Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bệnh tiểu đường Nói một cách khái quát, bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2) gây biến chứng mạch máu nhỏ (biến chứng vi mạch máu), biến chứng mạch máu lớn, hoặc cả hai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.6 KB, 15 trang )

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
I. MỞ ĐẦU
1. Khái niệm
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, thì Đái tháo đường “là một hội chứng
có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất
hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến suy yếu trong bài tiết và hoạt động
của insulin”.
Định nghĩa của Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường Hoa Kỳ:
“Đái tháo đường, cịn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển
hóa cacbohydrat khi hc mơn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong
cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao”.
Ngày nay người ta cho rằng Đái tháo đường là một rối loạn của hệ thống
nội tiết, bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ
thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt
động của insulin hoặc cả hai. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã đưa ra định
nghĩa về Đái tháo đường: “Là một rối loạn mãn tính, có những thuộc tính sau:
(1) tăng glucose máu; (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hoá
carbohydrat, lipid và protein; (3) bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các
bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác”.
2. Phân loại
Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường Hoa Kỳ đã phân loại
bệnh tiểu đường có 3 dạng chính gồm: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và
tiểu đường thai kỳ.
2.1. Đái tháo đường typ I: ĐTĐ phụ thuộc insulin, xảy ra khi TB  bị hủy hoại
>90% dẫn đến thiếu hụt hầu như hoàn toàn insulin.
2.1.1. Lâm sàng:
 Thường gặp ở độ tuổi <40.
 Hoàn cảnh phát hiện bệnh:
1



+ Khởi phát cấp tính với các triệu chứng lâm sàng rầm rộ: đái nhiều, uống
nhiều, hội chứng dị hóa (sút cân trong khi thèm ăn và ăn nhiều dẫn đến
mệt mỏi suy nhược, thể trạng gầy).
+ Hoặc đến viện do các biến chứng cấp tính (hơn mê toan ceton).
+ Hoặc do các nhiễm khuẩn (tiết niệu, phổi, lao...) mà phát hiện bệnh.
 Tiền sử gia đình ĐTĐ hoặc các bệnh tự miễn khác (nhược cơ, Addison).
2.1.2. Cận lâm sàng:
 Đường huyết tăng cao, đường niệu cao.
 Thể ceton trong máu tăng cao và xuất hiện trong nước tiểu.
 Insulin máu thấp.
 Peptid C thấp và không đáp ứng khi kích thích bằng glucagon (test
glucagon).
 Kháng thể kháng tiểu đảo Langerhans (+). ICA (+)
 HLA DR3, HLA DR4 (+).
2.2. Đái tháo đường typ II: Không phụ thuộc insulin, do rối loại hoặc giảm
chức năng tế bào .
2.2.1. Lâm sàng:
 Tuổi >40.
 Tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng cổ điển không rõ ràng, không rầm rộ
như typ I. Đường huyết thường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn
đốn.
 Hồn cảnh phát hiện:
+ Xét nghiệm đường máu hệ thống cho các đối tượng có nguy cơ cao.
+ Do có biểu hiện các biến chứng cấp tính và mạn tính.
+ Tình cờ phát hiện đường máu tăng cao.
 Thể trạng bình thường hoặc thừa cân, béo phì kiểu nam, ở Việt Nam béo ít
gặp hơn.
 Tiền sử gia đình béo phì, Đái tháo đường, tiền sử Đái tháo đường thai
nghén, đẻ con >4kg.
2



 Thường kèm theo các biến chứng: vi mạch, tim mạch, mạch máu lớn, thần
kinh ngoại biên, bàn chân đái tháo đường.
2.2.2. Cận lâm sàng:
 Đường máu tăng cao.
 Hiếm khi có ceton niệu (trừ trường hợp nhiễm khuẩn hoặc suy kiệt).
 Insulin máu bình thường, peptid C bình thường, đáp ứng với test glucagon.
2.3. Đái tháo đường thai nghén: là tình trạng Đái tháo đường xảy ra ở thời lỳ
có thai đặc biệt là 3 tháng cuối, Đái tháo đường ở phụ nữ có thai gồm đường
huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu và thường mất
đi sau đẻ.
3. Thực trạng bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam
Theo tổ chức Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF - International Diabetes
Federation) thì trên thế giới hiện nay:
-

Mỗi 6 giây có 1 người chết vì bệnh tiểu đường (tương đương với 5 triệu
ca tử vong)

- Cứ 11 người thì có 1 người lớn mắc bệnh tiểu đường (tương đương với
415 triệu người)
- Trong 7 ca sinh thì có 1 ca bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ.
- Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 422 triệu người đang phải đối mặt với
nguy cơ bệnh đái tháo đường, con số này chiếm 8,2% dân số thế giới theo thống kê mới nhất năm 2014.
- Dự báo đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người mắc bệnh
Tại Mỹ ước tính có khoảng 26 triệu người mắc bệnh tiểu đường, khoảng 7
triệu người có bệnh lý trong đó có quá nhiều đường trong máu.
Nước Anh cũng có khoảng 3 triệu người mắc và con số này không ngừng
tăng lên. Tại Đức, theo số liệu mới đây nhất vào ngày Tiểu đường Thế giới

(14/11/2015) thì có hơn 6 triệu người mắc bệnh.
Ở Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc tiểu đường
đang ngày càng gia tăng. Trong 1 hội thảo ngày 29/5/2015 của Bộ Y tế Việt
3


Nam về chủ đề “Bệnh tiểu đường trong mối quan tâm về y tế tồn cầu”, con số
đáng giật mình đã được đưa ra.
Bộ Y tế thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở
nước ta tăng 211%, và với con số này, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có
tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới.
Thống kê từ các cơ sở y tế từ địa phương, toàn quốc hiện có:
- Khoảng 5 triệu bệnh nhân tiểu đường.
-

60% các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được chẩn đốn là có biến
chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lịa, tàn phế, thậm chí là tử
vong.

- Mỗi ngày có khoảng 150 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến
bệnh tiểu đường.
Theo PGS.TS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội Nội tiết và Tiểu đường
Việt Nam, chính thói quen sinh hoạt không khoa học của người Việt Nam đã và
đang làm tăng số lượng người thừa cân, béo phì dẫn tới bệnh tiểu đường.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tùy theo từng dạng bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Như
trong bệnh tiểu đường type 1 thì yếu tố di truyền rất quan trọng, bên cạnh đó có
thể là yếu tố suy giảm hệ miễn dịch khiến tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta
làm tuyến tụy suy yếu, hoặc yếu tố môi trường.
Tuy nhiên, do phổ biến nhất hiện nay là tiểu đường type 2 và liên quan

chặt chẽ đến lối sống - điều mà mỗi người có thể nỗ lực điều chỉnh được, nên
chúng tơi sẽ tập trung nói về nguyên nhân gây tiểu đường type 2.
1. Do di truyền:
Gen đóng một phần quan trọng trong tính nhạy cảm với bệnh tiểu đường
type 2. Có gen hoặc sự kết hợp của các gen nhất định có thể tăng hoặc giảm
nguy cơ phát triển bệnh của một người.

4


Vai trò của các gen được các nhà khoa học đặt ra bởi họ nhận thấy các tỷ
lệ cao của bệnh tiểu đường type 2 trong gia đình và cặp song sinh giống hệt
nhau, và sự biến động lớn về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của 1 chủng tộc.
Người thừa cân hoặc béo phì có gen nhạy cảm đối với bệnh tiểu đường
type 2 cũng có nguy cơ mắc bệnh hơn hẳn một người thừa cân hoặc béo phì bình
thường khác.
2. Béo phì và ít vận động:
Hoạt động thể chất và béo phì có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của
bệnh tiểu đường type 2.
Sự mất cân bằng giữa lượng calo và hoạt động thể chất có thể dẫn đến béo
phì, gây kháng insulin ở những người bị bệnh tiểu đường type 2. Mỡ bụng dư
thừa là một yếu tố nguy cơ lớn với tình trạng kháng insulin, tiểu đường type 2 và
cả bệnh tim mạch.
3. Kháng insulin:
Kháng insulin là một tình trạng phổ biến ở những người thừa cân hoặc
béo phì, có bụng mỡ dư thừa và ít hoạt động thể chất.
Cơ, các tế bào mỡ và gan giảm hoặc ngừng đáp ứng đúng với insulin, buộc
tuyến tụy bù đắp bằng cách sản xuất thêm insulin. Miễn là các tế bào beta có thể
sản xuất đủ insulin, lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Nhưng khi sản xuất insulin ngừng vì rối loạn chức năng tế bào beta, nồng

độ glucose tăng, dẫn đến tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
4. Sản xuất glucose bất thường của gan:
Ở một số người mắc bệnh tiểu đường, tăng bất thường trong việc sản xuất
glucose ở gan cũng góp phần làm tăng lượng đường huyết.
Với một cơ thể bình thường, tuyến tụy tiết hc mơn glucagon khi lượng
glucose trong máu và mức insulin thấp; glucagon kích thích gan sản xuất
glucose và phát tán nó vào máu, đưa lượng glucose trong máu trở lại bình
thường.

5


Nhưng vì lý do nào đó, người ta thấy ở rất nhiều người bị bệnh tiểu
đường, nồng độ glucagon cao hơn mức cần thiết. Mức độ glucagon cao làm gan
sản xuất ra lượng glucose khơng cần thiết, góp phần vào mức độ glucose trong
máu cao.
Metformin, loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh tiểu
đường type 2, chính là để làm giảm mức sản xuất glucose thừa ở gan.

Cơ chế sinh bệnh Đái tháo đường
5. Hội chứng chuyển hóa:
Hội chứng chuyển hóa, cũng được gọi là hội chứng kháng insulin, dùng
để chỉ một nhóm các điều kiện phổ biến ở những người bị tình trạng kháng
insulin, bao gồm:
- Mức độ glucose trong máu cao hơn bình thường
- Tăng kích thước vịng eo do mỡ bụng dư thừa
6


-


Huyết áp cao

-

Mức độ bất thường của cholesterol và triglycerides trong máu
Những người có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao phát triển bệnh

tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi lối sống, chẳng hạn như chăm
vận động cơ thể và giảm cân, là những cách tốt nhất để đảo ngược hội chứng
chuyển hóa, cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin, và giảm nguy cơ bệnh
tiểu đường type 2 cũng như bệnh tim mạch.
6. Các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường type 2:
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường có một số hoặc nhiều
đặc điểm sau đây, và đó cũng chính là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tiểu
đường.
-

45 tuổi trở lên

-

Cha mẹ hoặc anh chị bị bệnh tiểu đường

-

Lịch sử sinh ra một con nặng hơn 9 pao (4,5kg)

-


Lịch sử tiểu đường thai nghén

-

Cao huyết áp 140/90 hoặc trên mức này, hoặc đang điều trị huyết áp cao

-

Lipoprotein mật độ cao (HDL), hoặc tốt, cholesterol dưới 35 miligam

mỗi decilít (mg/dL), hoặc một mức độ chất béo trung tính cao hơn 250 mg/dL
-

Hội chứng buồng trứng đa nang, còn gọi là PCOS

-

Tiền tiểu đường - một mức A1C của 5,7-6,4 phần trăm; một xét nghiệm

đường huyết lúc đói cho kết quả 100-125 mg/dL; hoặc xét nghiệm glucose dung
nạp kết quả từ 140-199, được gọi là mức dung nạp glucose.
-

Lịch sử của bệnh tim mạch.

III. TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường nhìn chung biểu hiện qua một số dấu hiệu như: thường
xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, luôn cảm thấy mệt mỏi, người bệnh bị giảm cân
nhanh mà không rõ lý do... với mức độ tùy thuộc đó là type 1 hay type 2.


7


Ở tiểu đường type 1, triệu chứng thường xuất hiện thình lình và có thể đe
dọa mạng sống, vì thế thường phải chẩn đoán khá nhanh.
-

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khó chịu

-

Khát nước: xảy ra khi nhận thấy bị khát nước quá mức so với bình
thường

-

Đi tiểu nhiều vào ban đêm

-

Cảm giác đói quằn quại

-

Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do
Ở tiểu đường type 2, triệu chứng ít được người bệnh nhận ra, cho đến khi

phát hiện bệnh thì các biến chứng đã xảy ra rồi, vì vậy nó được cho là cịn nguy
hiểm hơn tiểu đường type 1.

Ở người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng thấy xuất hiện các triệu chứng
tương tự với tiểu đường type 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi, người bệnh bị giảm
cân nhanh mà khơng rõ lý do.
Ngồi ra, tiểu đường type 2 còn được biểu hiện bằng các dấu hiệu đặc
trưng sau (và phần nhiều các dấu hiệu đó là dấu hiệu của các biến chứng):
- Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói: Đây là một biểu hiện đặc trưng của
bệnh tiểu đường type 2 do nồng độ insulin cao trong cơ thể gây ra cảm
giác nhanh đói.
-

Vết thương lâu lành: Do lượng đường trong máu cao khiến cho hoạt động
của bạch cầu bị bất thường và giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại
vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây hại.

-

Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh tiểu
đường khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng
da…

-

Rối loạn tình dục: Biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như
xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục…

8


-


Mắt nhìn mờ: Tiểu đường tác động vào những mạch máu của lớp thần
kinh mắt (võng mạc) một cách âm thầm, những mạch máu bị hư hại này
làm cho võng mạc sưng phồng và dày lên, gây giảm thị lực.

IV. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ và Trung tâm dịch vụ y tế Quốc gia của Anh,
lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu, làm tăng khả năng
thu hẹp và xơ vữa động mạch. Điều này cũng dẫn đến nguồn cung cấp máu đến
các dây thần kinh bị giảm thậm chí tắc nghẽn.
Nói một cách khái quát, bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2)
gây biến chứng mạch máu nhỏ (biến chứng vi mạch máu), biến chứng mạch
máu lớn, hoặc cả hai.
1.Biến chứng vi mạch máu
1.1. Các bệnh về mắt
Tiểu đường gây đục thủy tinh thể (cườm khô) và tăng nhãn áp (cườm
nước) nhưng ảnh hưởng của nó trên võng mạc mới là mối đe dọa gây mù.

9


Tổn thương võng mạc trên người bị bệnh tiểu đường gọi là bệnh võng
mạc do tiểu đường. Phần lớn các bệnh nhân có những thay đổi ở đáy mắt diễn ra
sau 15-20 năm mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường tác động vào những mạch máu của lớp thần kinh mắt (võng
mạc) một cách âm thầm, những mạch máu bị hư hại này làm cho võng mạc sưng
phồng và dày lên, gây giảm thị lực.
Muốn phát hiện sớm các chấn thương đầu tiên của võng mạc phải dùng
phương pháp chụp động mạch võng mạc có huỳnh quang thì những tổn thương
vi mạch sẽ được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, phòng ngừa diễn tiến của
bệnh lý võng mạc.

1.2. Các bệnh về thận
Tiểu đường là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bệnh thận nghiêm
trọng nhất (giai đoạn cuối), dẫn đến suy thận, suy thận mãn tính.
Bệnh thận được chẩn đoán bằng xét nghiệm nước tiểu và điều trị ban đầu
là kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu - như với các biến chứng bệnh tiểu
đường khác.
1.3. Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh
Biến chứng thần kinh ảnh hưởng lên mọi cơ cấu của hệ thần kinh. Biến
chứng gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân dù ít khi gây tử vong.
Biến chứng thần kinh hay gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường là viêm đa dây thần
kinh ngoại biên: thường bị bắt đầu ở các chi dưới gây tê nhức, dị cảm, tăng nhạy
cảm và đau. Đau có thể âm ỉ hoặc đau như điện giật.
Do người bệnh bị mất cảm giác đối với nhiệt, lạnh hoặc đau, và thiếu sự
quan tâm tới chân, nên có nguy cơ xuất hiện vết thương, mụn nước hoặc vết loét
mà không chú ý.
Nếu khơng được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng
và thậm chí hoại tử, phải cắt cụt chân. Vì vậy người bệnh tiểu đường cần lưu ý
để bàn chân luôn sạch sẽ, khô ráo, móng tay - chân gọn sạch và mang tất phù
hợp, thoải mái, tránh để bị chà xát.
10


2. Biến chứng mạch máu lớn
Lượng đường cao trong thời gian dài gây ra quá trình gọi là "xơ vữa động
mạch", hoặc tắc nghẽn động mạch.
Việc thu hẹp động mạch có thể dẫn đến lưu lượng máu giảm xuống cơ tim
(gây ra một cơn đau tim), hoặc đến não (dẫn đến đột quỵ) hoặc đến chi (dẫn đến
đau và giảm khả năng chữa lành các vết nhiễm trùng).
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Đái tháo đường.
Để kiểm tra sơ bộ, bác sỹ có thể thử máu đầu ngón tay hoặc thử nước tiểu

- đây gọi là xét nghiệm ban đầu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Que thử được nhúng vào mẫu nước tiểu và sẽ đổi màu
nếu có sự tác động của glucose hiện diện trong nước tiểu. So que thử với thang
màu co sẵn để biết mức glucose.
Nếu mức glucose thể hiện ở que thử cao hơn bình thường, hoặc ở mức
bình thường nhưng vẫn có các triệu chứng tiểu đường đi kèm, thì bác sỹ sẽ cho
bạn làm xét nghiệm máu để biết chính xác.
- Xét nghiệm máu đầu ngón tay: Lấy một giọt máu đầu ngón tay cho vào que
thử, sau đó đưa que thử vào máy đo để đọc kết quả. Mức đường huyết bình
thường nằm trong khoảng từ 4-6 mmol/L.
Nếu kết quả đo được cao hơn 6 mmol/L hoặc vẫn trong khoảng bình
thường (4-6 mmol/L) nhưng vẫn có triệu chứng đi kèm, thì bác sỹ sẽ cho bạn
làm xét nghiệm máu.
Như vậy 2 xét nghiệm trên không giúp xác định chính xác 1 người bị tiểu
đường hay khơng (nhất là trong trường hợp có một hoặc vài triệu chứng), vì
chúng khơng thể cho kết quả cụ thể lượng glucose trong máu là bao nhiêu.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ về Tiêu chuẩn chăm sóc y tế trong bệnh
tiểu đường, thì việc chuẩn đốn bệnh tiểu đường muốn chính xác bắt buộc phải
được trải qua các xét nghiệm máu. Bất kỳ một trong các xét nghiệm nào sau đây
đều có thể được sử dụng để chẩn đốn:

11


- Kiểm tra glucose ngẫu nhiên: Máu lấy từ cánh tay sẽ được gửi đi phân
tích. Trước khi lấy máu, bác sỹ khơng u cầu bạn phải nhịn đói, kết quả
sẽ có sau 1 tuần.
Nếu lượng glucose của bạn là 11,1mmol/L và có triệu chứng của bệnh
tiểu đường thì kết luận bạn bị bệnh. Nếu bạn khơng có triệu chứng và lượng
glucose thấp hơn 11,1mmol/L, ban cần làm thêm 1 trong 2 xét nghiệm: kiểm tra

đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose.
- Kiểm tra đường huyết lúc đói: Trước khi xét nghiệm bạn khơng được ăn
uống gì từ ban đêm cho đến khi lấy máu vào sáng hơm sau, kết quả sẽ có
sau 1 tuần.
Nếu bạn có triệu chứng và kết quả xét nghiệm trên 7 mmol/L, kết luận
bạn bị tiểu đường. Nếu bạn khơng có triệu chứng hoặc có triệu chứng mà kết
quả xét nghiệm thấp hơn 7 mmol/L, bạn cần làm lại xét nghiệm này hoặc làm
thêm xét nghiệm dung nạp glucose.
- Xét nghiệm dung nạp glucose: Còn gọi là xét nghiệm dung nạp đường
máu, là biện pháp phản ứng của cơ thể với lượng đường (glucose). Các
thử nghiệm dung nạp glucose có thể được sử dụng để xác nhận cho bệnh
tiểu đường type 2.
Thông thường hơn, một phiên bản sửa đổi của xét nghiệm dung nạp
glucose được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn được u cầu
khơng ăn uống gì cả đêm, sáng hôm sau bạn được lấy máu trước và 2 giờ sạu
khi bạn uống nước đường.
Nếu lượng glucose lúc đói trên 7 mmol/L và lượng glucose 2 giờ sau khi
uống nước đường trên 11,1 mmol/L thì kết luận bạn bị tiểu đường bất kể bạn có
triệu chứng hay không. Xét nghiệm này được dùng sau khi tất cả các xét nghiệm
trên đều không đủ cơ sở để kết luận.
Khi thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh cần đến các cơ
sở y tế để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

12


Theo tài liệu của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ về Tiêu chuẩn chăm sóc y tế
trong bệnh tiểu đường (2012), việc chữa trị tiểu đường chủ yếu cần kiểm soát
lượng insulin của cơ thể, nên người bệnh ngoài dùng thuốc, có chế độ theo dõi
bệnh nghiêm ngặt, cịn phải có 1 lối sống và chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

V. PHỊNG TRÁNH VÀ TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1. Phịng bệnh
Hiện nay, bệnh tiểu đường type 1 khơng thể phịng tránh được. Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm vào các quá trình tự miễn dịch của cơ thể và
các yếu tố môi trường tác động dẫn đến việc phát triển bệnh tiểu đường loại 1,
do đó chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 trong tương lai.
Trong khi đó, nhiều trường hợp của bệnh tiểu đường type 2 có thể được
ngăn chặn, hoặc trì hỗn sự phát triển bệnh bằng cách thay đổi lối sống tích cực.
Người ta ước tính rằng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 có thể
được giảm lên đến 58% nếu duy trì một trọng lượng cơ thể ổn định, vận động cơ
thể thường xuyên và có một kế hoạch ăn uống hợp lý.
Ngoài ra, lối sống như vậy khơng chỉ để quản lý, phịng tránh tốt bệnh
tiểu đường mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch.
Sau đây là một số lời khuyên của Hiệp hội tiểu đường Mỹ để phòng tránh bệnh
tiểu đường:
- Ăn thường xuyên, đúng bữa - tránh những tác động làm thay đổi nồng độ
glucose như bỏ qua các bữa ăn hoặc bỏ dở bữa ăn vì cơng việc hay lý do khác.
-

Ăn nhiều rau, trái cây: Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều

dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món
salad mỗi sáng.
- Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng
tránh bệnh tiểu đường.
-

Các loại ngũ cốc giàu chất xơ được khuyến cáo như là một nguồn

carbohydrate lành mạnh: Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt giúp ổn định và

kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta.
13


-

Hãy thử nước hoặc trà và cà phê thay vì đồ uống có đường và tránh thêm

đường khi uống.
-

Ăn đậu - một nguồn tinh bột ít béo, nhiều protein và chất xơ, ví dụ như

đậu lăng, đậu xanh và đậu Hà Lan vườn
- Giảm lượng chất béo trong chế biến thức ăn, ví dụ như nướng, thay vì
chiên
- Ăn cá hai lần một tuần hoặc hơn
- Tránh các loại dầu thực vật hydro hóa (cơng nghệ hidro hóa để kéo dài
thời gian sử dụng) và hạn chế chất béo bão hịa và chất béo trans (chất béo
chuyển hóa) - thay thế chúng bằng các chất béo khơng bão hịa đơn và khơng
bão hịa đa (bơ, hạnh nhân, dầu oliu,..)
-

Nhận thức uống sữa giúp giảm lượng chất béo - chọn skim milk (sữa tách

béo) và ít chất béo (1%), giảm tiêu thụ pho mát, bơ.
-

Cắt giảm thêm đường vào trong đồ uống và thực phẩm. Dùng trà và cà


phê không đường, tránh xi-rô trái cây và chú ý đến nhãn, hạn sử dụng thực
phẩm.
-

Giảm bớt muối - chuẩn bị, ché biến thức ăn với ít hoặc khơng có muối

-

Cắt giảm bớt khẩu phần ăn - cảnh giác với lượng tiêu thụ thức ăn khi ăn,

đảm bảo cung cấp vừa đủ cho cơ thể.
-

Hãy cảnh giác với các loại thực phẩm chức năng "tiểu đường" - chúng

khơng có lợi ích cụ thể và có thể tốn kém.
-

Uống rượu chỉ trong chừng mực - không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ

và hai ly dành cho nam giới.
-

Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng

nguy hiểm của cănbệnh tiểu đường.
-

Gia tăng hoạt động thể lực: Chơi thể thao hơn 30 phút, tập thể dục


khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày. Năng động trong mọi hoạt động, bước
khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

14


Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng
làm việc. Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
2. Trị bệnh
Việc điều trị bệnh Đái tháo đường nhằm đạt được 3 mục đích chính:
- Giảm triệu chứng do tăng ĐH
- Kiểm sốt ĐH gần mức bình thường để ngăn BC cấp và mạn tính
- Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân
Để việc điều trị có hiệu quả người bệnh phải kết hợp 3 yếu tố: Chế độ ăn
hợp lý, vận động thể lực và sử dụng thuốc.
 Thay đổi chế độ ăn phù hợp:
- Protein:

15 – 20 % tổng calo trong ngày

- Lipid:

30% tổng calo trong ngày

- Glucid: 50-60%
 Tập thể dục:
- Cải thiện sự nhạy cảm của insulin góp phần làm giảm ĐH
- Có lợi làm cải thiện hoạt động tim mạch, làm tinh thần sảng khoái
- Nên tập loại thể dục dẻo dai: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp
- Tập 30 phút/ ngày x 5 ngày/tuần

 Thuốc hạ đường huyết
Đái tháo đường typ 1: phải dùng insulin suốt đời
Đái tháo đường typ 2:
- Thuốc uống hạ ĐH
- Có thể cần insulin
- Điều trị tăng HA, tăng lipid máu, mập phì…

15



×