Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bài tập lớn môn xã hội học nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.98 KB, 29 trang )

BÀI TẬP LỚN
MÔN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


Mục lụ
I. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, đề cương nghiên cứu......................................1
II. XỬ LÝ, PHÂN TÍCH, BIẾN ĐỔI DỮ LIỆU.................................................5
2.1. Các đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi...........................................5
2.2. Các đặc điểm về đời sống của người cao tuổi................................................7
2.3. Hoạt động kinh tế và nguồn thu nhập của người cao tuổi............................10
2.4. Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi.................................................................12
2.5. Người cao tuổi và gia đình trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi..........18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Y

Biểu đồ 1: Tỉ lệ giới tính người trả lời (%)...........................................................5
Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của người trả lời (%)...............................................6
Biểu đồ 3 : Tình trạng hôn nhân của người trả lời (%).........................................7
Biểu đồ 4: Tỷ lệ người cao tuổi lựa chọn mơ hình sống cùng các con hay
vợ/chồng (%).........................................................................................8
Biểu đồ 5:Tham gia việc kiếm thu nhập hoặc cơng việc tạo ra sản phẩm có thể
tạo thu nhập (%)..................................................................................11
Biểu đồ 6: Tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi với việc tham gia
hoạt động kinh tế (người)....................................................................11
Biểu đồ 7: Các loại hình bảo hiểm y tế người cao tuổi tham gia (%).................14
Biểu đồ 8: Tình trạng sức khỏe thể chất của người trả lời (%)...........................18
Biểu đồ 9: Tình trạng sức khỏe tinh thần (%).....................................................19


Biểu đồ 10: Các loại bệnh thường gặp của người cao tuổi (%)..........................21
Biểu đồ 11: Biện pháp chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi (%)....................22

Bảng 1: Lý do người cao tuổi không mua bảo hiểm y tế (%).............................15


I.Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, đề cương nghiên cứu.
1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đang có xu hướng gia tăng nhanh. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê năm
2019, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó
có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào
thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỉ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21
triệu người cao tuổi, đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến
20% tổng dân số. Đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân
số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi”. Già hóa dân số sẽ có những
khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách, đảm bảo các nhu cầu trong
cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến cho xã hội vì vậy cần
phải có nhữngchính sách phù hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nhà nước
ta đã có những chính sách, sự quan tâm đến đời sống, sức khỏe của người cao
tuổi. Ở nông thôn những gia đình làm nơng nghiệp, sau thời gian vào vụ mùa
những người nơng dân thường nhàn rỗi ít có cơng việc làm thêm tại địa phương
lực lượng lao động chính (là thanh niên; trung niên) ở nông thôn di cư ra những
thành phố lớn tìm việc làm để tăng thu nhập, dẫn đến tình trạng hiện nay ở nơng
thơn chủ yếu chỉ có người già và trẻ em. Họ là hai đối tượng cần được chăm sóc
thì ngược lại, họ tự chăm sóc lẫn nhau. Nhiều người cao tuổi đã đến lúc cần
được nghỉ ngơi, phụng dưỡng nhưng vẫn phải làm việc như chăm cháu, làm việc
nhà, thậm chí cả những công việc nặng nhọc của đồng ruộng. Người dân ở nông
thôn thường chú trọng làm kinh tế để đáp ứng các nhu cầu kinh tế thiết yếu của

gia đình hơn là chăm sóc sức khỏe cho người già. Điều đó ảnh hưởng đến sức
khỏe và việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Tóm lại, gia đình vốn là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
chính trong q khứ thì nay khơng cịn làm tốt chức năng này nữa. Vai trò của
Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi ngày một

1


tăng, các trung tâm, viện dưỡng lão ra đời, những chính sách hỗ trợ cho người
cao tuổi ngày càng được chú ý và bổ sung đầy đủ hơn. Chính sự quan tâm của
xã hội, Nhà nước và các tổ chức đã giúp người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn khi
về già, đặc biệt là với những người cao tuổi khơng nơi nương tựa, giúp họ phát
huy vai trị, kinh nghiệm của mình để tiếp tục xây dựng và đóng góp cho xã hội.
Ngồi ra, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi còn là vấn đề quyền
con người mà Nhà nước phải có trách nhiệm, đó là quyền được chăm sóc. Nhận
thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi ở nơng thơn cịn nhiều khía
cạnh chưa được nghiên cứu, nên tơi chọn đề tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi ở xã Tiến Xuân hiện nay”
2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã Tiến Xuân huyện
Thạch Thất thành phố Hà Nội.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tiến Xuân bắt đầu từ ngày 05/04/2021
đến nay. Địa bàn nghiên cứu được chọn là một xã ở ngoại thành Hà Nội cách
trung tâm thành phố khoảng 40km là một xã nơng nghiệp, đang trong q trình
đơ thị hóa. Người dân ở đây ngồi làm nơng nghiệp thì đã phát triển thêm một
số ngành nghề kinh doanh dịch vụ.
a. Phương pháp nghiên cứu xã hội học.

3.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Bảng hỏi thu thập thơng tin được nhóm thiết kế. Phương pháp này giúp
cho nghiên cứu thu được nguồn thông tin phong phú chất lượng, cung cấp tần
suất các vấn đề quan tâm, bảng hỏi được thiết kế chia thành:
- Thu thập thông tin cá nhân người trả lời: giới tính, nghề nghiệp,
nơi ở, tình trạng hơn nhân, điều kiện, mức sống của gia đình.
- Thu thập thơng tin để nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi trong các hộ gia đình ở xã Tiến Xuân hiện nay

2


trên hai phương diện người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe và gia
đình trong chăm sóc sức kheo người cao tuổi.
- Thu thập thông tin để biết được sự ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như: nguồn
lực tham gia chăm sóc, kiểu hộ gia đình, sự bền vững của hệ
thống an sinh.
3.2

Phương pháp phỏng vấn sâu

Khung hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế riêng cho mỗi nhóm đối
tượng. Đây là phương pháp kỹ thuật được sử dụng để thu thập được những
thông tin trường hợp, chi tiết liên quan tới nhận thức, ý kiến, thái độ, quan điểm,
tình cảm, động cơ, lịng tin, chính kiến. Phỏng vấn sâu là một quá trình khai
thác, tìm kiếm, khám phá và thường gắn với một số ít đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này giúp thu thập thông tin cập nhật và sát thực tế, lý giải về vấn
đề luận văn đang quan tâm.
3.3


Chọn mẫu

Mẫu khảo sát định lượng trên địa bàn xã Tiến Xuân là 278 người cao tuổi
trong dộ tuổi từ 60 trở lên.
Mẫu định tính trên địa bàn xã Tiến Xuân là 16 bản phỏng vấn sâu do 8
thành viên của nhóm thực hiện thu thập thơng tin.

3


4. Khung lý thuyết

Thực thi chính sách chăm sóc
người cao tuổi của địa Phương

Đặc điểm nhân
khẩu xã hội,
thu nhập, mức
sống của người
cao tuổi
Nguồn
lực
tham gia chăm
sóc người cao
tuổi, kiểu hộ
gia đình của
người cao tuổi
và độ phủ
song của hệ

thống an sinh
xã hội.

Thực trạng
chăm sóc
sức khỏe
người cao
tuổi.

Người
cao tuổi
tự chăm
sóc sức
khỏe

Gia đình
trong
chăm sóc
sức khỏe
người cao
tuổi.

Điều kiện kinh tế-xã hội tại địa
phương.
5. Phương pháp xử lý số liệu
5.1. Số liệu định lượng
Sử dụng phần mềm SPSS20 để phân tích và xử lý số liệu định lượng thu
được.
5.2. Số liệu định tính
Sử dụng phần mềm NVIVO 8 để phân tích số liệu định tính thu được.


4


II. XỬ LÝ, PHÂN TÍCH, BIẾN ĐỔI DỮ LIỆU
2.1. Các đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi
2.1.1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi
Trong 278 người trả lời khảo sát thì có 241 người trả lời tham gia trả lời
câu hỏi về giới tính. Có 69 người trả lời là nam chiếm 28,6% và 172 người trả
lời là nữ chiếm 71,4%. Như vậy có thể thấy số người tham gia khảo sát của
nghiên cứu này đa phần là nữ.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ giới tính người trả lời (%)

Nam; 28.60%

Nữ; 71.40%

Độ tuổi từ 60 đến 70 là 146 người chiếm 60,6% độ tuổi từ 71 đến 80 là 61
người chiếm 25,3% còn lại là độ tuổi trên 80 là 34 người chiếm 14,1%. Người
trả lời có tuổi thấp nhất là 60 tuổi và cao nhất là 99 tuổi. Hầu hết người tham gia
khảo sát đều ở độ tuổi từ 60 đến 70 tuổi và giảm dần khi tuổi tăng lên. Dựa vào
số liệu trên ta có thể thấy cơ cấu dân số của người cao tuổi tại xã Tiến Xuân.
2.1.2. Trình độ học vấn
Tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn cao khơng nhiều, chênh lệch lớn
giữa nam và nữ. Theo số liệu tìm hiểu về trình độ học vấn của người cao tuổi
cho thấy, phần lớn người cao tuổi có mức học vấn phổ cập. Có tới 49,6% người
cao tuổi có trình độ học vấn là mù chữ và tiểu học, có 37,9 người cao tuổi có

5



trình độ học vấn là trung học cơ sở. Tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn là
trung học phổ thông trở lên khá thấp với 12,5%, trong đó chỉ có 1 người có trình
độ trung cấp cao đẳng và 1 người có trình độ đại học. Có thể thấy mức học vấn
của người cao tuổi ở xã ở mức tương đối thấp vì xã là một xã có tỷ lệ người dân
tộc thiểu số chiếm đa số.
Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của người trả lời (%)
60
50

49.4

40
30
20

37.8

11.6

10
0

0.8

Với các kết quả thu được về trình độ học vấn của người cao tuổi ở trên ta
cũng dễ hiểu được lớp người cao tuổi càng cao sẽ tương ứng với hoàn cảnh lịch
sử của đất nước và trong số đó nhiều người khơng có cơ hội để học tập. Theo số
liệu ở trên thì đa số người cao tuổi có trình độ học vấn là tiểu học và trung học
cơ sở. Sở dĩ mức độ học vấn của người cao tuổi khơng được cao là do điều kiện,

hồn cảnh gia đình của các cụ rất khó khăn, khơng đủ điều kiện để cho các cụ
hành cao.
2.1.3. Tình trạng hơn nhân
Có 5 người trả lời độc thân, chưa kết hơn chiếm 2,1%, 161 người trả lời
đang có vợ/chồng chiếm 66,8%, có 73 người trả lời là góa chiếm 30,3%, có 1

6


người trả lời là li thân chiếm 0,4%, 1 trường hợp không đưa ra câu trả lời
chiếm 0,4%.
Biểu đồ 3 : Tình trạng hơn nhân của người trả lời (%)
0.80%

2.10%
30.30%

66.80%

2.2. Các đặc điểm về đời sống của người cao tuổi
Mô hình sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi là một trong những yếu tố
tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của chính bản thân NCT. Ở độ tuổi càng
cao, sức khỏe của người cao tuổi sẽ ngày càng yếu và giảm dần khả năng tự
chăm sóc trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đó là một quá trình tự
nhiên. Thêm vào đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe và trợ giúp cho người cao
tuổi chưa phát triển, đa số người cao tuổi vẫn phải nhờ cậy thường xuyên vào sự
giúp đỡ, chăm sóc của con cháu. Sống chung với gia đình ln là mơ hình được
đa số người cao tuổi lựa chọn, đặc biệt là sống chung với gia đình một người
con trai ăn chung. Tuy nhiên cũng có một bộ phận người cao tuổi vẫn lựa chọn
mơ hình sống riêng và ăn riêng chỉ có hai vợ chồng giả, hoặc thậm chí chỉ có

một mình (khi người vợ/chồng của cụ đã mất). Vậy thì người cao tuổi ở xã Tiến
Xn lựa chọn mơ hình sắp xếp cuộc sống cho gia đình và cho bản thân như thế

7


nào, để thích ứng và phù hợp với hồn cảnh kinh tế- xã hội hiện tại? Vấn đề này
không đơn giản chỉ là những mong muốn chủ quan, mà ngược lại, nó cịn chịu
sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố khách quan như các điều kiện về: kinh
tế, xã hội, văn hóa, tâm lý, tình cảm.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng ta đã có cách nhìn sâu sắc hơn về mơ
hình sắp xếp cuộc sống gia đình của người cao tuổi ở xã Tiến Xuân. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có tới 91,2% người cao tuổi cho biết họ “sống chung và ăn
chung với gia đình ". Trong mơ hình sống chung với gia đình, thì cha mẹ già và
con cái đều có những quan hệ hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế và tinh thần, tình cảm...
trong cuộc sống hàng ngày. Nó cịn phù hợp với nhiều đặc điểm về văn hóa và
đạo đức xã hội Việt Nam trong truyền thống. Tỷ lệ người cao tuổi lựa chọn mơ
hình " sống riêng hai ơng bà có tỷ lệ là với 5%, mơ hình này thường thấy ở phần
lớn nhưng người cao tuổi có nguồn thu nhập khá cao và ổn định, cịn khỏe
mạnh, ở nhóm người trẻ tuổi. Việc lựa chọn mơ hình sắp xếp cuộc sống của
người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mựng sống độ tuổi và sức khỏe.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ người cao tuổi lựa chọn mơ hình sống cùng các con hay
vợ/chồng (%)

Ở cùng vợ/chồng; 5.00% Khác; 3.80%

Sống chung với con cái; 91.20%

Độ tuổi và sức khỏe của người cao tuổi cũng là những yếu tố có ảnh
hưởng đến việc lựa chọn mơ hình sắp xếp cuộc sống gia đình của họ. Những

người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì càng có xu hướng sống chung và ăn chung
8


với gia đình. Tỷ lệ sống chung với con cái tăng dần theo độ tuổi. Có 146 người
trả lời trong độ tuổi từ 60 đến 70 tuổi và chỉ có 130 người ở với con cái chiếm
89% và người ở độ tuổi từ 71 đến 80 có 61 nười trả lời trong đó có 58 người trả
lời (chiếm 95%) chọn phương án ở cũng với con cái và đến độ tuổi 80 trở lên thì
sống chung với gia đình là sự lựa chọn tuyệt đối của người cao tuổi. Ngược lại
những người ở độ tuổi càng thấp thì tỷ lệ sống riêng hai ơng bà già hoặc sống
một mình càng cao
Sức khỏe cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
mơ hình sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi. Ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe
của người cao tuổi sẽ ngày càng yếu và giảm dần khả năng tự chăm sóc trong
những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là những người cao tuổi từ 70
tuổi trở lên, bởi ở độ tuổi này, sức khỏe của người giả có sự suy giảm nhanh và
xuất hiện nhiều bệnh tật hơn. Vì thế mà người cao tuổi có sức khỏe càng yếu thì
càng có xu hướng lựa chọn mơ hình sống chung với gia đình. Ở nhóm người cao
tuổi có sức khỏe yếu thì mơ hình sống chung và ăn chung với một người con trai
nào đó được họ lựa chọn nhiều nhất.
Tiểu kết, so sánh với người cao tuổi tại đô thị:
Như vậy, qua việc phân tích trên thì chúng ta có thể thấy được là việc lựa
chọn mơ hình sắp xếp cuộc sống gia đình của người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như: mức sống, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi.
Mức sống càng cao thì người cao tuổi càng có xu hướng lựa chọn mơ hình sống
riêng hai ơng bà già hoặc mơ hình sống chung với các con, Ngược lại những
người cao tuổi có mức sống nghèo thì thường có xu hướng lựa chọn mơ hình
sống sống cùng và ăn chung với một gia đình người con nào đó. Những người
cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì càng có xu hướng sống chung và ăn chung với
gia đình một người con nào đó.

Theo các nhóm nhân khẩu xã hội, người cao tuổi thành thị có tỷ lệ cao
nhất là sống với bạn đời, thứ hai là sống với con cái. Với người cao tuổi nông
thôn, tỷ lệ sống với con cái là ca nhất, thứ hai là sống với bạn đời. So sánh giữa
9


hai địa bàn cư trú, tỷ lệ người cao tuổi sống một mình ở nơng thơn là cao hơn so
với đô thị, hàm ý thực tế người cao tuổi ở lại đằng sau như trên phân tích. Theo
tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ ở với bạn đời càng thấp, ở với con cái hoặc một mình
tăng lên do hai lý do. Một là khi tuổi cao hơn bạn đời có thể đã qua đời. Tuổi
cao hơn thì sức khỏe cũng yếu hơn và phải dựa vào con cái nhiều hơn.
Có thể thấy người cao tuổi tại thành thị có khả năng tự chủ hơn, tỷ lệ ở
cùng vợ/chồng của người cao tuổi ở thành thi luôn cao hơn ở nơng thơn. Xét về
các lĩnh vực như trình độ học vấn hay vấn đề có lương hưu hay khơng thì người
cao tuổi ở các đô thị luôn cao hơn người cao tuổi tại nơng thơn. Chính vì người
cao tuổi ở các đơ thị có lương hưu,… và các khoản thu nhập khác nên họ không
phụ thuộc nhiều vào các khoản trọ cấp của con cái vì vậy học có thể tự chọn
cuộc sống khi về già của bản thân.
2.3. Hoạt động kinh tế và nguồn thu nhập của người cao tuổi
Theo kết quả khảo sát, có thể thấy có sự khác biệt giữa người cao tuổi ở
độ tuổi từ 60 đến 70, 71 đến 80 và trên 80 tuổi tham gia các hoạt động kinh tế
tạo ra thu nhâp. Theo đó, người trả lời tùy vào từng độ tuổi sẽ tham gia các hoạt
động kinh tế khác nhau. Cụ thể, trong số nhóm cao tuổi có độ tuổi trên 80, có
88,2% khơng tham gia các hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập, thì tỷ lệ này ở
nhóm người có độ tuổi 60 đến 70 tuổi là 53,4%. Trong khi có 11,8% nhóm trên
80 tuổi tham gia các hoạt động làm kinh tế tạo ra thu nhập, nhóm 60 đến 70 tuổi
lựa chọn phương án này là 46,6%.
Dựa vào kiểm định Pearson Chi-Square .005, có thể thấy rằng sự khác
biệt giữa hai nhóm người cao tuổi sức khỏe tốt và sức khỏe yếu trong việc tham
gia làm kinh tế tạo ra thu nhập tại xã Tiến Xuân là có ý nghĩa thống kê với độ tin

cậy 95%.

10


Biểu đồ 5:Tham gia việc kiếm thu nhập hoặc công việc tạo ra sản phẩm có
thể tạo thu nhập (%)
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

88.2
70.5
53.4

46.6

29.5
11.8
60-70 tuổi

71-80 tuổi



80 tuổi trở lên

khơng

Có thể thấy có sự khác biệt giữa người cao tuổi có sức khỏe tốt và người
cao tuổi có sức khỏe yếu trong đánh giá về tham gia các hoạt động kinh tế tạo ra
thu nhập. Theo đó, những người trả lời có sức khỏe yếu tham gia các hoạt động
kinh tế tạo ra thu nhập ít hơn so với những người cao tuổi có sức khỏe tốt. Cụ
thể, trong số nhóm cao tuổi có sức khỏe yếu, có 9,5% tham gia các hoạt động
kinh tế tạo ra thu nhập, thì tỷ lệ này ở nhóm người trả lời có sức khỏe tốt là 40%.
Trong khi có 90,5% nhóm cao tuổi có sức khỏe yếu khơng tham gia các hoạt
động làm kinh tế tạo ra thu nhập, người cao tuổi có sức khỏe tốt lựa chọn
phương án này là 60%.
Biểu đồ 6: Tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi với việc tham
gia hoạt động kinh tế (người)
140

132

120
100

88

80
60
40
19


20
2
0



Khơng

11


Dựa vào kiểm định Pearson Chi-Square .003, có thể thấy rằng sự khác
biệt giữa hai nhóm người cao tuổi sức khỏe tốt và sức khỏe yếu trong việc tham
gia làm kinh tế tạo ra thu nhập tại xã Tiến Xuân là có ý nghĩa thống kê với độ tin
cậy 97%.
Tiểu kết, so sánh với người cao tuổi tại đô thị:
Tỷ lệ người cao tuổi làm việc ở khu vực nông thôn cao hơn khoảng 4 lần
so với tỷ lệ tương ứng ở khu vực thành thị. Nguồn thu nhập của người cao tuổi
tại thành thị chủ yếu phụ thuộc vào lương hưu và hỗ trợ của gia đình, chỉ một
phần nhỏ là họ tự lao động, chủ yếu bởi vì họ đã đến tuổi nghỉ hưu theo như
pháp luật quy định và cũng có q ít việc làm dành cho họ. Tỷ lệ này tại khu
vực nơng thơn thì lớn hơn do tỷ lệ tiết kiệm của người cao tuổi ở nông thôn ở
mức thấp nên họ vẫn phải lao động. Theo nhóm ngành kinh tế, lao động cao tuổi
làm việc chủ yếu trong ngành nông-lâm thuỷ sản là khu vực có năng suất thấp
và điều kiện làm việc khó khăn, giai đoạn 2019-2020 tỷ trọng này không thay
đổi dao động khoảng 72% trong khi tỷ lệ người cao tuổi làm việc trong ngành
dịch vụ tăng nhẹ từ 20,23% lên 21,18%. Năm 2013 trong số 4,1 triệu lao động
cao tuổi đang làmviệc có 2,97 triệu người làm trong nơng nghiệp, chiếm
72,33%; 0,87 triệu người làm trong ngành dịch vụ, chiếm 21,18% và 0,27 triệu

người làm trong ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 6,49%.
2.4. Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi
Rủi ro về sức khỏe thường đến bất ngờ và không loại trừ ai. Đối với đa số
các thành viên trong xã hội, chi phí y tế thực sự là một gánh nặng mà nhiều khi
họ không thể trả nổi. Vì vậy đã có khơng ít các trường hợp do hoàn cảnh kinh tế
mà phải "sống chung với bệnh tật" trong khi y học hồn tồn có khả năng chữa
trị được, bảo hiểm y tế ra đời không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và
xuất phát từ nhu cầu khách quan của cuộc sống con người. Nhờ tham gia bảo
hiểm y tế, người cao tuổi không phải đơn phương chống đỡ với những khó khăn
gây ra bởi rủi ro sức khỏe. Bởi lẽ, khi đó họ nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của
cộng đồng của người có thu nhập cao đối với người có thu nhập thấp, của người
12


không ốm hoặc chưa ốm với người đang ốm, của người bệnh nhẹ với người
bệnh nặng.
Ở Việt Nam, người cao tuổi được pháp luật quy định là những người từ
đủ 60 tuổi trở lên. Đa số người cao tuổi Việt Nam hiện nay là thế hệ sinh ra
trong thời kỳ trước 1950, nhiều người tham gia các cuộc đấu tranh giữ nước, xây
dựng đất nước. Do sinh ra và trưởng thành trong các điều kiện hết sức khó khăn
họ khơng có điều kiện bằvệ sức khoẻ và tích luỹ vật chất cho tuổi già. Chính vì
vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, họ là những người đang phải
đối mặt với những khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi. Trước tình hình
đó, bảo hiểm y tế có vai trị hết sức quan trọng đối với người cao tuổi.
Hiện nay, số người cao tuổi ở xã Tiến Xuân được khảo sát có bảo hiểm y
tế chiếm tỷ lệ khá cao (78.4%). Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong việc sử
dụng các loại hình bảo hiểm. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế tự
nguyện chiếm tỷ lệ cao nhất với 47%. cho thấy người cao tuổi đã nhận thức
được những lợi ích mà bảo hiểm y tế mang lại nhưng cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ mua
bảo hiểm tự nguyện cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, đời sống của

người cao tuổi.
“Giờ chả cái gì quý bằng sức khỏe cháu ạ, hai bác giờ cũng già rồi cũng
chả có đâu mà nhiều tiền, thế nhưng mà cũng thấy bảo đài nói bảo hiểm y tế có
nhiều cái cũng lợi, nên là hai ông bà cũng gắng mua, mắt cũng hơn một triệu.
Họ cũng nói là nếu có bảo hiểm mà đi viện cũng đã được khỏi tiền, tiền thuốc
men rồi tiền nằm viện nữa. Mình thì già rồi, cũng chả biết thế nào, ốm thì lúc
này lúc khác, nên có cái bảo hiểm từng đỡ lo"[Trích PVS, số 8, nữ, 72 tuổi).
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài thì một bộ phận
người cao tuổi đã nhận thức được vai trị cũng như lợi ích mà bảo hiểm y tế
mang lại.
" Có bảo hiểm y tế cũng đỡ khối tiền ý chứ, cháu thấy đấy, mỗi lần ốm đi
viện, hết bao nhiêu tiền, nếu mà không có bảo hiểm thì chủ dám đi viện. Con cái
nhà bác đứa nào cũng khun mẹ mua, chúng nó cịn đòi mua cho, nhưng mà
13


bác cũng có tiền nên là tự mua. Mua thì cũng tiếc tiền hơn 600 nghìn, nhưng mà
sau đỡ được gấp bao nhiêu lần ý chử” (Trích PVS, số 4, nữ, 61 tuổi).
Biểu đồ 7: Các loại hình bảo hiểm y tế người cao tuổi tham gia (%)
0.40%5.80%
15.80%

47.30%
30.70%

Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế miễn phí theo chính sách cũng
chiếm tỷ lệ cao với 31%. Việc nhà nước cấp và các tổ chức xã hội mua tặng đã
giúp giảm gánh nặng kinh tế rất lớn cho gia đình trong việc chăm sóc người cao
tuổi khi ốm đau nhất là với những gia đình khó khăn.
"Nhà thuộc diện nghèo nên là hai vợ chồng tôi cũng được nhà nước cho

cái bảo hiểm. Đến kỳ thì mấy cơ ở UBND xã lại mang bảo hiểm vào tận nhà
cho. Có cái bảo hiểm cũng đã, ơng nhà tơi cũnghị tại hiển phải nằm viện suốt,
may mà có bảo hiềm tiện viện phí nó cũng đã nhiều. Chứ giờ tơi thấy mấy đứa
con bảo phải mua bảo hiểm theo hộ. Hai ông bà nếu không được cho lại phải
mất hàng triệu bạc. Tiếc lắm ” (Trích PVS số 6, nam, 72 tuổi).
Bảo hiểm y tế tuy mang lại những lợi ích to lớn cho người cao tuổi và gia
đình, nhưng hiện nay Quỹ bảo hiểm y tế không đủ khả năng chỉ chi trả 100% chi
phí khám chữa bệnh. Đối với nhiều gia đình điều kiện kinh tế cịn hạn chế thì
đây thực sự là một gánh nặng

14


"Có bảo hiểm thì nó cũng đỡ nhiều, nhưng mà nó cũng chỉ đỡ được phần
nào thơi, ơng nhà tơi bị đột quỵ, đi viện có bảo hiểm nó cũng chỉ đỡ được tiền
viện phí, rồi họ cho thêm một vài loại thuốc, chứ cịn tiền thuốc ngồi vẫn tổn
bao nhiêu, nhưng mà thôi già rồi nên đành phải mua cơ ạ” [Trích PVS, nữ, 70
tuổi).
Số người cao tuổi chưa có bảo hiểm y tế khơng phải là một tỷ lệ nhỏ. Có
tới 15,8% người cao tuổi khơng có bảo hiểm y tế.
Bảng 1: Lý do người cao tuổi không mua bảo hiểm y tế (%)
Lý do không mua bảo hiểm y tế
Khơng có đủ tiền mua
Thấy khơng có tác dụng nhiều
Muốn mua nhưng khơng có người hướng dẫn
Khơng tin tưởng vào bảo hiểm y tế
Khác

Tần số
34

5
5
5
17

Tần suất
51,5
7,6
7,6
7,6
25,8

Qua bảng số liệu trên thì có thể thấy người cao tuổi khơng tham gia bảo
hiểm y tế với nhiều lý do khác nhau. Trong số những lý do khiến người cao tuổi
chưa mua bảo hiểm y tế, lý do kinh tế vẫn là lý do lớn nhất với 51.5%.
“Gia đình tơi có 3 người, cuộc sống chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất lúa nên
việc mua BHYT 1 Lần cho cả gia đình là rất khó khăn. Trước đây, do hay bị
bệnh nên tơi mua BHYT cho bản thân mình, giờ muốn tiếp tục điều trị bệnh
bằng BHYT thì phải mua cho cả hộ chứ mua một mình thì luật khơng
cho”(Trích PVS, số 3, nữ, 62 tuổi, làm ruộng).
Đáng chú ý là tỷ lệ người muốn mua nhưng khơng có người hướng dẫn và
khơng biết cách mua chiếm 7,6% cho thấy cịn những nhóm người cao tuổi vẫn
chưa được tuyên truyền đầy đủ về chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện. Điều
này đã làm giảm cơ hội tiếp cận thông tin và chính sách của người cao tuổi. Có
tới 25,8% số người cao tuổi được hỏi nói rằng họ khơng mua bảo hiểm y tế tự
nguyện vì khơng tin tưởng vào bảo hiểm y tế. Trên thực tế, ngay cả những người
có thẻ bảo hiểm y tế đơi khi cũng khơng sử dụng để khám bệnh. Theo tổng kết
của Hội người cao tuổi Việt Nam dựa trên các báo cáo của nhiều địa phương, số
15



người cao tuổi dùng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh mới chiếm khoảng
1/3 tổng số người có thể. Nguyên nhân chủ yếu là việc khám chữa bệnh chưa
thuận tiện (Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, 2007). Kết quả nghiên
cứu của Lê Văn Nhẫn và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ người đánh giá tốt về chất
lượng khám chữa bệnh theo chế độ BHYT và thẻ bảo hiểm còn thấp, và thấp
hơn so với chất lượng chăm sóc sức khỏe theo cách tự bỏ tiền (Lê Văn Nhân Nguyễn Thế Huệ, 2004). Đây có thể chính là ngun nhân khiến cho một bộ
phận người cao tuổi còn ngần ngại với bảo hiểm y tế. Để người cao tuổi sử dụng
bảo hiểm y tế nhiều hơn cần có những biện pháp tiếp tục cải thiện chất lượng
khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Có như vậy mới tạo được lịng tin của
người cao tuổi vào bảo hiểm y tế và qua đó giảm bớt gánh nặng cho gia đình
người cao tuổi.
Trên thực tế cho thấy, bảo hiểm y tế chỉ đóng vai trị quan trọng khi người
cao tuổi phải nằm viện, còn với những trường hợp khác đa số họ đều không
dùng bởi những thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Với những người nằm
viện thì bảo hiểm y tế thực sự là cứu cánh cho rất nhiều gia đình. Thế nhưng
thực tế trong số đó tỷ lệ có bảo hiểm y tế thực sự khơng nhiều. Điều đó cho thầy
cần phải đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của bảo hiểm y tế tới mỗi người dân để
họ tự nguyện tham gia vào loại hình đảm bảo an sinh này một cách bền vững,
chứ không phải cách thức tham gia theo kiểu “thời vụ". Mức thu nhập quyết
định khá lớn tới việc sử dụng hay không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi người
cao tuổi có bệnh. Những người cao tuổi có mức sống khá có xu hướng tìm đến
các loại hình dịch vụ đóng phí trong khi những người có mức thu nhập trung
bình lại có hướng sử dụng bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh. Có một
thực tế khá phổ biến hiện nay đó là khi mà nhận thức của người dân được cải
thiện khá lớn, họ nhìn nhận được lợi ích mà bảo hiểm y tế mang lại cho người sử
dụng khi có bệnh, đặc biệt là bệnh nặng. Và thế là xảy ra tình trạng người bệnh
thực sự có bệnh mới tham gia bảo hiểm y tế, hoặc khi định tiến hành điều trị lâu

16



dài họ sẽ mua bảo hiểm y tế trước đó một thời gian ngắn. Kết quả là quỹ bảo
hiểm y tế tiếp tục đứng trước nguy cơ bội chỉ.
Tiểu kết, so sánh với người cao tuổi tại đô thị:
Với đặc thù của mình, bảo hiểm y tế đã đảm bảo cho mọi người, nhất là
người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chất
lượng tốt; bảo vệ khỏi gánh nặng quá sức về tài chính do chi phí của các dịch vụ
y tế mà họ cần sử dụng gây nên. Đồng thời bảo hiểm y tế cũng đảm bảo cho y
những người bệnh có cùng nhu cầu được tiếp cận như nhau đến các dịch vụ y tế
hiện có, người bệnh có khu cầu nhiều hơn được chăm sóc nhiều hơn. Tham gia
bảo hiểm y tế, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, giảm ốm đau, khỏi bệnh
tật. Tuy nhiên có thể thấy bảo hiểm chưa được nhìn nhận như là một cách thức
hỗ trợ đắc lực giúp người cao tuổi giảm thiểu rủi ro. Một mặt là do chất lượng
các loại báo hiệm nhìn chung chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người
cao tuổi. Dẫn đến tình trạng người cao tuổi có xu hướng tìm kiếm các phương
án dự phịng, hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, là do thiếu cơ chế tuyên truyền, vận
động để giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Kết quả
khảo sát cho thấy người khơng tham gia đóng bảo hiểm đều khơng thuộc nhóm
người cao tuổi có thu nhập thấp nhất, nghĩa là không hẳn là do họ khơng có khả
năng tài chính để chi trả bảo hiểm. Điều này làm giảm đi các cơ hội chăm sóc
sức khoẻ ở một bộ phận người cao tuổi.
So với người cao tuổi ở thành phố thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của
người cao tuổi thấp hơn rất nhiều. Theo thơng kế của tổng cục thơng kê thì hiện
nay cịn khoảng 5% người cao tuổi chưa có bảo hiểm y tế song trong thực tế thì
con số này còn lớn hơn so với dự kiến và đa số các trường hợp chưa có bảo
hiểm y tế đều dơi vào người cao tuổi tại các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số.
Trong khi đó bảo hiểm y tế là rất cần thiết cho người cao tuổi, người nghèo…
người có thu nhập thấp nhờ có bảo hiểm y tế sẽ có cơ hội được khám bệnh, chữa
và điều trị bệnh với mức chi trả thấp nhất.

2.5. Người cao tuổi và gia đình trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
17



×