Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sinh 10 bac giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.12 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG
ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ
XIII
MÔN: Sinh học - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 03 trang.

Thành phần hóa học của Tế bào
Câu 1: ( 2.0 Điểm)
a.Tinh bột và glycogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào động vật. Hãy nêu những
điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chúng?
b.Nhận biết tinh bột và glycogen bằng cách nào?
Câu 2.(3 điểm)
a.Hãy đưa ra các cách để có thể làm tăng sản lượng protein tiết trong tế bào động vật có vú?.
b. Thành phần tương đối của các loại phân tử trong tế bào E.coli
Các loại phân tử
Tỉ lệ tương đối/ tế bào
H2O
70
Các ion vô cơ ( Na+,K+, CL-...)
1
Các đơn phân và các chất trao đổi 3
nhỏ
Các prôtêin
15
ARN
6


ADN
1
Phootpholipit và các lipit khác
2
Pôlisaccarit
2

Số chủng loại phân tử
1 loại phân tử
20
500
3000
>3000
1
20
5

Qua bảng trên có thể rút ra nhận xét gì?
Cấu trúc tế bào
Câu 3 ( 2điểm)
a. So sánh lông và roi : Cấu tạo, kiểu vận động, chức năng?
b. Lông và roi uốn cong như thế nào?
Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào
Câu 4: (2,0 Điểm)
1. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng ơxy hóa thuộc chu trình Crep này được tích lũy trong
những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như thế nào?
2. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế hoạt động của enzym “NT”. Tuy nhiên khi
thử nghiệm trên chuột bạch ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ khơng mong muốn.
a) Giải thích cơ chế của thuốc gây tác động phụ không mong muốn trên.
b) Đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzim “NT” nhưng vẫn không gây tác động phụ không

mong muốn.
Câu 5: (2.0 Điểm)
a. Trong tế bào có những cơ chế photphoryl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các
hình thức đó?
1


b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hơ hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH, FADH 2 tới
ngay oxi mà lại phải trải qua một dãy truyền e?
Truyền tin tế bào
Câu 6: (1.0 Điểm)
a. Endophine có vai trị gì đối với tế bào thần kinh? Vì sao Moocphine là chất hóa học được tổng hợp mà
lại có chức năng giống Endophine?
b. Chất axetylcholine là một chất gây giãn cơ trơn của mạch máu. Bằng kiến thức về sự truyền tin giữa
các tế bào, hãy giải thích hiện tượng giãn cơ.
Phân bào
Câu 7: (2,0 Điểm)
a.Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một lồi sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội 2n, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

-.Q trình phân bào này mơ tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân hay trong nguyên phân. Giải
thích?
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của lồi trên là bao nhiêu?
- Ở giai đoạn (f), tế bào có bao nhiêu phân tử ADN ?
- Sắp xếp thứ tự các giai đoạn xảy ra trong phân bào theo hình trên?
b.Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu bằng
tritium chất đó là chất nào? Trình bày nguyên lý của phương pháp này.
Vi sinh vật học
Câu 8: (2 Điểm) Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo các nhóm tế bào vi sinh vật hãy:
a. Giải thích vì sao chất kháng sinh penicilin khơng tiêu diệt được Mycoplasma?

b. Nêu sự khác nhau về cách thức tác động vào thành tế bào vi khuẩn của các chất sau đây: enzim
lizozim, enzim endo muropeptidaza, thuốc kháng sinh penicilin?
Câu 9: (2 Điểm)
a.Nếu có 2 chủng cúm H2N1, H7 N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo ra chủng cúm nào?Nếu
chủng H2N1 đã có ở người và chủng H7N3 chỉ gây bệnh ở gia cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào sẽ
gây bệnh đến con người?
b.Tại sao virút có genom ARN âm nhất thiết phải mang theo ARN-polimeraza phụ thuộc ARN?
Câu 10 ( 2 điểm)
a.Ghép nối cột phù hợp với số theo bảng sau:
Cột
Loại kháng thể
a. Kháng thể có trong sữa, nước bọt
1.IgG
b. Kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh trong các tháng 2.IgA
2


đầu
c. Kháng thể được xuất hiện sớm nhất khi nhiễm
trùng
d. Kháng thể nào có nồng độ thấp nhất trong huyết
thanh, có chức năng chưa rõ ràng nhưng lại được gắn
trên bề mặt tế bào B để làm thụ thể tế bào B.

3.IgD
4.IgM

b.Phân biệt kháng thể đơn dòng và kháng thể đa dòng.
....................................................Hết....................................................


3


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN
THỨ XIII
MÔN: Sinh học - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Câu 1.2 điểm
a.Tinh bột và glycogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào động vật. Hãy nêu những
điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chúng?
b.Nhận biết tinh bột và glycogen bằng cách nào?
Đáp án
Câu 2.(3 điểm)
a.Hãy đưa ra các cách để có thể làm tăng sản lượng protein tiết trong tế bào động vật có vú?.

-Tăng cường biểu hiện các chaperone (protein hỗ trợ sự cuộn, gập của các protein khác) có
mặt trong lưới nội chất. 0,5đ
-Tăng cường biểu hiện các protein thúc đẩy dung hợp giữa các túi tiết với màng tế bào. 0,25đ
- Nhân đơi số bản sao gen mã hóa protein mong muốn trong tế bào. 0,25đ
b. b. Thành phần tương đối của các loại phân tử trong tế bào E.coli
Các loại phân tử
Tỉ lệ tương đối/ tế bào
Số chủng loại phân tử

H2O
70
1 loại phân tử
Các ion vô cơ ( Na+,K+, CL-...)
1
20
Các đơn phân và các chất trao đổi 3
500
nhỏ
Các prôtêin
15
3000
ARN
6
>3000
ADN
1
1
Phootpholipit và các lipit khác
2
20
Pơlisaccarit
2
5
Qua bảng trên có thể rút ra nhận xét gì?
-Nước chỉ gồm có1 loại phân tử đơn giản nhưng chiếm 70% khối lượng tế bào sống các phản ứng hóa
học chỉ diễn ra trong mơi trường nước. 0,5đ
-Prơtêin chiếm tỉ lệ cao thứ hai, nhưng với số chủng loại cao hơn hẳn vì chúng thực hiện hầu hết các chức
năng phức tạp.0,5đ
-ARN chiếm tỉ lệ thứ ba với chủng loại phân tử cao hơn prơtêin, vì từ mARN dịch mã ra prơtêin. Ngồi ra

cịn có các ARN khác tham gia dịch mã và điều hịa.0,5đ
-ADN chỉ có 1 loại phân tử nhưng chứa tồn bộ thơng tin để điều phối mọi hoạt động của tế bào, mà tạo
ra một số lượng lớn nhiều chủng loại hơn ARN hơn cả prôtêin. 0,5đ
- Các phân tử nhỏ không nhiều. Đặc biệt các nuclêơtit và axít amin là những đơn phân cấu tạo nên ADN
và pr
Cấu trúc tế bào
Câu 3 ( 2điểm)
a. So sánh lông và roi : Cấu tạo, kiểu vận động, chức năng?
4


* Giống : Có cùng kiểu cấu trúc : Lõi là các vi ống được bao trong phần nhô ra của màng tế bào. Gồm 9
cặp vi ống xếp thành vịng trịn, ở trung tâm mỗi vịng có 2 vi ống đơn ( cấu trúc 9+2), các cặp vi ống có các
pr động cơ dynein gắn vào. 0,5đ
* Khác : 1,0 đ
Roi
Lơng
Số lượng
Ít
Nhiều
Kích thước
Lớn
Nhỏ
Kiểu
vận Chuyển động dạng sóng, sinh ra lực Chuyển động giống mái chèo, sinh ra lực
động
cùng chiều với trục.
vng góc với trục của lơng
Chức năng
Vận động

- Vận đông
- Thu nhận thông tin
b. Lông và roi uốn cong như thế nào?
Các cánh tay dynein được ATP cung cấp năng lượng, dịch chuyển các bộ đôi vi ống theo nhau. Vì chúng
gắn chặt trong lịng bào quan và ảnh hưởng lẫn nhau nên các bộ đôi uốn cong thay vì trượt qua nhau 0,5đ
Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào
Câu 4: (2,0 Điểm)
1. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng ơxy hóa thuộc chu trình Crep này được tích lũy trong
những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như thế nào?
2. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế hoạt động của enzym “NT”. Tuy nhiên khi
thử nghiệm trên chuột bạch ơng ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ khơng mong muốn.
a) Giải thích cơ chế của thuốc gây tác động phụ không mong muốn trên.
b) Đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzim “NT” nhưng vẫn không gây tác động phụ không
mong muốn.
Hướng dẫn trả lời:
Ý
1

Nội dung
-Đó là NADH và FADH2

Điểm
0,25

- Những chất này đóng vai trị là những chất cho điện tử trong chuỗi chuyền điện tử tổng
hợp ATP tại ti thể

0,25

- Năng lượng được giải phóng trong q trình truyền điện tử được dùng để tạo sự chệnh lệch về

nồng độ H+ giữa hai phía màng của ti thể, sau đó H+ đi qua kênh ATP synthasa tổng hợp nên ATP.
0,25

2

a)
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao, khi tăng nhiệt độ để các phản ứng
xảy ra thì đồng thời cũng làm biến tính protein, mất hoạt tính của enzim và làm chết tế

0,25

bào.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân biệt phản ứng cần
thiết hay không.

0,25
5


- Enzim xúc tác cho phản ứng bằng cơ chế phù hợp hình thù và giảm năng lượng hoạt
hóa của phản ứng → đảm bảo cho các phản ứng xảy ra nhanh chóng trong điều kiện sinh
lý bình thường của cơ thể sống.
- Enzim có đặc tính và cơ chế điều hòa hoạt động (định khu, phân bố hoạt động, liên hệ
ngược, dị hình khơng gian…) → kiểm sốt từng phản ứng và điều chỉnh tốc độ phẩn ứng
tương ứng với điều kiện trao đổi chất của cơ thể.

0,25

b)
- Cơ chế tác động: thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzim khác

nhau do đó thuốc này vừa ức chế “NT” đồng thời ức chế một số enzim quan trọng khác
gây nên các tác động phụ khơng mong muốn.

0,25

- Cải tiến thuốc: để thuốc có thể ức chế riêng enzim “NT” nên sử dụng thuốc là chất ức
chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzim “NT”. Chất ức chế không cạnh tranh sẽ liên
kết dị lập thể với vị trí khơng phải là trung tâm hoạt động của enzim nên khơng ảnh

0,25

hưởng đến hoạt tính của các khác.
Câu 5: (2.0 Điểm)
a. Trong tế bào có những cơ chế photphoryl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các
hình thức đó?
. - Photphorin hóa là sự gắn thêm nhóm photphat vào 1 phần tử. 0,25đ
- Trong tế bào có 3 kiểu photphorin hóa.
+ Photphorin hóa ở mức độ cơ chất là sự chuyển 1 nhóm photphat linh động từ một chất hữu cơ khác đã được
photphorin hóa tới ADP để tạo ATP. 0,25đ
+ Photphorin oxi hóa: Năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hơ hấp được dùng để gắn nhóm photphat
vào ADP. 0,25đ
+ Quang photphorin hóa: năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng tích lũy
trong liên kết của ADP với photphat vô cơ để tạo ATP. 0,25đ
b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH, FADH 2 tới
ngay oxi mà lại phải trải qua một dãy truyền e?
- Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất khử NADH và FADH 2, các
chất này vận chuyển điện tử, tạo lực hoá thẩm ở chuỗi truyền e ở màng trong ti thể. 0,5đ
- Oxy chỉ là chất nhận e cuối cùng trong dãy truyền e, nhưng nếu khơng có oxy chuỗi truyền e sẽ ngừng
hoạt động, ứ đọng NADH và FADH2 dẫn đến cạn kiệt NAD+ và FAD+ và do đó các phản ứng của chu trình
Crep sẽ ngừng trệ. 0,5đ

Truyền tin tế bào
Câu 6: (1.0 Điểm)
Endophine có vai trị gì đối với tế bào thần kinh? Vì sao Moocphine là chất hóa học được tổng hợp mà lại có
chức năng giống Endophine?
Vai trị của endorphine: Khi endorphine liên kết với thụ thể trên tế bào thần kinh có tác dụng làm tăng hưng
phấn cho tế bào thần kinh, tăng kích thích.... giúp đáp ứng lại các phản ứng stress ở giai đoạn đầu. 0,5

6


- Moocphine có tác dụng giống endorphine: mặc dù là chất hóa học tổng hợp nhân tạo nhưng moocphine
có hình dạng phân tử sinh học giống như endorphine do đó chúng có khả năng liên kết với thụ thể trên bề mặt
tế bào thần kinh.0,5
Phân bào
Câu 7: (2,0 Điểm)
a. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một lồi sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội 2n, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

a.Q trình phân bào này mơ tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân hay trong nguyên phân. Giải
thích?
b. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của lồi trên là bao nhiêu?
c. Ở giai đoạn (f), tế bào có bao nhiêu phân tử ADN ?
d. Sắp xếp thứ tự các giai đoạn xảy ra trong phân bào theo hình trên?
ĐA
Qúa trình phân bào này mơ tả cơ chế lệch bội diễn ra trong nguyên phân( ở TB sinh dưỡng) 0,25 đ
-Bộ NST của loài là 2n= 4 0,25đ
- Ở giai đoạn (f), tế bào có có 8 phân tử ADN thuộc 2 cặp NST kép 0,25đ
-Sắp xếp thứ tự các giai đoạn xảy ra là: (b) → (d) → (f) → (e) → (a) + (c) 0,25đ
b.Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu
bằng tritium chất đó là chất nào? Trình bày ngun lý của phương pháp này

Hướng dẫn trả lời:
- Chất chứa tritium là timin 0,5đ
- Nguyên lý của phương pháp đó
+ Cơ sở: Ở pha G của gian kỳ, tế bào sinh trưởng mạnh ADN được phiên mã A,U,G,X được sử
dụng nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là giai đoạn ADN tự nhân đơi cần A,T,G,X (khơng có U) 0,25đ
+ Phương pháp đo: ở tế bào trong môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó Timin được đánh
dấu phóng xạ. Xác định khoảng thời gian tế bào hấp thụ Timin do đó xác định được độ dài Pha S 0,25đ
Vi sinh vật học
Câu 8: (2 Điểm) Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo các nhóm tế bào vi sinh vật hãy:
a. Giải thích vì sao chất kháng sinh penicilin không tiêu diệt được Mycoplasma?
– Do Mycoplasma khơng có cấu tạo thành tế bào do đó không chịu tác động của chất kháng sinh.0,5
b. Nêu sự khác nhau về cách thức tác động vào thành tế bào vi khuẩn của các chất sau đây: enzim
lizozim, enzim endo muropeptidaza, thuốc kháng sinh penicilin?
*Các cách tác động lên thành tế bào của các chất:
- Lizozim: cắt đứt liên kết NAG và NAM làm cấu trúc murein bị phá vỡ → phá vỡ thành tế bào. Đây là tác
nhân diệt khuẩn. 0,5đ
7


- endo muropeptidaza: ức chế sự hình thành của các mạch peptit → ức chế qquá trình sinh trưởng của vi
khuẩn. 0,5đ
- penixilin: tác động vào việc hình thành cầu nối các chuỗi bên tetrapeptit trong quá trình sinh trưởng của
vi khuẩn. 0,5 đ
Câu 9: (2 Điểm)
a.Nếu có 2 chủng cúm H2N1, H7 N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo ra chủng cúm nào?
Nếu chủng H2N1 đã có ở người và chủng H7N3 chỉ gây bệnh ở gia cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào
sẽ gây bệnh đến con người?
ĐA
Chúng tạo ra các chủng H2N1, H7 N3, H2N3, H7 N1. 0,5đ
Chủng H2 N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây dịch bệnh cho người. H3 N7 là chủng cúm gia cầm,

không gây bệnh ở người. H2N3, H7N1 là chủng mới. Nếu nhiễm vào người kháng nguyên của chúng hoàn toàn
mới với người nên có thể gây dịch bệnh lớn tồn vùng, có thể là đại dịch rất nguy hiểm 0,5đ
b.Tại sao virút có genom ARN âm nhất thiết phải mang theo ARN-polimeraza phụ thuộc ARN?
Vi rút cần mang theo ARN-polimeraza phụ thuộc ARN vì tế bào khơng có enzim này.Virút tổng hợp enzim
này từ trước khi lây nhiễm, sau đó đưa vào hạt virut. 1,0 đ
Câu 10 ( 2 điểm)
a.Ghép nối cột phù hợp với số theo bảng sau:
Cột
Loại kháng thể
a. Kháng thể có trong sữa, nước bọt
1.IgG
b. Kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh trong các tháng 2.IgA
đầu
c. Kháng thể được xuất hiện sớm nhất khi nhiễm
3.IgD
trùng
d. Kháng thể nào có nồng độ thấp nhất trong huyết
4.IgM
thanh, có chức năng chưa rõ ràng nhưng lại được gắn
trên bề mặt tế bào B để làm thụ thể tế bào B.
2-a. IgA, 1-b.IgG, 4-c. IgM, 3-d. IgD mỗi ý dúng 0,25 đ
b.Phân biệt kháng thể đơn dòng và kháng thể đa dịng.
- Kháng ngun có nhiều vị trí kết hợp với kháng thể ( có nhiều epitop) khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích
thích cơ thể tạo ra nhiều kháng thể đặc hiệu với từng epitop kháng thể đa dòng 0,5đ
- Kháng thể đơn dòng là kháng thể do 1 dòng TB B sản xuất đặc hiệu với 1loại epitop của kháng nguyên 0,5đ

..............Hết..................
Người ra đề Đào Hải Yến SĐT 0942270153

8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×