TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
LỚP 11
(Đề có 03 trang, gồm 10 câu)
Câu 1 (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
1. Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fucsicoccin làm hoạt hóa các bơm
proton màng sinh chất của tế bào thực vật và dẫn đến sự mất nước không điều tiết được. Hãy nêu cơ
chế làm hoạt hóa bơm proton dẫn đến sự héo lá một cách nghiêm trọng.
2. Ở thực vật, khi thiếu một trong hai ngun tố khống này thì cây đều có biểu hiện: lá vàng bắt đầu
từ đỉnh lá, rụng lá, ra hoa giảm. Hãy cho biết tên và trình bày thí nghiệm để kiểm tra sự thiếu hụt hai
nguyên tố đó.
Câu 2 (2 điểm) Quang hợp và hô hấp thực vật
1. Trong hơ hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Krebs khơng có sự tiêu dùng oxi nhưng vẫn
được xếp vào pha hiếu khí?
2. Trong pha tối của q trình quang hợp ở nhóm thực vật C 3, để tạo ra 50 phân tử glucơzơ thì pha
sáng phải cung cấp bao nhiêu phân tử NADPH và ATP?
Câu 3 (2 điểm) Sinh trưởng và phát triển ở thực vật; Thực hành + Cảm ứng, sinh sản ở thực vật
1. Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở thực vật, hãy xác định kiểu gen của phôi, nội nhũ, tế bào thịt
quả khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa?
2. Trong điều kiện đêm dài, sự ra hoa của cây ngày dài và cây ngày ngắn sẽ như thế nào khi chiếu ánh
sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại?
Câu 4 (2 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị
1. Trình bày một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn ARN trong vai
trị là “vật chất mang thơng tin di truyền”?
2. Hình dưới đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi mơi trường có đường
lactơzơ.
Nếu đột biến xảy ra ở đoạn R thì sự biểu hiện của gen cấu trúc ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.
1
Câu 5 (2 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị
Ở một loài động vật, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBB. Biết rằng trong quá trình giảm phân của cơ thể
đực, 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác
diễn ra bình thường; Ở cơ thể cái, 20% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang gen BB không phân li
trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường.
1. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai cặp gen trên?
2. Loại hợp tử thể ba có kiểu gen AaaBB chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Câu 6 (2 điểm) Tiêu hóa, hơ hấp động vật
1. Hãy nêu chức năng chính của mật trong tiêu hóa thức ăn. Người bị cắt túi mật cần lưu ý những vấn
đề gì về chế độ dinh dưỡng?
2. Đồ thị sau đây phản ánh mối tương quan giữa hàm lượng hêmơglơbin và nhiệt độ mơi trường nước
đối với hai lồi động vật sống dưới nước là cá chép (thuộc lớp Cá) và rái cá (thuộc lớp Thú).
Hãy cho biết đường nào trong đồ thị trên thuộc về loài cá chép? Đường nào thuộc về lồi rái cá và
giải thích?
Câu 7 (2 điểm) Tuần hoàn
1. Hoạt động của tim và hệ mạch thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích.
- Trường hợp 1: Nín thở một lúc, sau đó thở lại bình thường.
- Trường hợp 2: Cơ thể rơi vào tình trạng lo âu, phiền muộn.
2. Ở người, huyết áp ở đầu mao mạch là 36 - 39 mmHg, huyết áp cuối mao mạch là 15 - 18 mmHg,
áp suất keo của máu là 25 - 28 mmHg. Giải thích ý nghĩa của sự thay đổi huyết áp trên?
Câu 8 (2 điểm) Cảm ứng động vật
1. Giải thích cơ chế tác động của chất axêtincơlin lên màng sau của xinap thần kinh – cơ vân và xinap
thần kinh – cơ tim.
2. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơ ron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải
thích.
- Sử dụng một loại thuốc làm giảm tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+.
- Tuyến trên thận tiết quá nhiều hoocmôn anđôstêron.
2
Câu 9 (2 điểm) Bài tiết và cân bằng nội mơi
1. Từ những kiến thức về vai trị sinh lí của thận, em hãy cho biết tại sao trong thực tế những người
tập thể thao thường dùng Erythropoietin như là một loại thuốc, nếu sử dụng loại thuốc này lâu dài thì
hậu quả sẽ như thế nào?
2. Nêu vai trị của ADH và aldosteron trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu máu? Nồng độ của 2
chất này sẽ thay đổi như thế nào trong cơ thể của người đã sử dụng rượu?
Câu 10 (2 điểm) Sinh trưởng, phát triển và sinh sản động vật
1. Ở phụ nữ, hàm lượng hoocmôn ơstrôgen thay đổi như thế nào trong 14 ngày đầu và 14 ngày sau
của chu kỳ rụng trứng (với chu kỳ 28 ngày)? Giải thích tại sao có sự thay đổi đó?
2. Hãy giải thích vì sao khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai hàng ngày thì Khơng có hiện tượng trứng
chín và rụng trứng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều đặn.
.....................HẾT.....................
Người ra đề
Tăng Thị Ngọc Mai
Giáo viên tổ Sinh học – Trường THPT chuyên Hạ Long – SĐT: 0985968891
3
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC 11
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.
Câu
Nội dung
1. Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fucsicoccin làm
Câu 1 hoạt hóa các bơm proton màng sinh chất của tế bào thực vật và dẫn đến sự mất
(2đ)
nước không điều tiết được. Hãy nêu cơ chế làm hoạt hóa bơm proton dẫn đến sự
héo lá một cách nghiêm trọng.
- Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra độc tố fucsicoccin hoạt hóa các bơm
proton màng sinh chất sẽ làm cho các tế bào bảo vệ tăng hấp thu K+.
- Sự tăng hấp thu K+ làm cho thế nước trong tế bào bảo vệ âm hơn các tế bào lân cận.
- Nước sẽ đi từ các tế bào lân cận vào tế bào bảo vệ, làm cho tế bào bảo vệ trương
nước.
- Sức trương nước trong tế bào bảo vệ tăng sẽ kìm hãm sự đóng lỗ khí dẫn đến thốt
hơi nước nhiều, lá sẽ bị mất nước nhanh chóng và héo.
2. Ở thực vật, khi thiếu một trong hai nguyên tố khống này thì cây đều có biểu
hiện: lá vàng bắt đầu từ đỉnh lá, rụng lá, ra hoa giảm. Hãy cho biết tên và trình
bày thí nghiệm để kiểm tra sự thiếu hụt hai nguyên tố đó.
* Hai nguyên tố khoáng là : N và S.
* Cách kiểm tra:
- Dùng phân bón: ure (chứa N) hoặc sunphat amon (chứa N và S)
- Trước tiên, bón ure: nếu cây chỉ thiếu N thì lá sẽ xanh trở lại. Nếu lá chưa xanh lại
thì bón sunphat amon: có S thì lá sẽ xanh trở lại.
- Quan sát sự vàng lá : Thiếu N → biểu hiện trước tiên ở lá già. Thiếu S → biểu hiện
trước ở lá non.
Câu 2 1. Trong hơ hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Krebs khơng có sự
(2đ)
tiêu dùng oxi nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí?
- Chu trình Krebs phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất
khử NADH, FADH2.
- Các chất này vận chuyển điện tử, tạo lực hóa thẩm ở chuỗi truyền e - ở màng trong ti
thể.
- Oxi là chất nhận e- cuối cùng trong chuỗi truyền e-.
- Nếu không có oxi chuỗi truyền e - sẽ ngừng hoạt động làm ứ đọng NADH, FADH 2
dẫn đến cạn kiệt NAD+, FAD+ và các phản ứng của chu trình Kebs ngừng trệ.
2. Trong pha tối của quá trình quang hợp ở nhóm thực vật C3, để tạo ra 50 phân
tử glucơzơ thì pha sáng phải cung cấp bao nhiêu phân tử NADPH và ATP?
*Dựa vào chu trình Canvin – Benson: 1 vịng quay của chu trình Canvin sử dụng 9
ATP và 6 NADPH để tạo ra ½ phân tử glucơzơ .
- để tạo 1 glucơzơ thì chu trình phải quay 2 vịng do đó phải cần 18 ATP và 12
NADPH.
- Để tạo ra 50 phân tử glucơzơ cần: 50 × 18 ATP = 900 ATP
50 × 12 NADPH = 600 NADPH
Câu 3
(2đ)
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1. Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở thực vật, hãy xác định kiểu gen của phôi,
nội nhũ, tế bào thịt quả khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho
cây có kiểu gen aa?
- Cây AA sẽ cho hạt phấn có nhân sinh sản mang gen A. Khi hạt phấn này nảy mầm 0,25
sẽ cho 2 tinh tử mang gen A
4
- Cây aa sẽ cho túi phơi có nỗn cầu mang gen a và nhân lưỡng bội mang gen aa
- Khi thụ tinh kép:
+ Tinh tử thứ nhất (A) kết hợp với noãn cầu (a) tạo ra hợp tử mang gen Aa phát triển
thành phôi nên kiểu gen của phôi là Aa
+ Tinh tử thứ hai (A) kết hợp với nhân lưỡng bội (aa) tạo thành tế bào tam bội có kiểu
gen Aaa phát triển thành nội nhũ. Nên nội nhũ có kiểu gen Aaa.
- Sau khi thụ tinh. Nỗn phát triển thành hạt, bầu hình thành nên quả do vậy tế bào
thịt quả có nguồn gơc từ tế bào bầu nhụy của cây cái. Kiểu gen của tế bào thịt quả là
aa.
2. Trong điều kiện đêm dài, sự ra hoa của cây ngày dài và cây ngày ngắn sẽ như
thế nào khi chiếu ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại?
- Ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại thể hiện trong sắc tố enzim phytocrom 660 và
phytocrom 730. Hai loại phytocrom chuyển hố cho nhau kích thích sự ra hoa.
- P660 (ánh sáng đỏ) chiếu bổ sung vào đêm dài sẽ thúc đẩy sự ra hoa của cây ngày dài.
- Ánh sáng hồng ngoại (P730) chiếu bổ sung vào đêm dài sẽ thúc đẩy sự ra hoa của cây
ngày ngắn.
- Nếu chiếu bổ sung xen kẽ hai loại ánh sáng này thì tác dụng của lần chiếu cuối cùng
là có ý nghĩa và tác dụng quan trọng nhất.
Câu 4 1. Trình bày một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt
(2đ) hơn ARN trong vai trị là “vật chất mang thơng tin di truyền”?
Những đặc điểm cấu tạo hóa học cho thấy ADN ưu việt hơn ARN là vật chất mang
thông tin di truyền gồm có:
– ARN có thành phần đường là ribozơ khác với thành phần đường của ADN là đường
deoxyribozơ. Đường deoxyribozơ khơng có gốc – OH ở vị trí C2’. Đây là gốc hóa
học phản ứng mạnh và có tính ưa nước → ARN kém bền hơn ADN trong môi trường
nước
– Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng timim (T) trong ADN.
Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl (-CH3). Đây là gốc kị
nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép giúp phân tử AND bền hơn ARN (thường ở
dạng mạch đơn).
– ADN thường có cấu trúc dạng sợi kép (2 mạch), trong khi ARN thường có cấu trúc
mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn → thông tin di truyền
ít có xu hướng tự biến đổi hơn.
– Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần một biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin hóa hoặc
metyl hóa) để chuyển hóa thành xitozin (X) và timin (T); trong khi đó timin (T) cần
một biến đổi hóa học (loại metyl hóa) để chuyển thành uraxin (U) nhưng cần đến 2
biến đổi hóa học ( vừa loại metyl hóa và loại amin hóa; khó xảy ra hơn) để chuyển
thành xitozin (X) → ADN có khuynh hướng lưu giữ thông tin di truyền bền vững
hơn.
2. Hình dưới đây mơ tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi
mơi trường có đường lactôzơ.
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
5
Nếu đột biến xảy ra ở đoạn R thì sự biểu hiện của gen cấu trúc ảnh hưởng như
thế nào? Giải thích.
Nếu đột biến gen xảy ra ở trình tự R – vùng mã hóa của gen lacI, có thể có các trường
hợp sau :
(1) Operon lac hoạt động bình thường: vì đột biến xảy ra trong gen nhưng khơng làm
thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein ức chế (do tính thối hóa của mã di
truyền) hoặc có làm thay đổi thành phần, trình tự axit amin của phân tử protein ức chế
nhưng không làm thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với vùng O.
(2) Sự biểu hiện của các gen cấu trúc tăng lên: khi đột biến gen xảy ra làm giảm khả
năng liên kết của protein ức chế vào vùng O.
(3) Các gen cấu trúc được biểu hiện liên tục: khi đột biến gen xảy ra làm mất hoàn
toàn khả năng liên kết của protein ức chế với vùng O.
(4) Các gen cấu không được biểu hiện ngay cả khi môi trường có lactose: khi đột biến
xảy ra trong gen lacI → tạo ra protein ức chế, protein này vẫn có khả năng liên kết
với vùng O nhưng lại không liên kết được với lactose
Câu 5 1. Ở một loài động vật, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBB. Biết rằng trong quá
(2đ) trình giảm phân của cơ thể đực, 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa
khơng phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; Ở cơ thể
cái, 20% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang gen BB khơng phân li trong giảm
phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường.
1. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai cặp gen trên?
2. Loại hợp tử thể ba có kiểu gen AaaBB chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
- Xét cặp gen Aa:
+ tỉ lệ các loại giao tử đực tạo ra là: 5% Aa, 5%O, 45% A, 45%a
+ Tỉ lệ các giao tử cái là: 50% A và 50% a.
+ Phép lai ♂ A ♀ Aa → Đời con có 7 loại KG là: 2,5% AAa, 2,5% Aaa, 2,5% A,
2,5% a, 22,5% AA, 45% Aa, 22,5% aa.
- Xét cặp gen Bb
+ tỉ lệ các loại giao tử đực tạo ra là: 50% B và 50%b
+ tỉ lệ các loại giao tử cái tạo ra là: 10%BB, 10%O, 80%B
+Phép lai ♂ Bb × ♀ BB → Đời con có 6 loại KG là: 5% BBB, 5% BBb, 5% B, 5% b,
40% BB, 40% Bb
- Theo lí thuyết, đời con có tối đa 6 × 7 = 42 loại kiểu gen về hai cặp gen nói trên
2. Loại hợp tử thể ba AaaBB chiếm tỉ lệ = 2,5% AAa × 40% BB = 1%
Câu 6 1. Hãy nêu chức năng chính của mật trong tiêu hóa thức ăn. Người bị cắt túi
(2đ) mật cần lưu ý những vấn đề gì về chế độ dinh dưỡng?
- Trong cơ thể, dịch mật được tiết ra liên tục từ các tế bào gan và dự trữ ở túi mật. Túi
mật hấp thụ hầu hết nước, Na, Cl và các chất điện giải trong dịch mật thông qua lớp
niêm mạc, dịch mật được cô đặc lại. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật
từ túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn.
- Chức năng quan trọng nhất của mật là giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất
béo cũng như các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E và carôten.
- Khi bị cắt túi mật, dịch mật tiết ra từ các TB gan được đưa thẳng xuống tá tràng,
không được cô đặc và dự trữ ở túi mật nên có thể ảnh hưởng tới q trình tiêu hóa và
có thể gây ra một số biến chứng.
- Người đã cắt túi mật nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những
đồ ăn chiên rán
2. Đồ thị sau đây phản ánh mối tương quan giữa hàm lượng hêmôglôbin và nhiệt
6
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
độ mơi trường nước đối với hai lồi động vật sống dưới nước là cá chép (thuộc
lớp Cá) và rái cá (thuộc lớp Thú).
- Đường b là của cá chép
- Giải thích: Cá chép lấy O2 hịa tan trong nước, khi nhiệt độ nước tăng thì hàm lượng
O2 hịa tan giảm xuống, cơ thể cá phải tăng số lượng hồng cầu để vận chuyển O2 do
đó lượng hemơglơbin tăng lên.
- Đường c là của rái cá.
- Giải thích: Rái cá thở bằng phổi, lấy O 2 trong khơng khí do đó khơng phụ thuộc vào
lượng O2 hịa tan trong nước.
Câu 7 1. Hoạt động của tim và hệ mạch thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp
(2đ) sau? Giải thích?
- Trường hợp 1: Nín thở một lúc, sau đó thở lại bình thường.
- Trường hợp 2: Cơ thể rơi vào tình trạng lo âu, phiền muộn.
* Trường hợp 1
- Tim tăng nhịp co và tăng lực co, Mạch máu ngoại biên co huyết áp tăng.
- Giải thích: khi nín thở, nồng độ O 2 trong máu giảm, nồng độ CO2 (H+) trong máu
tăng kích thích trung khu điều hòa tim mạch ở hành não xuất hiện xung TK
giao cảm tới tim và tới mạch. Kết quả: tim tăng nhịp và tăng lực co, mạch máu ngoại
biên co lại huyết áp tăng.
* Trường hợp 2
- Tim tăng nhịp co và tăng lực co, mạch máu ngoại biên co huyết áp tăng.
- Giải thích: Khi rơi vào tình trạng lo âu, hệ TK giao cảm bị kích thích tủy tuyến
trên thận tăng tiết andrênalin tim tăng nhịp và tăng lực co huyết áp tăng.
2. Ở người, huyết áp ở đầu mao mạch là 36 - 39 mmHg, huyết áp cuối mao mạch
là 15 - 18 mmHg, áp suất keo của máu là 25 - 28 mmHg. Giải thích ý nghĩa của
sự thay đổi huyết áp trên?
- Chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu của mao mạch là nhỏ vận tốc chảy của máu
trong mao mạch nhỏ thuận lợi cho trao đổi chất giữa máu và dịch mô.
- Đầu mao mạch: chênh lệch huyết áp (lực đẩy ra) và áp suất keo (lực kéo vào) là
+11mmHg nước và các chất dinh dưỡng khuếch tán qua thành mao mạch vào dịch
mô.
- Cuối mao mạch: chênh lệch huyết áp (lực đẩy ra) và áp suất keo (lực kéo vào) là -10
mmHg nước và các chất thải từ dịch mô khuếch tán qua thành mao mạch vào
máu.
Câu 8 1. Giải thích cơ chế tác động của chất axêtincôlin lên màng sau của xinap thần
(2đ) kinh – cơ vân và xinap thần kinh – cơ tim.
*. Đối với xinap TK - Cơ vân
- Axêtincôlin gắn vào thụ thể màng sau xinap mở kênh Na xuất hiện điện hoạt
động ở màng sau xinap cơ co .
*. Đối với xinap TK - Cơ tim
- Axêtincôlin gắn vào thụ thể màng sau xinap mở kênh K ức chế xuất hiện điện
hoạt động ở màng sau xinap cơ tim giảm và ngừng co.
2. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơ ron sẽ như thế nào trong mỗi
trường hợp sau? Giải thích.
- Sử dụng một loại thuốc làm giảm tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+.
- Tuyến trên thận tiết quá nhiều hoocmôn anđôstêron.
* Sử dụng một loại thuốc làm giảm tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+.
- Điện thế nghỉ khơng thay đổi vì giá trị điện thế nghỉ phụ thuộc vào K+ đi ra ngoài.
7
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
0,5
0,5
0,25
Câu 9
(2đ)
Câu
10
(2đ)
- Điện thế hoạt động giảm vì khi có kích thích tới ngưỡng lượng Na đi vào giảm.
* Tuyến trên thận tiết quá nhiều andosteron
- Điện thế nghỉ tăng vì andosteron tăng tăng thải K+ giảm K+ ngoài màng K+ đi
ra ngoài nhiều hơn.
- Điện thế hoạt động tăng do tăng Na+ ngoài màng đồng thời do tăng điện thế nghỉ.
1. Từ những kiến thức về vai trị sinh lí của thận, em hãy cho biết tại sao trong
thực tế những người tập thể thao thường dùng Erythropoietin như là một loại
thuốc, nếu sử dụng loại thuốc này lâu dài thì hậu quả sẽ như thế nào?
- Erythrropoietin là hoocmon điều hoà sinh hồng cầu.
- Khi người tập thể thao phải tập luyện nhiều và liên tục thiếu O2 nặng trong tế bào
cần tăng erythropoietin tăng sinh hồng cầu tăng khả năng kết hợp với O2 nên
một số người đã sử dụng Erythropoietin .
- Nếu sử dụng lâu dài số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng lên quá mức
mất cân bằng nội môi bệnh đa hồng cầu.
- Tăng độ nhớt của máu cản trở cho việc lưu thông máu và hoạt động của tim có
nguy cơ bị khối huyết hoặc đơng máu rải rác trong lịng mạch nguy hiểm tính
mạng .
2. Nêu vai trị của ADH và aldosteron trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu
máu? Nồng độ của 2 chất này sẽ thay đổi như thế nào trong cơ thể của người đã
sử dụng rượu?
- Vai trò : + ADH: Tăng tái hấp thụ nước
+ aldosteron: Tăng tái hấp thụ Na+
- Sau khi uống rượu
+ Rượu gây ức chế lên tuyến yên làm giảm tiết ADH. Vì vậy, sau khi uống rượu
lượng nước thải ra qua nước tiểu tăng lên, áp suất thẩm thấu máu tăng.
+ Khi áp suất thẩm thấu máu tăng → gây phản ứng giảm tiết aldosteron → giảm tái
hấp thụ Na+
1. Ở phụ nữ, hàm lượng hoocmôn ơstrôgen thay đổi như thế nào trong 14 ngày
đầu và 14 ngày sau của chu kỳ rụng trứng (với chu kỳ 28 ngày)? Giải thích tại
sao có sự thay đổi đó?
- Trong 14 ngày đầu, ơstrơgen tăng lần thứ nhất sau đó giảm lần 1.
- Trong 14 ngày sau, ơstrôgen tăng lần thứ hai sau đó giảm lần 2.
- Tăng lần 1 là do tuyến yên tăng tiết FSH và LH nang trứng phát triển tăng tiết
ơstrôgen; giảm lần 1 là do trứng chín và rụng.
- Tăng lần 2 là do thể vàng hình thành và phát triển; giảm lần 2 là do trứng
khơng được thụ tinh thể vàng thối triển.
2. Hãy giải thích vì sao khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai hàng ngày thì khơng có
hiện tượng trứng chín và rụng trứng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều đặn.
- Thành phần thuốc tránh thai là progesteron hoặc progesteron và estrogen.
- Các hooc môn này khi được uống hàng ngày sẽ được duy trì với nồng độ cao trong
máu, có tác dụng điều hồ ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên → Vùng dưới
đồi ngừng tiết GnRH, tuyến n ngừng tiết FSH, LH → khơng có trứng chín và rụng.
- Progesteron và estrogen có trong thuốc tránh thai vẫn kích thích sự dày lên của niêm
mạc tử cung.
- Trong những ngày người phụ nữ uống đến những viên thuốc khơng có progesteron
và estrogen thì nồng độ 2 hooc môn này giảm đột ngột → niêm mạc tử cung bong ra
→ kinh nguyệt
.....................HẾT.....................
8
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
9