VŨXUẤT
ĐỨC THỌ
ĐỀ THI ĐỀ
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
MÔN SINH HỌC LỚP 10
TỈNH PHÚ THỌ
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 03trang, gồm 10 câu)
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các loại đường đa?
2. Tại sao KI tác dụng với tế bào cho màu xanh tím, nhưng tác dụng với glicozen lại
cho màu đỏ nâu?
Câu 2 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào, di truyền phân tử
1. ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thơng tin di
truyền?
2. Những chất tan nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN, histon,
nucleotit, các tiểu phần của ATP synthetaza. Giải thích?
Câu 3 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Cấu trúc thành tế bào có vai trị như thế nào trong sinh trưởng tế bào? Giải thích?
2. Nêu cấu trúc và chức năng của thành phần tham gia hình thành khung nâng đỡ tế bào
nhân thực?
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
1. Có thể xem hơ hấp là một q trình dị hóa thuần túy khơng? Giải thích? Tại sao hơ
hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ
của người?
2. Vì sao q trình hơ hấp tế bào có thể giải phóng năng lượng từ nguyên liệu một cách
từ từ, khơng ồ ạt?
Câu 5 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vịng và khơng vịng?
Giải thích? Trong pha sáng của quang hợp, clorophyl P700 khi bị kích động chuyền
electron cho một chất nhận electron sơ cấp khác. P700 có thể được bù electron từ các
nguồn nào?
1
2. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối hồn
tồn có thể lấy từ q trình hơ hấp?
Câu 6 (2 điểm). Sự truyền tin và thực hành
1. Trong quá trình phát triển phơi của động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di
chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế
bào đã được biệt hóa ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển
đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?
2. Trong các nghiên cứu về quang hợp, để xác định nguồn gốc ôxi trong các sản phẩm
của quá trình quang hợp, các nhà khoa học đã sử dụng chất đồng vị ôxi 18 (O18). Em hãy
trình bày 2 thí nghiệm có sử dụng chất đồng vị O18 vào mục đích đó?
Câu 7 (2 điểm). Phân bào
1. Phân tích vai trị của vi ống trong q trình nguyên phân của tế bào động vật?
2. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng
chín đã địi hỏi môi trường tế bào cung cấp 3024 NST đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia vào
đợt phân bào tại vùng chín so với số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra là 4/3.
Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra một số hợp tử. Biết rằng số hợp tử
được tạo ra ít hơn số NST đơn bội của loài.
a. Xác định bộ NST 2n của lồi?
b. Số NST đơn mà mơi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào
sinh dục đã cho là bao nhiêu?
c. Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên ? Biết giảm phân bình thường
khơng xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
Câu 8 (2 điểm). Vi sinh vật (Chuyển hóa vật chất và năng lượng)
1. Trong mơi trường kị khí có hợp chất chứa lưu huỳnh (SO 42-,…) ánh sáng, chất hữu cơ,
người ta chỉ phát hiện được loài vi khuẩn khử sunphat và loài vi khuẩn lưu huỳnh màu
tía. Hai lồi vi khuẩn này cùng sống với nhau trong một ổ sinh thái. Hãy phân tích đặc
điểm dinh dưỡng của hai loài vi khuẩn trên?
2. Cho sơ đồ sau:
A. Glucơzơ
nấm men (khơng có Oxi)
X + CO2 + năng lượng
2
B. Glucơzơ
VK lactic (khơng có Oxi)
Y + năng lượng
a. Tên gọi của 2 quá trình trên là gì? Xác định X, Y?
b. Tại sao năng lượng cho 2 quá trình trên là ít? Xác định ATP cho mỗi q trình? Chất
cho và chất nhận electron trong quá trình phân giải glucôzơ ở đâu?
c. Nếu thay điều kiện ở 2 phương trình trên có oxi thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải
thích?
Câu 9 (2 điểm). Vi sinh vật (sinh trưởng và sinh sản)
Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa:
+ Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày
+ Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ
Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi
loại lên mơi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B) rồi đặt
vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ.
a) Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau khơng? Vì sao?
b) Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày?
c) Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật?
Câu 10 (2 điểm). Vi sinh vật (virus, miễn dịch)
Interfêron có phải là kháng thể khơng? Trình bày sự hình thành và cơ chế tác động của
interfêron? Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào bình thường thì Tc (Tđộc)
xử lí như thế nào?
3
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT LỚP 10 THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các loại đường đa?
* Giống nhau (0,5đ):
- Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là glucozơ.
- Được hình thành do phản ứng trùng ngưng loại nước.
- Liên kết giữa các đơn phân là liên kết glicozit.
* Khác nhau (0,5đ):
Tinh bột
- Số nguyên tử C có trong
Glicogen
- Số nguyên tử C có trong
Xenlulozơ
- Số nguyên tử C có trong
phân tử.
phân tử.
phân tử.
- Các đơn phân đồng ngửa
- Các đơn phân đồng ngửa - Các đơn phân 1 sấp, 1 ngửa.
- Mạch có phân nhánh bên.
- Mạch có phân nhánh
- Mạch khơng phân nhánh
bên.
bên.
- Chất dự trữ ở động vật,
- Tham gia cấu tạo thành tế
nấm.
bào thực vật.
- Là chất dự trữ ở thực vật.
2. Tại sao KI tác dụng với tế bào cho màu xanh tím, nhưng tác dụng với glicozen lại
cho màu đỏ nâu?
- Tinh bột được cấu tạo từ Amilozo có mạch thẳng khơng phân nhánh, chiếm
30% khối lượng tế bào và Amilopectin, mạch phân nhánh chiếm 70% tế bào (0,5đ).
- Khi có KI tác dụng với tinh bột, các phân tử KI sẽ bị bắt giữ trong cấu trúc
mạch thẳng của Amilozo=> tạo màu xanh tím, nhưng khi đun nóng, liên kết H 2 giữa
các phân tử bị phá vỡ => mất màu (0,5đ).
- Glicozen là một loại polisacazit có cấu trúc mạch phân nhánh nhưng nhánh
nhiều hơn Amilopectin, khi có KI tác dụng, KI sẽ kết hợp với mạch phân nhánh => tạo
phức hợp màu đỏ nâu.
Câu 2 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào, di truyền phân tử
4
1. ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thơng tin di
truyền?
- ADN gồm 2 chuỗi polinuclêôtit xoắn song song và ngược chiều nhau, quanh
một trục tưởng tượng như hình một cái thang dây xoắn (0,25đ).
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên
kết photphođieste bền vững (0,25đ).
- Trên 2 mạch kép các cặp nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hydrô giữa các
cặp bazơ-nitric theo nguyên tắc bổ sung. Đây là liên kết khơng bền vững nhưng trong
phân tử ADN có số lượng liên kết hydrô là rất lớn, đảm bảo cho cấu trúc không gian của
phân tử ADN vừa bền vững nhưng cũng rất linh hoạt (0,25đ).
- Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho
ADN có chiều rộng ổn định, các vịng xoắn của ADN dễ liên kết với prôtêin tạo cấu
trúc ADN ổn định, thơng tin di truyền được điều hồ (0,25đ).
Từ 4 loại nuclotit với cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng
của các loại phân tử protêin ở các loài sinh vật.
2. Những chất tan nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN,
histon, nucleotit, các tiểu phần của ATP synthetaza. Giải thích?
- Chất tan được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: histon, nucleotit.
- Giải thích:
+ Các tARN tổng hợp trong nhân nhưng cần được vận chuyển đến tế bào chất để
riboxom sử dụng. (0.25đ)
+ Histon là protein tổng hợp trong bào tương nhưng cần được đưa đến nhân để
gắn với ADN. (0.25đ)
+ Nucleotit được lấy vào qua thực bào/ ẩm bào vào tế bào chất phải được vận
chuyển đến nhân cho sự phiên mã và sao chép ADN. (0.25đ)
+ ATP synthetaza là protein màng được tổng hợp trong tế bào chất (trên màng
ER) và được vận chuyển đến màng sinh chất, không phải nhân. (0.25đ)
Câu 3 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Cấu trúc thành tế bào có vai trị như thế nào trong sinh trưởng tế bào? Giải thích?
5
- Khi có auxin, cầu nối hidro của thành tế bào bị phá vỡ dưới tác động của H 2O
làm các tấm xelulozo trượt lên nhau → dẫn đến sinh trưởng tiếp ở chỗ trống → tế bào
dài ra (0.5đ).
- Nước thành lập cầu nối hidro mới làm thành tế bào giãn ra → phồng lên tế bào
tăng kích thước (0.5đ).
2. Nêu cấu trúc và chức năng của thành phần tham gia hình thành khung nâng đỡ tế
bào nhân thực?
- Khung nâng đỡ là hệ thống mạng sợi và ống prôtêin gồm vi ống, vi sợi và sợi
trung gian đan chéo nhau → duy trì hình dạng tế bào và neo giữ nhiều bào quan vào vị
trí cố định. (0.25đ)
- Khung nâng đỡ gồm:
+ Vi ống là các ống rỗng, hình trụ dài, đường kính 25nm → tạo thoi vơ sắc tham
gia vào phân bào, định dạng và nâng đỡ tế bào.(0.25đ)
+ Vi sợi (sợi actin) là các sợi prôtêin dài, rất mảnh, đường kính 7 nm. → xác định
hình dạng tế bào, kết hợp với vi ống tạo nên lông roi, trung tử của tế bào. (0.25đ)
+ Sợi trung gian là hệ thống các sợi prơtêin bền, đường kính khoảng 10nm, nằm
trung gian giữa vi ống và vi sợi, được néo chặt vào prơtêin gắn phía ngồi màng sinh
chất → giúp tế bào có độ bền cơ học, ngăn ngừa sự co dãn quá mức của tế bào. (0.25đ)
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
1. Có thể xem hơ hấp là một q trình dị hóa thuần túy khơng? Giải thích? Tại sao hơ
hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào
cơ của người?
- Khơng đúng. (0.25đ)
- Vì hô hấp phân giải các hợp chất hữu cơ đồng thời tạo ra các sản phẩm trung
gian là nguyên liệu khởi đầu cho quá trình sinh tổng hợp các chất khác trong cơ thể. Hô
hấp cung cấp năng lượng, tạo điều kiện cho các hoạt động sinh lí khác như quang hợp,
hút nước, sinh trưởng…(0.25đ)
- Vì hình thức này khơng tiêu tốn ôxi. (0.25đ)
6
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng…các cơ trong mơ cơ co
cùng một lúc thì hệ tuần hồn chưa kịp cung cấp đủ lượng ơxi cho hơ hấp hiếu khí. Khi
đó hơ hấp kị khí vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP mà lại khơng cần đến ơxi(0.25đ)
2. Vì sao q trình hơ hấp tế bào có thể giải phóng năng lượng từ nguyên liệu một
cách từ từ, không ồ ạt?
- Ở các bước chính, electron bị tách khỏi cơ chất (glucose) và di chuyển với H+
được chuyển tới một chất mang electron ở màng trong ti thể, chứ không chuyển trực tiếp
tới oxi. (0.25đ)
- Chuỗi chuyền êlectron hô hấp ở màng trong ti thể gồm nhiều phức hệ đa protein
được sắp xếp theo một trật tự xác định với độ âm điện tăng dần có tác dụng kìm hãm tốc
độ “rơi năng lượng” của êlectron từ NADH và FADH2 đến O2, từ đó năng lượng trong
êlectron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ qua nhiều chặng. (0.25đ)
- ATP không được trực tiếp tạo ra trong chuỗi vận chuyển electron, mà thông qua
con đường hóa thẩm. (0.25đ)
- Nếu năng lượng trong êlectron từ NADH và FADH 2 được chuyền ngay cho O2
thì sẽ xảy ra sự “bùng nổ nhiệt”, đốt cháy tế bào. Nếu thay đổi trật tự xắp xếp không tạo
ra ATP. (0.25đ)
Câu 5 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và khơng vịng
? Giải thích? Trong pha sáng của quang hợp, clorophyl P700 khi bị kích động
chuyền electron cho một chất nhận electron sơ cấp khác. P700 có thể được bù
electron từ các nguồn nào?
- Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển e vịng và khơng vịng là
Feredoxin. (0,25 đ)
- Giải thích: Clorophyl 700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin (0,5 đ)
+ Ở con đường chuyền electron khơng vịng: Fd chuyển e cho NADP+ .
+ Ở con đường chuyển e vòng: Fd chuyển electron cho một số chất chuyền e khác
(xitocrom, plastoxiamin) rồi quay trở lại P700.
- Nguồn bù electron cho P700: (0,5 đ)
7
+ Electron từ hệ quang hóa II.
+ Electron từ P700 qua các chất chuyền electron của hệ quang hóa vịng và trở lại
P700.
2. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối hồn
tồn có thể lấy từ q trình hơ hấp?
Q trình quang hợp cần pha sáng , trong khi ATP cần cho pha tối có thể hồn
tồn lấy từ pha sáng vì:
- Nguyên liệu cần cho pha tối là ATP, NADPH đều được cung cấp đầy đủ từ pha
tối (0,25 đ).
- Quá trình tổng hợp glucozo ở pha tối yêu cầu cần nhiều ATP mà q trình hơ
hấp tuy tạo nhiều ATP nhưng hầu hết được cung cấp cho các hoạt động khác của cơ thể
(0,25 đ).
- Đồng thời nếu sử dụng ATP từ pha sáng sẽ hạn chế quãng đường vận chuyển
ATP từ ti thể tới lục lạp và tiết kiệm thời gian, cung cấp ATP ngay khi cần (0,25 đ).
Câu 6 (2 điểm). Sự truyền tin và thực hành
1. Trong q trình phát triển phơi của động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di
chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của
tế bào đã được biệt hóa ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di
chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?
- Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào là do một số gen trong tế bào được
hoạt hóa trong khi các gen cịn lại bị đóng. Việc hoạt hóa các gen này phụ thuộc vào tín
hiệu bên ngồi do các tế bào lân cận tiết ra. (0.25đ)
- Khi đến nơi mới các tế bào này sẽ nhận được tín hiệu hoạt hóa gen do các tế bào
lân cận mà nó đến để cho các gen thích hợp hoạt động. (0.25đ)
- Các tín hiệu từ bên ngồi có thể hoạt hóa gen theo cách:
+ Tín hiệu liên kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế
bào chất sau đó đi vào nhân hoạt hóa các gen nhất định như những yếu tố phiên mã.
(0.25đ).
8
+ Tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ thể trong tế
bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với promoter như yếu tố phiên mã để
hoạt hóa gen. (0.25đ)
2. Trong các nghiên cứu về quang hợp, để xác định nguồn gốc ôxi trong các sản
phẩm của quá trình quang hợp, các nhà khoa học đã sử dụng chất đồng vị ơxi 18
(O18). Em hãy trình bày 2 thí nghiệm có sử dụng chất đồng vị O18 vào mục đích đó?
- Thí nghiệm 1: chứng minh nguồn gốc của oxi từ nước: Dùng các phân tử nước
có chứa O18 để cung cấp cho cây cần nghiên cứu về quang hợp. Kết quả cho thấy đồng
vị O18 có mặt trong các phân tử ơxi giải phóng ra trong q trình quang hợp. Khi dùng
CO2 có mang O18 thì các phân tử ơxi giải phóng ra từ quang hợp hồn tồn khơng chứa
đồng vị O18. (0,5 đ).
- Thí nghiệm 2: chứng minh nước sinh ra từ pha tối quang hợp: Khi dùng CO 2 có
mang O18 cung cấp cho cây và phân tích các sản phẩm quang hợp thì thấy cả glucôzơ và
nước đều chứa O18. (0,5 đ).
Câu 7 (2 điểm). Phân bào
1. Phân tích vai trị của vi ống trong quá trình nguyên phân của tế bào động vật?
- Vi ống thể động: đính vào thể động của các NST => kéo các NST về 2 cực của
tế bào bằng cách giải trùng hợp các dimer tubulin và các protein động cơ cõng các NST
di chuyển dọc theo vi ống (giả thuyết 1) hoặc các NST bị guồng bởi các protein động cơ
tại các cực của thoi và vi ống phân rã sau khi đi qua các protein động cơ (giả thuyết
2)=> phân chia vật chất di truyền đồng đều về 2 tế bào con (0,5 đ).
- Vi ống không thể động: chịu trách nhiệm về sự dài ra của tế bào ở kỳ sau bằng
cách đẩy sử dụng các protein động cơ đẩy các đoạn lồng vào nhau, nhưng tại các vị trí
đó các dimer tubulin tiếp tục được trùng hợp để lồng mạnh vào nhau (0,5 đ).
2. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng
chín đã địi hỏi mơi trường tế bào cung cấp 3024 NST đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia
vào đợt phân bào tại vùng chín so với số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra là
4/3. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra một số hợp tử. Biết rằng số
hợp tử được tạo ra ít hơn số NST đơn bội của lồi.
9
a. Xác định bộ NST 2n của loài?
b. Số NST đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào
sinh dục đã cho là bao nhiêu?
c. Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên ? Biết giảm phân bình
thường khơng xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
a. Gọi a là số lần nguyên phân ở tế bào sinh dục tại vùng sinh sản (a nguyên dương)
NST cung cấp cho quá trình phát triển của tế bào sinh dục:
(2a + 1 – 1). 2n = 3024
Số TB tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng chin: 2k
Theo đề bài ta có: 2a / n = 4 / 3 => a = 5 , n = 24
Bộ NST lưỡng bội của lồi: 2n = 48NST(0,5điểm).
b. Số NST đơn mơi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản của tế bào sinh dục: (2a – 1).
2n = 31. 48 = 1488 NST
Số NST đơn trong môi trường nội bào cung cấp cho giai đoạn sinh trưởng của tế
bào sinh dục: 2a. 2n = 32. 48 = 1536 NST(0,25điểm).
c. Gọi b là số giao tử đực tạo ra từ một tế bào sinh dục chín ta có tổng số giao tử tham
gia thụ tinh là: 32. b
Số hợp tử được tạo ra là: 32. b. 50% = 16. b < 24. Vậy b = 1
Vậy cá thể trên là cá thể cái. (0.25điểm).
Câu 8 (2 điểm). Vi sinh vật (Chuyển hóa vật chất và năng lượng)
1. Trong mơi trường kị khí có hợp chất chứa lưu huỳnh (SO 42-,…) ánh sáng, chất
hữu cơ, người ta chỉ phát hiện được loài vi khuẩn khử sunphat và lồi vi khuẩn lưu
huỳnh màu tía. Hai lồi vi khuẩn này cùng sống với nhau trong một ổ sinh thái. Hãy
phân tích đặc điểm dinh dưỡng của hai loài vi khuẩn trên?
Đặc điểm dinh dưỡng của hai loài vi khuẩn khử sunphat và lưu huỳnh màu tía:
- Vi khuẩn khử sunphat (Desulfovibrio) là loại vi khuẩn hô hấp sunphat – một loại
hơ hấp kị khí. Vi khuẩn khử sunphat cần chất hữu cơ để sinh năng lượng, khi hơ hấp kị
khí sẽ giải phóng CO2 và nước.
10
Vi khuẩn này có enzim sulfatreductaza, khi sử dụng oxy của sunphat làm chất
nhận electron giải phóng H2S
(CH2O)n + SO42- CO2 + H2S + H2O
(0,5 đ)
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía (Chromatium) là vi khuẩn quang hợp kị khí, cần
H2S và CO2 để quang hợp, tạo ra sản phẩm là chất hữu cơ và SO42H2S + CO2 (CH2O)n + SO42- (nếu tạo lưu huỳnh thì oxy hóa thành SO42-)
Xúc tác cho phản ứng này gồm có ánh sáng và sắc tố.
(0,5 đ)
2. Cho sơ đồ sau:
A. Glucôzơ
nấm men (không có Oxi)
X + CO2 + năng lượng
B. Glucơzơ
VK lactic (khơng có Oxi)
Y + năng lượng
a. Tên gọi của 2 quá trình trên là gì? Xác định X, Y?
b. Tại sao năng lượng cho 2 q trình trên là ít? Xác định ATP cho mỗi quá trình?
Chất cho và chất nhận electron trong q trình phân giải glucơzơ ở đâu?
c. Nếu thay điều kiện ở 2 phương trình trên có Oxi thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải
thích?
a.
Sơ đồ A nấm men tiến hành lên men rượu, X: etanol
Sơ đồ B vi khuẩn lactic tiến hành lên men lactic, Y: axit lactic (0. 25điểm).
b.
Trong 2 quá trình trên năng lượng tạo ra ít, do glucơzơ khơng được phân giải
hồn tồn thành CO2 và H2O, năng lượng cịn lại tích lũy trong các liên kết hữu cơ của
phân tử etanol và axit lactic. Chỉ có 2 ATP được tích lũy
Chất cho e là glucôzơ
Sơ đồ A chất nhận e là axetaldehit. Sơ đồ B chất nhận e là piruvic (0. 25điểm).
c. Nếu thay điều kiện có oxi thì
- Sơ đồ A: nấm men chuyển sang hơ hấp hiếu khí. Glucơzơ bị phân hủy hoàn
toàn; Năng lượng tạo ra nhiều (38 ATP); sản phẩm X; H 2O chất nhận e là khí oxi.
(0.25điểm).
11
- Sơ đồ B: trong điểu kiện có oxi, vi khuẩn lactic bị ức chế sinh trưởng vì nó là vi
khuẩn kị khí bắt buộc, tế bào thiếu enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn tại trong điều
kiện có oxi. (0. 25điểm).
Câu 9 (2 điểm). Vi sinh vật (sinh trưởng và sinh sản)
Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa:
+ Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày.
+ Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ.
Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch
mỗi loại lên mơi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và
B) rồi đặt vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ.
a) Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau khơng? Vì
sao?
b) Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày?
c) Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật?
Khi đun dịch vi khuẩn ở 800C các tế bào sinh dưỡng bị tiêu diệt, chỉ còn lại các
nội bào tử (0,25đ) do đó:
a) Số khuẩn lạc của hộp A nhiều hơn hộp B vì sau khi đun 2 dịch thì các tế bào
sinh dưỡng đều bị tiêu diệt, chỉ có nội bào tử tồn tại. Trong dịch A số lượng nội bào tử
hình thành nhiều hơn. Khi ni cấy thì những nội bào tử này sẽ nảy mầm hình thành tế
bào sinh dưỡng. (0,5đ)
b) Khi để vi khuẩn uốn ván thêm 15 ngày thì vi khuẩn sẽ hình thành nội bào tử
(0,5đ)
c. Để rút ngắn pha tiềm phát cần: (0,75đ)
+ Sử dụng mơi trường ni cấy có đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, đơn
giản, dễ hấp thu.
+ Mật độ giống nuôi cấy phù hợp.
+ Môi trường nuôi cấy gần giống với môi trường nuôi cấy trước đó.
12
Câu 10 (2 điểm). Vi sinh vật (virus, miễn dịch)
Interfêron có phải là kháng thể khơng? Trình bày sự hình thành và cơ chế tác động
của interfêron? Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào bình thường thì Tc
(Tđộc) xử lí như thế nào?
- Interferon khơng phải là kháng thể vì Interferon là dạng prơtêin đặc biệt do
nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut,chống tế bào ung thư và tăng cường
khả năng miễn dịch. (0,5đ).
- Sự hình thành: Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ sẽ kích thích gen của tế bào chủ
sản xuất ra prôtêin. (0,5đ).
- Cơ chế tác động: chống nhân lên của vi rút khi tế bào bị lây nhiễm sản xuất
Interferon chúng có thể gây tác dụng ngay trong tế bào đó hoặc thấm sang các tế bào lân
cận có khả năng ức chế hoạt động của các gen, cản trở sự nhân lên của các virut. (0,5đ).
- Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào thì Tc (Tđộc) sẽ đến trực tiếp
tế bào đó tạo lỗ thủng trên màng làm cho tế bào nhiễm vỡ ra và giải phóng kháng
nguyên. (0.5đ).
Người ra đề
Nguyễn Thu Hằng - 0919224078
13