Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

6 văn ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.44 KB, 9 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12
LẦN 1 - NĂM HỌC 2022-2023
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)
(Đề gồm có 2 trang)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cậu chăn cừu Santiago mở mắt khi vầng đơng ló rạng ở chân trời. Đêm trước
nơi đó còn lấp lánh ánh sao, giờ đây là một hàng cây chà là dài ngút mắt.
“Chúng ta đến nơi rồi”, chàng người Anh nói và thấy nhẹ cả người. Anh ta
cũng mới vừa thức giấc.
Cậu khơng nói gì. Cậu đã học được sự nín lặng của sa mạc và hài lòng với việc
ngắm hàng chà là nơi chân trời kia. Cậu còn phải đi xa nữa mới tới được Kim Tự
Tháp và một ngày nào đó buổi sáng hơm nay sẽ chỉ cịn là kỉ niệm. Nhưng lúc này đây
nó là khoảnh khắc của hiện tại, là ngày hội mà người phu lạc đà đã nói. Cậu thưởng
thức nó, nhớ lại những bài học của quá khứ và những ước mơ cho tương lai. Một ngày
kia cả nghìn cây chà là này sẽ chỉ là kỉ niệm, nhưng giờ đây, với cậu, chúng là bóng
mát, là nước và nơi tránh chiến tranh. Hôm qua, tiếng kêu của con lạc đà có thể gây
nguy hiểm, thì giờ đây rừng chà là có thể báo hiệu sự kì diệu.
“Thế giới nói bằng nhiều thứ ngơn ngữ”, cậu nghĩ.
“Đồn lữ hành tới cũng hối hả như thời gian trôi”, nhà luyện kim đan thầm
nghĩ khi nhìn cả trăm người và thú vật đến được ốc đảo. Dân chúng lớn tiếng hò reo
chạy về phía đồn người mới tới. Bụi bay mù trời. Lũ trẻ reo hị, nhảy như choi choi
khi thấy đồn người lạ. Nhà luyện kim đan thấy tù trưởng ốc đảo lại chào trưởng đồn
lữ hành và hai người trị chuyện hồi lâu.
Nhưng nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những điều ấy. Ông đã từng
thấy nhiều người đến rồi đi, trong khi ốc đảo và sa mạc vẫn là ốc đảo và sa mạc. Ông


đã thấy vua chúa và kẻ ăn xin đi qua biển cát này, cái biển cát thường xun thay hình
đổi dạng vì gió thổi nhưng vẫn mãi mãi là biển cát mà ông đã biết từ thuở nhỏ. Tuy
vậy, tự đáy lịng mình, ơng không thể không cảm thấy vui trước hạnh phúc của mỗi
người lữ khách, sau bao ngày chỉ có cát vàng với trời xanh nay được thấy chà là xanh
tươi hiện ra trước mắt. “Có thể Thượng Đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết
quý trọng cây chà là”, ông nghĩ.


(Trích Nhà giả kim, Paulo Coelho, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.121-123)
Câu 1: Với cậu bé Santiago, giờ đây cây chà là có ý nghĩa là gì?
Câu 2: Khi đứng trước hàng cây chà là dài ngút mắt, cậu bé Santiago đã bộc lộ cảm
xúc, suy nghĩ như thế nào?
Câu 3: Thái độ, cảm xúc của nhà luyện kim đan khi chứng kiến cảnh dân chúng reo
hị, vui mừng đón đoàn lữ hành đến được ốc đảo gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Có thể Thượng Đế tạo ra sa mạc chỉ để
cho con người biết quý trọng cây chà là”? Vì sao?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(14 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
Từ đoạn ngữ liệu trong phần Đọc – hiểu và những trải nghiệm thực tế, anh/chị
hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
nghĩa của khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2. (10 điểm)
Trong cuốn Sổ tay viết văn, nhà văn Tơ Hồi tâm sự: "Tơi cho rằng ngay trong
văn xi cần phải đượm hồn thơ, có như thế, văn xuôi mới trong sáng cất cao".
Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích
“Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1,
NXBGD Việt Nam 2016)
---------------------Hết----------------------



SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

Câu Ý

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
LỚP 12 LẦN 1 - NĂM HỌC 2022-2023
Môn: NGỮ VĂN
(Đáp án gồm có 7 trang)

Yêu cầu cần đạt

Điểm

I. Đọc – hiểu

6,0

1

Theo tác giả, với cậu bé Santiago, giờ đây cây chà là có ý nghĩa
0.75
là: “bóng mát, là nước và nơi tránh chiến tranh”.

2

Khi đứng trước hàng cây chà là dài ngút mắt, cậu bé Santiago đã
bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ: cậu hài lòng khi đứng trước hàng chà là,
khi đã vượt qua chặng đường đầy gian nan, thử thách khắc nghiệt; 1,25
cậu nhớ về khó khăn đã qua, trân trọng những giây phút tươi đẹp của

hiện tại và tiếp tục mơ ước cho tương lai.

3

- Khi chứng kiến cảnh dân chúng reo hị, vui mừng đón đồn lữ hành
đến được ốc đảo, nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những
điều ấy nhưng không thể không cảm thấy vui trước hạnh phúc của
mỗi người lữ khách. Như vậy, điều mà nhà luyện kim đan quan tâm
chính là niềm hạnh phúc của con người khi họ vượt thử thách, hiểm
nguy thậm chí cả cái chết đe dọa trên sa mạc để đến được ốc đảo.
2,0
- Suy nghĩ của bản thân: học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân.
(Gợi ý: Trong cuộc sống, điều đáng quan tâm là cảm xúc của những
người vừa vượt qua những khó khăn thử thách, vừa có những trải
nghiệm sâu sắc, ý nghĩa trong cuộc đời. Đó là kết quả của khát vọng;
của quyết tâm thực hiện mục tiêu; của ý chí, nghị lực, niềm tin của
con người. Chúng ta cần biết trân trọng điều đó.)

4

Đồng tình với ý kiến của tác giả: “Có thể Thượng Đế tạo ra sa mạc 2.0
chỉ để cho con người biết quý trọng cây chà là”?
Bởi vì:
- Sa mạc là con đường mà người lữ khách phải vượt qua, là nơi khơ
cằn, khắc nghiệt. Hình ảnh này là biểu tượng cho những khó khăn,
thử thách, hiểm nguy trong cuộc sống.
- Cây chà là bóng mát, là nước và nơi tránh chiến tranh trong suy
nghĩ của cậu bé chăn cừu. Đó là biểu tượng của sự sống ngọt ngào,
niềm vui, nơi che chở, chốn bình yên. Là những giá trị mà con người
ln kiếm tìm, khát khao vươn tới.

=> Con người trải qua những thăng trầm, thử thách gian nan mới tìm
đến sự trân quý, tìm đến cuộc sống tươi đẹp hơn; thấy được giá trị, ý
nghĩa cao cả của mình. Khi đó, con người sẽ trân trọng hơn những


giá trị của cuộc sống, trân trọng hơn những gì mình đã nỗ lực để đạt
được trong hiện tại.
(Thí sinh có thể có suy nghĩ khác nhưng cách lí giải phải hợp lí, phù
hợp với đạo đức, văn hố và pháp luật thì mới được chấp nhận).
II. Làm văn
1

14,0

Từ đoạn ngữ liệu trong phần đọc – hiểu và những trải nghiệm
thực tế, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
4,0
suy nghĩ của mình về ý nghĩa của khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi
con người.
Về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các
thao tác lập luận.
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những
yêu cầu sau:
Giải thích: Khoảnh khắc là khoảng thời gian ngắn, trơi qua một cách
nhanh chóng, khơng lặp lại; đó cũng là cơ sở tạo nên toàn bộ thời 0,5
gian cuộc đời.

Bàn luận:
2,5
- Khoảnh khắc có vai trị, ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời mỗi người:
+ Cuộc đời mỗi người là sự tiếp nối của rất nhiều khoảnh khắc. Đó là
những mảnh ghép cho cuộc sống, dù vui hay buồn, theo năm tháng
sẽ tạo nên bức tranh phong phú, muôn màu của cuộc đời con người.
+ Mỗi khoảnh khắc sống có ý nghĩa sẽ tạo nên một cuộc đời ý nghĩa.
Một cuộc đời có ý nghĩa sẽ có nhiều khoảnh khắc có giá trị, đáng
trân trọng.
+ Trong cuộc đời mỗi người, có những khoảnh khắc làm nên giá trị
cuộc sống, quyết định số phận con người; cũng có những khoảnh
khắc tẻ nhạt, trơi qua vơ nghĩa thậm chí có những khoảnh khắc đẩy
con người vào số phận bi kịch… Vì cuộc sống khơng bao giờ hồn
hảo tuyệt đối. Cuộc sống thực sự là một chuỗi khoảnh khắc vuibuồn, thành công – thất bại, đan xen, kết hợp với nhau.
- Làm thế nào để tận hưởng từng khoảnh khắc trọn vẹn của cuộc đời.
Bạn hãy tập trung vào hiện tại và niềm vui, hạnh phúc của ngày hôm
nay để cuộc đời mình khơng bị trơi qua vơ ích. Khoảnh khắc của
hiện tại là khoảng thời gian quý giá, giàu ý nghĩa. Khi sống tích cực


với hiện tại chúng ta sẽ được kế thừa quá khứ, hiện thực hóa ước mơ,
chuẩn bị cho tương lai. Đừng chờ đợi mà hãy sống hết mình cho mỗi
phút giây hiện tại để tìm được hạnh phúc đích thực.
- Phê phán những người lãng phí từng khoảnh khắc của cuộc đời để
thời gian trôi qua vô nghĩa.
Bài học:
- Hãy trân trọng từng khoảnh khắc, sống hết mình tạo nên những
khoảnh khắc đẹp đẽ và để cuộc sống có ý nghĩa.
1.0
- Bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc, bạn sẽ

sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

2

Trong cuốn Sổ tay viết văn, nhà văn Tơ Hồi tâm sự: "Tôi cho
rằng ngay trong văn xuôi cần phải đượm hồn thơ, có như thế, văn
xi mới trong sáng cất cao".
10,0
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua
đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc
Tường (Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD Việt Nam 2016)
1. Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài nghị luận văn
học, địi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác
phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn
chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau,
nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng; phải có những thái độ, suy nghĩ
đúng đắn, nghiêm túc về vấn đề nghị luận.
2. u cầu cụ thể:
Thí sinh có thể có những cách kiến giải và triển khai vấn đề khác
nhau, song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau
1. Giải thích:
2.0
* Cắt nghĩa nhận định:
0,75
- Văn xi: Chỉ các thể loại thuộc phương thức tự sự, phản ánh đời
sống qua sự việc, chi tiết, nhân vật.. trong một tình huống cụ thể nào
đó. Qua đó bộc lộ quan điểm, tư tưởng của nhà văn về hiện thực
cuộc sống.

- Đượm hồn thơ: Chất trữ tình sâu lắng, bay bổng trong văn xuôi
được tạo nên từ sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc
sống, con người có khả năng truyền những rung cảm sâu xa đến
người đọc.
- Trong sáng, cất cao: Là giá trị của tác phẩm văn học thể hiện ở vẻ


đẹp của hình thức và chiều sâu nội dung, ở khả năng tác động đến
nhận thức, tình cảm, tâm hồn người đọc..
 Ý kiến của Tơ Hồi khẳng định vai trị của chất trữ tình bay bổng
trong việc tạo nên giá trị cho văn xuôi, giúp tác phẩm văn xuôi vừa
đảm bảo giá trị thẩm mĩ, vừa bồi đắp tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho
con người
* Lí giải nhận định:
- Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn xuôi là tự sự, nhà văn
thường chú ý đến xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết,
tình huống. Trong khi đó phương thức biểu đạt chủ yếu của thơ là
biểu cảm, nhà thơ tập trung bộc lộ tiếng nói tâm hồn mình bằng vần
điệu. Vậy nên, khi văn xi chứa đựng chất thơ sẽ tạo nên phong vị
ngọt ngào, dễ lan thấm vào tâm hồn người đọc.
- Trong thực tế sáng tác, các nhà văn thường có xu hướng phối
hợp, đan xen nhiều thể loại. Đưa chất thơ vượt biên giới thể loại sang
văn xi chính là sự vận dụng kết hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều
phương thức biểu đạt của nhà văn
- Cũng như các thể loại văn học khác, văn xuôi cũng hướng tới thực
hiện các chức năng cơ bản đó là: Nhận thức, thẩm mĩ và giáo dục.
Để thực hiện những chức năng cao cả đó, tác phẩm văn xi cũng
cần đậm chất trữ tình nhằm đem đến khả năng tác động sâu xa đến
tâm hồn người đọc, khơi gợi những rung cảm thẩm mĩ tốt đẹp,
hướng con người đến cái chân, thiện, mĩ.

2. Chứng minh qua đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”: Chất
thơ trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” (Hồng Phủ Ngọc
Tường)
* Vài nét về tác giả , tác phẩm:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí, sáng tác của
ơng hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa chất trí tuệ và trữ tình,
giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều với lối hành văn hướng
nội, súc tích, mê đắm và tài hoa
- “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” là bút kí xuất sắc của Hồng Phủ
Ngọc Tường viết tại Huế vào tháng 4/1981, thể hiện rõ nét tình yêu
của Hoàng Phủ Ngọc Tường với xứ Huế và phong cách viết kí tài
hoa của tác giả.
* Chất thơ ở phương diện nội dung:
- Hình tượng trung tâm của của đoạn trích là dịng sơng Hương. Với
đặc trưng của thể kí, vẻ đẹp của dịng sơng được phát hiện chủ yếu
nương theo dịng cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và say đắm của cái
tôi tác giả.

1,25

7,0

0.75

2.75


- Trên phương diện địa lí, tác giả khám phá thủy trình của dịng sơng
bằng một tình u tha thiết được thể hiện ở cảm xúc say sưa bất tận
để từ đó phát hiện những vẻ đẹp độc đáo, phong phú và mới mẻ:

+ Nơi thượng nguồn: Sông Hương hiện lên khi “Là một bản trường
ca của rừng già” với nhiều cung bậc, tiết tấu; Khi lại là “ Một cơ gái
Di-gan phóng khống và man dại”, mang một tâm hồn tự do và
trong sáng; Có lúc dịng sơng lại trở nên “Dịu dàng và say đắm dưới
những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, và khi vừa
ra khỏi rừng già, dịng sơng đã “Nhanh chóng mang một sắc đẹp trí
tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sứ xở”.
+ Nơi ngoại vi kinh thành Huế: Tác giả nhìn thấy dáng hình dịng
sơng mang nét gợi cảm, nữ tính đó là dáng của “Người gái đẹp nằm
ngủ mơ màng gữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”.
Dịng chảy của sơng Hương được miêu tả bằng những động từ
linh hoạt, biến hóa hiện lên vừa mềm mại, dịu dàng, vừa mạnh mẽ
quyết liệt, chứa đựng niềm khao khát tìm về với tình yêu, Tác giả gọi
đó là “Cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai
của nó”.
Đặc biệt, tác giả còn phát hiện vẻ đẹp đa sắc thái của sơng Hương
trong sự phối cảnh kì thú với những nơi mà nó đi qua: Sơng Hương
“Mềm như một tấm lụa” và “Ánh lên những mảng phản quang nhiều
màu sắc…” khi đi qua những dãy đồi, những điểm cao đột ngột; Khi
đi qua “Những rừng thông u tịch” nơi n giấc ngủ ngàn năm của
các vua chúa, dịng sơng lại mang vẻ đẹp trầm mặc “Như triết lí, như
cổ thi”.
+ Trong cuộc gặp gỡ với kinh thành Huế để rồi sông Hương từ biệt
Huế đi ra biển cả, tác giả đã nhìn ngắm dịng sơng dưới nhiều góc độ
khiến dịng sơng mang thêm những nét trữ tình cuốn hút và hấp dẫn:
Dưới góc nhìn của một trái tim nghệ sĩ đa tình, lãng mạn, dịng
sơng được chú ý nhiều ở hình dáng dịng chảy, ở những đường cong
những khúc quanh đột ngột, ở đó tác giả đã nhân hóa nó lên, khiến
dịng sơng khi mềm mại “Như một tiếng vâng khơng nói ra của tình
u”, khi lại mang “Nỗi vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của

tình u” rồi “Như nàng Kiều trong đêm tình tự” Sơng Hương
khơng chỉ là một dịng chảy của tự nhiên mà nó như mang cả tâm
hồn con người Huế, vừa dịu dàng, e ấp, vừa đa tình mà rất đỗi thủy
chung.
Dưới góc nhìn của nhà hội họa và kiến trúc tài hoa, tác giả thấy
được một sự kết hợp hoàn hảo của dịng sơng và kinh thành Huế, cái
mộng mơ đến từ sơng Hương hịa hợp với nét cổ kính vốn có ở “Một


đô thị cổ trải dọc hai bên bờ sông” tạo ra vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa
mộng mơ rất riêng biệt và đầy mời gọi nơi thành phố Huế.
Dưới góc nhìn của một trái tim nghệ sĩ đa tình, lãng mạn, dịng sơng
được chú ý nhiều ở hình dáng dịng chảy, ở những đường cong
những khúc quanh đột ngột, ở đó tác giả đã nhân hóa nó lên, khiến
dịng sơng khi mềm mại “Như một tiếng vâng khơng nói ra của tình
yêu”, khi lại mang “Nỗi vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của
tình u” rồi “Như nàng Kiều trong đêm tình tự” Sơng Hương
khơng chỉ là một dịng chảy của tự nhiên mà nó như mang cả tâm
hồn con người Huế, vừa dịu dàng, e ấp, vừa đa tình mà rất đỗi thủy
chung.
Dưới góc nhìn của nhà hội họa và kiến trúc tài hoa, tác giả thấy
được một sự kết hợp hồn hảo của dịng sơng và kinh thành Huế, cái
mộng mơ đến từ sơng Hương hịa hợp với nét cổ kính vốn có ở “Một
đơ thị cổ trải dọc hai bên bờ sông” tạo ra vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa
mộng mơ rất riêng biệt và đầy mời gọi nơi thành phố Huế.
Dưới góc nhìn của một nhạc sĩ, sông Hương hiện lên “Như một
quý điệu slow tình cảm mà sơng Hương dành riêng cho Huế” bởi
điệu chảy chậm rãi, lững lờ khác hẳn với những dịng sơng nổi tiếng
khác trên thế giới. Theo tác giả, sơng Hương cịn góp phần tạo nên
nền âm nhạc cổ điển Huế.

* Chất thơ ở phương diện nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: Đa dạng, linh hoạt, giàu hình ảnh.
- Khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú được bộc lộ qua cách
sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo.
- Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa và lịch lãm.
* Chất thơ khiến văn xuôi trong sáng, cất cao:
2.0
Chất trữ tình thấm đẫm trong tác phẩm khiến hình tượng dịng
sơng Hương trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi cảm hơn, nên thơ hơn,
khơi gợi trong trái tim người đọc tình yêu và niềm tự hào về q
hương, đất nước.. Hình tượng sơng Hương cũng bộc lộ tình u say
đắm mà Hồng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế nói riêng, cho
0,5
quê hương, đất nước nói chung.
3. Bình luận, đánh giá
1.0
- Ý kiến của nhà văn Tơ Hồi là sự đề cao, đánh giá ý nghĩa của
chất thơ trong văn xuôi. Đồng thời cũng là sự chia sẻ kinh nghiệm
quý giá của một nhà văn đã không ngừng lao động sáng tạo viết nên
những áng văn xi đẹp, thấm đẫm chất thơ.
- Đây cũng chính là sự gợi nhắc, cổ vũ cho người cầm bút vận dụng
kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để mong có được những tác


phẩm văn chương giá trị.
- Đưa chất thơ vào trong văn xi khơng có nghĩa là nhà văn thốt li
hiện thực cuộc sống, tơ hồng và thi vị hóa cuộc sống.
- Ý kiến cũng định hướng người đọc khi tìm hiểu một tác phẩm văn
xuôi không chỉ chú ý đến cốt truyện với những sự việc, tình tiết mà
cũng cần cảm nhận chất trữ tình bay bổng để có được những rung

cảm sâu xa nhất từ tác phẩm
Tổng

20,0



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×