Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.66 KB, 17 trang )



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền


PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Phú Ninh, ngày 06 tháng 11 năm 2012
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi
thì việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề được
mọi cấp quan tâm và là nhiệm vụ của ngành Giáo dục. Trong đó, định hướng chủ
đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là chú trọng
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng
say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua sự đổi mới nội dung
chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra
lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về
nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngành Giáo dục-Đào tạo Việt Nam đang thực hiện các phương pháp giảng
dạy tích cực, nghĩa là vận dụng những phương pháp giảng dạy theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học tích cực là sự kết hợp
linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức
của học sinh, điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi phương pháp đều
có những ưu điểm và hạn chế của nó, không có phương pháp giảng dạy nào là tối


ưu cả. Dạy học tích cực đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành,
tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương
pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào tài năng sư phạm và
khả năng sáng tạo của giáo viên.
Với những nhiệm vụ và yêu cầu nêu trên, các trường trên địa bàn huyện Phú
Ninh trong nhưng năm qua đã tích cực triển khai đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học
sinh.
Đối với bộ môn Địa lí, mục tiêu dạy học không đơn thuần chỉ là cung cấp
kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh, mà qua đó cùng với các môn
học khác góp phần đào tạo ra những con người có năng lực hành động, tính sáng
tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm; năng lực cộng tác làm việc, năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống
và xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra đối với bộ môn Địa lí, các thầy cô
giáo trên địa bàn huyện Phú Ninh luôn thực hiện , vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực vào từng kiểu bài; đặc biệt từ đầu năm học
đến nay, từng trường đang triển khai thực hiện một trong những phương pháp dạy
học tích cực: Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

1



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền


Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định hướng
lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn
đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học. Làm việc theo nhóm, học
sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được
những thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề.
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn
có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định
trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức
và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ
năng tư duy bậc cao, kĩ năng sống.
II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ:
1. Những thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi:
- Giáo viên ở tất cả bộ môn đều được tập huấn về dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề, nắm rõ nhiệm vụ năm học 2012-2013 nên có sự hổ trợ và đồng thuận
trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề, BGH luôn hổ trợ các tổ chuyên môn
trong việc triển khai thực hiện chuyên đề.
- Phòng Giáo dục & Đào tạo đã triển khai Công văn số 337/GDĐT ngày
06/9/2012 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp Trung học
cơ sở và Kế hoạch Số: 354/KH-GDĐT ngày 14/9/2012 về kế hoạch thực hiện
chuyên đề “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” trên địa bàn toàn huyện.
- Tất cả giáo viên trong những năm học qua đã tiến hành tổ chức các phương
pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học tích cực nên đã đúc kết được nhiều
kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong học tập, đặc biệt là sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và
học.
- Trong những năm gần đây việc học bộ môn Địa lí đã được học sinh quan
tâm hơn, có đủ các phương tiện để phục vụ cho học tập đặc biệt là vở bài tập, tập
bản đồ, Atlat địa lí, sách tham khảo Học sinh đã quen thuộc với cách học mới,

tích cực, chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm
bài tập, chuẩn bị bài mới, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi giáo viên
yêu cầu.
b) Khó khăn:
* Học sinh: Một số học sinh còn chưa có ý thức học tập tốt, còn thụ động trong
học tập, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập tập đặc biệt là trong việc hoạt
động nhóm.
* Giáo viên: Một số giáo viên còn ngại khó trong việc thực hiện một số
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vì phải đầu tư nhiều, thời gian đầu tư để
xây dựng kế hoạch bài dạy lớn. Đặc biệt, ở bộ môn Địa lí số giáo viên cùng bộ
môn của từng trường ít nên việc dự giờ, trao đổi chuyên môn gặp khó khăn.
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

2



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính
tích cực của HS, là một trong những vấn đề giáo viên chúng ta cần phải làm để đổi
mới phương pháp giảng dạy. Nhưng còn một số giáo viên chúng ta còn mơ hồ về
khái niệm cũng như cách thức làm sao để thành công trong quá trình dạy học giải
quyết vấn đề.
2. Vận dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở bộ môn Địa lí:
a) Đặc điểm của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:

- Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học:
Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề đảo lộn thứ
tự của hoạt động dạy học nếu so với các phương pháp truyền thống ở đó thông tin
được giáo viên trình bày từ thấp đến cao theo một trình tự nhất định và học sinh sẽ
chỉ được tiếp cận với một vấn đề cần được lý giải (nếu có) một khi đã được trang
bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Trong phương pháp dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề, học sinh được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn
vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình
huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần
được lý giải.
- Các đặc trưng của một vấn đề hay:
Thực tế đã chỉ ra là có rất nhiều kiểu vấn đề, chủ đề có thể lựa chọn. Điều
này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, từng cách xây dựng vấn đề và các hoạt
động đề ra cho người học. Tuy nhiên, đặc trưng bề nổi của một vấn đề thì không
bao giờ rời xa nhu cầu của người học (nhu cầu về nhận thức, lĩnh hội kiến thức, )
cũng như không bao giờ xa rời mục tiêu học tập. Dưới đây là một vài cách xây
dựng vấn đề có hiệu quả:
+ Xây dựng vấn đề dựa vào kiến thức có liên quan đến bài học. Toàn bộ
bài giảng được xây dựng dưới dạng vấn đề sẽ kích thích tính tò mò và sự hứng thú
của người học. Tính phức tạp hay đơn giản của vấn đề luôn luôn là yếu tố cần được
xem xét.
+ Vấn đề phải được xây dựng xung quanh một tình huống (một sự việc,
hiện tượng,…) có thực trong cuộc sống. Vấn đề cần phải được xây dựng một cách
cụ thể và có tính chất vấn. Hơn nữa, vấn đề đặt ra phải dễ cho người học diễn đạt
và triển khai các hoạt động liên quan. Một vấn đề hay là một vấn đề không quá
phức tạp cũng không quá đơn giản. Cuối cùng là cách thể hiện vấn đề và cách tiến
hành giải quyết vấn đề phải đa dạng.
Vấn đề đặt ra cần phải có nhiều tài liệu tham khảo nhưng trọng tâm nhằm
giúp người học có thể tự tìm tài liệu, tự khai thác thông tin và tự trau dồi kiến thức;
các phương tiện thông tin đại chúng như sách vở, internet,… cũng cần phải đa

dạng nhằm phục vụ mục đích trên.
- Học sinh tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn
đề:
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

3



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính học sinh phải chủ động tìm kiếm thông
tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn
khác nhau (sách, báo, phim, ảnh, từ internet…). Nói cách khác, chính người học
phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải
quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi:
Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng học sinh, trong đa
số các ứng dụng giáo viên thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo
luận ở nhóm nhỏ, học sinh chia sẽ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả
thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Nhờ hoạt
động nhóm, học sinh được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục
đích lĩnh hội kiến thức.
- Vai trò của giáo viên mang tính hỗ trợ:
Giáo viên đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần được lý giải của
vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá (kiểm tra

các giả thuyết và kết luận của học sinh), hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các
kết luận.
b) Quy trình dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Trình tự tổ chức dạy học dựa trên giải quyết vấn đề có thể được qua các giai
đoạn sau:
Giai đoạn 1. Xác định và tìm hiểu vấn đề.
Bước 1: Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề.
Có nhiều cách khác nhau để giới thiệu tình huống như kể một câu
chuyện, thuật lại một sự kiện, nêu một bài toán, xem một video, chứa đựng vấn đề
giáo viên xác định trước đó.
Bước 2: Làm sáng tỏ vấn đề.
Có 2 dạng câu hỏi được đề cập đó là những dấu hiệu đã biết trong tình
huống, những điều cần biết thêm.
Bước 3: Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết(Phân chia lớp học thành các
nhóm, cử nhóm trưởng ⇒ học sinh thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng và giả
thuyết về vấn đề):
Bước 4: Xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề(Liệt kê nội
dung các kiến thức cần có để kiểm chứng)
Bước 5. Liệt kê những kiến thức chưa biết (GV xem xét danh mục các nội
dung kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, đề xuất các kiến thức mới cần nghiên
cứu)
Giai đoạn 2: Tự tìm các kiến thức có liên quan.
Bước 1. Định hướng nguồn thông tin(Chủ yếu là SGK, sách tham khảo;
tham khảo tài liệu và thông tin trên Internet; tham vấn chuyên gia, đương sự liên
quan)
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

4




Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

Bước 2. Tự nghiên cứu (Nội dung nghiên cứu có thể được tách thành
từng chủ đề nhỏ, phân công theo khả năng của các thành viên trong nhóm).
Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề.
Bước 1. Hệ thống hóa kiến thức mới nhận được(Thành viên trong nhóm
trình bày, thảo luận, chia sẻ về từng chủ đề nhỏ đã nghiên cứu => tất cả các thành
viên trong nhóm đều hiểu được chủ đề và biết được ý nghĩa của nó trong việc kiểm
chứng các ý tưởng, giả thuyết).
Bước 2. Đánh giá ý tưởng, giả thuyết(Xem xét, kiểm chứng về tính đúng
đắn của từng ý tưởng, giả thuyết => vấn đề được giải quyết trên cơ sở hệ thống
kiến thức mới và sự suy luận có lôgic).
Giai đoạn 4: Trình bày kết quả.
Bước 1. Viết báo cáo kết luận hay tạo sản phẩm(Báo cáo có 3 phần: đặt
vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận; tạo sản phẩm, giải pháp … về vấn đề).
Bước 2. Thể chế hóa kiến thức đã học(Đây là bước quan trọng, thể hiện sự
xem xét lại các kiến thức liên quan tới môn học đã lĩnh hội được thông qua giải
quyết vấn đề => đáp ứng mục tiêu môn học đã đề ra).
Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất lớn vào năng lực, tính tích cực
của học sinh(và đôi khi của cả giáo viên) và các điều kiện học tập, giảng dạy hiện
hữu (tài liệu, trang thiết bị, nơi thảo luận, ).
c) Một số kĩ thuật thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở bộ môn Địa
lí:
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà giáo viên phải tổ
chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được tình huống, chấp

nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa
thầy và trò, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của
giáo viên. Để vận dụng tốt phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở môn
Địa lí, giáo viên cần tiến hành một số kĩ thuật như sau:
c.1. Xây dựng tình huống có vấn đề: Đặt vấn đề, chuyển học sinh vào tình
huống có vấn đề.
Đặt vấn đề trong phần lớn trường hợp, là đặt ra trước học sinh một câu hỏi.
Tuy nhiên, đó không phải là câu hỏi thông thường như trong đàm thoại, mà phải là
câu hỏi có vấn đề. Nghĩa là, câu hỏi phải chứa đựng một mâu thuẫn giữa kiến thức
cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, nhận
thức, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng. Trong
dạy học, học sinh được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị
bài giảng; khi giới thiệu bài mới, Giáo viên đặt ra cho học sinh một vấn đề có trong
thực tiễn có sự mâu thuẫn mà nội dung bài học sẽ giải quyết vấn đề đó.
Ví dụ: Để tạo tình huống học tập khi dạy bài Ô nhiễm môi trường ở đới ôn
hòa GV trình chiếu video clip về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí ở
đới ôn hòa và đặt ra câu hỏi : Video clip và các hình ảnh chúng ta vừa quan sát
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

5



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

phản ánh thực trạng gì đang diễn ra? Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng

đó? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những vấn đề nêu ra
Hoặc trước khi dạy bài Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở lớp 6,
giáo viên nêu ra một vấn đề thực tế mà các em hay gặp là thời gian ban ngày và
ban đêm về mùa hè và mùa đông ở nước ta để tạo ra một tình huống: Ví dụ: Theo
qui luật tự nhiên hằng ngày, hằng năm các em thấy vào mùa đông thời gian ban
ngày và thời gian ban đêm so với mùa hè như thế nào? Có phải vào mùa đông ban
ngày ngắn và ban đêm dài, còn mùa hè thì ngược lại hay không? Và vì sao các em
thường nghe ông bà có câu : " Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối "
Để giải quyết những vấn đề vừa nêu chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học
Hoặc để tạo ra một tình huống học tập trước khi vào mục 2 bài 8: Sự chuyển
động của Trái Đất quanh Mặt Trời trong chương trình lớp 6, giáo viên kể câu
chuyện: Vào 1 ngày đông rét lạnh, tại Sân bay Nội bài(Hà Nội) trong chuyến bay
từ Xít-nây(Nước Ô-xtrây-li-a) đến Nội Bài có rất nhiều sinh viên Việt nam từ nước
Ô-xtrây-li-a về nghỉ hè. Khi biết được các sinh siên nhân dịp nghỉ hè họ về thăm
gia đình thì có 1 số người thắc mẳc rằng bây giờ là mùa đông ở Việt Nam mà sao
các anh chị sinh viên họ về VN là để nghỉ hè. Em có thể giải đáp được thắc mắc
đó hay không?
Để vấn đề trở thành tình huống đối với học sinh, câu hỏi đặt vấn đề phải lưu
ý các điểm sau:
- Trong thành phần câu hỏi, phải có phần học sinh đã biết, phần kiến thức
cũ và phần học sinh chưa biết, phần kiến thức mới. Hai phần này phải có mối quan
hệ với nhau, trong đó phần học sinh chưa biết là phần chính của câu hỏi, học sinh
phải có nhiệm vụ tìm tòi, khám phá.
Ví dụ : Trong bài 27 ở chương trình lớp 7: Thiên nhiên châu Phi(tiếp theo),
ở mục khí hậu GV đưa ra 1 câu hỏi: "Thường những nơi ở gần biển thì khí hậu
điều hoà, có mưa nhiều. Nhưng tại sao Châu Phi được bao bọc quanh là biển mà lại
có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất trên thế giới? Để giải quyết vấn đề này,
chúng ta cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của bài ở trang 65 sách giáo khoa!
- Nội dung câu hỏi phải thật sự kích thích, gây hứng thú nhận thức đối với

học sinh. Trong rất nhiều trường hợp, câu hỏi gắn với các vấn đề thực tế gần gũi,
thường lôi cuốn hứng thú học sinh nhiều hơn.
- Câu hỏi phải vừa sức học sinh. Các em có thể giải quyết được, hoặc hiểu
được cách giải quyết dựa vào việc huy động vốn tri thức sẵn có của mình bằng
hoạt động tư duy. Trong câu hỏi nên hàm chứa phương hướng giải quyết vấn đề,
tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết và tạo điều kiện tìm ra con đường giải quyết
đúng.
Tình huống có vấn đề có thể được tạo ra vào lúc bắt đầu bài mới, bắt đầu một
mục của bài, hay lúc đề cập đến một nội dung cụ thể của bài, một khái niệm, một
mối liên hệ nhân quả.
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

6



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

Đặt vấn đề và tạo tình huống có vấn đề có thể bằng cách dùng lời nói, suy luận
lôgic, mô tả, kể chuyện, đọc một đoạn trích, dùng bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh
ảnh,băng hình video
c. 2. Giải quyết vấn đề:
Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh
tiến hành giải quyết từng vấn đề. Cấu trúc quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh
giải quyết vấn đề có thể mô tả qua các bước cơ bản sau:
Bước 1. Nhận biết vấn đề

Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề.
Bước 2. Tìm các phương án giải quyết
Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn
đề. Để tìm các phương án giải quyết vấn đề, cần so sánh, liên hệ với những cách
giải quyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới.
Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hoá để xử lý ở giai
đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần
trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề.
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải
quyết vấn đề. Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh
và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều
phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc
kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn
đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định
được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải
quyết vấn đề
d) Cách vận dụng các mức độ của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Tuỳ theo mức độ tham gia của HS vào quá trình nghiên cứu và giải quyết
vấn đề, người ta phân chia dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thành bốn mức độ:
Mức độ 1:
- Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề.
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên kết luận, đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức này thường được sử dụng đối với đối tượng HS có lực học trung bình
trở xuống hoặc khi vấn đề nghiên cứu khó phát hiện và với kiến thức đang có của
HS thì việc đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề mất khá nhiều thời gian so với
thời gian một tiết học.
Mức độ 2:
- Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết.

- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.
- Giáo viên và học sinh cùng kết luận và đánh giá.
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

7



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

Mức này cũng được sử dụng với đối tượng HS như ở mức một nhưng số
lượng HS có lực học trung bình lớn hơn số lượng HS có lực học yếu kém.
Mức độ 3:
- Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống.
- Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả
thiết và lựa chọn giải pháp.
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng hiệu
quả và kết luận. Khi cần, giáo viên bổ sung, chính xác hóa kết luận.
Mức này được áp dụng với đối tượng HS có lực học từ khá trở lên.
Mức độ 4:
- Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình
hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết.
- Giáo viên chỉ tham gia khi cần thiết.
- Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả.
Mức này cũng được áp dụng với đối tượng HS có lực học từ khá trở lên.
Các

mức
Đặt
vấn đề
Nêu giả
thuyết
Lập kế
hoạch
Giải quyết
vấn đề
Kết luận
1 GV GV GV HS GV
2 GV GV HS HS GV+HS
3 GV+HS HS HS HS GV+HS
4 HS HS HS HS HS+GV

Như vậy, trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh
vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra. Bằng
cách đó, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới
kiến thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri
thức vào giải quyết tình huống mới.
* Căn cứ lựa chọn mức độ áp dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
1. Mục tiêu dạy học của môn học (chuẩn KT, KN: mức độ 1,2,3 … của mục
tiêu bài dạy);
2. Điều kiện dạy học cụ thể (vùng miền, cơ sở vật chất, hiểu biết và kinh
nghiệm của HS, …);
3. Sự hiểu biết và thành thạo của GV về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề;
4. Trình độ và năng lực của HS (đối với HS giỏi, có thể áp dụng ngay mức 2,3
rồi trong quá trình học áp dụng mức 4).
e) Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thông qua sử dụng các thiết bị dạy học:
Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối

với các thiết bị dạy học chỉ đạt hiệu quả nếu trước khi cho học sinh quan sát nhận
xét, giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết nhằm giúp học sinh biết được cần phải
quan sát cái gì? Phân tích nội dung gì? Giải thích nguyên nhân, nhận xét và khai
thác kiến thức như thế nào?
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

8



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

Ví dụ: Khi dạy vùng Đông Nam Bộ phần “công nghiệp” giáo viên cho học
sinh khai thác lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Trước khi học sinh tiến hành
khai thác lược đồ, giáo viên cần đưa ra các yêu cầu sau: Tìm trên lược đồ các trung
tâm công nghiệp của vùng, các ngành công nghiệp của từng trung tâm? Giải thích
vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?
Sau khi đã nắm được vấn đề cần giải quyết mà giáo viên đã định hướng
trước, học sinh sẽ tập trung vào khai thác ngay nội dung chính để nắm được các
trung tâm công nghiệp là: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu
Một. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều ngành công nghiệp nhất:
Năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm
sản, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và trở thành trung
tâm công nghiệp lớn nhất của vùng cũng như của cả nước.
Chúng ta biết rằng, các đối tượng, sự vật địa lý tồn tại trong những mối quan
hệ chặt chẽ. Trong dạy học địa lý, để giúp học sinh hiểu được đặc trưng của các

đối tượng, sự vật địa lý và hiểu được bản chất của những mối quan hệ đó, giáo viên
phải hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp các nội dung kiến thức với thiết bị dạy
học để đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận, giải quyết vấn đề
giáo viên yêu cầu. Việc sử dụng kết hợp các loại phương tiện này sẽ kích thích
hứng thú học tập của học sinh – giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong hoạt động
nhận thức.
3. Hệ thống câu hỏi sử dụng trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau
đối với học sinh.
Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lí cho học sinh cần có các mức
độ khác nhau từ đọc các đối tượng địa lí đến phân tích, so sánh, xác định các mối
quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh biết, hiểu
được đặc điểm đặc trưng của các đối tượng địa lí và có cách nhìn tổng hợp giữa
các đối tượng địa lí qua các mối quan hệ giữa chúng.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT:
Dạy học giải quyết vấn đề có nhiều tác dụng trong vịêc nâng cao chất lượng
dạy học Địa lí. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là một trong những phương
pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, giải quyết
các vấn đề nhận thức có hiệu quả, học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động và sáng tạo trong học tập. Để tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả,
giáo viên cần:
- Chú ý sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và
khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề, thu hút toàn lớp
tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Như vậy có thể góp phần
lấp lỗ hỏng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập
của học sinh.
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

9




Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

- Có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái
độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết. Chú
ý uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh hệ thống hóa
tri thức tiếp thu được.
- Tạo không khí thoải mái trong lớp học để học sinh không quá lo ngại khi
trả lời, các học sinh yếu kém không mặc cảm, tự ti về trình độ nhận thức của mình,
khuyến khích, động viên sự cố gắng của các em.
Bên cạnh đó, để thực hiện thành công dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
giáo viên cần coi trọng việc hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Dù dạy
học theo phương pháp gì thì mục đích cuối cùng là học sinh nắm được kiến thức và
biết vận dụng tốt kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống. Nếu giáo viên dạy tốt
mà không hướng dẫn cho học sinh cách học tốt thì chắc chắn kết quả sẽ không như
mong muốn. Vì vậy giáo viên cần chú ý hướng dẫn cách học cho học sinh theo
những định hướng sau:
- Yêu cầu học sinh phải tự giác,tích cực và tạo thới quen tư duy lôgich, tích
cực tham gia xây dựng bài.
- Phải thường xuyên liên hệ kiến thức đã được học với kiến thức thực tế qua
quan sát hoặc qua các phương tiện thông tin và ngược lại từ kiến thức hiểu được
qua thực tế để rút ra bài học trên lớp.
- Hướng dẫn cho học sinh thường xuyên đưa ra những câu hỏi, những thắc
mắc cần giải quyết, điều đó giúp học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tự
giải quyết vấn đề và sẽ hiểu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn vì có chủ định.

- Trong học tập cần có sự so sánh, đối chứng, phân tích các bảng, biểu, lược
đồ để nắm kiến thức một cách chắc chắn.
- Yêu cầu học sinh phải có sự hợp tác tốt trong hoạt động nhóm, mạnh dạn
thể hiện ý kiến của mình trước nhóm, tích cực tham gia tranh luận những vấn đề
còn vướng mắc để cùng làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết.
- Tập cho học sinh thói quen quan sát, ghi lại những hiện tượng, đối tượng
địa lý và tự đặt câu hỏi, giải thích để đưa ra nhận định.
- Thường xuyên làm bài tập, có thói quen tốt trong việc trao đổi với bạn nếu
có những vấn đề chưa hiểu rõ.
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phân hóa theo năng lực của học
sinh với việc vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề yêu cầu
giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn để xây dựng được một hệ
thống phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp cho từng kiểu bài dạy. Trên
lớp giáo viên sẽ dạy ít hơn nhưng học sinh phải học nhiều hơn thông qua các hoạt
động tương tác hoặc các trò chơi theo sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. Học sinh
sẽ được giáo viên tạo điều kiện để trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên.
Chính vì được sáng tạo, tìm tòi khám phá của học sinh và sự phản biện của học
sinh trong mỗi giờ học sẽ góp phần làm giàu thêm kiến thức cho giáo viên. Nếu tổ
chức được một giờ học như thế chắc chắn học sinh sẽ ham học và học được nhiều
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

10



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền


điều hơn. Những điều mà học sinh học được không chỉ là kiến thức mà quan trọng
là các em còn được trang bị cả kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng
sống hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng quản lý, điều hành công việc, kỹ năng hùng
biện, diễn thuyết trước đám đông, kỹ năng xử lý tình huống, kĩ năng hệ thống hóa
kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Qua hơn hai tháng triển khai chuyên đề, chúng ta thấy rằng việc thực hiện dạy
học dựa trên giải quyết vấn đề cần phải tiếp tục thực hiện, cần phải được tiếp tục
trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm vì không phải thầy cô nào cũng thực hiện tốt
và linh hoạt phương pháp dạy học này; việc điều chỉnh vai trò của giáo viên từ vị
trí trung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động học tập đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía giáo
viên. Đồng thời theo phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn
đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo
léo những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có thể nói rằng phương pháp dạy
học dựa trên giải quyết vấn đề tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng
cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực. Như đã trình bày ở trên, thời gian
bước vào thực hiện chuyên đề chưa nhiều, kinh nghiệm tích lũy được còn hạn chế
nên chắc chắn nội dung chuyên đề cũng như tiết dạy minh họa sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế, chưa đáp ứng được hết kỳ vọng của quý đồng nghiệp
giảng dạy bộ môn Địa lí, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để
chuyên đề và tiết dạy hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm Địa lí trường THCS Nguyễn Hiền
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

11



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh




Trường THCS Nguyễn Hiền

IV. GIÁO ÁN TIẾT DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ(SOẠN MS WORD)
Tiết 11 - Bài 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA.
Ngày soạn: 04/11/2012. Ngày dạy: 08/11/2012.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS cần nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả
của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Có khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam, vòng cực Bắc,
vòng cực Nam.
2. Kĩ năng:
- Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
theo mùa.
- Biết cách dùng quả Địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm
dài ngắn theo mùa.
3. Thái độ : Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Hình 24, quả Địa cầu, tranh vẽ: Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
2. HS : Ôn lại bài chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
III. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG:
1/ Giới thiệu vấn đề: Theo qui luật tự nhiên: hằng ngày, hằng năm các em thấy
vào mùa đông thời gian ban ngày và thời gian ban đêm so với mùa hè như thế
nào ? Có phải vào mùa đông ban ngày ngắn và ban đêm dài, còn mùa hè thì ngược
lại hay không? Và vì sao các em thường nghe ông bà có câu :
" Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối "

Để giải quyết những vấn đề vừa nêu chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học
2/ Thiết kế câu hỏi trung tâm:
- Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái
Đất?
- Tại sao ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo
mùa?
3/ Xác định các kiến thức và kỹ năng học sinh đã biết và chưa biết để giải
quyết vấn đề đặt ra:
- Đã biết: Qua 2 bài về sự vận động của Trái Đất(Chuyển động quanh trục và
chuyển động quanh Mặt Trời) đặc biệt là khi chuyển động trục Trái Đất lúc nào
cũng nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo 66
0
33’.
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

12



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

- Chưa biết: Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào Trái Đất vào các ngày
22/6 và 22/12 như thế nào? Tại sao càng về 2 cực thì lại có hiện tường ngày đêm
dài ngắn khác nhau? Các vĩ tuyến quan trọng (Chí tuyến B, N và vòng cực B, N)
4/ Hệ thống các câu hỏi định hướng:
- Tại sao đường biễu diễn trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không

trùng nhau ? Sự không trùng nhau đó sẽ gây ra hiện tượng gì?
- Vào ngày 22/6 (hạ chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào mặt đất ở vĩ
tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày 22/12 (đông chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào mặt đất ở
vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời chiếu vuông góc ở đâu và độ dài ngày đêm
như thế nào?
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm ở 2 vòng cực (66
0
33’) như thế
nào?
5/ Các phương pháp giải quyết vấn đề:
- Phân tích tranh vị trí của Trái Đất trên quĩ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày
hạ chí và đông chí và hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác
nhau. Từ đó rút ra nhận xét.
- Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết để giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Định hướng các nguồn thông tin cho HS : sách giáo khoa, tranh ảnh, Quả Địa
cầu, các tư liệu từ sách báo, tivi, internet
6/ Những kỹ năng cần có: Đề xuất ý tưởng, phân tích tổng hợp, đánh giá, phản
hồi, rút ra kết luận
7/ Các môn học có liên quan (nếu có)
8/ Nguồn tài liệu có liên quan: sách giáo khoa, các tư liệu từ sách báo, tivi,
internet
9/ Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề:
- Đánh giá qua kết quả thảo luận và trình bày và nhận xét phản hồi giữa các
nhóm.
- Đánh giá qua kết quả trả lời của cá nhân và nhận xét của lớp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS ( có thể đứng tại chổ) nêu lại sự chuyển động

của TĐ quanh Mặt Trời ? Hệ quả ? ( 3ph)
3- Vào bài mới : GV giới thiệu vấn đề(1ph): Theo qui luật tự nhiên: hằng ngày,
hằng năm các em thấy vào mùa đông thời gian ban ngày và thời gian ban đêm so
với mùa hè như thế nào? Có phải vào mùa đông ban ngày ngắn và ban đêm dài,
còn mùa hè thì ngược lại hay không? Và vì sao các em thường nghe ông bà có câu:
" Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối "
Để giải quyết những vấn đề vừa nêu chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

13



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

4- Dạy-học bài mới:
HĐ 1: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất:
(20ph)
Giai
đoạn
Nội dung
Hoạt động của
GV
Hoạt động của học sinh
Xác

định
và tìm
hiểu
vấn đề
GV giới thiệu
vấn đề
- Đặt câu hỏi và
trả lời câu hỏi có
liên quan đến
vấn đề vừa nêu
để xác định kiến
thức HS đã biết
và chưa biết.
- Đề xuất ý
tưởng, giả thuyết
- Xác định kiến
thức
Trình chiếu
Gợi ý, định
hướng cho HS
- Cho HS liệt kê
những kiến thức
đã biết và chưa
biết về: Hiện
tượng ngày đêm
dài ngắn theo
mùa
Cho HS đề xuất
ý tưởng, giả
thuyết

- Giúp HS xác
định kiến thức
Tìm hiểu mục 1
Xem hình trình chiếu
- HS trả lời câu hỏi
- Tại sao đường biểu diễn trục
Trái Đất và đường phân chia
sáng tối không trùng nhau? Sự
không trùng nhau đó sẽ gây ra
hiện tượng gì?
- Vào ngày 22/6 (hạ chí) ánh
sáng Mặt Trời chiếu vuông góc
vào mặt đất ở vĩ tuyến bao
nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày 22/12 ( đông chí) ánh
sáng Mặt Trời chiếu vuông góc
vào mặt đất ở vĩ tuyến bao
nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt
Trời chiếu vuông góc ở đâu và
độ dài ngày đêm như thế nào?
- HS hoàn thành vào bảng theo
hướng dẫn
- Dựa vào H.25 cho biết sự khác
nhau về độ dài ngày đêm ở các
địa điểm: A, B, C, A', B'.
- Đã biết: Qua 2 bài về sự vận
động của Trái Đất (Chuyển động
quanh trục và chuyển động
quanh Mặt Trời) đặc biệt là khi

chuyển động trục Trái Đất lúc
nào cũng nghiêng trên mặt phẳng
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

14



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

quĩ đạo 66
0
33’
- Chưa biết: Ánh sáng Mặt Trời
chiếu thẳng góc vào Trái Đất vào
các ngày 22/6 và 22/12 như thế
nào? Tại sao càng về 2 cực thì
lại có hiện tượng ngày đêm dài
ngắn khác nhau? Các vĩ tuyến
quan trọng (Chí tuyến B, N)
- Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt
Trời chiếu vuông góc ở đâu và
độ dài ngày đêm như thế nào?
- HS thảo luận nhóm đề xuất các
ý tưởng tìm ra nguyên nhân có
hiện tượng ngày đêm dài ngắn

khác nhau trên Trái Đất
Tìm
hiểu
các
kiến
thức
có liên
quan
- Kiến thức về sự
phân bố ánh
sáng trên Trái
Đất
- Định hướng
cho HS các
nguồn thông tin
có liên quan để
có thể giải quyết
vấn đề: sách giáo
khoa, hình vẽ
- Tìm kiếm thông tin
- Dựa vào các nguồn thông tin
tiến hành thảo luận nhóm, phân
tích các ý tưởng vừa tìm được
Giải
quyết
vấn đề
-Hệ thống các
kiến thức mới
nhận được
- Kiểm nghiệm ý

tưởng, giả thuyết
- Tổ chức cho
HS hệ thống các
kiến thức vừa
tìm hiểu
- Cho HS đối
chiếu kiến thức
tìm hiểu được
với câu hỏi trung
tâm đặt ra ở đầu
bài.
- Tổng hợp các kiến thức vừa tìm
được:
1.Hiện tượng ngày đêm dài ngắn
ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ.
- Mùa nóng ngày dài đêm ngắn
- Mùa lạnh: Ngày ngắn đêm dài
- Tại xích đạo: ngày = đêm.
- Càng xa xích đạo về phía 2
cực, ngày đêm chênh lệch càng
lớn.
- 21/3 và 23/9: Mọi nơi đều có
ngày dài bằng đêm.
Trình
bày kết
quả
- Trình bày sản
phẩm
- Tổ chức cho
HS trình bày ( cử

đại diện nhóm)
- Các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét đánh
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

15



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

- Thể chế hóa
các kiến thức đã
học được
- Chốt lại nội
dung chính của
mục 1
giá và rút ra kết luận .
- Nêu các ý kiến phản hồi
Chuyển ý sang mục 2: GV trình chiếu cho HS một số tranh ở một vài nước nằm ở
vùng vĩ độ cao để tạo tình huống.
HĐ 2: Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo
mùa(15ph)
Giai
đoạn
Nội dung

Hoạt động của
GV
Hoạt động của học sinh
Xác
định
và tìm
hiểu
vấn đề
GV giới thiệu
vấn đề
- Đặt câu hỏi và
trả lời câu hỏi có
liên quan đến
vấn đề vừa nêu
để xác định kiến
thức HS đã biết
và chưa biết.
- Đề xuất ý
tưởng, giả thuyết
- Xác định kiến
thức
Trình chiếu
Gợi ý, định
hướng cho HS
- Cho HS liệt kê
những kiến thức
đã biết và chưa
biết về: Hiện
tượng ngày đêm
dài ngắn theo

mùa
Cho HS đề xuất
ý tưởng, giả
thuyết
- Giúp HS xác
định kiến thức
Tìm hiểu mục 2
Xem hình trình chiếu H. 25 và
trả lời câu hỏi:
? Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ
dài ngày đêm của các điểm D và
D' ở VT 66
0
33’B và N của 2 nửa
cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến đó
gọi là gì?
? Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ
dài của ngày và đêm ở 2 điểm
cực như thế nào?
- Đã biết: Qua 2 bài về sự vận
động của Trái Đất (Chuyển động
quanh trục và chuyển động
quanh Mặt Trời) đặc biệt là khi
chuyển động trục Trái Đất lúc
nào cũng nghiêng trên mặt phẳng
quĩ đạo 66
0
33’.
- Chưa biết: Tại sao càng về 2
cực thì lại có hiện tường ngày

đêm dài ngắn khác nhau? Các vĩ
tuyến quan trọng ( vòng cực B,
N)
- HS thảo luận nhóm (cặp) đề
xuất các ý tưởng tìm ra nguyên
nhân có hiện tượng càng về 2
cực số ngày có ngày đêm dài
suốt 24 giờ thay đổi theo mùa.
Tìm
hiểu
- Kiến thức về sự
phân bố ánh
- Định hướng
cho HS các
- Tìm kiếm thông tin
- Dựa vào các nguồn thông tin
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

16



Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Phú Ninh



Trường THCS Nguyễn Hiền

các
kiến

thức
có liên
quan
sáng trên Trái
Đất
nguồn thông tin
có liên quan để
có thể giải quyết
vấn đề: sách giáo
khoa, hình vẽ,
quả Địa cầu
tiến hành thảo luận, phân tích
các ý tưởng vừa tìm được.
Giải
quyết
vấn đề
-Hệ thống các
kiến thức mới
nhận được
- Kiểm nghiệm ý
tưởng, giả thuyết
- Tổ chức cho
HS hệ thống các
kiến thức vừa
tìm hiểu
- Cho HS đối
chiếu kiến thức
tìm hiểu được
với câu hỏi trung
tâm đặt ra ở đầu

bài,
- Tổng hợp các kiến thức vừa tìm
được:
2. Ở hai miền cực có số ngày
đêm dài 24 giờ thay đổi theo
mùa
- Ngày 22/6 và 22/12 các địa
điểm ở vĩ tuyến 66
0
33’B và N có
một ngày hoặc đêm dài suốt 24
giờ.
- Càng về 2 cực số ngày có ngày,
đêm dài suốt 24 giờ càng nhiều
- Ở cực Bắc, cực Nam ngày đêm
dài 6 tháng.
Trình
bày kết
quả
- Trình bày sản
phẩm
- Thể chế hóa
các kiến thức đã
học được
- Tổ chức cho
HS trình bày
- Chốt lại nội
dung chính bài
học và cho HS
làm BT vận

dụng
- HS trình bày
- HS khác nhận xét đánh giá và
rút ra kết luận .
- Nêu các ý kiến phản hồi
5- Củng cố, vận dụng: 5-6 phút.
- HS củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy, bài tập.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập sơ đồ tư duy vào vở.
6- Dặn dò : Học bài
Chuẩn bị bài " Cấu tạo bên trong Trái Đất "
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Chuyên đề: DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ

17

×