa “Hiện tượng Body shaming với
học sinh THCS” ở lớp 9A3 trường THCS Trần Phú, Kiến An, Hải Phịng.
- Đưa trang Facebook “Nói khơng với Body shaming” vào hoạt động
- Hoàn thành dự án “Yêu thương bản thân nhiều hơn” .
- Đưa chương trình phát thanh “Body shaming – Bạo lực tinh thần
trong học đường” đi vào hoạt động.
- Tổ chức các cuộc thi về vấn đề Body shaming
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận nghiên cứu.
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
Về mặt lý thuyết nghiên cứu, với việc tổng quan các cơng trình trong
và ngồi nước, chúng em thấy rằng vấn đề này đã được nghiên cứu từ rất
sớm và được triển khai thành nhiều xu hướng. Các nghiên cứu trên thế giới
cho thấy Body shaming đang là một vấn đề xảy ra ở nhiều nơi và với nhiều
đối tượng khác nhau, không phân biệt tuổi tác, giới tính, xuất thân. Đồng
thời, các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng Body shaming
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả đời sống thể chất và tinh thần của những
người bị chế nhạo. Thế nhưng, mọi người trong xã hội vẫn chưa thực sự
hiểu đúng và đủ về Body shaming và đôi khi vẫn coi nhẹ ảnh hưởng của
Body shaming đến đời sống của mỗi cá nhân. Những người bị Body
10



shaming sử dụng đa dạng các cách khác nhau để ứng phó với hiện tượng
này và mỗi cách ứng phó sẽ phù hợp với những tình huống khác nhau. Tuy
Body shaming đã được nghiên cứu từ sớm và trên nhiều khía cạnh khác
nhau, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trên thế giới tập trung tìm hiểu thực
trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của Body shaming đến năm khía cạnh
trong đời sống tinh thần của học sinh đó là cảm xúc, nhận thức, hành vi,
tương tác xã hội và học tập.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến những vấn
đề liên quan đến ngoại hình, diện mạo bên ngồi và đã có những đề tài
trong lĩnh vực này. Trong đề tài “Một số khó khăn tâm lý của học sinh lớp
9 bị béo phì” của tác giả Nguyễn Văn Danh (2016), kết quả nghiên cứu
cho thấy học sinh lớp 9 bị béo phì gặp nhiều khó khăn tâm lý khác nhau.
Bài viết “Body image dissatisfaction among adolescents in Ha Noi, Viet
Nam and the realtionship with bullying and school environment” (Tạm
dịch: Sự khơng hài lịng về cơ thể của thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà
Nội, Việt Nam và mối liên hệ với bắt nạt và môi trường trường học) của
tác giả Nguyễn Mai Hương và các cộng sự (2019) tại Hội thảo quốc tế
Tâm lý học nhân cách thế giới lần III đã chỉ ra rằng 52,9% học sinh THCS
khơng hài lịng với cơ thể của mình. Nhóm tác giả này cũng tìm ra rằng sự
khơng hài lịng về cơ thể có mối liên hệ với hiện tượng bắt nạt trong trường
học. Gần một nửa học sinh khơng hài lịng với cơ thể của mình khơng có
cảm giác an tồn khi ở trường học.
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu.
Những khái niệm, quan điểm đã được đề cập trong cơ sở nghiên cứu
bao gồm: Body shaming, các hình thức của Body shaming, ảnh hưởng của
Body shaming đến học sinh THCS.
Chế nhạo là những hành vi đánh giá tiêu cực về người khác khiến họ
cảm thấy xấu hổ, tự ti về bản thân. Body shaming (hay còn gọi là chế nhạo
cơ thể) là những hành vi đánh giá cơ thể của người khác dựa trên tiêu
chuẩn ngoại hình đang tồn tại trong xã hội, gây tổn thương cho người bị

chế nhạo. Hành vi đánh giá gây ảnh hưởng đến đời sống (thể chất và tinh
thần) của người bị chế nhạo, song trong nghiên cứu này tập trung chủ yếu
vào ảnh hưởng về mặt tinh thần, như là ảnh hưởng về cảm xúc, nhận thức,
hành vi, tương tác xã hội và học tập. Body shaming có thể khiến học sinh
trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, thất vọng, tội lỗi, lo sợ,
lo lắng, tự ti, tức giận, xấu hổ. Body shaming cịn có thể cản trở thanh thiếu
11


niên tham gia các hoạt động hàng ngày của mình, tăng thêm sự khó khăn
trong hoạt động học tập của học sinh thông qua việc ảnh hưởng đến sự gắn
kết với trường, lớp.
III. NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING TRONG
CỘNG ĐỒNG HỌC SINH THCS HIỆN NAY
1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Nhóm chúng em đã hai lần thực hiện khảo sát với 250 học sinh chọn
ngẫu nhiên từ các lớp thuộc 4 khối 6, 7, 8, 9 trong trường THCS Trần Phú,
Kiến An, Hải Phòng bằng phiếu điều tra, trong đó có các câu hỏi xoay
quanh hiện tượng Body shaming và ý kiến của học sinh bao gồm cả những
bạn thường xuyên Body shaming và những bạn không bị Body shaming
(xem Phụ lục I). Phiếu điều tra này được thiết kế với mục đích khảo sát về
tầm ảnh hưởng của hiện tượng Body shaming với học sinh trong trường, từ
đó có những đánh giá chung và nhận định khái quát về tầm ảnh hưởng của
Body shaming đối với giới trẻ của quận Kiến An nói riêng và thành phố
Hải Phịng nói chung.
2. Phương pháp khảo sát trực tuyến trên mạng Internet
Nhóm chúng em đã thiết kế một khảo sát trực tuyến trên ứng dụng
Google Form, với nội dung tương tự phiếu khảo sát được phát trực tiếp tại
trường THCS Trần Phú, quận Kiến An, Hải Phòng (xem Phụ lục I), thu
được kết quả từ 129 học sinh. Qua việc thực hiện khảo sát trên một phạm

vi rộng hơn, nhóm chúng em đã đưa ra được những nhận định khái quát
hơn về hiện tượng Body shaming của học sinh.
3. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Chúng em đã tổ chức phỏng vấn với tổng cộng 10 học sinh: 4 học
sinh là người thường xuyên Body shaming người khác và 6 học sinh ngẫu
nhiên đang trong giờ ra chơi.
Nội dung phỏng vấn xoay quanh hiện tượng Body shaming, mục
đích khi Body shaming người khác và cảm nhận sau khi Body shaming của
các học sinh. (Ví dụ về biên bản phỏng vấn chuyên sâu, xem Phụ lục II)

12


C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ BODY SHAMING
1. Khái niệm Body shaming
Body shaming (hay còn được gọi là chế nhạo cơ thể) là hình thức
dùng ngơn ngữ để chê bai hay chế giễu ngoại hình người khác, khiến
cho người đó cảm thấy khó chịu hay bị xúc phạm. Nó bao gồm nhiều
hành vi khác nhau, như gián tiếp hoặc trực tiếp chê bai chế giễu hình thể
người khác hay là do bản thân tự chối bỏ và phê phán hình thể của mình.
Theo từ điển Macmillan, Body shaming là hành động chỉ trích người
khác, thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc gầy. (Một dạng phổ biến
của body-shaming là fat-shaming, là hành động chỉ trích một người vì họ
quá nặng cân). Trong nghiên cứu ”Body shame: Conceptualisation,
Research and Treatment” (tạm dịch: “Sự xấu hổ về cơ thể: Khái niệm,
Nghiên cứu và Cách điều trị”), các tác giả đã đề cập đến body shame như
là những trải nghiệm tiêu cực về cả vẻ ngoài và chức năng của cơ thể.
(Gilbert & Jeremy, 2002). Trong một nghiên cứu khác của Hiệp hội Tâm lý
Mỹ, body-shame cũng được trích dẫn là cảm xúc tiêu cực từ việc so sánh

bản thân với một tiêu chuẩn văn hóa (Szymanski, Moffitt & Carr, 2011,
tr.8).
Trong chúng ta, có lẽ ai cũng đã từng là nạn nhân hoặc là thủ phạm
của nạn Body shaming mà khơng hề ý thức được với những câu nói tưởng
13


chừng như vui đùa: “Ăn gì mà béo thế, chả thấy eo ở đâu cả!”, “ Thằng
này ẻo lả như con gái”,…Body shaming được sử dụng hàng ngày trong
cuộc sống của mỗi người từ trường học, công ty đến các sinh hoạt đời sống
hàng ngày. Những điều này xảy ra ở những đối tượng như bạn bè, đồng
nghiệp, hàng xóm hay thậm chí đối với cả những người bạn khơng hề quen
biết.
Chúng ta nhiều khi nhầm lẫn giữa đùa vui và miệt thị. Đùa vui khơng
gây cảm giác khó chịu, chỉ giới hạn trong những người thân quen. Còn
vượt ra khỏi ranh giới đó, khi lời nói của mình gây khó chịu, xúc phạm đến
người khác. Đó chính là Body shaming.

14


2. Dấu hiệu nhận biết Body shaming
Body shaming luôn hiển thị ở mọi nơi, mọi ngóc ngách xung quanh
đời sống của mỗi chúng ta, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau nhưng bao gồm ba hình thức chính là:
- Bị bêu xấu, chỉ trích về ngoại hình ngay trước mặt.
- Bị nói xấu, đồn đại sau lưng.
- Tự chê bai bản thân mình vì các tác nhân bên ngồi như bị đánh
giá, so sánh.
Ví dụ như:

“ Con trai sao mà lùn thế.”
“Con H nhìn mặt xấu thế ai yêu”
“Đồ hai lưng.”
“ Đấy mày xem, con nhà ông B học giỏi như thế còn mày suốt ngày
cắm mặt vào máy tính thì khơng có tương lai đâu con à.”
Ngồi những ví dụ kể trên do những người ngồi nói xấu trước mặt
và sau lưng ra thì Body shaming cịn là việc chính bạn miệt thị bản thân
mình. Đây cũng là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống
như:
“Mình gầy như bộ xương di động ấy.”
“Chắc chẳng có ai xấu xí hơn mình đâu.”
“Mình chỉ là đứa thất bại mà thơi.”
“Mình béo như con heo vậy.”
“Mình nghèo hèn như vậy làm gì có tư cách mà nói người khác
chứ.”
Những câu nói này tuy rằng chỉ là một suy nghĩ của riêng bạn nhưng
nó cũng là một trong những khởi đầu đặt dấu chấm hết cho bạn bởi nó làm
cho người tự nghĩ ra những câu này cả tâm lý, tinh thần cũng như lý tưởng
sống biến mất hết.
3. Nạn nhân của Body shaming là ai?
Nạn nhân của Body shaming là không giới hạn. Dù là già, trẻ, lớn,
bé như thế nào đi nữa bạn vẫn dễ dàng nhận những lời nhận xét không hay
từ mọi người xung quanh. Người càng nổi tiếng thì càng nhận được sự
quan tâm của nhiều người trong đó có cả tích cực hay tiêu cực. Và có lẽ rất
nhiều nghệ sĩ của Việt Nam và trên thế giới hiện nay đã và đang trải qua
những miệt thị về ngoại hình. Họ nhận được những lời bình phẩm tiêu cực

15



từ khắp nơi, đặc biệt là bị antifan chỉ trích, tính sát thương nhân lên gấp
bội.
Sau đêm Chung kết Vietnam’s Next Top Model 2017 kết thúc,
không phải quán quân Kim Dung mà Cao Ngân mới là nhân vật được
nhiều người chú ý nhất trên mạng xã hội. Cô bị mỉa mai, chế giễu là bộ hài
cốt di động, như ở nạn đói năm 1945…khi để lộ thân hình gầy gị, da bọc
xương. Những từ ngữ nặng nề được lan truyền suốt thời gian sau đó và cho
thấy Body shaming đã trở thành một vấn nạn của xã hội.
Ở những quốc gia khắt khe về ngoại hình như Hàn Quốc, chế giễu
ngoại hình khơng cịn xa lạ. Um Ji (G-Friend) từng bị dẫn đầu bảng xếp
hạng thần tượng nữ xấu nhất, khiến cô bị gắn mác "Thần tượng nữ xấu
nhất lịch sử Kpop". Khi tìm kiếm thơng tin về Um Ji trên trang Naver, các
từ khóa đi cùng ln là "xấu xí", "mặt to",… Điều này khiến cơ chịu tổn
thương nặng nề và sinh ra tâm lí mặc cảm. Miệt thị ngoại hình cũng khơng
cịn là xa lạ đối với những cô gái Hàn Quốc. Người Hàn Quốc quan niệm
"mặt tiền" là tất cả đối với họ. Đó khơng phải là hình thức đơn thuần, mà là
hình ảnh bản thân và danh tiếng cá nhân. Mức độ người Hàn coi trọng
ngoại hình của mình cũng như người Trung Quốc đề cao thể diện của con
người. Với việc xem trọng hình thức bên ngoài quá mức như vậy, cũng là
chuyện dễ hiểu khi có tới 20% người Hàn đã từng lên bàn phẫu thuật thẩm
mỹ.
Học sinh có thể nói là lứa tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn
Body shaming. Bởi tuổi của các bạn cịn nhỏ, chưa có sức đề kháng trước
các tác động tâm lí, nhất là lứa tuổi dậy thì – độ tuổi mà tâm lí trở nên nhạy
cảm nhất. Các bạn thường dễ bị tổn thương sâu sắc trước những lời đùa cợt
về ngoại hình vì vậy trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng em sẽ tập trung
tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích sâu hơn về hiện tượng Body shaming đối
với lứa tuổi học sinh THCS.

16



II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC
1. Thực trạng của hiện tượng Body shaming ở Việt Nam
1.1. Body shaming xuất hiện dưới dạng lời nói trực tiếp
Trong xã hội ngày càng hiện đại như ngày nay, Body shaming có thể
xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau có thể dưới dạng hình ảnh ghép hay
bản nhạc mang tính chất so sánh…nhưng có lẽ mọi người hay bắt gặp nhất
là dưới dạng lời nói. Đối tượng phải gánh chịu những lời chỉ trích, chê bai
hàng ngày có rất nhiều nhưng học sinh sẽ là lứa tuổi chịu ảnh hưởng tâm lí
nặng nề nhất. Mỗi ngày đến trường sẽ vui vẻ biết bao nếu chúng ta nhận
được sự quan tâm của mọi người, tìm được "cạ cứng" nói chuyện, vui đùa;
việc học hành thì ln ln thăng tiến. Nhưng đối với một số người thì sẽ
khơng như vậy. Sẽ là nỗi "ám ảnh kinh hoàng" nếu mỗi ngày bạn đều nhận
được sự chê bai, dè bỉu về ngoại hình từ chính những người bạn của mình.
Một bạn học sinh trường THCS trên địa bàn Hà Nội tên P.T.M từng
chia sẻ: "Trong quá trình dậy thì, gương mặt của mình nổi rất nhiều mụn và
vì vậy mình hay bị các bạn trong lớp chê cười. Các bạn ấy còn gọi mình
bằng biệt danh là M
" mụn", thậm chí cịn nặng nề hơn là nói: S" ao mặt mày
trơng kinh vậy?". Đơi khi mình đi ở trong sân trường có mấy bạn cứ nhìn
mình xong quay sang cười đùa nói với người bên cạnh, như vậy là mình biết
họ đang nhắc đến mình".
Một chia sẻ khác từ người chứng kiến Body Shaming: "Chuyện này
khơng xảy ra với mình nhưng mà lại xảy ra với bạn mình. Hơm bọn mình
đi ngoại khóa về thì bạn B có bắt xe ơm cơng nghệ. Sau khi chú lái xe tới
thấy ngoại hình khá ngoại cỡ của B, thì từ chối liền cuốc đi này. Dù chú
đó khơng nói thẳng, nhưng cái thái độ khi chú thấy bạn B rồi chú từ chối
cuốc đó là B biết. Ngoài ra trong lớp, bạn B hay bị các bạn cùng lớp gọi là

B
" mỡ".
B
" ản thân mình khơng được xinh như mấy bạn nữ cùng lứa, da đen
tái, lưng mình do dài nên hơi cong, mình khá ốm. Bọn bạn cùng lớp hay
lấy khuyết điểm mình ra để shaming. Những lúc đó thật ra mình cũng
muốn khóc, nhưng nghĩ lại, nó khơng đáng để mình khóc"- Lời tâm sự của
bạn K.A có lẽ cũng khơng phải là một trường hợp hiếm gặp.
Không chỉ là là các bạn nữ kể cả bạn nam cũng đều rơi vào hồn
cảnh tương tự như vậy. "Dáng người mình vừa nhỏ con vừa gầy guộc, mình
lại cịn đeo kính cận khá nặng độ nữa vì vậy mình thường xuyên bị bọn
17


bạn gán cho đủ biệt danh không hay. Mỗi lần lên trả bài cũ hoặc đứng
trước đám đơng mình đều có suy nghĩ họ đang chê bai ngoại hình của
mình vậy. Do đó tính cách của mình khá rụt rè", nam sinh T.V.Đ chia sẻ.
Cịn vơ vàn những câu chuyện như vậy xảy ra từng phút từng giờ
xung quanh chúng ta. Hóa ra chẳng cần phải động tay động chân gì hết, chỉ
cần bạn ngồi xuống dùng những lời nói ngắn gọn, giản đơn nhưng cũng đủ
sức công phá để "dìm chết" người khác. Chính vì những hậu quả nặng nề
mà Body shaming gây ra nên Pháp luật đã bổ sung một số điều trong việc
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác như sau: Theo sự tư vấn
của luật sư Trần Khơi - Văn phịng Luật tại thành phố Hồ Chí Minh, luật
trước đây được thi hành dựa trên cơ sở quy định của Nhà nước, trong đó
thuộc điều 20 Hiến pháp 2013 và điều 34 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, theo
điều 20 Hiến pháp 2013, ai cũng có quyền được bảo vệ thân thể cá nhân
trước hành vi là lời nói từ người khác. Chiếu theo điều 34, Bộ luật hình sự
2015: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và
được pháp luật bảo vệ. Chính vì thế, tất cả mọi người, không ai được phép

tra tấn hoặc dùng lời nói để miệt thị cơ thể, nhân phẩm của đối phương, dù
là bạn bè hoặc người thân. Trên tinh thần đó, ở mức xử lý hành chính,
những ai có lời miệt thị người khác, chê bai hình thể sẽ bị phạt tiền, ở trường
hợp nhẹ là từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Tuy nhiên, với những
trường hợp gây tổn thương tinh thần, làm nhục nhân phẩm, xúc phạm thân
thể đến mức nghiêm trọng, xảy ra các hậu quả xấu như điên loạn, quyên sinh
thì người miệt thị phải chịu trách nhiệm lên tới 30 triệu đồng. Đồng thời, nếu
xét trên mức độ thi hành hình sự, người phạm tội cực kì nghiêm trọng sẽ có
nguy cơ vào tù từ 1 đến 5 năm. Tất cả được chiếu trên Nghị định
167/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, luật sư Khôi cũng cho biết: "Luật mới bổ sung, những ai có
hành vi chê bai thân thể người khác như lùn, mập, xấu,... sẽ được thay đổi về
mức phạt. Cụ thể, theo đúng quy định của pháp luật, từ ngày 1/7/2020, mức
lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng chính là tiền đền bù cho những tổn
thương xảy ra với tinh thần. Như vậy, mức bồi thường sẽ lên tới 16 triệu
đồng, đồng thời không vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định trước đó".
1.2. Body shaming xuất hiện trên các mạng xã hội
Ngày nay, với tốc độ phát triển của khoa học cơng nghệ thì mạng xã
hội lại trở thành một "nơi lí tưởng" cho những kẻ thích tấn công người
18


khác, mà công cụ cụ thể là ngôn từ. Hơn 80% số lời miệt thị diễn ra trên
Facebook, Instagram hay Twitter mà hậu quả của nó là khơng thể chối bỏ.
Dư luận hiện nay chín người mười ý, hành động đầu tiên của những người
thích miệt thị là vạch lá tìm sâu, tìm rồi đâu chỉ để trong suy nghĩ. Càng về
sau, khi có sự tiếp sức của mạng xã hội, thiên hạ như "lên đồng" chê bai
hết cỡ, bằng những ngôn từ không thể tưởng tượng được. Học sinh lại là
những đối tượng tham gia và hoạt động trên mạng xã hội nhiều, vì vậy

cũng trở thành số đơng trong những nạn nhân của Body shaming.

Nhiều người “vô tư” đem khiếm khuyết trên cơ thể người khác ra
chê bai, làm trị cười từ trên mạng đến ngồi đời, mà khơng quan tâm nạn
nhân sẽ chịu đả kích như thế nào.
Chàng trai bỗng trở thành chủ đề bàn tán, giễu cợt ngoại hình và chế
ảnh khắp mạng xã hội khi được bạn nữ nói giống T.O.P (Big Bang) tại
chương trình Bạn muốn hẹn hị phát sóng từ năm 2015. Cơ gái vơ tình “lên
sóng” khi ngồi trên khán đài theo dõi trận bóng giữa U23 Việt Nam và U23
Thái Lan nhận hàng nghìn ý kiến chê bai nhan sắc khiếm nhã, thiếu văn
minh từ người lạ. Cũng tình cờ lọt vào ống kính máy quay, nữ sinh trong
phịng thi lớp 10 ở Hà Nội bất ngờ bị dân mạng "ném đá" vì cho rằng
“nhan sắc thế này mà cũng xuất hiện trên truyền hình”.
Mới đây, cộng đồng mạng xơn xao trước bài đăng của nữ sinh Hà
Nội có tên Facebook là N.H.A. Vì q bức xúc khi bị một nhóm nam nữ
sinh add vào nhóm chat để lăng mạ, chế giễu ngoại hình, N.H.A đã chụp
lại màn hình những tin nhắn này và chia sẻ lên trang cá nhân, yêu cầu công
khai được xin lỗi. Nội dung những tin nhắn này khiến những ai đọc được
đều rùng mình vì chống váng và phẫn nộ. Một kẻ trong nhóm hùng hồn
tuyên bố: "Xấu là một cái tội" và thách thức: "Cứ gửi hết lũ con gái xấu
19



×