Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh, dự án, lãnh vực xã hội hành vi, dự án nghiên cứu thực trạng và hành vi bạo lực học đường tại trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.35 KB, 25 trang )

PHẦN 1: TÊN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu thực trạng và hành vi bạo lực học đường tại trường
THCS ............

PHẦN 2: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực trong nhà trường trong vài năm gần đây đã trở thành một vấn
đề nóng bỏng, gây xơn xao dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Một số báo chí đã phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau
mang tính bạo lực trong trường học, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS. Có
một số vụ việc đã gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề
bạo lực học đường là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức của
học sinh xuống cấp nghiêm trọng.
Việc học sinh đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả cả về thể
chất và tâm lý cho các em. Khơng những nó làm các em lo lắng, đau khổ
nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tình cảm, xã hội và
thể chất ở học sinh và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Những
học sinh đi đánh bạn nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ hình
thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng, thích bạo lực, thiếu tơn
trọng người khác… Chúng ta cần nhận diện chính xác vấn đề bạo lực trong
nhà trường, phát hiện và phân tích những nguyên nhân một cách khoa học
nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phịng chống những hành vi tiêu
cực này, góp phần tích cực xây dựng mơi trường thân thiện trong nhà
trường, gia đình và xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong
học sinh THCS.
Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh bạo lực học đường, tìm hiểu các hình
thức, hành vi bạo lực để đưa ra biện pháp giáo dục học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng và hành vi bạo lực học đường tại trường học.


4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi bạo lực trong học sinh ở trường
THCS

Trang 1


- Phân tích và làm sáng tỏ thực trạng vấn đề bạo lực trong học sinh và
các giải pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực trong học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu
tài liệu, nghiên cứu thực tiễn, và phương pháp thống kê.
6. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu các biểu hiện hành vi bạo lực, xác định nguyên
nhân và một số giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực trong học sinh THCS
tại trường THCS ............
PHẦN 3: NỘI DUNG
Chương 1: Sơ lược hiện tượng bạo lực học đường.
1.1. Một số khái niệm về bạo lực học đường.
Bạo lực: Lâu nay, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một
phương thức vận động chính trị: “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật
đổ”, (từ điển Tiếng Việt 2003). Tuy nhiên, khơng phải mọi hình thức bạo
lực đều mang tính chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với
nhau trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy có thể nói bạo lực là một hiện
tượng xã hội. Nó là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã
hội.
Bạo lực học đường: Là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là
những hành vi thơ bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,
trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc khơng có vũ
khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối

quan hệ trong trường học (giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, bạo lực học đường
là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học
đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa,
khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử
vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm
sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong
nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh. Bạo
lực học đường là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức của xã hội, nội quy của nhà trường mà các em là thành viên.
Bạo lực học đường có thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và
hành vi. Có hai loại hành vi bạo lực học đường: Hành vi bạo lực học

Trang 2


đường thụ động là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận
thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của
trường lớp hay bị bèn bè rủ rê. Hành vi bạo lực học đường chủ động là
những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo
đức của nhà trường, xã hội nhưng họ vẫn cố ý làm khác so với chuẩn mực.
1.2 Các hình thức bạo lực học đường.
Bạo lực học đường giữa cá nhân với cá nhân.(trong phạm vi đề tài chỉ
nói đến giữa học sinh với học sinh. Khơng nói về giáo viên và học sinh và
các bạo lực khác).
Hình thức bao lực giữa cá nhân học sinh với nhau thường diễn ra khi
có mâu thuẫn với nhau. Khi đó hai học sinh khơng trình báo với giáo viên,
mà tự ý tìm cách giải quyết, khi giải quyết khơng được thì dẫn đến bạo lực.
Bao lực học đường nhóm với một cá nhân.

Hình thức thức này bạo lực giữa nhóm và cá nhân thường diễn ra khi
một cá nhân mâu thuẫn với một cá nhân khác trong nhóm học sinh chơi
thân với nhau. Khi đó thường thì nhóm học sinh lấy lợi thế là đơng nên có
hành động bạo lực đối với cá nhân học sinh có mâu thuẫn với nhóm. Hiện
tượng này rất nguy hiểm vì có khi nhóm học sinh đánh đập, đe dọa đến cái
nhân em học sinh kia. Có khi cịn cấm khơng cho em học sinh đó báo cáo
với thầy cơ giáo.
Bạo lực học đường nhóm với nhóm.
Trong các hình thức bạo lực thì bạo lực theo nhóm với nhóm là nguy
hiểm hơn hết. Khi các thanh viên trong nhóm này mâu thuẫn với thành
viên nhóm khác thì sẵn sàng giải quyết mẫu thuẫn bằng con đường bạo lực.
Các bạn sẵng sàng tìm đón đầu ở địa điểm bên ngoài nhà trường để giải
quyết mâu thuẫn, cá biệt có trường hợp các bạn giải quyết mâu thuẫn ngay
trong trường.
Chương 2:Thực trạng các hành vi bạo lực đường giữa học sinh
với học sinh các trường trung học cơ sở hiện nay.
1.Thực trạng
1.1. Thực trạng các hành vi bạo lực đường tại Việt Nam
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra
gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học
sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo
thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ

Trang 3


đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau;
cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Trước đó, học sinh H.T.T (lớp 7D) bị một nhóm học sinh của trường
THCS … đánh tại phòng học lớp 7A vào lúc 11h45 sau giờ sinh hoạt lớp

ngày thứ bảy (7/10/2017). Nhóm nữ sinh này cịn xơng vào lột áo bạn ngay
tai lớp học.
Nguyên nhân được xác định là mâu thuẫn cá nhân.Em H.T.T đã lấy
được mật khẩu và dùng tài khoản Facebook của một em trong nhóm bạn
thân kia đăng thơng tin lên mạng dẫn đến mâu thuẫn.Nhóm học sinh đánh
em H.T.T gồm 5 người. Một em lớp 8C đã quay clip về vụ việc này rồi đưa
lên mạng xã hội lúc 14h ngày 8/10/2017.

Nữ sinh bị đánh hội đồng ngay tại lớp học.Ảnh cắt từ
clip

Dùng mũ bảo hiểm đánh bạn vì bị nói xấu trên facebook Nạn nhân
trong vụ việc này là em Trương Thị Ly (SN 2000, học sinh lớp 9 trường
THCS P….), bị một nữ sinh lớp 8 hành hung nhiều lần.

Trang 4


Bạn học dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu và mặt Ly
Hoặc là sự việc không tuân “lệnh” lớp trưởng . Ngày 13-1-2017, Lê
từ chối việc sai vặt nên bị lớp trưởng cho là "láo". Trưa 13-1, Lê bị 5 nữ và
2 nam cùng khối 7 nhưng khác lớp, làm theo "lệnh" của lớp trưởng, đánh
hội đồng.

Trường THCS Lý Tự Trọng nơi xảy ra vụ việc
Hay việc đánh chết bạn vì mâu thuẫn nhỏ

Trang 5



Dũng và Trần Huy Anh Vũ (SN 1999, ngụ xã Tân Mỹ Chánh) có lời
qua tiếng lại. Tức giận, Vũ đem sự Dũng và Trần Huy Anh Vũ (SN 1999,
ngụ xã Tân Mỹ Chánh) có lời qua tiếng lại.

Ngơi trường Dũng theo học lúc còn sống
Tức giận,Vũ đem sự việc kể cho Nguyễn Đức Khánh (SN 1999, ngụ
P.8, TP.Mỹ Tho). Sau đó, cả hai quyết định tìm Dũng để “xử”việc kể cho
Nguyễn Đức Khánh (SN 1999, ngụ P.8,TP.Mỹ Tho). Sau đó, cả hai quyết
định tìm Dũng để “xử”.
Khoảng 16 giờ ngày 18-5, canh Dũng vừa ra khỏi cổng trường THCS
Tân Mỹ Chánh, cả hai bám theo tới đoạn đường vắng, Khánh dùng mũ bảo
hiểm đánh tới tấp vào đầu, còn Vũ dùng tay đánh vào đầu và lưng Dũng.

Trang 6


Nguyễn Đức Khánh (bìa trái) và Trần Huy Anh Vũ - Ảnh: CTV
Sau khi bị đánh, Dũng cố gượng về nhà và ngất xỉu. Khi bà Phạm Thị
Hường (78 tuổi, bà nội em Dũng) đi nhặt ve chai về thấy cháu nằm bất tỉnh
dưới đất đã hoảng hốt tri hô.Ngay sau đó, Dũng được đưa đến Bệnh viện
Đa khoa Tiền Giang cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, nơi đây đã
chuyển viện cho Dũng lên Chợ Rẫy để điều trị. Tại đây, dù được các bác sĩ
tận tình cứu chữa, nhưng đến ngày đến 25-5 thì tử vong.
Đánh giá về hiện trạng bạo lực học đường hiện nay, theo báo Dân trí
ngày 31/10/2016, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho
biết: “Mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc bạo lực xảy ra ở trong và
ngoài nhà trường, là một dấu hiệu về sự sa sút đạo đức, lối sống, văn hoá
ứng xử và yếu kém về kỹ năng sống của một bộ phận học sinh hiện nay.
Những vụ việc đó đã và đang làm đau lịng những người làm giáo dục và
gây lo lắng, bức xúc trong xã hội.”

1.2. Tình hình bạo lực học đường ở trường THCS trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị
Ở tỉnh Quảng Trị cũng đã xảy ra hai vụ nữ sinh đánh nhau, được đưa
lên mạng xã hội. Vụ thứ nhất xảy ra vào khoảng tháng 7/2016 ở huyện Hải
Lăng khi hai học sinh lớp 9 học ở Trường THCS Hải Thọ và THCS thị trấn
Hải Lăng đánh túi bụi vào một học sinh lớp 10 đang học Trường THPT
Hải Lăng, khi nữ sinh này bị ngã xuống đất, vẫn bị túm tóc kéo lê một
vịng. Đáng nói là khi sự việc xảy ra có nhiều học sinh khác chứng kiến
nhưng khơng can ngăn.
Trang 7


HS Trường THCS Hải Lăng bị đánh Ảnh cắt từ clip

Vụ thứ hai ở Trường THCS Phan Đình Phùng, TP. Đông Hà vào
tháng 6/2017 khi một nữ sinh học lớp 9 bị một nhóm bạn đánh nhiều lần
gây tổn thương vùng đầu, người thâm tím, thủng màng nhĩ phải đưa đi
bệnh viện điều trị.

Trang 8


HS Trường THCS Phan Đình Phùng bị đánh Ảnh cắt từ clip

Trước thực tế đó, phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017,
triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành GD&ĐT Quảng Trị,
Bác Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh đã kêu gọi, nhắn gửi việc
thực hiện một năm học khơng có bạo lực học đường. Để làm được điều này
các trường phải tăng cường giáo dục tình yêu thương, lẽ phải cho học sinh.
Bồi dưỡng cho các em tinh thần hướng thiện, khát khao học tập, cống

hiến. Xây dựng cho được môi trường giáo dục thân thiện, ở đó có tình
thương, kỷ cương, trách nhiệm. Làm thế nào để mỗi ngày đến trường là
ngày vui, môi trường sư phạm phải thật tốt, để mọi người đến trường muốn
được học tập, cống hiến. Các thầy cô luôn là tấm gương sáng và nhắc nhở
hàng ngày cho học sinh về cách ứng xử tử tế.
Cũng nhằm chấn chỉnh vấn nạn bạo lực học đường UBND tỉnh
Quảng Trị ban hành công văn số 4609/ UBND-VX ngày 3/11/2016 gửi sở
GD & ĐT và các huyện, thị xã, thị trấn trong tỉnh và đưa ra một số giải
pháp hạn chế tình trạng bạo lực học đương.
1.3.Thực trạng các hành vi bạo lực đường tại trường
THCS ...........
Đối với trường THCS ..........., học sinh phần lớn là ngoan, vâng lời
thầy cô, thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số
Trang 9


học sinh rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài
xã hội, các hành vi thiếu văn hóa, đánh nhau, nói tục. Đặc biệt có những
học sinh mặc dù nhà trường đã tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua
các bài giảng trên lớp hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khoá về kĩ năng sống,
giáo dục lịng kính trọng người lớn tuổi, tình thương u đối với bạn bè,
đạo lý làm người, nhưng lại có em thiếu ý thức và lạnh lùng vô cảm trước
nỗi đau của người khác. Vô cảm trước những vất vả của cha mẹ, thậm chí
dùng những đồng tiền lao động của cha mẹ vào những trị chơi vơ bổ, vi
phạm luật giao thông. Thực trạng đạo đức trong giới trẻ hiện nay nói chung
và học sinh trường THCS ........... nói riêng đang là mối quan tâm trăn trở
của mọi người, của hội đồng giáo dục nhà trường.
2. Khảo sát thực tế.
Tại trung học cơ sở ........... – Gio Linh – Quảng Trị.
Phương pháp: Thu phiếu khảo sát, phân tích nguyên nhân, tỉ lệ phát

sinh bạo lực học đường.(Phiếu phần phụ lục)
Khi được hỏi các bạn ở trường có thấy các vụ bạo lực học đường nào
khơng?Kết quả: 201/260 có mặt thì có tới 198 bạn có thấy chiếm tỷ lệ
76,15 %
Khi được hỏi các bạn có biết gì về bạo lực học đường khơng?
Kết quả: 210 bạn trả lời có chiếm 80,7% . Có 33 trả lời khơng chiếm
12,6%. 17 bạn trả không đánh vào phiếu.
Bạn cho biết ở Trường THCS ........... thường xãy ra hành vi bạo lực
học đường nào?
Kết quả: 256 học sinh cho rằng hành vi bạo lực bằng ngơn ngữ chiếm
98,4 %. 1,6% cịn lại sử hành vi bạo lực bằng hành động nhưng trong đó
98% là khơng dùng hung khí cịn lại dùng dép, thước để đánh nhau.
Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn, khảo sát cho thấy có những
lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như
thấy ghét thì đánh (25%), nói xấu với các bạn khác(15%), mâu thuẩn ở lớp
(13,3%). Đáng lo ngại nhiều khi bình luận ảnh một bạn trên trang mạng xã
hội cũng chiếm tỷ lệ rất lớn.
Một số hình ảnh nhóm khảo sát

Trang 10


Khảo sát tại lớp 9A trường THCS ...........

Khảo sát tại lớp 7A trường THCS ...........

Phiếu điều tra
Trang 11



3. Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường
3.1. Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của
bản thân đối tượng từ 12- dưới 17 tuổi,đây là giai đoạn hình thành nhân
cách ở con người, cùng với đó là tâm lý khơng ổn định. Trong giai đoạn
này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngồi cũng khiến
các em học theo. Có những em học sinh học cách sông theo phim ảnh, theo
thần tượng.
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả
năng ứng xử của bản thân và xự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong
quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động.Các em
chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ xa đọa .
3.2. Nguyên nhân từ gia đình
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ,cha mẹ thường nặng lời quát
tháo con cái.
Đặc biệt trong năm vừa qua sự cố môi trường biễn dẫn đến sự thất
nghiệp lao động ở xã ........... dẫn đến bố mẹ đi làm ăn xa nên các em phần
lớn ở nhà với ông bà nên sự quan tâm đến các em còn hạn chế...vv.
3.3. Nguyên nhân từ nhà trường
Do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức sách vở, đôi khi
lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục phẩm chất con người. Khi lên lớp giáo
viên chỉ chú trọng làm sao đảm bảo kiến thức mơn học của mình mà qn
đi sự đánh giá uốn nắn đạo đức cho các em.
3.4. Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng từ mơi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách
báo,game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,súng..)
Hiện nay địa bàn xã ........... có tất cả 5 qn game bên cạnh đó thì gần
với thị trấn Cửa Tùng ở đây là khu vực dịch vụ đang phát triển nên có phần
ảnh hưởng đến các em.
4. Tính chất của hành vi bạo lực học đường

Hành vi bạo lực học đường ban đầu xuất phát cũng từ những mâu
thuẫn nhỏ nhặt hàng ngày của các em học sinh, nhưng nếu không được
thầy cô, cha mẹ kịp thời khuyên giải, uốn nắn thì rất dễ phát sinh những
hành động bạo lực khó lường dẫn đến tích chất và hành vi ngày càng phức
tạp và nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhân cách của lứa tuổi học trò.
5. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường

Trang 12


- Hậu quả đối với học sinh
+ Về mặt thể xác: Các em có thể gặp các chấn thương trên cơ thể,
nhiều hành vi bạo lực đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ hội được
sống, được học tập của chính mình và bạn bè mình.
+ Về mặt tinh thần: Các em tham gia vào các hành vi bạo lực học
đường, đặc biệt là các em “bị hại” thường có những biểu hiện rối nhiễu
hành vi, ảnh hưởng đến học tập, lao động, năng khiếu, ước mơ, sở thích
của bản thân. Các em mất tự tin khi đến trường, trở nên lầm lì, ít nói, ln
ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn ngủ cũng gặp khó khăn, cơ thể suy
nhược. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những trường hợp đã tìm
đến cái chết để giải thốt chính mình.
+ Về học tập: Lơ là học tập, kết quả học tập sa sút, có những trường
học bỏ học thường xuyên hoặc bỏ học vĩnh viễn.

Hậu quả của bạo lực học đường
- Hậu quả đến với gia đình – nhà trường – xã hội
+ Với gia đình: Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu con
em mình, khơng biết ngun nhân vì sao mà con em mình khác bình
thường. Từ đó thường đưa ra những cách thức tìm hiểu làm tổn thương các
em, tình cảm, hịa khí trong gia đình bị rạn nứt.

+ Với nhà trường: Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo
dục của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt
động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ chức các Hội đồng kỷ
luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để giải quyết các hệ quả của các
em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, tình đồn kết, giúp đỡ
lẫn nhau bị rạn nứt. Trường học trở thành “chiến trường” để các em “thể
hiện mình”. Hơn thế, các hành vi bạo lực cịn lôi kéo một bộ phận học sinh

Trang 13


tham gia, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức học sinh và sự an toàn
trong trường học.
+ Với xã hội: Bạo lực học đường giống như những hồi chuông cảnh
báo cho toàn xã hội về một bộ phận thế hệ trẻ đang “lệch lạc” giữa ngã ba
đường của tuổi mới lớn, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã
hội, đặc biệt là với thanh thiếu niên – lực lượng nòng cốt và thiết yếu của
tương lai quốc gia. Đã có nhiều cuộc Hội thảo, các lực lượng xã hội phải
tham gia để chung tay giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, các đề tài,
cơng trình nghiên cứu về hiện tượng này cũng theo đó mà được triển khai.
Chương 3: kiến nghị, giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực học
đường ở học sinh trường THCS tại tỉnh Quảng Trị và trường
THCS ............
1. Đối với nhà trường
1.1. Công tác quản lý học sinh
Giúp đỡ những học sinh có hồn cảnh đặc biệt như ly thân, ly hôn,
đơn thân, tàn tật,... nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của hồn
cảnh gia đình đến hành vi của học sinh. Nêu những tâm gương tốt giúp đỡ
bạn trong học tập và cuộc sống.
Phối hợp giữ nhà trường, gia đình và cơng an địa phương quản lý chặt

chẽ các em học sinh cá biệt, có biểu hiện hư hỏng.
1.2. Công tác rèn luyện đạo đức
Giúp đỡ phụ huynh học sinh nâng cao chức năng giáo dục trong gia
đình.
Cơng tác phịng chống bạo lực học đường nhìn một cách tồn diện là
quan tâm đến cá nhân học sinh và những ảnh hưởng của môi trường xung
quanh tới học sinh, đồng thời coi trọng mối quan hệ biện chứng giữa “học
sinh – nhà trường – gia đình – xã hội”. Đối mặt với hành vi bạo lực học
đường, yêu cầu Thầy cô, cha mẹ phải là tấm gương tốt, đồng thời làm tốt
vai trị phịng ngừa là chính đối với học sinh.
1.3. Công tác giáo dục kỹ năng sống.
Rèn luyện cho học sinh nâng cao năng lực giải quyết mâu thuẫn, giải
quyết khó khăn và khả năng tự kiềm chế
Áp dụng phương pháp nhập vai để học sinh cảm nhận được sâu sắc
hơn về bạo lực học đường.

Trang 14


Quang cảnh phiên tòa giả định tại Trường THPT Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh

Tổ chức lồng ghép các diễn đàn bạo lực học đường với các hoạt động
khá để học sinh chia sẻ giao lưu tạo mối đoàn kết trong nhà trường.
2. Đối với gia đình học sinh.
Phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục con, ln quan tâm
chăm sóc, động viên con kịp thời, tránh phó mặc cho nhà trường.
3. Đối với chính quyền địa phương
Đổi mới và thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao ý
thức trách nhiệm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, hành vi
bạo lực diễn ra trong xã hội và địa phương. Quản lý tốt thanh thiếu niên

trên địa bàn, đặc biệt là những đối tượng bỏ học và chưa có việc làm ổn
định.
Nhân rộng mơ hình phòng tư vấn tâm lý cho hoc sinh, đổi mới cơng
tác thi đua, khen thưởng nhấn mạnh tiêu chí trường học đảm bảo an toàn.
PHẦN IV:KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các tệ nạn xã hội
nhiều và phức tạp. Do đó gây ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của các em
học sinh. Việc sử dụng tràn lan mạng internet và các loại game bạo lực sẽ
tỉ lệ thuận với việc các em học sinh gây ra bạo lực học đường.
Thực trạng hiện tượng bạo lực học đường ở tỉnhQuảng Trị những năm
gần gây diễn ra phức tạp, đối tượng tham gia trực tiếp vào các vụ việc chủ
yếu là học sinh với học sinh, bao gồm cả học sinh nữ và học sinh nam.
Thời gian xảy ra các vụ việc thường là sau giờ học, ở những nơi vắng vẻ
Trang 15


gần trường học, ít người qua lại, hình thức thực hiện rất đa dạng bao gồm
cả uy hiếp về tinh thần và thể xác, có trường hợp dẫn đến tử vong. Phương
tiện sử dụng bao gồm dao, mã tấu, giầy dép, sách vở, bút, kiếm, ống sắt,
dao lam, thư truyền tay, mạng internet, điện thoại di động.
Nguyên nhân của hiện tượng này xuất từ bản thân học sinh, từ nhà
trường, gia đình và cộng đồng xã hội, hậu quả để lại nặng nề nhất là đối
với những học sinh trưc tiếp tham gia vào hình vi bạo lực học đường. Học
sinh tham gia hoặc là nạn nhân của hiện tượng này đều là nỗi buồn cho gia
đình, thầy cơ và xã hội.
Để phịng chống bạo lực học đường có hiệu quả cần có sự kết hợp
chặt chẽ 3 mơi trường: Nhà Trường, Gia Đình, Xã hội theo cơng văn số:
(4609/UBND-VXngày 3/11/2016)
Trong q trình nghiên cứu đề tài này em khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong q thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài này

được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. />2.
3. Công văn UBND Quảng Tri số: 4609/ UBND-VX ngày 3/11/2016
(V/vchấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường)
4.
5. ngtrị.gov.vn
6. Sách GDCD 7- Hà Nhật Tăng – Nhà xuất bản giáo dục.
7. />
Quảng Trị, ngày 01 tháng 12 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là đề tài NCKH
của mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Nhóm tác giả
Trang 16


(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Anh Thư

PHIẾU ĐỀU TRA
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở
TRƯỜNG THCS ...........
HỌ VÀ TÊN....................................... ...............Giới tính : Nam/ nữ
Lớp :......

Trường THCS ........... – Gio Linh – Quảng Trị
1. Các bạn có thấy vụ bạo lực học đường nào chưa?
 Có
 khơng
2. Bạn có biết gì về vấn đề bạo lực học đường?
 Có
 khơng
3. Bạn cho biết ở Trường THCS ........... thường xãy ra hành vi bạo lực
học đường nào.
Trang 17


 Đánh đập, tra tấn, hành hạ
 Hành vi bạo lực bằng lời nói ( nõi xấu, đay nghiến, dọa nạt)
4. Ở trường các bạn bao giờ thấy xãy ra hiện tượng đánh nhau chưa
a.  Có
b.  khơng
5. Theo các bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở ( bằng các
nguồn tin như ti vi, sách báo, internet....vv)
a.  Rất nhanh
b.  nhanh
c.  chậm
d.  không tăng
6. Khi đánh nhau hoặc thấy các bạn đánh nhau thường dùng hình thức
nào chủ yếu
 a. Đánh một mình.
 b. Rủ bạn thân cùng giải quyết.
7. Khi đánh nhau thấy các bạn đánh nhau thường dùng phương tiện gì?
a. Dùng tay khơng b. Dép
c.  Các dụng cụ khác

8. Theo các bạn nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do đâu?
 Nhà trường
 gia đình
 xã hội
 chính bản thân các em
 tất cả ý kiến đó
9. Sức ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, game online đến bạo lực học
đường như thế nào?
 ảnh hưởng nghiêm trọng  ít ảnh hưởng  khơng ảnh hưởng
10. Các bạn cho biết giải pháp để phòng chống và hạn chế thấp nhất nạn
bạo lực học đường ở các trung học cơ sở
.....................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
....................................................................... ..
Xin chân thành cảm ơn
Nhóm điều tra

MỤC LỤC
PHẦN I: TÊNĐỀ
TÀI.....................................................................trang 1

Trang 18


PHẦN II. PHẦN MỠ
ĐẦU………………………………................trang1
1. Lí do chọn đề
tài…………………………………………..............trang1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài……………………………….....
…..trang 1
3. Đối tượng nghiên
cứu………………………………………........trang 1
4. Đối tượng khảo sát thực
nghiệm……………………..................trang 1
5. Phương Pháp nghiên
cứu………………………………….........trang 1
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên
cứu.................................................trang 1
PHẦN III: NỘI
DUNG....................................................................trang 1
1. Chương 1 sơ lược hiện tượng bạo lực học
đường.......................trang 1
2. Chương 2: Thực trạng các hành vi bạo lực đường giữa học
sinh với học sinh các trường trung học cơ sở hiện
nay........................................trang 3
3. Chương 3: kiến nghị giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực học
đường ở học sinh trường THCS tại tỉnh Quảng Trị và trường
THCS .............................................................................................................
...trang 11
PHẦN IV. KẾT
LUẬN..................................................................trang 12
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………..……………
trang.13

Trang 19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIO LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ HÀNH VI BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS ...........

Giáo viên hướng dẫn :
..........., ngày 01/12/2020
Họ và tên :
1. TRẦN THỊ ANH THƯ
Sinh ngày 05/06/2003
Nơi sinh : ........... -Gio Linh – Quảng Trị
Học sinh lớp 9A
2. HOÀNG THỊ THỦY TIÊN
Sinh ngày 1/09/2003
Nơi sinh : ........... -Gio Linh – Quảng Trị
Học sinh lớp 9A

Trang 20



×