Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SỐ 5 “Đánh giá bù vô công trên lưới điện EVN SPC và định hướng giải pháp trong thời gian tới”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.35 KB, 15 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SỐ 5
“Đánh giá bù vô công trên lưới điện EVN SPC và định hướng giải pháp
trong thời gian tới”
Vấn đề bù công suất phản kháng trên lưới điện hiện nay là một trong những
giải pháp hiệu quả nhất nhằm giảm TTĐN và cải thiện chất lượng điện năng đã
được chứng minh qua thực tiễn vận hành lưới điện của các đơn vị phân phối điện
trên toàn thế giới. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) nhiều năm qua
cũng đã áp dụng và thực hiện khá tốt vấn đề bù công suất phản kháng để mang lại
hiệu quả giảm TTĐN và cải thiện chất lượng điện năng. Tuy nhiên, vấn đề bù công
suất phản kháng được thực hiện và điều tiết theo phương thức như thế nào để mang
lại hiệu quả tối ưu nhất về mặt kỹ thuật và kinh tế hiện vẫn là một đề tài mang tính
thực tiễn cao cần được xem xét thảo luận. Đó cũng chính là vấn đề chính của Báo
cáo chuyên đề này.
A.TỔNG QUAN
Hiện nay, TCTĐL Miền Nam đang quản lý vận hành lưới điện có quy mô:
TBA 110kV
ĐD 110kV
SL
DL
(TBA) (MVA)
(Km)


179

TSĐL
(MVA)

11.801
4.948,86
5541,69
Thông số vận hành lưới điện:

TBA PP
TSKH
(MVA)
19.680,1
9

ĐD TT
Tổng
(MVA)
(Km)
5730,7
2
52.912,5

ĐD HT
(Km)
242.24
8

Pmax (MW)

Pmin(MW) Qmax(MVAr) Qmin(MVAr)
7692
4076
533
-339
Trong thực tế, phụ tải của lưới điện EVN SPC trừ thành phần phụ tải quản lý
tiêu dùng dân cư có hệ số cosφ tương đối cao, phần lớn các phụ tải khác bao gồm
các động cơ không đồng bộ đều có hệ số cosφ thấp. Ngoài ra, còn có một số phụ
tải khác cũng tiêu thụ nhiều công suất phản kháng như: Máy biến áp chuyên dụng,
máy biến áp hàn… đây là các thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng, hệ quả
là làm cho hệ số công suất cosφ của mạng điện giảm thấp.
Như vậy, lưới điện ngoài việc phải chuyển tải một lượng công suất tác dụng
P, còn phải chuyển tải một lượng công suất phản kháng Q khá lớn để cung cấp cho
1


phụ tải. Dòng điện tạo ra do phải chuyển tải lượng công suất phản kháng này làm
phát sinh các vấn đề: tăng tổn thất điện năng và tổn thất điện áp trên đường dây,
gây quá tải, làm giảm khả năng tải điện của đường dây.
Do đó để giảm nhận một lượng lớn CSPK từ lưới truyền tải, EVN SPC đã
lắp đặt và đang quản lý vận hành hệ thống bù công suất phản kháng với quy mô:
Dung lượng vận hành (MVAr)
Thực hiện
Tổng công suất
bù TSĐL
Tổng công suất
bù TSKH

Bù tại TC
110 kV


Bù tại TC
22 kV

Bù trên LĐ Bù trên LĐ
TT
HT

115

1.363,4

1.329,02

745,41

3.552,83

0,00

0,00

24,60

5.829,64

5.908,42

Tổng


Thực tế lưới điện của EVN SPC đang quản lý trải dài từ thành thị đến nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đủ các thành phần kinh tế và gắn liền
với nhiều nhóm phụ tải đặc trưng khác nhau. Ứng với mỗi nhóm phụ tải có một
biểu đồ phụ tải đặc trưng riêng biệt, đồng nghĩa với việc có biểu đồ tiêu thụ CSPK
khác nhau.
Do đó việc tính toán lắp đặt và vận hành đóng cắt các giàn tụ bù trên cùng
một phát tuyến, một khu vực,…cấp điện cho nhiều loại phụ tải khác nhau để đảm
bảo hiệu quả bù là một vấn đề tương đối khó khăn đòi hỏi các đơn vị ở cấp độ quản
lý phải ứng dụng nhuần nhuyễn lý thuyết bù kết hợp kinh nghiệm vận hành thực tế
để có bài toán bù thực tế phù hợp với lưới điện thuộc cấp quản lý.
B.CÁC VẤN ĐỀ VỀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG:
I. Hiện trạng bù công suất phản kháng trên lưới điện EVN SPC:
1. Bù vô công tại TBA 110kV:
1.1. Đánh giá hiện trạng, trào lưu:
i. Hiện trạng bù, trào lưu:
− Hiện trạng bù tại các TBA 110kV do EVN SPC quản lý như sau:
MBA 110kV
SL
DL (MVA)
277
11.801

Bù tại TC 110kV
SL
DL (MVAr)
07
115

Bù tại TC 22kV
SL

DL (MVAr)
267
1.363,4

 Tổng số TC 22kV chưa có tụ bù: 10 dàn (07 dàn đã đăng ký lắp theo KH
năm 2016, 02 dàn tại TBA 110kV Phát Thanh Nam Bộ và 01 giàn tại TBA 110kV Dầu
Giây không lắp).

2


− Như vậy, tính đến hết năm 2016 tất cả các TBA 110kV do EVN SPC quản
lý – vận hành đều có dàn tụ bù tại TC 22kV (trừ 02 dàn tại TBA 110kV Phát Thanh
Nam Bộ và 01 giàn tại TBA 110kV Dầu Giây, đính kèm Phụ lục 1).
ii. Đánh giá:
− Tình hình vận hành các TBA 110kV: Có 95 TBA đang vận hành dưới 50%
tải, 124 TBA vận hành tải lớn hơn 50% và thấp hơn 75%, 44 TBA đang vận hành tải
lớn hơn 75% và không có TBA vận hành lớn hơn 100% tải;
− Tình hình Q tại các TBA 110kV: Có thời điểm 250/261 TBA nhận Q từ lưới
truyền tải với dung lượng dao động từ 0 đến 13 MVAr và có thời điểm 241/261 TBA
phát Q ngược lên lưới truyền tải với CSPK dao động từ -15 MVAr đến 0MVar;
− Thực hiện theo chỉ đạo của EVN về tiêu chí giảm nhận bù vô công trên lưới
điện truyền tải, EVN SPC tiến hành lắp tụ bù tại TC (thanh cái) 22kV cho đến nay tất
cả hầu như đã có dàn tụ bù (ngoại trừ 07 dàn còn lại thực hiện lắp đặt theo kế hoạch
năm 2016 đã đăng ký);
− Việc lắp đặt tụ bù kịp thời, dung lượng phù hợp kết hợp việc đóng mở hợp
lý nên việc giảm nhận CSPK trên lưới 110kV đáng kể cũng như nhằm giảm TTĐN;
− Phụ tải tại các trạm 110kV trên địa bàn EVN SPC rất đa dạng, bao gồm: cấp
điện cho các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung, xây dựng (chiếm khoảng 63%),
kinh doanh dịch vụ (chiếm khoảng 3%), chiếu sáng, nhu cầu sinh hoạt (chiếm khoảng

27%) và sản xuất nông lâm ngư nghiệp (chiếm khoảng 3%) còn lại các thành phần
phụ tải khác (4%). Do đặc thù trên nên có sự dao động lớn về công suất phản kháng
cụ thể vào giờ cao điểm (đặc biệt là vào mùa khô) phụ tải tăng rất cao dẫn đến tiêu
thụ công suất phản kháng tăng đột biến (Qmax=533 MVAr). Tuy nhiên, vào lúc thấp
điểm phụ tải rất thấp, tiêu thụ công suất phản kháng rất nhỏ (Qmin=-339 MVar). Mặt
khác, các giàn tụ bù tại thanh cái 22kV có công suất bù tương đối lớn và bù cố định
nên dẫn tới việc thường xuyên quá bù vào giờ thấp điểm và thiếu bù vào giờ cao điểm
(MBA 25MVA lắp giàn bù 2,4 MVAr, MBA 40MVA lắp giàn bù 4,2 MVAr, MBA
60MVA lắp giàn bù 6 MVAr).
iii. Giải pháp:
− Các PC tỉnh làm việc với khách hàng KCN cần lắp bổ sung dung lượng bù
nhằm giảm nhận CSPK MBA 110kV;
− Hiện nay, các dàn tụ bù thanh cái chỉ được đóng điện một cấp và chỉ cắt tụ
ra khỏi vận hành khi bị quá bù (bù ngược) theo CSPK phía 110kV MBA, do đó cần
chia nhỏ giàn tụ và triển khai bù ứng động TC 22kV để đạt được hiệu quả bù.
1.2. Phương thức bù:
i. Hiện trạng:
Hiện nay, ĐCTMN đang vận hành đóng cắt các giàn tụ bù TC 22kV theo
phương thức thao tác bằng tay, đóng cắt căn cứ theo thông số Q phía 110kV của
MBA, cụ thể như sau:
3


 Đối với các trạm có 01 MBA:
 Khi thông số Q phía 110kV của MBA lớn hơn ½ dung lượng dàn tụ bù
(Q131(132)>1/2 Qdàn tụ bù 22kV), điều hành viên sẽ báo cho Điều độ Điện lực và thực hiện
thao tác đóng điện dàn tụ bù trung thế;
 Ngược lại, khi thông số Q phía 110kV của MBA âm hơn ½ dung lượng dàn
tụ bù (Q131(132)<-1/2 Qdàn tụ bù 22kV), điều hành viên sẽ báo cho Điều độ Điện lực và thực
hiện thao tác cắt điện dàn tụ bù trung thế;

 Trường hợp các trạm 110kV chưa có điểm đo Q131(132) thì số liệu căn cứ vào
thông số Q đo được tại ngăn lộ đường dây 110kV, sau đó tính toán số liệu thông số Q
trước MBA để xác định cần thao tác đóng/cắt dàn tụ bù trung hạ thế;
 Ngoài ra với kinh nghiệm vận hành thực tế tại trạm cho từng khu vực cấp
điện, Điều hành viên thực hiện xem xét Q131(132) thường duy trì với gía trị cao trong
khoảng thời gian bao lâu để quyết định đóng/cắt giàn tụ bù trung thế cho phù hợp,
tránh trường hợp phải thao tác đóng cắt giàn tụ bù trung thế nhiều lần do biến thiên
dung lượng Q.
 Đối với các trạm có 02 MBA:
 Khi có tổng thông số Q131+132 lớn hơn ½ dung lượng dàn tụ bù 22kV (Q 131+132
>1/2 Qdàn tụ bù 22kV), điều hành viên sẽ báo cho Điều độ Điện lực và thực hiện thao tác
đóng điện dàn tụ bù 22kV. Nghĩa là chấp nhận bù ngược cho MBA đã nhận đủ bù trên
lưới 110kV, giảm lượng thông số Q cần thiết truyền tải trên đường dây 110kV.
 Ngược lại, Khi có tổng thông số Q 131+132 lớn hơn ½ dung lượng dàn tụ bù
22kV (Q131+132 <-1/2 Qdàn tụ bù 22kV), điều hành viên sẽ báo cho Điều độ Điện lực và thực
hiện thao tác cắt điện dàn tụ bù 22kV.
ii. Đánh giá:
− Do EVN SPC quản lý lưới 110kV trên diện rộng, nên phụ tải khách hàng đa
dạng có sự dao động lớn về công suất phản kháng cụ thể vào giờ cao điểm đặc biệt là
vào mùa khô, mùa chong đèn thanh long… phụ tải tăng rất cao dẫn đến vẫn còn một
số trạm 110kV nhận tiêu thụ công suất phản kháng tăng đột biến cũng như bù dư ở
những thời điểm thấp điểm. Đặc biệt các trạm 110kV có dàn tụ với dung lượng lớn
như 9,6MVAr nhưng vẫn nhận CSPK từ lưới 110kV, lý do:
 Các trạm 110kV KCN vẫn còn nhận CSPK lớn do khách hàng bù thiếu hoặc
không bù.

 Vì theo phương thức vận hành của ĐCTMN, khi đóng dàn tụ bù TC 22kV
theo CSPK phía 110kV phải ≥ ½ dung lượng dàn tụ nên vào lúc thấp điểm CSPK tiêu
thụ qua MBA từ 2÷3MVA nhưng dàn tụ bù vẫn chưa đóng (đối với các dàn có dung
lượng 9,6MVAr).


4


iii. Giải pháp:
− Để bù tại thanh cái 22kV hoạt động hiệu quả, đảm bảo bù đủ trong các tình
huống phụ tải, tránh tình trạng quá bù khi đóng tụ và thiếu bù khi cắt tụ, các dàn tụ bù
này cần được chia nhỏ và trang bị bù ứng động được vận hành đóng cắt tự động bằng
dao cắt tụ và bộ điều khiển theo CSPK (VAr) chạy qua lộ tổng phía 110kV hoặc phía
22kV;
− Dự án SCADA và trạm không người trực của EVN SPC đang triển khai nên
việc trang bị bù ứng động vận hành đóng cắt tự động bằng dao cắt tụ và bộ điều khiển
theo CSPK (VAr) cũng là điều cần thiết.
2. Các vấn đề bù vô công trên lưới điện trung thế:
2.1. Đánh giá hiện trạng, trào lưu công suất:
i. Hiện trạng, trào lưu:
− Hiện trạng bù trên lưới trung thế hiện nay:
Tổng DL bù trung thế
(MVAr)

Cố định
(MVAr)

Ứng động
(MVar)

1329,03
Đính kèm Phụ lục 2

721,69


607,34

Hầu hết các phát tuyến trung thế có hệ số cosφ ≥ 0,95. Tuy nhiên, tình trạng
công suất phản kháng nhận > 1,0MVAr vẫn còn và xảy ra và ở hầu hết các phát
tuyến, chỉ xảy ra ở một số thời điểm mang tính chất tức thời vì phụ tải luôn thay đổi,
nếu tính bình quân trong một khoảng thời gian (1 tuần, 1 tháng) cho từng phát tuyến
thì đa số các phát tuyến vẫn đảm bảo yêu cầu công suất phản kháng nhận ≤ 1,0MVAr;
ii. Đánh giá:
− Việc lắp các trạm bù ứng động mang lại hiệu quả cao, góp phần đảm bảo
chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện và giảm tổn thất điện năng đặc biệt
là các khu vực tập trung phụ tải công nghiệp có phụ tải thường xuyên thay đổi;
− Tuy nhiên, để công tác bù đạt được yêu cầu công suất phản kháng nhận ≤
1,0MVAr sẽ xảy ra tình trạng bù dư ở một số giờ thấp điểm trong ngày;
− Ở các TP tập trung nhiều khu công nghiệp, gồm nhiều ngành nghề, sử dụng
một lượng lớn CSPK từ các trạm 110/22kV và tính chất phụ tải thay đổi liên tục, điều
đó đã gây nên sự chênh lệch dung lượng CSPK rất lớn giữa các ngày trong tuần, giữa
các tháng trong năm gây khó khăn trong công tác vận hành tụ bù;
− Còn tồn tại tình trạng các tuyến cung cấp cho nhiều khách hàng công nghiệp
lớn có lắp đặt lượng bù hạ thế dung lượng lớn nên trong trường hợp khách hàng đóng
cắt giàn tụ bù đột ngột thì dẫn đến dao động lớn về dòng CSPK của tuyến. Mặt khác,
các tuyến này thường được lắp các giàn tụ bù trung thế cố định dung lượng lớn nên
khi xảy ra dao động lớn về dòng CSPK do khách hàng đóng cắt tụ bù thì có thể dẫn
đến trường hợp quá điện áp cục bộ trên tuyến;
5


− Ngoài ra, một số khu vực cấp điện cho vùng nuôi tôm, khách hàng sử dụng
động cơ 01 pha để quạt do đó chênh lệch công suất phản kháng giữa cao điểm và thấp
điểm rất lớn.

iii. Giải pháp:
− Lập phương án tái bố trí trạm bù cho phù hợp với phụ tải từng khu vực, kết
cấu lưới mới;
− Hoán chuyển các bộ tụ bù của các phát tuyến bù dư sang phát tuyến thiếu
bù và các bộ tụ bù cố định sang ứng động ở các phát tuyến bù âm;
− Thường xuyên kiểm tra tình hình vận hành các bộ tụ bù và thay thế kịp thời
các bộ tụ bù bị hỏng;
− Giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng quá điện áp cục bộ do đóng các
giàn bù là sử dụng các giàn tụ bù ứng động trên lưới và phối hợp cài đặt đóng cắt theo
“VAr”;
− Liên quan đến các khu vực cấp điện cho tải theo mùa vụ như chong đèn
thanh long, nuôi tôm,… có đặc điểm không ổn định do hoạt động theo mùa vụ, thời
điểm và số ngày hoạt động phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như tình hình giá cả thị
trường. Các đơn vị chú ý theo dõi thường xuyên để điều chỉnh phương thức bù cho
phù hợp;
2.2. Phương thức bù:
i. Hiện trạng:
− Phương thức bù trên các phát tuyến trung thế hiện nay là phối hợp giữa các
giàn bù cố định và ứng động, theo phương thức:
 Đối với 1 phát tuyến chỉ có 1 nhóm phụ tải thì căn cứ vào giờ thấp điểm để
bù nền cho đủ lượng kháng thiếu, sau đó đặt thêm giàn bù ứng động theo thời gian
hoặc bù theo công suất kháng hoặc cosφ.
 Đối với 1 phát tuyến có nhiều nhóm phụ tải khác nhau và hoạt động không
theo thời gian nhất định. Khi đó cần xác định dung lượng bù nền trước, thứ 2 là xác
định phụ tải có thời gian hoạt động tương đối ổn định về thời gian, thứ 3 là phần phụ
tải còn lại.
− Hiện nay trên lưới điện trung thế, bù ứng động chiếm 45% và bù cố định
chiếm 55% trên tổng số dung lượng bù. Thống kê các phương thức điều khiển theo
Phụ lục 3 đính kèm.
− Hiện tại theo đánh giá của các đơn vị thì có 745 vị trí bù được đánh giá là

đạt hiệu quả và 103 vị trí chưa đạt hiệu quả bù do một số nguyên nhân như: cần
chuyển từ bù cố định sang bù ứng động, do thiếu cảm biến dòng nên không thể điều
khiển theo VAr, điều khiển theo time chạy sai giờ, do điện áp thanh cái ổn định nên
bù theo Volt không hiệu quả,…
6


− Ứng với đặc thù phụ tải khác nhau của từng phát tuyến, có thể lựa chọn
phương thức bù cho phù hợp:
 Nhóm Tiêu dùng – Dân cư: Tải cao điểm vào giờ hành chính từ 7h đến 11h
và từ 13h đến 17h và từ 19h đến 21h. Vào thời điểm trên thường là thiếu kháng. Chính
vì vậy, ngoài việc bù nền còn phải bù ứng động theo thời gian cho phụ tải trên.
 Nhóm Kinh Doanh – Dịch vụ: Tải cao điểm vào thời điểm từ 19h đến 23h.
Đối với nhóm phụ tải này phải sử dụng bù ứng động theo thời gian.
 Nhóm Nông lâm – Thủy sản: Đây là nhóm phụ tải rất khó khăn trong việc
chọn thời điểm bù và phương thức bù. Vì nông lâm thủy sản có thể sản xuất rải rác
trong năm như xay xát, chế biến nông lâm thủy sản…Chính vì vậy đối với nhóm phụ
tải này phải lắp đặt giàn tụ bù ứng động điều khiển theo công suất phản kháng hoặc
Cosφ.
 Nhóm phụ tải công nghiệp: Có phụ tải không ổn định, thường xuyên thay
đổi tại nhiều thời điểm trong ngày, do đó giải pháp bù ứng động tối ưu hiện nay là
điều khiển đóng cắt tụ bù theo cosφ hoặc VAr.
ii. Đánh giá:
 Hiệu quả của các giàn bù cố định:
− Các giàn tụ bù cố định (bù nền) được tính toán căn cứ vào công suất phản
kháng giờ thấp điểm và được tính toán lắp đặt ở vị trí phù hợp để tránh bù dư, các
giàn tụ bù ứng động được tính toán lắp đặt để bù phần công suất phản kháng tăng
thêm vào giờ cao điểm so với thấp điểm. Hiện nay, các bộ tụ bù trung thế cố định và
ứng động đã có sự phối hợp tốt trong vận hành, đảm bảo cosφ đầu tuyến 22kV luôn
đạt từ 0.96 – 0.99 vào mọi thời điểm.

 Hiệu quả các phương thức bù ứng động:
− Các bộ điều khiển đóng cắt tụ bù trung thế vận hành theo kiểu điều khiển
điện áp chưa mang lại hiệu quả cao nhất (đặc biệt là đối với những tuyến đường dây
ngắn), khó tính toán giá trị cài đặt điện áp phù hợp cho bộ điều khiển trong thời gian
dài. Tuy nhiên, điều khiển theo điện áp lại phù hợp đối với các tuyến đường dây dài
nhằm đảm bảo điện áp cho các phụ tải tại cuối đường dây;
− Các vị trí bù ứng động theo kiểu điều khiển đóng cắt theo thời gian có ưu
điểm là chủ động được thời gian đóng cắt, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng cho các khu
vực có phụ tải ổn định và phải theo dõi thường xuyên và cập nhật thông số cài đặt
thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của biểu đồ phụ tải;
− Việc điều khiển đóng cắt các giàn tụ bù ứng động theo cosφ hoặc VAr rất
phù hợp cho các phát tuyến thường thay đổi lớn về CSPK (đặc biệt là đối với các phát
tuyến có nhiều phụ tải công nghiệp). Tuy nhiên việc sử dụng nhiều vị trí bù ứng động
điều khiển theo cách này trên cùng một phát tuyến thường khó phối hợp và làm giảm
tuổi thọ của máy cắt do đóng cắt nhiều lần trong ngày;

7


Nhìn chung, phương thức bù hiệu quả nhất hiện nay theo các đơn vị nhận định
là bù ứng động điều khiển theo CSPK, đạt được hiệu quả cao trên tất cả các loại hình
phụ tải.
 Hiệu quả phối hợp giữa các giàn bù:
− Đối với các khu vực phụ tải ít biến động việc phối hợp giữa bù cố định và
ứng động tương đối dễ dàng: Sử dụng các bộ tụ bù cố định làm bù nền kết hợp với bù
ứng động theo chế độ thời gian hoặc theo Var, cosφ;
− Trường hợp các phát tuyến cung cấp cho các phụ tải sản xuất thường xuyên
biến động trong ngày, có thời điểm phụ tải rất thấp nên các bộ tụ bù cố định chỉ đáp
ứng vào giờ cao điểm, giờ thấp điểm thường xuyên dư bù. Đối với trường hợp này
chỉ nên lắp đặt tụ bù ứng động và ưu tiên vận hành theo chế độ Var hoặc Cos.

iii. Giải pháp:
− Thường xuyên theo dõi trào lưu công suất trên phần mềm AppMeter và
AMISS_EVNSPC để cài đặt lại chế độ điều khiển các giàn tụ bù đóng cắt theo thời
gian (Time) cho phù hợp thực tế;
− Chuyển các bộ tụ bù có tủ điều khiển theo thời gian đến các khu vực có biểu
đồ phụ tải mang tính lặp lại ít biến động (sau khi tủ điều khiển dao cắt tụ theo công
suất phản kháng được cấp mới).
− Thay các bộ điều khiển dao cắt tụ theo thời gian và điện áp bằng các bộ điều
khiển theo công suất phản kháng tại các vị trí có phụ tải thay đổi thường xuyên (khu
công nghiệp và các khu vực có phụ tải hoạt động theo mùa vụ);
− Xem xét đưa vào sử dụng rộng rãi các bộ điều khiển MCAP2, với ưu điểm
là có nhiều tính năng để người dùng lựa chọn, đặc biệt là tính năng ghi lại nhật ký
đóng cắt, đồ thị phụ tải để người dùng có cơ sở phân tích đánh giá để hỗ trợ cho đơn
vị trong công tác bù vô công.
− Để giải quyết các khó khăn trong việc tính toán cài đặt và phối hợp giữa các
giàn tụ bù trung thế, PC Đồng Nai đã xây dựng và đưa vào thí điểm phần mềm: “Tính
toán bù tối ưu cho phát tuyến 22kV SW Capacitor 1.0” dựa trên thông số CSPK 24h
thu thập từ chương trình đo ghi xa.
 Phần mềm có một số ưu điểm: Đưa ra được phương án bù trung thế tối ưu
cho phát tuyến dựa trên đồ thị phụ tải (Việc tính toán này có thể tối ưu hơn so với
tính toán trên chương trình PSS/Adept chỉ sử dụng thông số vận hành tức thời); Phối
hợp cài đặt các giàn tụ bù ứng động trên cùng một tuyến theo “Times” và “VAr”; Đưa
ra bảng trị số cài đặt cho từng giàn tụ bù phù hợp với phần mềm cấu hình của bộ điều
khiển tụ bù ứng động “Smart Ware II”. Trong thời gian tới, PC Đồng Nai sẽ xem xét,
đánh giá lại và đưa phần mềm vào sử dụng, nếu việc ứng dụng có hiệu quả tại PC
Đồng Nai, EVN SPC sẽ xem xét đưa vào áp dụng rộng rãi tại các đơn vị.

8



3.
3.1.
i.


Các vấn đề bù vô công trên lưới điện hạ thế:
Đánh giá hiện trạng, trào lưu công suất:
Hiện trạng, trào lưu:
Hiện trạng bù hạ thế:
Tổng CSLĐ
TBA PP
MVA
5.541,69

Tổng CSLĐ
Tụ bù
MVAr
745,41

Bù cố định

Bù ứng động

MVAr
685,87

MVAr
60,22

ii. Đánh giá:

− Tổng công suất lắp đặt tụ bù hạ thế nói riêng và trung hạ thế nói chung
tương đối đáp ứng được nhu cầu bù CSPK trên lưới điện phân phối (Tổng công suất
bù chiếm 39% Tổng CS lắp đặt TBA phân phối).
iii. Giải pháp:
− Tiếp tục triển khai thực hiện bù hạ thế tại các TBA phân phối, tuy nhiên sẽ
kết hợp bù hạ thế ứng động để phát huy hiệu quả bù trên lưới điện hạ thế.
3.2. Phương thức bù:
i. Hiện trạng: Bù trên lưới điện hạ thế chủ yếu là bù cố định chiếm khoảng
92% và tụ bù hạ thế ứng động chiếm khoảng 8%.
ii. Đánh giá:
− Trong thời gian qua Tổng công ty chủ yếu cấp phát tụ bù hạ thế gắn cố định
trên lưới hạ thế, đã mang lại hiệu quả đáp ứng bù nền vào giờ thấp điểm. Tuy nhiên,
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ CSPK của phụ tải vào cao điểm.
iii. Giải pháp:
− Nhằm nâng cao chất lượng công tác bù vô công, Tổng công ty sẽ xem xét
và sớm triển khai lắp đặt tụ bù hạ thế ứng động theo thời gian theo đề nghị của một số
đơn vị.
4. Bù vô công của khách hàng:
4.1. Hiện trạng, trào lưu công suất:
− Hiện trạng bù hạ thế tài sản khách hàng:
Tổng CSLĐ TBA KH
MVAr
19.680,19

Tổng CSLĐ TB KH
MVAr
5.829,64

Tổng DL bù KH/giờ
MVAr

2.641,25

− Tổng công suất lắp đặt các giàn bù hạ thế TSKH chiếm 30% Tổng CS lắp
đặt TBA khách hàng, chi tiết theo Phụ lục 4 đính kèm.
4.2. Đánh giá:
9


− Hiện nay theo quy định của Thông tư 15/2014/TT-BCT về mua, bán công
suất phản kháng đối với khách hàng có công suất sử dụng ≥ 40kW và hệ số cosφ <
0,9 thì phải mua công suất phản kháng. Tuy nhiên, những trạm chuyên dùng có công
suất lắp đặt ≤ 37,5KVA vẫn tiêu thụ công suất phản kháng với hệ số cosφ < 0,9 không
chịu lắp bù;
− Một số khách hàng không chịu khắc phục tình trạng cosφ < 0,9 (lắp tụ bù,
chuyển cố định sang ứng động) hoặc thay thế giàn tụ bị hư hỏng;
− Tồn tại các doanh nghiệp vì tránh phải trả tiền công suất phản kháng cho
ngành điện; các doanh nghiệp chọn giải pháp bù với dung lượng lớn, chính vì vậy
thường xảy ra hiện tượng quá bù và bù dư ra lưới điện. Việc bù dư này cũng gây ra
tác hại như thiếu bù cho hệ thống điện.
4.3. Giải pháp:
− Thường xuyên theo dõi, rà soát tình trạng vận hành của các giàn tụ bù hạ
thế của Khách hàng và tư vấn các giải pháp khắc phục nhằm giảm chi phí mua CSPK
và giảm tổn thất điện năng cho Khách hàng;
− Thực hiện kiểm soát chất lượng VTTB trước khi lắp đặt để tránh tình trạng
các giàn tụ bù hạ thế của Khách hàng dễ hư hỏng, tuổi thọ kém, hoạt động không hiệu
quả;
− Trong công tác thiết kế trạm chuyên dùng, dung lượng bù nền, bù ứng
động được thiết kế phù hợp với công suất đặt của TBA (khoảng từ 30 – 40% dung
lượng MBA và chưa tính toán đến tính chất của phụ tải dẫn đến việc cùng một
công suất tác dụng nhưng có phụ tải thiếu CSPK, có phụ tải thừa CSPK. Trong quá

trình vận hành thực tế thì các TBA này đa số vận hành non tải dẫn đến tình trạng có
một số thời điểm sẽ phát ngược CSPK lên lưới, đặc biệt là những khách hàng công
nghiệp lớn… Việc này làm ảnh hưởng tới quá tình tính toán lắp đặt tụ bù của các
đơn vị. Vì thế cần phải hạn chế dung lượng bù nền quá lớn, không phù hợp với
thực tế vận hành khi TBA khách hàng non tải. Đề xuất không sử dụng cấp bù nền
hoặc cô lập cấp bù nền, chỉ sử dụng các cấp bù ứng động;
− Làm việc với khách hàng để thuyết phục KH có gắn tụ bù thực hiện các
giải pháp như: Ngắt bộ tụ bù nền khi không hoạt động, đấu nối bộ tụ bù nền khi
đóng cùng với công tắc mở nguồn của một hệ thống máy móc. Có biện pháp chế
tài đối với các khách hàng có dòng công suất phản kháng phát ngược lên hệ thống,
gây mất cân bằng hệ thống;
− Đề xuất khách hàng sử dụng bộ điều khiển tụ bù có bộ nhớ (bộ điều
khiển Mikro…) để nâng cao tính ổn định và thuận tiện trong việc kiểm tra, vận
hành và tối ưu công suất phản kháng;
− Xem xét xây dựng hướng dẫn việc thực hiện việc theo dõi bù hạ thế
khách hàng để có sự thống nhất giữa các Đơn vị.
10


II. Tình hình triền khai KH bù 2015:
1. Tình hình triển khai: Năm 2015, EVN giao Tổng công ty lắp đặt 883,65
MVAr tụ bù theo các Công văn số 2073/EVN-KH-KTSX, ngày 28/5/2014 và
Công văn số 4508/EVN-KTSX ngày 10/11/2014 của EVN, cụ thể như sau
Lần 1 (cv 2073) Lần 2 (cv 4508) Tổng dung lượng
EVN giao SPC
(MVAr)
(MVAr)
2015 (MVAr)
Thanh cái 22kV
350 (*)

350
Trung hạ áp
340,65
193
533,65
Tổng
690,65
193
883,65
9 tháng cuối
Tiến độ yêu cầu
Tháng 4/2015
năm
Ghi chú (*): Theo công văn 2073: EVN giao Tổng công ty lắp 370 MVAr,
tuy nhiên trạm 110kV Tân Quy (20 MVAr) không thuộc phạm vi quản lý của
EVNSPC, nên tổng dung lượng bù thanh cái 22kV EVNSPC lắp đặt là 350 MVAr.
Tổng công ty triển khai các đơn vị thực hiện bù 885,93 MVAr
Đến thời điểm T11/2015, tình hình lắp đặt tụ bù của EVN SPC:
Thực hiện

Bù tại
TC 110
kV

Dung lượng vận hành (MVar)
Bù tại
Bù trên Bù trên
TC 22
LĐ TT
LĐ HT

kV

Tổng

Lũy kế lắp đặt cho kế
hoạch bù năm 2015
30
301,20
338,40
133,63
803,23
(Từ tháng 11/2014)
Đánh giá: Đến T11/2015, EVN SPC đã lắp đặt 803,23 MVAr/885,93 MVAr
Kế hoạch đạt 91% kế hoạch EVN giao, dự kiến đến T12/2015 EVN SPC sẽ hoàn
tất lắp đặt dung lượng tụ bù theo kế hoạch 2015.
2. Các tồn tại và giải pháp khắc phục:
− Nhìn chung công tác lắp đặt vận hành tụ bù của các đơn vị được thực
hiện tương đối đáp ứng theo kế hoạch của TCT là tụ bù hạ thế được lắp đặt sau hai
tuần và tụ bù trung thế sau 3 tuần được cấp phát;
− Tuy nhiên, TNĐMN thường xuyên trễ tiến độ giao tụ gây khó khăn
trong việc cấp phát cũng như lắp đặt tù bù trung thế và TC 22kV của các đơn vị.
Ngoài ra, trong quá trình mua sắm của Tổng công ty cũng chưa được đồng bộ dẫn
đến việc giao tụ bù trước và các thiết bị đóng cắt sau;
− Giải pháp: TNĐMN cần có giải pháp, chấn chỉnh công tác quản lý sản
xuất để thực hiện giao hàng đúng kế hoạch. Các Ban KTSX và VTXNK tính toán
lại thời gian mua sắm tù bụ và thiết bị đóng cắt sao cho đồng bộ để các đơn vị
thuận tiện trong quá trình lắp đặt vận hành theo phương thức tối ưu nhất.
11



III. Công tác triển khai KH bù 2016:
Năm 2014, Tổng công ty đã có văn bản 3711/EVN SPC-KTSX triển khai các
đơn vị lập kế hoạch bù năm 2016.
Đến ngày 26/2/2015, Tổng công ty có văn bản 1327/EVN SPC-KTSX yêu
cầu các đơn vị rà soát số lượng tụ bù hạ thế, vật tư thiết bị đóng cắt ứng động tụ bù
trung thế cho nhu cầu 2016 và Công văn số 4696/EVN SPC-KTSX ngày 18/6/2015
v/v Lập KH bù CSPK bổ sung cho năm 2016.Theo đó tổng KH năm 2016 của các
đơn vị đăng ký như sau:
EVN SPC
695,30

EVN SPC (trừ Đồng Nai)
612,15

Tổng dung lượng (MVAr)
Tụ bù thanh cái 22kV
154,00
(MVAr)
Tụ bù trung áp (MVAr)
374,60
Tụ bù hạ áp (MVar)
166,70
Dao cắt tụ 1P (cái)
1616
Bộ điều khiển 3P (bộ)
556
TU cấp nguồn (cái)
568
Cảm biến dòng (cái)
517

Chi tiết tình hình tổ chức mua sắm cho KH bù 2016:

144,40
341,90
125,85
1546
506
528
477

1. Tụ bù trung hạ thế:

20 PC

PC
ĐN

EVN
SPC

20 PC

PC
ĐN

EVN
SPC

KH
2016

EVN
SPC

70,55

18,57

89,12

55,3

22,28

77,58

166,7

Cấp phát
trong
T10/2015

Tự tổ
chức
mua
sắm

Đã ký HĐ
T8/2015.
Hàng về và
cấp phát

T1/2016

Tự tổ
chức
mua
sắm

117,9

9,3

224

23,4

247,4

374,6

Đã giao
TNĐ SX
(15/11/201
5 đến

Tự tổ
chức
mua
sắm

Đã giao

TNĐ SX
(15/12/201
5 đến

Tự tổ
chức
mua
sắm

KH đợt 1

Tụ bù
hạ áp
Tình
hình
mua
sắm
Tụ bù
trung
áp
Tình
hình
mua
sắm

KH bổ sung

127,2

12



15/2/2016)

30/6/2016)

2. Tụ bù thanh cái 22kV:
Đơn vị tính
MVAr
Tụ bù TC
22kV
Tình hình
mua sắm

SGC
61
Giao TNĐ sản
xuất
(15/12/2015
đến
30/6/2016)

Ban A
SGC
Chưa có
KH

PC ĐN

Ban

AĐLMN

EVN SPC

9,6

83,4

154

Tự tổ
chức mua
sắm

Tự tổ
chức mua
sắm

Tự tổ chức
mua sắm

3. Vật tư thiết bị cho tụ bù ứng động trên lưới 22kV:
Đợt 1/2016
Dao cắt tụ (cái)
Bộ điều khiển
TU cấp nguồn
(cái)
Cảm biến dòng
(cái)
Tình hình mua

sắm

Bổ sung 2016

20 PC

PC ĐN

20 PC

PC ĐN

610
208

30
10

936
298

40
40

KH 2016
EVN
SPC
1616
556


227

0

301

40

568

187

0

290

40

517

Đã ký HĐ,
hàng bắt
đầu về từ
T11/2015

Tự tổ
chức
mua
sắm


Cuối
T1/2016
hàng về

Tự tổ
chức
mua sắm

IV. Định hướng công tác bù giai đoạn 2017-2020:
1. Tiêu chí bù:
− Theo thực tế, hiện nay hầu hết các đơn vị đã thực hiện tốt công tác lắp
bù (hệ số cosφ đầu tuyến đạt từ 0,97 – 1), do đó tính toán bù chủ yếu nhằm nâng
cao cosφ cho các phụ tải tăng trưởng mới;
13


− Đối với bù trung thế: Tập trung lắp mới tụ bù ứng động và chuyển từ tụ
bù cố định hiện hữu sang ứng động cho tất cả các phát tuyến để giàn tụ bù vận
hành một cách tối ưu, hạn chế bù âm và giảm nhân lực thực hiện cô lập tụ bù vào
các ngày nghỉ;
− Đối với bù hạ thế: Tăng cường bù phân bố rải rác trên lưới điện hạ thế
bằng các tụ bù công suất nhỏ nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trong công tác bù tại
các vị trí trạm công cộng; Triển khai bù ứng động hạ thế;
− Tăng cường kiểm soát bù khách hàng vì là nơi tập trung tiêu thụ nhiều
CSPK hơn là lắp đặt thêm tụ bù trung thế, rà soát tình trạng vận hành các giàn tụ
bù hạ thế của khách hàng để tư vấn Khách hàng khắc phục nhanh chóng;
− Tiếp tục sử dụng phần PSS/ADEPT để tính toán hiệu quả các giàn bù,
thông qua phần mềm để thực hiện tái bố trí lại các giàn tụ bù trung thế đối với các
tuyến chưa phù hợp;
− Phối hợp bù hạ áp cố định và ứng động cho lưới hạ thế (bù gần phụ tải).

Việc này sẽ làm hạn chế lượng CSPK truyền trên lưới 22kV và linh động trong
việc điều chỉnh bù hạ thế.
2. Dung lượng bù:
− Theo thực tế, hiện nay hầu hết các đơn vị đã thực hiện tốt công tác lắp
bù (hệ số cosφ đầu tuyến đạt từ 0.97 – 1), do đó tính toán bù chủ yếu nhằm nâng
cao cosφ cho các phụ tải tăng trưởng mới;
− Các thành phần thương phẩm: Công nghiệp – Xây dựng; thương mại –
nhà hàng – khách sạn, nông lâm nghiệp, khách hàng khác chủ yếu mua điện qua
các trạm chuyên dùng và khách hàng phải lắp đặt tụ bù để đạt cosφ 0.95; thành
phần phụ tải quản lý tiêu dùng dân cư thường được cấp điện trên đường dây hạ áp
và có cosφ thấp;
− Phụ tải cực đại Pmax dự kiến của đơn vị trong từng năm được hình
thành từ các thành phần phụ tải dự kiến, vì vậy Pmax của từng thành phần phụ tải
sẽ tương ứng với sản lượng điện thương phẩm của các thành phần đó;
− Nhu cầu được tính toán và lập kế hoạch trên cơ sở đảm bảo không làm
xấu đi hệ số cosφ đầu tuyến trung áp hiện nay;
− Các địa bàn có khu công nghiệp tập trung, cần tính toán ưu tiên lắp đặt
tụ bù trung áp; các địa bàn hỗn hợp giữa phụ tải quản lý tiêu dùng dân cư và công
nghiệp, cân nhắc tăng cường dung lượng bù hạ áp ở các trạm công cộng, phần nhu
cầu còn lại mới giải quyết bằng tụ bù trung áp.
Kết quả tính toán kế hoạch bù giai đoạn 2017-2020 theo phụ lục 1,2 đính
kèm.
3. Phương thức bù:
14


− Đối với bù thanh cái 22kV: Có lộ trình tự động hóa đóng cắt để phát huy
tối đa hiệu quả các giàn bù thanh cái 22kV hiện hữu;
− Đối với bù trung thế: Tập trung lắp mới tụ bù ứng động và chuyển từ tụ
bù cố định hiện hữu sang ứng động cho tất cả các phát tuyến. Tính toán bổ sung

thiết bị để chuyển các phương thức bù chưa phù hợp sang các phương thức bù phù
hợp hơn, đặc biệt là bù theo VAr;
− Đối với bù hạ thế: Triển khai bù ứng động hạ thế kết hợp với bù nền để
phát huy tối đa hiệu quả bù trên lưới điện hạ thế;
C.KẾT LUẬN:
Hiện nay với trào lưu công suất hiện hữu của lưới điện EVN SPC, Tổng công
suất bù nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ CSPK của phụ tải. Qua thực
tế vận hành cho thấy, ở nhiều thời điểm, CSPK được phát ngược lên lưới truyền
tải, điều đó cho thấy vấn đề bù CSPK trên lưới điện EVN SPC không phải là việc
dung lượng bù chưa đáp ứng nhu cầu phụ tải mà là công tác quản lý vận hành chưa
phát huy được tối ưu hiệu quả của các giàn bù dẫn đến vẫn thiếu bù vào một số
thời điểm. Do đó để giải vấn đề giảm nhận CSPK từ lưới truyền tải, bài toán đặt ra
là giải quyết vấn đề quản lý vận hành các giàn bù hiện hữu sao cho hiệu quả, đồng
thời có định hướng tốt cho công tác bù những năm tiếp theo. Trên cơ sở những vấn
đề được đúc kết sau hội nghị, TCT sẽ tiến hành lập đề án Tiêu chí bù vô công trên
lưới điện EVN SPC những năm tiếp theo, nhằm tính toán giải quyết những vấn đề
còn tồn tại trong công tác quản lý vận hành để đưa ra phương thức bù tối ưu nhằm
nâng cao hiệu quả các giàn bù hiện hữu cũng như là định hướng công tác bù cho
giai đoạn 2017-2020.

15



×