Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo chuyên đề dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.03 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠ OAI
----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
ĐỀ TÀI:
Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh thiết kế sơ đồ tư duy
trong giảng dạy môn Tin học lớp 6.
năm học 2022 – 2023

Thực hiện đề tài:
Chức danh:
Tổ môn:
Đạ Oai tháng 01 – 2023

2


MỤC LỤC
I – ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................3
II - THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC BỘ MÔN TẠI TRƯỜNG
THCS....................................................................................................................3
1. Thuận lợi........................................................................................................3
1.1. Đối với giáo viên.........................................................................................3
1.2. Đối với học sinh..........................................................................................3
2. Khó khăn.......................................................................................................4
2.1. Về phía nhà trường......................................................................................4
2.2. Về phía giáo viên........................................................................................4
2.3. Về phía học sinh..........................................................................................4
III - NHỮNG NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI........................................5
1. Đối với nhà trường........................................................................................5


2. Đối với tổ/nhóm bộ mơn...............................................................................5
3. Đối với giáo viên...........................................................................................5
4. Đối với học sinh............................................................................................8
IV. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................9
1. Giải pháp 1:...................................................................................................9
2. Giải pháp 2:...................................................................................................9
3. Giải pháp 3:...................................................................................................9
4. Giải pháp 4:...................................................................................................9
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............................................................................10
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo............................................................10
2. Đối với trường THCS..................................................................................10
3. Đối với tổ/nhóm chun mơn và giáo viên.................................................10
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................10
1. Kết luận.......................................................................................................10
2. Kiến nghị.....................................................................................................11

2


I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2022 – 2023 là năm học Bộ Giáo Dục – Đào Tạo tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dạy và học. Một trong
những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp
dạy học bằng sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy (SĐTD) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề
hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ
mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc
bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các

cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện”
nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được
tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy, cho thấy một số giáo viên cịn gặp
khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử
dụng SĐTD. Tôi nhận thấy cần tiến hành nghiên cứu những biện pháp tổ chức
nhằm thực hiện việc ứng dụng SĐTD một cách có hiệu quả, tiến hành khảo sát
và tổng kết kinh nghiệm của một số trường đã tiến hành tốt SĐTD. Đó chính là
lý do tơi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh thiết kế sơ đồ tư
duy trong giảng dạy môn Tin học lớp 6 “
II - THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC BỘ MÔN TẠI TRƯỜNG
THCS
1. Thuận lợi
1.1. Đối với giáo viên
+ Giúp hệ thống hóa kiến thức: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến
thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên bản đồ
một cách trực quan mà khơng bị bỏ sót ý.
+ Giúp rút ngắn thời gian lên giáo án nhưng vẫn đảm bảo về mặt nội dung chất
lượng bài giảng
+ Các tiết học trở nên sinh động giúp cho việc truyền thụ kiến thức từ người dạy
sang người học đạt hiệu quả cao nhất
1.2. Đối với học sinh
Trong q trình giảng dạy tại trường, tơi nhận thấy SĐTD có ý nghĩa rất quan
trọng :
+ Logic, mạch lạc giúp người học nắm bắt kiến thức nhanh, hiệu quả.

2


+ Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.

+ Kích thích hứng thú sự tập trung trong học tập và khả năng sáng tạo của học
sinh – Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
+ Người học dần quen trong việc trình bày nội dung một cách logic và khoa học
+ Nhìn thấy “ bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết. SĐTD hỗ trợ người học hệ
thống hóa tất cả các thơng tin liên quan một cách đơn giản. Sử dụng bản đồ tư
duy để xây dựng nội dung bài học sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy,
học sinh hiểu được bài học một cách rõ ràng và nhanh chóng.
+ Giảng dạy theo sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ
ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết
học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập
2. Khó khăn
2.1. Về phía nhà trường
Hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu thốn cần phải được nâng cấp, cải
thiện, bổ sung như hệ thống máy móc, hệ thống mạng, hệ thống phần mềm…
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ giáo viên trong việc
sử dụng thiết bị công nghệ thông tin đưa vào giảng dạy
Đổi mới phương thức dạy và học cho cả người dạy và người học cần phải có
thời gian, lộ trình để thích nghi
Sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ giáo viên có chuyên môn tay nghề cao về lĩnh vực
công nghệ thông tin
2.2. Về phía giáo viên
Thích ứng và chuyển đổi dần từ truyền thống sang việc sử dụng và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy và học nâng cao chất lượng giảng dạy
Đổi mới bản thân không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà phải
không ngừng nâng cao cập nhật kiến thức về công nghệ số và các kiến thức
chuyên môn khác
Sự thay đổi về phương thức dạy học sao cho phù hợp cũng như tận dụng sự phát
triển của nền tảng cơng nghệ số.
2.3. Về phía học sinh
Gia đình cũng như nhà trường phải có sự kết hợp theo sát giám sát học sinh

trong việc tiếp cận sử dụng thiết bị công nghệ số tránh việc học sinh lạm dụng
cho những mục đích khơng lành mạnh

2


Việc định hình về một sơ đồ tư duy trong học tập khi còn quá sớm so với sự
phát triển của não bộ và độ tuổi cũng là một rào cản địi hỏi người dạy phải có
sự tiếp cận phù hợp
Thói quen về ghi chép và học bài theo lối thuộc lòng sự thụ động đã đi sâu vào
tiềm thức thế nên việc thay đổi cách học theo hướng chủ động tư duy đột phá
sáng tạo sẽ gặp nhiều khó khăn
III - NHỮNG NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
1. Đối với nhà trường
Định hướng xu hướng giáo dục đổi mới theo nền tảng số hóa theo giai đoạn
từng năm
Xây dựng môi trường giáo dục, phương thức giáo dục đổi mới lấy người học
làm trung tâm theo phương thức học sinh tích cực
Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin phục vụ cho các môn học
Đẩy mạnh phong trào tư duy đổi mới sáng tạo trong toàn thể đội ngũ giáo viên
công nhân viên chức
Xây dựng cơ chế phù hợp để có thể thu hút cũng như giữ chân nguồn nhân sự
có trình độ tay nghề cao kết hợp với việc đào tạo nâng cao tay nghề cho toàn thể
đội ngũ giáo viên
2. Đối với tổ/nhóm bộ mơn
Đề xuất xây dựng kế hoạch lộ trình đổi mới chương trình dạy học theo kế hoạch
chung của trường
Đưa ra các lộ trình cải tiến theo từng giai đoạn nội dung chương trình học cụ thể
rõ ràng
Có các quy chế chỉ tiêu cụ thể cho từng thành viên việc thực hiện kế hoạch đổi

mới phương pháp giảng dạy
3. Đối với giáo viên
Thay đổi cách thức chuẩn bị giáo án bài giảng được sắp xếp được một cách
logic và trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm:
+ Có thể là sự kết hợp của hình ảnh và văn bản dưới dạng nhánh với các đường
nối.
+ Biết cách trình bày nội dung chính bằng hình ảnh trung tâm, từ khóa ngắn gọn
dễ hiểu có thể ghi nhớ nhanh

2


Bằng cách lồng ghép từ từ đan xen với các hoạt động để người học có thời gian
dần thích nghi

Biết cách sử dụng và khai thác các giá trị từ sơ đồ tư duy mang lại
+ Biến những văn bản dài khô khan thành bức tranh tổng thể đơn giản dễ hiểu,
+ Dễ dàng nắm bắt thông tin
+ Dễ dàng ghi nhớ
+ Dễ dàng phân tích tổng hợp
+ Tiết kiệm thời gian
+ Thúc đẩy tư duy
+ Tăng khả năng sáng tạo
Xây dựng bài giảng và hướng dẫn học sinh cách xây dựng sơ đồ tư duy trong
học tập
Sơ đồ tư duy có thể được tạo bằng vẽ thủ cơng hoặc trên máy tuy nhiên nên ưu
tiên việc tạo dựng sơ đồ tư duy trên máy tính.
+ Giáo viên đứng lớp sẽ là người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh việc làm quen với
các ứng dụng công cụ hỗ trợ trong thời gian ban đầu khi người học dần đã quen
thì nên khuyến khích việc tự tìm hiểu các cơng năng để tăng mức độ tư duy khả

năng sáng tạo
+ Lồng ghép các hoạt động thành các dạng bài tập thực hành hoặc các trị chơi
mang tính chất đố vui để học sinh tự mình đi tìm đáp án, cách thức thực hiện

2


+ Lấy người học là trung tâm giáo viên chỉ là người hỗ trợ hướng dẫn từ đó
người học tự mình phát huy các khả năng

Thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy về an tồn thơng tin khi sử dụng thiết bị máy
tính bằng cách xây dựng nội dung theo từng mục sau đó triển khai theo dạng sơ
đồ

2


4. Đối với học sinh
Đối với học sinh, số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó
khăn để ghi nhớ. Thay đổi cách thức ghi chép sơ đồ tư suy với các từ khố, sau
đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin thể hiện
trên sơ đồ sẽ cho ta nội dung cốt lõi của mơn học. Do đó, việc ôn tập sẽ trở nên
dễ dàng hơn.
Xây dựng phương pháp học với sơ đồ tư duy giúp học sinh tập trung vào nội
dung cốt lõi bài học không bị phân tâm hay quá căng thẳng, giúp rút ngắn thời

2


gian cho việc học bài nhanh hơn kết quả tốt hơn. Sơ đồ tư duy giúp học sinh

trong việc đơn giản hóa vấn đề và trở nên thích thú hơn trong việc học.
IV. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1:
Thiết kế bài giảng thay vì việc trình bày các khái niệm bằng ngôn từ theo slide
giáo viên có thể thay thế bằng hệ thống sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy giúp giáo
viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng
quan về chủ đề mà khơng có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung
vào việc đọc nội dung trên Slide, thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên
diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể thêm ngay vào sơ đồ tư duy bài
giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá phát sinh hay từ sự đóng góp của
học sinh.
Thực hành, bài tập luôn là phần khiến học sinh trở nên chán nản mệt mỏi theo
phương thức dạy truyền thống thay vào đó bằng hệ thống sơ đồ tư duy với cách
biểu đạt ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ
cuốn hút các học viên ngay lập tức. Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn
gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên
dễ hiểu.
2. Giải pháp 2:
Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập theo nghiên cứu của trường tiểu
học Cambridge gần đây, đánh giá rằng việc tương tác trong lớp học và lắng
nghe học viên là yếu tố quan trọng để giúp học viên suy nghĩ độc lập. MindMap
là cơng cụ lí tưởng hỗ trợ cho các cuộc thảo luận trong lớp, vì sơ chất sơ đồ tư
duy khuyến khích các học sinh tập trung liên kết giữa các chủ đề cũng như hình
thành lan tỏa ý tưởng và ý kiến của mình.
3. Giải pháp 3:
Xây dựng kỹ năng thuyết trình thay vì việc trả bài theo hình thức truyền
thống học và đọc thuộc lịng các nội dung thì giáo viên nên khuyến khích học
sinh làm theo mơ hình sơ đồ vì như vậy sẽ tránh việc học trước quên sau kỹ
năng tư duy trở nên tốt hơn và làm tăng sự tự tin về kỹ năng diễn đạt của người

học trước đám đông
4. Giải pháp 4:
Đánh giá học sinh MindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến
thức của học sinh trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó, giáo
viên có thể theo dõi sự hiểu biết của học sinh. Sơ đồ tư duy khuyến khích học

2


sinh thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhân và tự đánh giá bản thân sau
buổi học.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
2. Đối với trường THCS
Sớm xây dựng các kế hoạch mục tiêu cho từng năm học tiếp theo bao gồm kế
hoạch dự phòng dựa trên những kế hoạch mục tiêu trước đó đã đạt được
Giao trách nhiệm kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện cho từng tổ, bộ mơn
Xem xét đánh giá báo cáo định kì từ các tổ nhóm bộ mơn để kịp thời nắm bắt
tháo gỡ những vướng mắc khó khăn
Xây dựng các kênh, phương thức lắng nghe ý kiến người học để từ đó có những
kế hoạch phù hợp
Tổng kết đánh giá tính hiệu quả từ đó tham mưu đề xuất cho các cấp lãnh đạo
3. Đối với tổ/nhóm chun mơn và giáo viên
Mỗi một thành viên sẽ là một đóng góp ý tưởng đổi mới khơng ai đứng ngồi
cuộc
Các ý kiến đóng góp phải được tiếp thu đánh giá sàng lọc trước khi đưa vào thí
điểm và có sự cập nhật thay đổi liên tục sao cho phù hợp với thực tế
Các thành viên được giao trọng trách công việc cụ thể và thực hiện báo cáo tiến
độ theo định kì
Theo nội dung chương trình học tổ, nhóm đưa ra những đóng góp ý kiến cải tiến

phù hợp theo từng giai đoạn một không thực hiện theo hướng gộp chung
Sau những lựa chọn được thực hiện thí điểm triển khai cần phải có những đánh
giá xem xét về mức độ khả thi và sự phù hợp những vướng mắc giữa cả người
dạy lẫn người học để đưa ra những sự điều chỉnh cho phù hợp
Sau những đánh giá điều chỉnh xem xét mọi yếu tố phù hợp thì tiến hành tổng
kết xây dựng quy trình chung
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp tăng sự tương tác giữa người dạy
và người học từ đó nâng cao cải thiện chất lượng dạy và học mang lại những kết
quả tích cực khích lệ phương thức học tập của học sinh và cả giáo viên
2


Học sinh trở nên chủ động sáng tạo tư duy và kỹ năng phát triển. Giáo viên tiết
kiệm thời gian tăng sự linh hoạt trong giảng dạy và quan trọng nhất là giúp cho
người học nắm được kiến thức một cách chặt chẽ
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy sẽ là một bước tiến cho việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp nâng cao công tác giảng dạy chất lượng
giáo dục lên tầm cao mới
Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và bùng nổ mạnh mẽ của mạng lưới
công nghệ thông tin ngày nay thì việc khai thác các tính năng từ nền tảng công
nghệ số kết hợp với giáo dục mang lại những đổi mới về tư duy sáng tạo đổi
mới về bộ mặt giáo dục là cần thiết.
2. Kiến nghị
Nhà trường cần phải có nhiều các hoạt động gắn kết với thực tế địa phương tổ
chức các cuộc thi khuyến khích khơng chỉ giáo viên mà cả học sinh tham gia
việc xây dựng sơ đồ tư duy trên nền tảng thiết bị công nghệ số dựa trên những
vấn đề thực tại của địa phương hay trương trình giáo dục để khơng chỉ đẩy
mạnh hơn nữa xu hướng cải cách giáo dục tiến bộ phát triển mà cịn tạo ra các

đóng góp có ích cho địa phương cho xã hội.

2



×