Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.89 KB, 2 trang )

Vịnh Hạ Long chính là một trường học lớn - đó là nhận xét của Tổ chức Bảo tồn động thực
vật hoang dã quốc tế (FFI).
Tại hội thảo khoa học về Vịnh Hạ Long, tổ chức ngày 21-11-2007 ở Hà Nội, một lần nữa
điều đó lại được ông David Brown, Giám đốc Dự án Con thuyền sinh thái tại Hạ Long của
FFI nhắc tới trong tham luận của mình.
Cơ sở để FFI đánh giá Vịnh Hạ Long là một trường học lớn là bởi nơi đây chứa đựng đầy
đủ các giá trị về địa chất, địa mạo, văn hóa lịch sử và nhất là đa dạng sinh học.
Theo các nhà khoa học thì đa dạng sinh học luôn được thể hiện ở các cấp độ khác nhau
như đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong đó, ở cấp độ sinh thái Vịnh
Hạ Long có thể chia làm hai hệ sinh thái lớn là: Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới và hệ sinh thái biển ven bờ. Đối với hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới, các nhà khoa học đã xác định được tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở Vịnh Hạ
Long là trên 1.000 loài.
Một số quần xã các loài thực vật khác nhau được tìm thấy như các loài ngập mặn, các loài
thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở
cửa hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
đã phát hiện được 7 loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Vịnh Hạ Long là cây riềng Hạ Long,
thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím, cọ Hạ Long, khổ cử đại nhung, móng tai Hạ Long, ngũ
gia bì Hạ Long.
Theo thống kê, hệ sinh thái rừng thường xanh mưa nhiệt đới ở Vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long có 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn, 4 loài động vật
lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. Căn cứ vào các kiểu thảm thực vật và
rừng, các nhà khoa học chia hệ sinh thái rừng thường xanh mưa nhiệt đới ở Vịnh Hạ Long
ra làm 4 loại chính: Rừng ẩm mưa mùa trên núi đá, dạng cây bụi trên nền khô núi đá, rừng
ngập mặn và thực vật ở hang động núi đá.
Đối với hệ sinh thái biển và ven bờ, sự phong phú về đa dạng sinh học càng được thể hiện
rõ với 6 dạng sinh thái tiêu biểu. Cụ thể là hệ sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn, phân
bố tại khu vực Hạ Long và vùng phụ cận với 20 loài thực vật ngập mặn. Theo thống kê,
rừng ngập mặn ở Vịnh Hạ Long là nơi sinh sống của 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong
biển, gần 40 loài chim, 10 loài bò sát và còn nhiều loài khác chưa được nghiên cứu hết.
Hệ sinh thái đáy cứng, rạn san hô - một trong những đặc thù của Vịnh Hạ Long - là hệ sinh


thái có năng suất sinh thái cao, giúp làm sạch môi trường nước, tập trung ở khu vực Hang
Trai, Cống Đỏ, Vạn Giò... Các rạn san hô ở đây thường có cấu trúc kiểu riềm bờ, mặt bằng
rạn trong và ngoài. Hiện nay, đã thống kê được Vịnh Hạ Long có 232 loài san hô. Rạn san
hô Hạ Long cũng là nơi cư trú của 81 loài chân bụng, 130 loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 55
loài giun nhiều tơ và 57 loài cua.
Hệ sinh thái đáy mềm là dạng hệ sinh thái của quần thể cỏ biển. Cỏ biển ở Hạ Long có 5
loài, có tác dụng chắn sóng và làm sạch nước biển. Đây cũng là nơi cư trú ưa thích của 140
loài rong biển, 3 loài giun nhiều tơ, 29 loài nhuyễn thể, 9 loài giáp xác. Hệ sinh thái bãi
triều không có rừng ngập mặn thì thường phân bố ở đới thấp, với những loài nhuyễn thể
hai mảnh vở và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sá sùng, hải sâm, sò, ngao...
Áng, tùng là những điều kiện tự nhiên tạo nên
các hệ sinh thái đặc biệt, làm tăng thêm sự đa
dạng sinh học của Vịnh Hạ Long
Đặc biệt, Vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái hang động và tùng, áng mà hiếm nơi nào có
được. Áng là các hồ chứa nước, nằm giữa các đảo; tùng là vùng nước có một cửa tương
đối kín, ít sóng. Đây là những điều kiện tự nhiên tạo nên các hệ sinh thái đặc biệt, làm tăng
thêm sự đa dạng sinh học của Vịnh Hạ Long. Cuối cùng, phải kể tới là hệ sinh thái biển.
Tới nay, các nhà khoa học đã thống kê được Vịnh Hạ Long có khoảng 185 loài thực vật
phù du, 140 loài động vật phù du, gần 500 loài động vật đáy và 326 loài động vật tự du
(tức tự chủ bơi được trong nước). Tất cả những con số trên là một minh chứng rõ nét về sự
đa dạng sinh học của Vịnh Hạ Long, một trong những giá trị đặc biệt của Vịnh Hạ Long
mà hiếm nơi nào trên thế giới có được như vậy.
Trong thời gian qua, đã có nhiều cuộc khảo sát về môi trường sinh thái của Vịnh Hạ Long.
Kết quả cho thấy các rạn san hô, nguồn lợi thủy sản, diện tích rừng ngập mặn ven bờ Vịnh
Hạ Long đã bị suy giảm đáng kể. Nguyên nhân không gì khác chính là do các hoạt động
kinh tế - xã hội trên và ven bờ Vịnh, cụ thể là khai thác, sản xuất than, lấn biển, đổ thải, mở
rộng đô thị... gây ra.
Đây là những vấn đề rất cần được quan tâm, trước khi chúng ta nghĩ tới một ngày nào đó,
Vịnh Hạ Long sẽ được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới lần thứ 3 về giá trị
đa dạng sinh học.

×