Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.46 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ-SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG

CHÂU ÂU, ĐỀ XUẤT VÀ NÂNG CAO GIẢI PHÁP
GVHD : THS. NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH HỌC
PHẦN : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ HỌ
VÀ TÊN SINH VIÊN :
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO : 2073101010002
TRẦN PHƯƠNG NAM : 2073101010029
NGUYỄN VĂN TUYỀN : 2073101010022
HUỲNH MINH KHANG: 2073101010007

Bình Dương, tháng 11 năm 2022


KHOA KINH TẾ
CTĐT: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Quản trị kinh doanh
quốc

tế( 2+0)

Mã học phần:
Lớp/Nhóm mơn học: K201VL.QT01 /
Học kỳ:..3… Năm học: 2021-2022


Họ tên sinh viên:
- Nguyễn Thị Hồng Đào
- Trần Phương Nam
- Nguyễn Văn Tuyền
- Huỳnh Minh Khang
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ-sản phẩm gỗ Việt Nam sang Châu Âu, đề
xuất và nâng cao giải pháp
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
T
T
1
2

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

A. Phần mở đầu

1.0

B. Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý thuyết

2.0

Chương II: Kết quả phân tích, thực
trạng, ưu và nhược điễm
Chương III: Kiến nghị giải pháp và kết


3.0
2.0

3

luận
C. Mục lục

1.0

4

D. Trình bày

1.0

Cán bộ chấm 1

Điểm đánh giá

Điểm tổng cộng
10
Bình Dương, ngày 11 tháng 11 năm 2022
Cán bộ chấm 2


Điểm thành viên trong nhóm chấm
Thành viên


Nhóm chấm (%)

Nguyễn Thị Hồng Đào

100%

Huỳnh Minh Khang

100%

Trần Phương Nam

100%

Nguyễn Văn Tuyền

100%


LỜI CÁM ƠN
Lời nói đầu tiên, cho nhóm chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn
Thị Hồng Oanh– giảng viên mơn Quản trị kinh doanh Quốc Tế đã đồng hành hỗ trợ
chúng em có những cách thực hiện nghiên cứu hiệu quả, giúp cho chúng em có thêm
được nhiều kiến thức bổ ích trong chun ngành Quản trị kinh doanh này. Nhờ đó
chúng em có thể xây dựng được q trình nghiên cứu và hồn thành tiểu luận.

Tuy nhiên, khi chọn đề tài này liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Liên hiệp Châu Âu(EVFTA) chỉ một vài lần trong quá trình học còn những
bỡ ngỡ và sự hiểu biết còn hạn chế, nên chắc chắn sẽ khơng tránh được những sai
xót. Nhóm rất mong nhận được lời đóng góp ý kiến, lời phê bình của q thầy cơ.

Đó sẽ là những bài học quý giá nhất để nhóm chúng em có thể tích góp cho bản thân
tốt hơn trong thời gian tương lai phía trước.
Một lần nữa nhóm em xin chân thành cám ơn!
Thực hiện,
Nguyễn Thị Hồng Đào
Trần Phương Nam
Nguyễn Văn Tuyền
HuỳnhMinh Khang

1


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN.....................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................6
1. Tổng quan xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam......................................6
1.1 Tổng quan về xuất khẩu...........................................................................................6
1.1.2 Khái niệm về xuất khẩu........................................................................................ 6
1.1.3 Hình thức xuất khẩu..............................................................................................6
1.1.4 Vai trị của xuất khẩu............................................................................................8
1.2 Tổng quan về xuất khẩu sản phẩm Gỗ Việt Nam................................................... 10
Chương 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM , KHUYẾT ĐIỂM CỦA XUẤT KHẨU
G&SPG ĐẾN THỊ TRƯỜNG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA
CÓ HIỆU LỰC...........................................................................................................11
2.1 Thực trạng Việt Nam Xuất khẩu G&SPG sang EU............................................... 11
2.1.1 Trước khi có Hiệp định EVFTA........................................................................ 11
2.1.2 Sau khi có Hiệp định EVFTA.............................................................................18
2.1.3 Ảnh hưởng thuế quan sau khi Hiệp định có hiệu lực.......................................20
2.2 Ưu điểm nhược điểm khi xuất khẩu sang thị trường EU.......................................22

2.2.1 Ưu điểm................................................................................................................ 22
2.2.2 Nhược điểm..........................................................................................................22
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG , KIẾN NGHỊ..........23
3.1 Đề xuất giải pháp........................................................................................................23
3.1.1 Giải pháp quản lý có hiệu quả nguồn nhiên liệu.............................................. 23
3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu trong nước..................................23
3.1.3 Giải pháp cải tiến kỹ thuật, trình độ sản xuất.................................................. 24
3.2 Khuyến nghị định hướng chính sách ưu đãi, hỗ trợ chế biến................................24
3.2.1 Đối với các chính sách liên quan đến tiền sử dụng đất.................................... 24
3.2.2 Đối với các chính sách về hạ tầng, tín dụng và thị trường...............................25
3.2.3 Đối với chính sách về phát triển năng lực sản xuất..........................................25
3.3 Kiến nghị.....................................................................................................................25
KẾT LUẬN.......................................................................................................................27

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 29

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài


Sự phát triển của ngành Chế biến gỗ Việt Nam trong những năm gần đây là
những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Trong nghiên cứu này tác giả đã tập
trung phân tích các mặt hàng gỗ của Việt Nam được làm từ nguồn gỗ họp pháp nhập
khẩu từ các nguồn cung sạch và gỗ rừng trồng trong nước tạo điều kiện cho lâm dân

tham gia vào chuỗi cung; nói lên thực trạng xuất khẩu đổ gỗ của Việt Nam trong 6
năm gần đây cho thấy sức sống mãnh liệt của ngành. Xuất khẩu và mở rộng xuất
khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trị rất lớn của nguồn nguyên liệu
gỗ nhập khẩu nội thất. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp Châu Âu
(EVFTA) đem đến cho đất nước ta một cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm gỗ của
ViệtNam. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường
EU nhờvào Hiêp định Thương mại tự do Việt Nam sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn
EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới chiếm khoảng 50%
khối lượng nhập khẩu của thế giới và là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai của
Việt Nam sau Hoa Kỳ. Do đó triển vọng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU là
khá lớn.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên và thực tiễn của mặt hàng đồ gỗ, cùng
với nhận thức về tầm quan trọng và tiềm năng của ngành hàng gỗ xuất khẩu nhóm
chúng em chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ-sản phẩm gỗ Việt Nam
sang Châu Âu, đề xuất và nâng cao giải pháp” làm tiểu luận môn học này


Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu tìm đề xuất và nâng cao giải pháp về thị trường xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ từ Viết Nam sang Châu Âu


Mục tiêu cụ thể

Để giải quyết 02 vấn đề nêu trên, mục tiêu của nghiên cứu trong trong năm 2022 là:

- Phân tích tình hình sử dụng gỗ nguyên liệu và dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu cho
chế biến G&SPG xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong giai đoạn 2018-2022

4


- Phân tích tình hình thực hiện chính sách và khuyến nghị định hướng chính sách ưu
đãi, hỗ trợ doanh nghiệp chế biến từng bước giảm sử dụng gỗ nhập khẩu, tăng sử
dụng gỗ rừng trồng trong nước để chế biến xuất khẩu G&SPG sang thị trường châu
Âu.


Đối tượng & phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là về gỗ nguyên liệu cho các doanh
nghiệp chế biến G&SPG xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Thị trường Việt Nam và các nước Châu Âu


+ Thời gian: Từ 2018-2022
Phương pháp nghiên cứu nguồn dữ liệu
-

Phương pháp thu thập số liệu : Tài liệu , số liệu được sử dụng trong bài viết

này chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu đã được công bố trên sách ,
báo , tạp chí và các trang thơng tin điện tử chính thức của các bộ ngành liên quan
-

Phương pháp xử lý số liệu : Phương pháp tổng hợp thống kê , phương pháp


lập bảng biểu , sơ đồ và phương pháp chuyên gia
-

Phương pháp phân tích số liệu : Bài báo cáo chủ yếu sử dụng hai phương pháp

là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ


Thu thập các nguồn thơng tin từ Internet, báo chí, giáo trình
Ý nghĩa của đề tài

Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu gỗ. Kết quả
của nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến việc xuất khẩu gỗ ở thị trường Việt Nam sang EU.Từ đó, đề tài
đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam tập trung
cải thiện thị phần.


Kết cấu chương

5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
1.1 Tổng quan về xuất khẩu
1.1.2 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu theo một cách đơn giản chính là hoạt động bán hàng hóa,
dịch vụ của quốc gia này cho một quốc gia khác và dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm

phương thức thanh toán. Trong chủ nghĩa trọng thương trước kia, phương thức thanh
tốn khơng chỉ đơn giản là tiền tệ, mà còn là vàng bạc, đá quý… Trong bối cảnh kinh
tế hiện đại, tiền tệ là phương thức chủ yếu, và có thể sử dụng đồng tiền của một trong
hai quốc gia hoặc đồng tiền của một quốc gia thứ ba khác.
Tại điều 28, khoản 1 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có chỉ rõ “Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật”. Như vậy, hiểu theo luật của Việt Nam thì cơ bản xuất khẩu chính là
việc bán hàng cho nước ngồi, cho các quốc gia khác Việt Nam.
1.1.3 Hình thức xuất khẩu
Tại Việt Nam, xuất khẩu được thể hiện qua bốn hình thức chính:

Xuất khẩu trực tiếp.
Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay, hình thức mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua dựa trên giao dịch trực tiếp, thỏa thuận,
thương lượng về quyền lợi của mỗi bên theo đúng pháp luật của từng nước tham gia
giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng sau cùng. Đây cũng là hình thức thể hiện sự tự
chủ của doanh nghiệp trong việc buôn bán hàng hóa, tìm kiếm đối tác thị trường trên
cơ sở nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng tại quốc gia hướng đến. Tuy
nhiên, DN sẽ là đơn vị trực tiếp đứng ra tiến hành nghiệp vụ, thủ tục giao dịch, chi phí
phát sinh, tiền lãi thu được và tiền lỗ khi kinh doanh đều được DN tự chịu trách nhiệm.

6


Xuất khẩu ủy thác.


Hình thức xuất khẩu này tồn tại với hai chủ thể chính là DN sản xuất kinh doanh
nội địa và thị trường- quốc gia hướng đến xuất khẩu cùng với một DN trung gian hoạt

động tại nước ngồi. Hình thức này được áp dụng khi DN nội địa gặp rào cản về khả
năng tài chính, đối tác, ngôn ngữ… họ sẽ tiến hành đàm phán và ủy thác cho DN trung
gian để thực hiện xuất khẩu hàng hóa. DN trung gian sau khi nhận ủy thác sẽ đảm nhận
mọi thủ tục xuất khẩu của DN nội địa, chi phí phát sinh, tiền hịa hồng và quyền được
nhận sau ủy thác được ghi rõ trong hợp đồng giữa hai bên.


Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức hàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất nội địa, tiến hành bán cho
thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại giao tất cả số hàng hóa nhận được
cho một doanh nghiệp được chỉ định khác trong nước. Cụ thể theo Thông tư số
38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại
chỗ”, điều số 86 thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ gồm 3 loại chính:
-

Sản phẩm gia cơng; máy móc thiết bị th hoặc mượn; ngun liệu, vật tư dư thừa;

phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3-Điều 32- Nghị
định 187/2013/ NĐ- CP.
-

Hàng hóa được mua bán giữa DN nội địa với DN chế xuất, DN trong khu phi thuế

quan
-

Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cá nhân, tổ chức

nước ngồi khơng có sự hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân chỉ định giao,

nhận hàng hóa với DN khác tại Việt Nam.


Tạm nhập tái xuất

Là hình thức thương nhân Việt Nam tạm nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một
DN sản xuất, kinh doanh nội địa. Sau đó lại sử dụng chính hàng hóa đó xuất khẩu sang
quốc gia khác ngồi lãnh thổ Việt Nam. Hình thức này cho thấy nó diễn ra cả quá trình
nhập và xuất khẩu, nên lượng ngoại tệ doanh thu thu lại sẽ lớn hơn so với số vốn ban

7


đầu được bỏ ra.
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu- động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế


Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thuộc phạm vi quốc tế, diễn ra đối với
tất cả các chủ thể trên thị trường và có sự điều hành của Nhà nước. Mục đích của việc
xuất khẩu nhằm đem hàng hóa, dịch vụ của mình đến các quốc gia khác trên thế giới.
Từ việc kinh doanh đó sẽ giúp cho các chủ thể thu về được nhiều ngoại tệ hơn. Đối với
một nước chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, chiến lược
mở của nền kinh tế thơng qua xuất khẩu có vai trị thực sự to lớn và quan trọng. Vì khi
xuất khẩu, lượng ngoại tệ thu về nhiều, tiếp cận đến sự đổi mới khoa học- cơng nghệ,
chuyển giao KHCN.. Bên cạnh đó, việc mở cửa nền kinh tế cũng giúp cho đất nước thu
về những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, sau đó kết hợp với các chính
sách của Chính phủ để cải thiện nền kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu
hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển.



Xuất khẩu- cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt

Vấn đề xuất khẩu khơng phải chỉ đơn giản là có thể xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
sang một quốc gia nào khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, hàng hóa được
thơng qua của Hải quan và tiêu dùng trong quốc gia khác đều phải trải qua sự kiểm tra
gắt gao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đầu vào tại quốc gia hướng đến xuất khẩu.
Chính vấn đề này đã đặt ra cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu cần có sự đầu tư chỉn chu và nghiêm túc, áp dụng những cách thức sản xuất kinh
doanh mới, đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất để ngày càng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Điều này vừa giúp cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có con đường
thuận tiện hơn khi gia nhập vào thị phần kinh tế nước bạn, đồng thời cũng khẳng định
vị thế quan trọng của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam chất lượng cao.


Xuất khẩu- động lực giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một trong những vai trò xuất khẩu chính là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam

8


chuyển dịch theo một hướng thích hợp hơn. Thật vậy, đặt trong bối cảnh nền kinh tế
mở cửa, Đảng và Nhà nước ta chú trọng rất nhiều vào xuất khẩu, trong đó có nhiều
ngành xuất khẩu chủ lực như gạo, hạt điều, dệt may, thủy hải sản… Song song với đó,
nó cịn kéo theo sự phát triển của một chuỗi cung ứng từ sản xuất nguyên liệu thô đến
khâu chế biển,.. Điều này giúp các chủ thể kinh tế tiếp cận nhiều hơn đến phương thức
sản xuất tự động hóa và mơ hình sản xuất theo chuỗi cụ thể. Đó chính là lý do giúp cơ
cấu nước ta chuyển dịch nhanh chóng hơn.



Xuất khẩu- yếu tố giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân

Việc đẩy mạnh xuất khẩu địi hỏi hàng hóa, sản phẩm phải được làm ra với số
lượng lớn, đặt ra vấn đề nguồn cung lao động cho các DN và Nhà nước ta. Đặt trong
bối cảnh nước ta đang là một nước dân số trẻ, xuất khẩu chính là cơ hội giúp người lao
động tìm được cơng ăn việc làm phù hợp với từng trình độ tay nghề. Người lao động sẽ


kiếm được nguồn thu nhập cao hơn, mức sống cũng từ đó cao hơn.
Xuất khẩu- tiền đề mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại

Có thể nói, xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ hai chiều với
nhau. Trên thực tế, việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang một quốc gia sẽ giúp cho Việt
Nam có thêm nhiều mối quan hệ thương mại, giao thương trên thị trường quốc tế, đồng
thời nâng cao vai trò và tầm vóc của đất nước ta. Ở chiều ngược lại, quan hệ kinh tế đối
ngoại với các nước chính là tiền đề giúp cho Việt Nam hiểu rõ thị trường, thị hiếu tại quốc
gia đó và cân nhắc xuất khẩu; các quốc gia khác cũng sẽ có cái nhìn trực quan hơn về hàng
hóa Việt Nam để rồi có đồng ý nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam hay khơng.

Vì vậy, có thể nói xuất khẩu chính là động lực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt
Nam với bạn bè năm châu.
Nhìn chung, xuất khẩu đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
sự việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự tham gia vào trong những vấn đề chính
trị- xã hội. Xuất khẩu cũng chính là q trình giúp đất nước ta phát huy tầm vóc hàng hóa
Việt cũng như rút ngắn khoảng cách, độ chênh lệch kinh tế với các nước khác.

9



1.2 Tổng quan về xuất khẩu sản phẩm Gỗ Việt Nam
Cuối tháng 1 năm 2018 ngành chế biến gỗ xuất khẩu (sau đây được gọi là ngành
gỗ) đón nhận tin vui đặc biệt: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8 tỉ USD.
Với kim ngạch này, ngành đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8-8,5 tỉ USD đến
năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêuPhát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 201620201. Mức kim ngạch này, ngành đã có vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành
đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Theo Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế
biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn
tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm tụt giảm tính cạnh tranh của ngành
gỗ Trung Quốc do ngành này bị Hoa Kz kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng
thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc. Suy thối kinh tế năm 2008-2009 tại
Châu Âu làm giảm sức sản xuất tại châu lục này, từ đó tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt
Nam. Bên cạnh đó, thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và
Indonesian – các quốc gia cạnh canh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo
cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển. Gần đây, mục tiêu
kim ngạch xuất khẩu của ngành đã được đẩy lên con số 10 tỉ USD đến 2020.
Hiện Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á. Do nguồn cung
nguyên liệu trong nước không đủ cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài.
Xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trị rất
lớn của nguồn ngun liệu gỗ nhập khẩu.

10


Chương 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM , KHUYẾT ĐIỂM CỦA XUẤT KHẨU
G&SPG ĐẾN THỊ TRƯỜNG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA
CÓ HIỆU LỰC.
2.1

Thực trạng Việt Nam Xuất khẩu G&SPG sang EU


2.1.1 Trước khi có Hiệp định EVFTA

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào EU:
Bảng 1 chỉ ra các con số về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang

27 quốc gia thuộc EU kể từ 2019 đến hết 6 tháng năm 2020.
Bảng 1: Giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào EU từ 2019 đến 6 tháng
2020 (USD)
STT

Quốc gia

2019

6T 2020

1

Đức

117.162.211

60.775.736

2

Pháp

127.849.957


51.183.022

3

Hà Lan

77.635.241

35.759.800

4

Thụy Điển

29.094.992

15.418.821

5

Ireland

23.898.645

9.189.506

6

Ba Lan


23.391.366

13.175.425

7

Đan Mạch

28.407.894

12.914.687

8

Ý

34.423.263

10.117.435

9

Bồ Đào Nha

3.184.065

1.869.353

10


Lithuania

2.733.494

1.755.180

11

Hy Lạp

3.735.465

1.364.331

12

Rumani

3.959.071

1.259.655

13

Bỉ

38.942.454

21.158.275


14

Tây Ban Nha

34.831.302

13.634.116

15

Cộng hòa Séc

2.700.773

786.152

11


16

Bulgaria

978.742

743.829

17


Latvia

1.815.397

653.332

18

Slovenia

1.814.907

618.812

19

Áo

1.782.386

508.641

20

Phần Lan

1.570.858

490.859


21

Croatia (Hrvatska)

1.110.231

418.437

22

Hungary

641.625

271.729

23

Síp

448.619

186.997

24

Estonia

362.307


115.462

25

Slovakia

197.896

60.142

26

Malta

45.779

41.552

27

Luxembourg

-

-

Tổng

562.718.941


254.471.285

Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp
từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
- Năm 2019 xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang EU đạt 562,7 triệu USD, chiếm
5,4% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ của cả Việt Nam trong cùng năm. Kim
ngạch năm 2019 tăng 10% so với kim ngạch năm 2018.
- Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào khối
này đạt 254,5 triệu USD, tăng 12% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2019.
- Trong khối EU, Pháp, Đức và Hà Lan là các thị trường tiêu thụ các mặt hàng G&
SPG của Việt Nam lớn nhất. Năm 2019 kim ngạch từ 3 thị trường này hàng năm chiếm
khoảng 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào EU.
- Tổng số 7 thị trường có kim ngạch khoảng 20-50 triệu USD mỗi thị trường mỗi
năm, chiếm tổng số 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt
Nam vào các thị trường này trong năm 2019.

12


- Các thị trường cịn lại (17 quốc gia) có kim ngạch xuất khẩu nhỏ, dưới 20 triệu USD
mỗi năm. Năm 2019, kim ngạch từ 17 thị trường này chỉ chiếm 5% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
- Trong số 17 thị trường này có 6 thị trường có kim ngạch rất nhỏ, dưới 1 triệu USD mỗi
thị trường mỗi năm. Như vậy, tác động về thay đổi về thuế là kết quả của Hiệp định
EVFTA nếu có chủ yếu xảy ra tại ba thị trường chính là Pháp, Đức và Hà Lan. Các tác

động này sẽ nhỏ hơn ở 7 thị trường có kim ngạch nhỏ từ 20-50 triệu USD. Hiệp định
EVFTA sẽ có tác động (nếu có) rất nhỏ ở 17 thị trường cịn lại.



Về thị trường:

- Trong khối EU, các quốc gia quan trọng nhất đối với thương mại gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam là Đức, Pháp, Hà Lan. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị
trường Đức đạt kim ngạch cao nhất, năm 2019 chiếm 20.5%, năm 2020 chiếm 22.7%
tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU, tăng 2.2% phần trăm
so với năm 2019.
- Thị trường đứng thứ hai sau Đức đó là Pháp: kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ bình quân tới thị trường Pháp trong năm 2019 là 23.0%, trong năm 2020 là 20.6%,
so với năm 2019 thì giảm 2.4%.
- Thị trường đứng thứ ba là Hà Lan: kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bình
quân tới thị trường Hà Lan trong năm 2019 là 13.8%, trong năm 2020 là 14.0%, tăng
0.2% với năm 2019.
- Các nước còn lại mặc dù vẫn xuất khẩu nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể, tuy
nhiên gần đây tốc độ tăng trường của các nước sau đây trong khối EU đang có xu
hướng tăng cao như: Bỉ (+9,2%), Đan Mạch (+18,5%), Ba Lan (+11,4%), Lítva
(62,7%), Hungary (47,9%)…

13


Bảng 2 : Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường EU giai đoạn
năm 2015 – 2020



Nguồn: Tính tốn từ số liệu của ITC

Về sản phẩm/chủng loại:


- Các sản phẩm nội thất xuất khẩu sang thị trường EU rất phong phú về mẫu mã, kiểu
dáng. Các sản phẩm bao gồm nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ, nội thất phòng
bếp, nội thất phòng tắm,…. Các sản phẩm này đều được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ tự
nhiên kết hợp ván nhân tạo. Loại gỗ sử dụng có thể là nguyên liệu nhập khẩu từ EU
hoặc nguyên liệu trong nước tùy thuộc vào đơn hàng.

14


Hình 1 : Một số hình ảnh sản phẩm G&SPG xuất khẩu đến thị trường EU

Nguồn: Sách "Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Mặt hàng Gỗ và Sản phẩm gỗ"
của Bộ Công Thương
- Các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại
mặt hàng khác nhau. Trong số đó, đồ gỗ nội thất, ghế, bộ phận đồ gỗ, gỗ xây dựng và
các loại ván là các mặt hàng quan trọng, có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn

15


Bảng 3. Nhóm các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào EU có giá trị kim
ngạch cao

Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp
từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
- Các sản phẩm đồ gỗ Đức nhập khẩu từ Việt Nam gồm: HS 9401 (Ghế ngồi), 9403
(Đồ nội thất khác), 9405 (Đèn), 9404 (Khung đệm) và 9402 (Đồ nội thất trong ngành y).
Trong đó, mặt hàng mã HS 9403 và 9405 ghi nhận mức tăng cao trong năm 2020 lần lượt
là 14,85% và 20,95%; trong khi mặt hàng mã HS 9404 và 9402 sụt giảm mạnh.


Bảng 4: Các mặt hàng đồ gỗ Đức nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020

16


Nguồn: Tính tốn từ số liệu của ITC
Điều này cho thấy thị trường EU vẫn còn rất nhiều dư địa dành cho mặt hàng gỗ
của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã có Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và
Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản
trị rừng và thương mại lâm sản Việt Nam – EU (VPA/FLEGT).
Tuy nhiên, EU là một thị trường có yêu cầu rất cao với chất lượng, mẫu mã sản
phẩm; các quy định nhập khẩu và tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn sản phẩm, vật liệu xây
dựng… hết sức chặt chẽ; đồng thời các cơng cụ phịng vệ thương mại được áp dụng
thường xuyên. Các vấn đề về môi trường, lao động, phát triển bền vững, trách nhiệm xã
hội cũng ngày càng được chú trọng. Ngay cả khi Việt Nam có Hiệp định Thương mại tự
do (FTA) với EU thì việc có thể thâm nhập và mở rộng thị phần tại EU còn phụ thuộc vào
năng lực cạnh tranh về chất lượng và giá cả, trong đó trước tiên cần đáp ứng được các tiêu
chuẩn, kỹ thuật và quy định về xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan từ

EVFTA.

Về thuế quan:
Có tổng cộng 253 dịng hàng G&SPG của Việt Nam chịu tác động về thuế trong
EVFTA, tương ứng với 253 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu
vào EU có thuế nhập khẩu 0%-10% trước khi EVFTA có hiệu lực, bao gồm 176 dịng
hàng thuộc chương HS 44 và 77 dòng hàng thuộc chương HS 94. Các mặt hàng gỗ
nằm trong 253 dòng thuế này chia làm 3 nhóm khác nhau.
 Nhóm thứ nhất bao gồm các mặt hàng có mức thuế bằng 0% trước khi EVFTA có
hiệu lực. Nhóm các mặt hàng này sẽ khơng có bất cứ tác động nào về khía cạnh thuế
khi EVFTA có hiệu lực.

+ Có 117 dịng hàng G&SPG Việt Nam sang EU được hưởng thuế 0% trước EVFTA.
Số các dòng hàng này chiếm 46,2% trong tổng số dòng hàng G&SPG của Việt Nam
xuất khẩu vào EU.
+ Cụ thể như: Các mặt hàng nằm trong nhóm mã HS 44 và HS 94.

17



×