Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Báo cáo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh, dự án, lãnh vực xã hội hành vi, dự án giải pháp ngăn ngừa bắt nạt học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 64 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TỈNH
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐƠN VỊ DỰ THI:
TRƯỜNG THCS ….

TÊN DỰ ÁN:
NHẬN DIỆN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA HÀNH VI
BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS .........
Lĩnh vực:

Nhóm tác giả:

Khoa học xã hội và hành vi

///

Người hướng dẫn:

Nhóm trưởng



1


MỤC LỤCC LỤC LỤCC

STT
1


2

3

4

5

6

7

NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC

2

LỜI CẢM ƠN

4

TÓM TẮT DỰ ÁN

5

ĐẶT VẤN ĐỀ


6

I. Lí do chọn dự án

6

II. Mục tiêu nghiên cứu

7

III. Đối tượng nghiên cứu.

7

IV. Nội dung nghiên cứu.

7

V. Phương pháp nghiên cứu.

7

VI. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

7

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

9


I. Thực trạng về bắt nạt học đường.

9

II. Quan niệm về bắt nạt học đường.

11

III. Nhận diện hành vi bắt nạt học đường

14

IV. Nguyên nhân của bắt nạt học đường.

16

V. Hậu quả của bắt nạt học đường.

18

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

I. Vật liệu và tư liệu nghiên cứu.

20

II. Qui trình và phương pháp nghiên cứu.


20

THIẾT KẾ MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

23

I. Phiếu khảo sát học sinh

23

II. Phiếu khảo sát phụ huynh

24

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

27

I. Thống kê từ khảo sát học sinh.

27

II. Phân tích từ kết quả khảo sát học sinh.

32

III. Thống kê từ khảo sát phụ huynh

34
2



8

9

10

11

IV. Phân tích từ kết quả khảo sát phụ huynh.

38

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA HÀNH VI BẮT NẠT HỌC
ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

41

I. Đối với các bạn học sinh

41

II. Đối với phụ huynh học sinh

44

III. Đối với nhà trường.

46


IV.Chính quyền địa phương và các đồn thể.

53

HIỆU QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP

55

I. Kết quả đạt được của dự án.

55

II. Khả năng áp dụng

56

III. Hiệu quả kinh tế xã hội.

56

IV. Tính sáng tạo của đề tài

56

KẾT LUẬN KHOA HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ

57

I. Kết luận.


57

II. Khuyến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

3


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn học sinh, quý thầy cô trong
trường THCS ........., cảm ơn các bậc phụ huynh đã tích cực phối hợp, giúp đỡ
chúng em hồn thành dự án. Cảm ơn cơ giáo hướng dẫn … đã tận tình góp ý
hướng dẫn, khích lệ chúng em tìm ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện nghiên
cứu. Nhóm nghiên cứu cũng xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường
THCS ......... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành dự án
một cách tốt nhất.
Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm, động viên khích lệ của bố mẹ và tất cả
anh chị em trong gia đình đã tạo điều kiện cho chúng em trong suốt quá trình
nghiên cứu dự án.
Chúng em xin gửi tới Ban tổ chức cuộc thi lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo ra
cho chúng em một sân chơi bổ ích, nhiều sáng tạo góp phần hình thành các ý
tưởng có ích, gắn liền với thực tiễn cuộc sống để có những trải nghiệm nhỏ
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện sự tôn trọng sáng tạo của
học sinh .

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện dự án có thể cịn nhiều thiếu sót,
chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ q thầy cơ và các bạn.
Nhóm nghiên cứu

4


TĨM TẮT DỰ ÁN
Hằng ngày, có hàng triệu trẻ em là đối tượng bị bắt nạt theo nhiều hình
thức khác nhau: Bị gọi tên đầy mỉa mai châm chọc, bị sỉ nhục, hạ thấp, đồn
đoán, phân biệt, đe doạ, thậm chí là chịu địn, tống tiền... Và hằng năm, con số
trẻ em là nạn nhân của bắt nạt học đường vẫn ở mức báo động. Gần nhất, tại
Việt Nam, đã xảy ra nhiều vụ bắt nạt học đường dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Tất cả mọi người đều có trách nhiệm và có khả năng để bổ sung kiến thức cho
trẻ, ngăn ngừa tình trạng bắt nạt học đường. Các bậc phụ huynh, giáo viên, bất
cứ ai quan tâm đến sự an tồn của trẻ em cần làm gì để hạn chế tình trạng bắt
nạt xảy ra? Nhận diện và những giải pháp ngăn ngừa hành vi bắt nạt học
đường là vấn đề nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi với đối
tượng học sinh Trung học cơ sở. Ý tưởng này của chúng em được đề xuất bởi
trước thực trạng của vấn đề.
Với dự án này chúng em mong muốn giúp các bạn học sinh trong trường
biết được thực trạng bắt nạt học đường hiện nay đang diễn ra như thế nào? Sự
ảnh hưởng và hậu quả xấu của nó ra sao trong cuộc sống hiện nay đặc biệt
trong môi trường học đường. Nhận thức của các bậc phụ huynh, gia đình, thầy
cơ, nhà trường và đặc biệt là của học sinh trường trung học cơ sở A như thế
nào trước hiện tượng này để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phịng
ngừa, ngăn chặn hành vi bắt nạt học đường – đó là mục tiêu mà thông qua dự
án này chúng em muốn đạt tới.

5



Trên cơ sở theo dõi tin tức tại các thông tin đại chúng, quan sát thực tế, thu
thập thông tin, thống kê dữ liệu, phân tích các thực trạng, biểu hiện, hậu quả
tìm nguyên nhân của tình trạng trên và đề ra các giải pháp phòng và tránh và
xử lý trong nhà trường trung học cơ sở sao cho có hiệu quả cao nhất. Với
quyết tâm “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, thông qua dự án chúng
em muốn thể hiện ý thức, trách nhiệm của bản thân cũng như tuyên truyền vận
động các bạn học sinh trong trường hãy luôn luôn
nhận thức được việc bản thân hay những bạn có điểm khác biệt so với số
đơng là chuyện bình thường; biết cách tơn trọng người khác, tránh soi mói,
chế giễu những điểm khác biệt của người khác; đồng thời càng phải thương
yêu, giúp đỡ khi họ yếu hơn và thiệt thịi hơn mình. Học cách trao u thương
để nhận lại thương yêu. Hãy học tinh thần “Tương thân tương ái, lá lành
đùm lá rách”. biết xây dựng tình đồn kết trong ngơi trường chúng ta đang
học, kính thầy, u bạn, ln vui vẻ hịa nhã với bạn bè…cùng nhau xây dựng
ngôi trường, lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình. Được như vậy thì “ bắt nạt
học đường” khơng cịn là nỗi lo cho mỗi chúng ta.

ĐẶT VẤN ĐỀ
I.
Lí do chọn dự án
Hiện tượng bắt nạt nói chung và bắt nạt học đường nói riêng đã xuất hiện
từ lâu, bởi vì gây hấn, thống trị và cạnh tranh là một phần trong các đặc tính
của con người. Mức độ, hình thức và hậu quả của bắt nạt ngày càng tinh vi,
nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình mà tồn xã hội.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chính thức về bắt nạt học đường trên
thế giới và các giải pháp, nhưng dường như vấn đề này vẫn luôn được chú ý
và bàn luận ở bất cứ nơi nào mà mơi trường giáo dục cịn tồn tại. Hiện tượng
này phổ biến tới mức các chuyên gia đều cho rằng hầu hết học sinh đều có trải

nghiệm bắt nạt học đường trong một giai đoạn nào đó, có thể là kẻ bắt nạt, nạn
nhân, hoặc là nhân chứng… Theo một khảo sát quy mô lớn về bắt nạt học
đường trên thế giới cho thấy, tỷ lệ nạn nhân của bắt nạt học đường là từ 9 –
32%, tỷ lệ trẻ bắt nạt là từ 3 – 27%. Nhiều học sinh tỏ ra sợ đến trường do bị
bắt nạt hoặc chứng kiến sự việc. Nhiều phụ huynh hiện rất lo ngại vấn nạn bắt
nạt học đường gia tăng thời gian gần đây. Sự lăng mạ bằng lời nói là phổ biến
6


nhất, nhưng “hăm dọa trên mạng” (thường xảy ra bên ngoài nhà trường) đang
ngày càng trở nên phổ biến. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, bắt nạt
học đường đang chuyển sang một hình thức mới, mặc dù diễn ra ngồi nhà
trường, có thể khi học sinh đã về nhà, nhưng nó vẫn có liên quan tới những
chuyện xảy ra nơi trường học.
Bắt nạt hay chế giễu bạn học khơng phải là chuyện vơ hại mà có ảnh
hưởng lớn tới tâm lý trẻ, thậm chí ám ảnh suốt cuộc đời và có thể để lại những
hậu quả lâu dài. Dù chưa nghiêm trọng bằng nạn bạo lực học đường, nhưng
bắt nạt ở trường học cũng là một vấn đề nhức nhối mà cho tới nay các nhà
giáo dục và phụ huynh vẫn chưa tìm ra được giải pháp hiệu quả, nếu khơng
được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn tới bạo lực học đường.
Hành vi bắt nạt gây ra nhiều hậu quả cho chính bản thân người gây ra
hành vi đó, người bị bắt nạt, gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Chính vì
vậy mà ngành giáo dục các cấp ở nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn
tình trạng này song kết quả chưa cao, công tác thực hiện vẫn chưa triệt để.
Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần phát hiện sớm hành vi bắt nạt và có những
biện pháp để phịng ngừa, ngăn chặn và giải quyết vấn nạn này. Những vấn
đề trên đã gợi mở cho nhóm chúng em lựa chọn dự án: “ Nhận diện và
những giải pháp ngăn ngừa hành vi bắt nạt học đường ở trường
THCS ......... ” làm đề tài tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp
huyện dành cho học sinh trung học cơ sở năm học 2018-2019. Với mong

muốn thực hiện và gửi gắm ý tưởng vào đề tài dự thi này những giải pháp
mang tính thiết thực và hữu hiệu nhất.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Với dự án này chúng em mong muốn giúp các bạn học sinh trong
trường biết được thực trạng bắt nạt học đường hiện nay đang diễn ra như thế
nào? Sự ảnh hưởng và hậu quả xấu của nó ra sao trong cuộc sống hiện nay đặc
biệt trong môi trường học đường. Nhận thức của các bậc phụ huynh, gia đình,
thầy cơ, nhà trường và đặc biệt là của học sinh trường trung học cơ sở A như
thế nào trước hiện tượng này để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng
ngừa, ngăn chặn hành vi bắt nạt học đường.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng, hậu quả của hành vi bắt nạt học đường và
nguyên nhân vì sao trong những năm gần đây bắt nạt học đường đang diễn ra
mạnh mẽ với nhiều hình thức và mức độ gia tăng .Vậy làm thế nào để tự vệ
được bản thân khi phải sống gần với những người có hành vi như vậy và biện
7


pháp ngăn ngừa, xử lí tình huống hiệu quả nhất đối với học sinh trường trung
học cơ sở A là mục tiêu mà thông qua dự án này chúng em muốn đạt tới.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 trong trường trung học cơ sở A.
IV. Nội dung nghiên cứu.
- Hiện nay, thực trạng bắt nạt học đường đang diễn ra như thế nào?
- Bắt nạt học đường là gì, nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó như thế
nào.
- Nhận thức, hiểu biết, suy nghĩ và thái độ, hành vi của các bạn học sinh cũng
như phụ huynh, thầy cô giáo về bắt nạt học đường
- Các giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa hành vi bắt nạt học đường.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập thông tin (quan sát thực tiễn, trên các phương tiện thông tin đại

chúng, phỏng vấn trực tiếp).
- Điều tra, thăm dò ý kiến, lấy số liệu thực tế
- Thống kê số liệu, đối chiếu, phân tích.
- Tập huấn, tuyên truyền giáo dục bằng băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức ngoại
khóa.
VI. Thời gian - địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: từ 27/8/ 2018 đến 12/ 10/ 2018
+ 27/ 8/ 2018- 30/8/2018: nghe phổ biến nội dung thi, tìm hiểu tài liệu
hướng dẫn, thành lập nhóm nghiên cứu, tìm xây dựng ý tưởng.
+ 31/ 8 /2018- 6/ 9/ 2018: báo cáo ý tưởng, lập kế hoạch nghiên cứu.
+ 07/ 9/ 2018- 12/ 9/ 2018: Thu thập thông tin, phỏng vấn, trình bày
tổng quan dự án.
+ 13/ 9/ 2018- 30/9/ 2018: hoàn thành đề cương, thiết kế câu hỏi- phiếu
khảo sát. Hoàn thành câu hỏi, phiếu khảo sát. Tiến hành khảo sát, thống kế,
phân tích dữ liệu, so sánh, kết luận, tìm giải pháp, tuyên truyền, giáo dục, tập
huấn.
+ 1/ 10/ 2017- 12/ 10/ 2018: Tổng hợp, hoàn tất dự án.
- Địa điểm: Trường trung học cơ sở A
8


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Thực trạng về bắt nạt học đường.
1. Trên thế giới
9


Trên thực tế, vấn đề bắt nạt học đường đang ngày một phổ biến tại các
nền giáo dục trên toàn thế giới. Tính riêng tại Mỹ, có tới 1/4 số học sinh thừa
nhận đã bị bắt nạt trong suốt khoảng thời gian đi học.

Tình trạng bắt nạt học đường vừa được giới truyền thông Nhật Bản nhắc
tới sau khi Bộ Giáo dục công bố con số thống kê. Bởi theo thống kê, chỉ trong
1 năm (từ tháng 4-2015 đến tháng 4-2016), số vụ bắt nạt học đường đã tăng
hơn 224.000 trường hợp, tăng 19,4% so với cùng kỳ trước đó. Số liệu này
cũng cao nhất kể từ khi Nhật Bản chính thức ghi nhận vấn nạn này cách đây
31 năm (1986-2017).
Tại Hàn Quốc, đất nước này thậm chí đã phải đưa lực lượng cảnh sát tham gia
vào việc giải quyết nạn bắt nạt học đường. Tình trạng bị bắt nạt không chỉ
khiến cho các học sinh chán nản, sợ hãi, mà thậm chí có đến 30% các em nghĩ
đến chuyện tự tử.
2. Ở Việt Nam
Theo một khảo sát do Viện Nghiên cứu y học - xã hội học phối hợp với tổ
chức Plan thực hiện, trong số 3000 học sinh tại Hà Nội được hỏi, có tới hơn
2000 em cho biết đã từng bị bắt nạt với các hình thức: mắng chửi, đe dọa, đặt
điều, sỉ nhục, bắt phạt. Điều đáng nói, là khơng ít học sinh cho biết mình là
nạn nhân của những vụ bắt nạt, nhưng cũng không ít lần đi bắt nạt những học
sinh khác
Chuyên gia tâm lý học Cao Minh Uy, giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng
dụng Sơng Phố (TP.HCM) phân tích: “Trẻ em hay bắt nạt có nguy cơ sử dụng
bạo lực và phạm pháp khi trưởng thành”. Nguy hại hơn, học sinh bị bắt nạt,
học sinh chứng kiến có xu hướng bắt chước và đi bắt nạt các nạn nhân khác
khiến vấn nạn này lan rộng.
Vậy thế nào là bắt nạt học đường, nhận diện hành vi bắt nạt học
đường, hậu quả của nó ra sao, làm thế nào để ngăn ngừa hành vi trên hay cần
làm gì khi bị bắt nạt hay là người chứng kiến? Đây là một loạt những câu hỏi
được đặt ra nhưng không phải ai cũng trả lời được.Lâu nay, mọi người thường
cho rằng bắt nạt chỉ là trị chọc ghẹo vơ hại, khơng nghiêm trọng. Nhưng bắt
nạt có thể gây ra hậu quả khơn lường. Hành động vơ hình này gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tinh thần, thể chất ở học sinh. Đa số học sinh bị bắt nạt cảm
thấy bị cô lập, xa lánh, sợ đến trường, cảm thấy buồn bã thất vọng… Như vậy,

10


học sinh bị bắt nạt có thể bị ảnh hưởng đến q trình phát triển cũng như
thành tích học tập ở trường bởi các bạn phải lo tránh kẻ bắt nạt thay vì tập
trung vào bài học, các bạn cũng có thể giả vờ bị bệnh để tránh đến trường. Bắt
nạt cũng có thể để lại hậu quả lâu dài đối với người bị bắt nạt như ngại giao
tiếp và có ít bạn bè. Học sinh bị bắt nạt lâu có thể bị trầm cảm, thiếu tự tin,
một số có xu hướng tự tử thay vì phải tiếp tục chịu đựng . Nhà trường, thầy
cô, cha mẹ và bản thân học sinh đôi khi vẫn chưa biết cách phải làm thế nào
để phát hiện sớm và ngăn chặn hậu quả từ những hành vi bắt nạt tưởng chỉ là
“trò đùa” nêu trên. . Chính vì thế, để nhận diện và ngăn ngừa hành vi bắt nạt
học đường cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng trong đó có sự tham gia của
chính chúng em những học sinh trung học cơ sở.
Nghiên cứu về bắt nạt học đường không phải là một hiện tượng mới
nhưng lại là một đề tài được coi là “cấp thiết”, cần có sự nghiên cứu nghiêm
túc và kỹ lưỡng để có thể thấy vấn đề một cách toàn diện. Từ việc nghiên cứu
về vấn nạn bắt nạt học đường của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam. Chúng em đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần giúp cho các
bạn học sinh có thể phịng ngừa và có những kĩ năng để đối phó, tự bảo vệ
mình thốt khỏi tình trạng bắt nạt học đường ở học sinh cấp trung học cơ sở.
3. Tại trường trung học cơ sở A.
Bắt nạt học đường khơng cịn là vấn đề mới mẻ. Hiện nay, vấn đề này có
chiều hướng phát triển tại khu vực nơng thơn. Để tìm hiểu về bắt nạt học
đường và học sinh bị bắt nạt tại trường THCS ........., chúng em tiến hành
phỏng vấn một số bạn là học sinh của trường THCS ......... .
3.1. Bài phỏng vấn của bạn … với các bạn học sinh trường THCS .........
tại sân trường THCS ......... :
Bạn Tú Quyên:Bạn đã bao giờ bị bắt nạt hay trở thành kẻ đi bắt nạt chưa?
Bạn Hoàng Văn Việt (Lớp 9B) trả lời: Mình đã từng là kẻ đi bắt nạt

Bạn Tú Quyên:Tại sao bạn lại đi bắt nạt bạn khác?
Bạn Hoàng Văn Việt (Lớp 9B) trả lời: Mình muốn thể hiện sức mạnh của bản
thân, muốn các bạn khác chú ý tới mình hơn.
Bạn Tú Quyên:Cảm ơn bạn đã tham gia
Bạn Tú Quyên: Chào Vũ Ngọc Khánh! Bạn đã bao giờ bị bắt nạt hay trở
thành kẻ đi bắt nạt chưa?
Bạn Vũ Ngọc Khánh (lớp 7B) trả lời : Em đã từng bị bắt nạt
11


Bạn Tú Quyên:Bạn đã đối phó như thế nào khi bị bắt nạt?
Bạn Vũ Ngọc Khánh: Em phản kháng lại.
Bạn Tú Quyên: Cảm ơn bạn đã tham gia
Bạn Tú Quyên: Chào bạn Phạm Thị Liên! Bạn đã bao giờ bị bắt nạt hay trở
thành kẻ đi bắt nạt chưa?
Bạn Phạm Thị Liên (lớp 6 A) trả lời : Em đã từng bị bạn cùng lớp bắt nạt
Bạn Tú Quyên:Bạn đã đối phó như thế nào khi bị bắt nạt?
Bạn Phạm Thị Liên: Em khơng dám nói cho ai biết
Bạn Tú Quyên:Tại sao em lại không lên tiếng?
Bạn Phạm Thị Liên: Em sợ bạn ấy không chơi với em nữa.
Bạn Tú Quyên: Cảm ơn bạn đã tham gia
3.2. Thông tin từ nhà trường
Thông tin từ cô …- Tổng phụ trách Đội của nhà trường và qua hòm thư
của nhà trường cũng như qua quan sát thực tế, trao đổi với một số bạn học
sinh tại trường , nhóm chúng em được biết: Thời gian gần đây hành vi bắt nạt
vẫn xảy ra, thậm chí là xảy ra nhiều ở các bạn học sinh nữ, chủ yếu là nói xấu
sau lưng, bắt nạt qua mạng,…Các hành vi trên đã được phát hiện và ngăn chặn
kịp thời nên đã giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó gây ra.
4. Nhận xét chung
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”- Đó chính là mục tiêu giáo dục

hướng tới, cũng là điều mong muốn của tất cả chúng em trong tuổi cắp sách
đến trường. Tuy nhiên, điều mong muốn đó đã khơng xảy ra với tất cả các
bạn học sinh, vẫn cịn có bạn khơng muốn đến trường… Tại sao một số bạn
lại như vậy? Qua tìm hiểu , chúng em đã tìm ra lời giải đáp thắc mắc đó chính:
tình trạng bắt nạt học đường Nó như là một con “ác quỷ” vơ hình đang len lỏi
vào thế giới học đường, thách thức những “thiên thần áo trắng”.Nó khơng chỉ
dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học sinh với nhau mà
chúng đang biến tướng mn hình vạn trạng, gây nên những tổn thương về
tinh thần và thể xác.
Là học sinh, chúng em khơng thể đứng ngồi cuộc mà phải ln thể hiện
là người có trách nhiệm, muốn đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình
để ngăn chặn tình trạng bắt nạt học đường khơng xuất hiện trong chính ngơi
trường của mình.
12


II. Quan niệm về bắt nạt học đường
1. Thế nào là bắt nạt học đường.
Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, thể hiện sức mạnh (sức mạnh về
thể chất và tinh thần), được lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều học sinh để đe
doạ hoặc thực hiện hành vi làm tổn thương người có khó khăn trong việc tự
bảo vệ bản thân nhằm mục đích kiểm sốt và duy trì quyền lực với người bị
bắt nạt.
Học sinh bị bắt nạt không chỉ là những học sinh nhỏ nhất ở trong lớp học.
Những học sinh bắt nạt những người khác thường nhắm đến những học sinh
yếu ớt hơn hoặc không đủ sức chống lại. Kẻ bắt nạt những người khác cũng
thường nhắm đến những người có vẻ “khác biệt”.
2.Các hình thức bắt nạt
Hai hình thức bắt nạt học đường phổ biến nhất thường là bắt nạt về thể chất và
bắt nạt về tinh thần.

* Bắt nạt về thể chất:
Hình thức bắt nạt này được chia làm 2 nhóm hành vi chính:
– Làm đau về thể chất: đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo
về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối…
– Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản: trấn lột tiền, đồ trang sức, đồ dùng học tập, bắt
cống nạp thường xuyên, xì lốp xe…

13


* Bắt nạt về tinh thần:
Hình thức bắt nạt này được chia làm 4 loại:
– Nhóm hành vi sai khiến: bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ
kiểm tra…

14


– Nhóm hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui:
tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đơng, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm
nhã về ngoại hình…

– Nhóm hành vi gây cơ lập: khai trừ khỏi nhóm, khơng cho và cấm các bạn
chơi cùng một bạn nào đó, khơng cho bạn tham gia vào các hoạt động của
lớp…

– Nhóm hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho bạn bị bắt
nạt tự ti, chán nản: khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu…
15



III. Nhận diện hành vi bắt nạt.
Các đặc điểm của bắt nạt: Đặc điểm của kẻ bắt nạt, đặc điểm của học sinh bị
bắt nạt là khác nhau: Tuy nhiên đều chung các nhóm đặc điểm đó là: Đặc
điểm cá nhân, đặc điểm về giới, độ tuổi, môi trường gia đình
1.Đặc điểm của kẻ bắt nạt
- Đặc điểm cá nhân: Những kẻ bắt nạt thường là những học sinh cá biệt, có
tính hung hăng, lì lợm, khơng biết sợ và to khoẻ, có tính bốc đồng, thiếu sự
cảm thơng, muốn trở thành mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác, dễ
dàng bị khiêu khích và tức giận, ln ln bướng bỉnh và gây hấn đối với
người khác. Những học sinh mới chuyển trường vì khơng muốn bị cơ lập hoặc
vì muốn chứng tỏ quyền lực, cũng có thể gia nhập nhóm của những kẻ bắt nạt
và trở thành kẻ đi bắt nạt. Học sinh cảm thấy tự hào khi những kẻ “cứng rắn,
bản lĩnh và uy quyền” chấp nhận chúng.
- Đặc điểm về độ tuổi: Các nghiên cứu ở nước ngồi cho thấy độ tuổi càng
nhỏ thì càng có hiện tượng bắt nạt nhiều. Trẻ bị bắt nạt nhiều từ học sinh tiểu
học đến học sinh trung học phổ thơng, càng lớn thì hiện tượng bắt nạt càng
giảm đi. Hình thức bắt nạt cũng có sự thay đổi theo lứa tuổi. Ở học sinh nhỏ
tuổi thì thường là bắt nạt về mặt thân thể, nhưng lớn lên thì ít bắt nạt về thân
thể nhưng lại tăng lên về bắt nạt lời nói.

16


- Đặc điểm về giới tính: Các nghiên cứu đều khẳng định bắt nạt có ở cả nam
và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới thì phổ biến về hình thức bắt nạt về lời nói, trong
khi đó, ở nam giới thì lại bắt nạt về thể chất nhiều hơn.
- Đặc điểm về gia đình: Những thủ phạm của bắt nạt thường sống trong gia
đình thường thiếu vắng sự có mặt của người bố. Những học sinh này( cả nam
và nữ) đều có khuynh hướng ít được khuyến khích, ủng hộ trong gia đình của

mình.
2.Các đặc điểm của học sinh bị bắt nạt:
- Thứ nhất là đặc điểm cá nhân: Những học sinh hay bị bắt nạt thường yếu
đuối về thể chất, rụt rè, nhút nhát, lầm lỳ ít nói, cau có, khơng có kỹ năng kết
bạn nên ít bạn bè, thường tách biệt, luôn cảm thấy thiếu sự hỗ trợ chung quanh
nên dễ sợ hãi, và thiếu tự tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình, hoặc
là những học sinh bị khuyết tật. Tuy nhiên những học sinh này cũng thường
có nhiều nguy cơ sẽ đi bắt nạt những bạn yếu thế hơn mình.
- Đặc điểm về giới tính: Nữ giới thường bị bắt nạt ít hơn nam giới, nữ thường
bị bắt nạt về các mối quan hệ và bắt nạt về lời nói nhiều hơn nam. Nam giới bị
bắt nạt thể chất nhiều hơn nữ giới đã quan sát những học sinh nữ đi bắt nạt
người khác và nhận thấy các em sử dụng lời nói để nhạo báng và trêu chọc
nhiều hơn là bắt nạt trực tiếp về mặt thể chất.
- Đặc điểm về độ tuổi: Theo một nghiên cứu trên học sinh từ lớp 7 đến lớp 12
ở Úc, Peterson và Rigby (1999) đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ bị bắt nạt giảm đi theo
độ tuổi, trẻ càng lớn thì càng ít bị bắt nạt hơn.
- Đặc điểm gia đình: Phần lớn cha mẹ của những bạn bị bắt nạt có phong
cách giáo dục độc đốn. Những bạn nữ có mức độ giao tiếp ít với các thành
viên trong gia đình có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn là bắt nạt. Những người
bị bắt nạt là những người khép kín trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là
trong mối quan hệ với mẹ
IV. Nguyên nhân của bắt nạt học đường
1. Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ đối tượng học sinh
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ.
Người ta gọi lứa tuổi mới lớn này của các bạn là “lứa tuổi của sự nổi loạn”.
Tâm lý của các bạn rất nhạy cảm, các bạn muốn làm được nhiều việc, nhưng
khả năng lại không thể đáp ứng. Các bạn muốn trưởng thành hơn, tỏ rõ sự
mạnh mẽ, độc lập của mình bằng cách gây ấn tượng "mạnh, sâu sắc" với mọi
người. Nếu gia đình, nhà trường phản đối thì hành vi nổi loạn sẽ thường xuyên
xảy ra hơn, các bạn thường coi đó là "cuộc chiến giành vị thế người lớn của

mình". Khi các bạn gặp chuyện khúc mắc trong cuộc sống thì mỗi bạn sẽ hình
17


thành trong tư duy một cách giải quyết sự việc khác nhau, nhưng hầu hết đều
xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, muốn cố ý làm trái với những quy tắc,
ràng buộc bình thường của gia đình và xã hội. Các bạn nghĩ rằng, đó chỉ là
một lời cảnh báo với mọi người “đừng xem thường chúng tôi”. Sự bốc đồng
khơng có định hướng sẽ rất dễ khiến các bạn phạm tội ở lứa tuổi chưa đủ nhận
thức. Đáng lo ngại hơn, ở lứa tuổi này thường bị bạn bè kích động, dễ bị các
tác động xấu lơi kéo, thường nghe bạn hơn nghe lời cha mẹ, thầy cô nên rất
khó quản lý. Thường những vụ xơ xát, ẩu đả này khơng dừng lại ở hai “diễn
viên” chính mà kéo theo đó là những học sinh khác tham gia. Lý do dẫn đến
những vụ ẩu đả thường rất nhỏ, nhỏ đến mức khơng thể gọi đó là ngun nhân
dẫn đến đánh nhau. Những học sinh đã từng tham gia, hoặc là nạn nhân của
các vụ ẩu đả cho biết, chỉ cần xích mích nhỏ cũng có thể dẫn đến những vụ
thanh tốn nhau. Chỉ là nghe mình bị nói xấu, va chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ
đơn thuần là giỡn chơi với nhau cũng có thể dẫn đến đánh nhau. Đến lúc ẩu
đả, nếu khơng chuẩn bị từ trước thì bất cứ vật gì có được trong tay cũng trở
thành "vũ khí" từ gạch, đá, chai nước ngọt... Bản thân các nạn nhân, những
người bị bắt nạt, bị hành hung, cũng thường giấu kín vụ việc ngay cả với cha
mẹ, thầy cơ mình. Các bạn bị ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngồi như phim ảnh,
thơng tin bạo lực trên Internet, game... thích thể hiện mình qua việc đánh đấm,
cho rằng như vậy mới là "anh hùng" nên thường có những hành xử như những
nhân vật trong phim mà không nhận thức được đó là những hành động tự hủy
hoại chính bản thân mình và người khác…
2. Ngun nhân thứ hai là thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình
Gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách
cho con cái từ tuổi ấu thơ. Cha mẹ, những người lớn trong gia đình thường
được xem là hình mẫu về nhân cách đạo đức cho con cái trong gia đình noi

theo. Nếu cha mẹ, anh, chị, em…trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực,
sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy
nghĩ, tình cảm của con và từ đó dần hình thành trong các con những biểu hiện
lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình mình. Thực tế cho
thấy, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày,
thiếu sự kiểm sốt và chăm sóc con cái thường xuyên (không dành thời gian
cho cả gia đình sum họp, khơng cần có bữa cơm chung, sinh hoạt chung,
chăm sóc ân cần với con em mình) hoặc do gia đình ít con nên sự chiều
chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu
của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con
em, coi việc dạy dỗ chăm sóc con cái của họ là việc của nhà trường.
18


Hay một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang
chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sớm, sống với dì ghẻ hoặc bố
dượng, mồ cơi cả bố mẹ các bạn phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một
mình, sống lang thang. Những bạn rơi vào hồn cảnh này thường bị tổn
thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học
tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành
động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực,… Hoặc có những gia đình rất
quan tâm đến con, thương con, chiều con, bênh vực con một cách thái quá mà
không cần biết việc làm của con mình đúng hay sai khiến các bạn chủ quan ỷ
lại và xem thường bạn bè, không nghe lời khuyên răn, dạy dỗ của thầy, cô….
3. Nguyên nhân thứ ba là nhà trường
Nhà trường chưa tích cực quan tâm đến tâm sinh lý của học sinh. Nhà trường
chú trọng về dạy kiến thức văn hóa, đơi khi chưa thật sự chú trọng giáo dục
một cách toàn diện cho học sinh (giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống); áp
lực chương trình học tập nặng nề hiện nay cũng đang là mối quan tâm cần giải
quyết. Học sinh hầu như khơng có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động

xã hội, các câu lạc bộ, đội nhóm, nhằm rèn luyện kỹ năng, trau dồi nhân cách.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý trong các nhà trường vẫn cịn thiên về hành
chính , sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội chưa thực chặt chẽ :
có học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trị chơi điện
tử, phim ảnh bạo lực mà nhà trường và gia đình khơng hay biết, để các đối
tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lơi kéo các em. Ngồi ra, tổ chức Đoàn –
Đội trong nhà trường chưa phát huy hết vai trò là “một người bạn của thanh
thiếu niên”, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống trang bị cho các em học
sinh các cấp học…
4. Nguyên nhân thứ tư là bạn bè
Bạn bè có mối liên hệ hết sức mật thiết với mỗi cá nhân học sinh. Tục ngữ có
câu: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Phải khẳng định rằng, ở lứa tuổi vị
thành niên là tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ. Các bạn rất dễ bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt là sự lôi kéo của bạn bè, thường nghe lời bạn
hơn là lời cha mẹ thầy cô giáo nên rất khó quản lý. Cha mẹ thì thường dạy con
cái phải biết chọn bạn mà chơi, nếu như những học sinh ngoan, hiền chơi với
nhau, vậy những học sinh cá biệt sẽ chơi với ai. Trong các trường học ngày
càng xuất hiên các nhóm với các thủ lĩnh là tập hợp của những học sinh học
kém, cá biệt khiến cho nạn bắt nạt học đường ngày càng gia tăng.
5. Nguyên nhân thứ năm là ảnh hưởng từ môi trường xã hội
19


Văn hóa bạo lực như : phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,
súng...), chơi game. Một cuộc điều tra của các cơ quan chức năng cho thấy:
77% các trò chơi trên mạng Internet là đánh nhau, giết người. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng và truyền thơng các hình ảnh bạo lực xuất
hiện q nhiều, các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình
chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Các game hành động như Halflife, stra craft, võ lâm, cao bồi không gian... với các pha chém giết, chuyện
đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ, không tránh

được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các bạn,
khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt
chước và thử nghiệm nên việc các bạn làm theo những hình ảnh, hình tượng
đó là hồn tồn dể hiểu. Vì vậy, khi học sinh vào lớp học chỉ cần một tranh cãi
nho nhỏ, một khiêu khích của bạn, hoặc một câu nói phật ý thơi các bạn sẽ xử
sự như những hình ảnh mà các bạn đã được thâu nạp qua phim ảnh, qua các
phương tiện truyền thơng khơng chính thức khác. Bên cạnh, sự phối hợp giáo
dục trong cộng đồng còn hạn chế. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa
có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. Đa số
học sinh vẫn nhận thức được rằng bắt nạt học đường là sai trái nhưng khơng
dám lên tiếng vì sợ liên lụy. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng,
im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình.
V. Hậu quả của bắt nạt học đường
Khi một vụ bắt nạt học đường diễn ra thì cả nạn nhân và kẻ bắt nạt đều chịu
hậu quả về sau nhưng nạn nhân- người bị bắt nạt sẽ là người hứng chịu những
hậu quả nặng nề nhất qua những biểu hiện thường thấy như:
- Tổn hại về thể xác: Những chấn thương rõ ràng như vết bầm, chảy máu
- Tổn hại về cảm xúc: Xuất hiện những cảm xúc đau khổ, sợ hãi, bị tổn
thương, giận dữ, bất lực, tuyệt vọng,cô lập, xấu hổ, thậm chí cịn cảm thấy tội
lỗi vì cho rằng mình chính là ngun nhân của sự việc và khơng ai có thể giúp
được mình cũng như ngăn chặn được những điều tồi tệ tiếp theo có thể xảy ra.
Học sinh bị bắt nạt có thể cảm thấy bế tắc dẫn đến trầm cảm thậm chí là tự tử
- Ảnh hưởng đến việc học: Điểm số giảm sút, rớt hạng, học không tập trung
hoặc không dám đi học để tránh bị bắt nạt
- Hành động trả đũa: trong một số trường hợp học sinh bị bắt nạt sẽ có những
tưởng tượng dữ dội về việc tấn công kẻ đã ức hiếp họ, họ sẽ trở nên bạo lực và
quay sang bạn bè xung quanh để thực hiện hành vi trả thù (trở thành kẻ đi bắt
nạt )
20




×