Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ôn tập sinh học đề luyện tập tổng hợp lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.65 KB, 4 trang )

FANPAGE: CAM – OLYMPIC SINH HỌC

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP DỰ THI
CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA LẦN 2
Thời gian: 180 phút
(Đề có 07 câu gồm 04 trang)

Câu I (2,5 điểm)
1. Sự gia tăng nồng độ Ca2+ nội bào khiến các tế bào cơ co lại. Bên cạnh các bơm ATP-Ca2+, các tế bào cơ
tim- vốn co bóp nhanh chóng và thường xun, có một prơtêin đối vận chuyển đưa Ca2+ ra ngồi và Na+ vào trong
tế bào. Prơtêin đối vận này nhanh chóng bơm hầu hết các ion Ca2+ ra khỏi tế bào, cho phép tế bào cơ tim “thư
giãn”. Ouabain và digitalis-thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh suy tim, làm tim co bóp mạnh
hơn. Cả hai thuốc hoạt động bằng cách ức chế một phần bơm Na/K trong màng tế bào cơ tim. Bạn có thể đề xuất
một lời giải thích cho cơ chế tác dụng của thuốc này ở bệnh nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu uống quá nhiều thuốc?
2. Hoạt động theo đúng thứ tự đối với từng thành phần riêng lẻ trong con đường truyền tín hiệu là một bước
thiết yếu trong việc xác định con đường truyền tin. Tưởng tượng rằng hai kinase protein PK1 và PK2, hoạt động
tuần tự trong một thác kinase (dãy photphorin hoá liên tiếp). Khi một trong hai kinase bị bất hoạt hoàn toàn, tế
bào khơng phản ứng với tín hiệu ngoại bào bình thường. Ngược lại, các tế bào chứa đột biến PK1 ln hoạt động
gây đáp ứng ngay cả khi khơng có tín hiệu ngoại bào. Các tế bào đột biến cả hai protein, có chứa PK2 bất hoạt và
PK1 ln đáp ứng trong trường hợp khơng có tín hiệu. Trong thác kinase bình thường, PK1 kích hoạt PK2 hay
PK2 kích hoạt PK1? Kết quả nào bạn có thể dự đốn đối với dịng tế bào có đột biến ở cả hai protein, trong đó
PK2 ln được kích hoạt và PK1 bất hoạt? Giải thích.
3. Q trình tế bào chết theo chương trình ở giun trịn Caenorhabditis elegans được điều khiển bởi ba gen:
Ced-3; Ced-4 và Ced-9. Ba gen này mã hóa ba loại protein lần lượt là protein Ced-3; protein Ced-4 và protein
Ced-9. Hãy trình bày hoạt động của ba loại protein này trong các trường hợp có và khơng có tín hiệu tế bào chết
theo chương trình ở giun trịn.
Câu II (2,5 điểm)
1. Phagơ T4 bám vào vi khuẩn chủ của nó và tiêm DNA vào tế bào để bắt đầu một chu kỳ nhân lên và cuối
cùng giải phóng hàng trăm virus con cháu. Năm 1952, Alfred Hershey và Martha Chase đã đánh dấu DNA của vi
khuẩn T4 với 32PO43− và các protein với 35S-metiơnin. Sau đó họ trộn phagơ đã đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ
với vi khuẩn và sau một thời gian ngắn khuấy trộn hỗn hợp thật mạnh trong máy xay để tách phagơ T4 khỏi vi


khuẩn. Sau đó, họ tách phagơ khỏi vi khuẩn bằng cách ly tâm. Kết quả cho thấy vi khuẩn chứa 30% đồng vị 32P
nhưng hầu như không xuất hiện 35S. Khi phagơ mới thu được từ những vi khuẩn này, chúng cũng được tìm thấy
có chứa 32P nhưng khơng có 35S. Biết rằng phagơ T4 chỉ chứa protein và AND, thí nghiệm này chứng minh điều
gì? Giải thích.
2. Barbara là một sinh viên 19 tuổi đại học sống trong ký túc xá. Vào tháng Giêng, cơ có triệu chứng đau
họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày, Barbara
nghi ngờ rằng cô bị bệnh cúm. Cô đi đến trung tâm y tế tại trường đại học của mình. Bác sỹ nói với Barbara rằng
triệu chứng của cơ có thể là do một loạt các bệnh như cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Ông tiến
hành chụp X – quang và thấy một chất nhầy có trong phổi trái, kết quả cho thấy dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
Sau khi chẩn đoán Barbara bị viêm phổi, bác sỹ cho cô điều trị với amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm 𝛽lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo đầy đủ chỉ dẫn, Barbara vẫn cảm thấy yếu và
khơng hồn tồn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, Barbara biết rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây
viêm phổi.
a. Theo bạn việc Barbara sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng khơng hiệu quả thì bác sỹ sẽ có kết luận
gì về chủng gây bệnh ?
b. Theo bạn, hướng tiếp cận chữa trị mà bác sỹ sẽ thực hiện để điều trị cho Barbara khi biết nguyên nhân
là do một chủng vi khuẩn gây bệnh ?


3. Có năm chất kháng sinh (A-E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus
aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoang giấy thấm tròn với dịch chứa 2mg chất kháng
sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch ni cấy Staphylococcus aureus. Kết quả thu được
như hình 1. Được biết các chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác nhau như số liệu được
trình bày trong hình 2.

Hãy xác định hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của các loại chất kháng sinh trên theo chiều
giảm dần? Ở liều dùng 2mg, kháng sinh nào vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao vừa an
tồn cho người? Giải thích.
Câu III (3,5 điểm)
1. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?
2. S. Rogers và A.J.Peel ở đại học Hull (Anh quốc) đã sử dụng rệp cây sống bằng dịch phloem. Khi áp

suất ống rây đấy dịch phloem vào ngịi chích, các nhà nghiên cứu tách rệp khởi ngịi chích và ngịi chích hoạt
động như cái vịi ứa dịch hàng giờ. Các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ đường của dịch từ ngịi chích ở các
điểm khác nhau giữa nơi nguồn và nơi chứa.
a. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào?
b. Tại sao khi các nhà nghiên cứu tách rệp khởi ngịi chích thì ngịi chích hoạt động như cái vịi ứa dịch
hàng giờ?
c. Nếu một lồi rệp sống bằng xilem của cây, khi rệp dùng ngịi chích đâm vào dịch xilem hút dịch thì
tách rệp ra khỏi ngịi chích. Liệu dịch xilem có tiếp tục chảy ra từ vịi chích khơng? Giải thích.
3. Một cây cù tùng (Sequoiadendron giganteum) khổng lồ ở vườn quốc gia Yosemite California đã được
đục ra để thu hút khách du lịch vào năm 1881. Cây cù tùng này đã sống thêm 88 năm trước khi đổ xuống trong
một mùa đông khắc nghiệt. Cây cao 71,3 m và ước tính có 2100 năm tuổi. Cây cù tùng này cho chúng ta bài học
về thực vật có giá trị là: Các cây gỗ khơng cần có gỗ lõi (phần giữa của thân) vẫn sống được. Giải thích vì sao?
4. Trình bày mối liên quan giữa Phitocrom với sự tránh bị che bóng của cây gỗ.
Câu IV (3,5 điểm)
1. Trình bày tên và chức năng của các hoocmơn điều hịa tiết dịch tiêu hố.
a. Cho các loại mạch sau: tĩnh mạch cửa gan, tĩnh mạch gan, động mạch gan. Mạch máu nào sẽ tăng lượng
lipit lên đầu tiên sau khi ăn? Giải thích.
b. Tại sao khẩu phần ăn ít mỡ vẫn có thể gây béo phì?
2. Trong phim khoa học viễn tưởng, người ta nói đến bướm khổng lồ có sải cánh dài hàng chục mét, chuồn
chuồn khổng lồ,…Sinh vật viễn tưởng này đã bị các nhà khoa học phê bình trên ngun lí sinh học và hoá sinh
học. Tại sao các nhà khoa học cho rằng thực sự khơng có cơn trùng khổng lồ?
3. Sự khác biệt về kích thước cơ thể có thể ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li oxy của
hemoglobin (ví dụ như ở người và chuột)? Vẽ đồ thị tương đối hai đường cong của người và chuột để minh họa?


Câu V (2,5 điểm)
1. Nhiều gen mã hóa protein tham gia vào chu kỳ tế bào ở người vẫn hoạt động khi được biểu hiện trong
tế bào nấm men. Điều này gây sự chú ý lớn đối với các nhà khoa học. Mặc dù nhiều gen người mã hóa các enzim
cho các phản ứng trao đổi chất cũng thực hiện được chức năng trong nấm men, và không ai thấy rằng điều đó
đáng chú ý. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Từ đó có thể đưa ra kết luận gì về gen mã hóa protein

chu kỳ tế bào của người và nấm men?
2. Hai quần thể rắn nước thuộc cùng một lồi có số lượng cá thể rất lớn. Quần thể I sống trong môi trường
đất ngập nước có số cá thể gấp 3 lần số cá thể của quần thể II sống trong hồ nước. Biết rằng, gen quy định tính
trạng màu sắc vảy có 2 alen: A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy định khơng
sọc; quần thể I có tần số alen A là 0,8; quần thể II có tần số alen a là 0,3.
a. Do hai khu vực sống gần nhau nên 25% cá thể của quần thể đất ngập nước di cư sang khu vực hồ và có
20% cá thể từ hồ di cư sang khu đất ngập nước. Việc di cư này diễn ra đồng thời trong thời gian ngắn và không
làm thay đổi sức sống, sức sinh sản của các cá thể. Hãy tính tần số các alen của hai quần thể sau khi di-nhập cư.
b. Người ta đào một con mương lớn nối liền khu đất ngập nước với hồ nước nên các cá thể của hai quần
thể di chuyển dễ dàng qua lại và giao phối ngẫu nhiên tạo thành một quần thể mới. Biết quần thể mới khơng chịu
tác động của bất kỳ nhân tố tiến hóa nào. Hãy tính tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể sau một
mùa sinh sản
3. a) Trong một quần thể nhỏ cân bằng di truyền ở người thuộc một bộ lạc châu Phi, tần số alen A và a tại
một locut tương ứng là 0,3 và 0,7. Tuy vậy, khơng phải mọi cá thể có kiểu gen aa sống được đến độ tuổi có khả
năng sinh sản; cụ thể tần số thích nghi tương đối của kiểu gen này chỉ là 0,9, trong khi tần số thích nghi tương
đối như vậy của các kiểu gen cịn lại là 1. Tỉ lệ phần trăm cá thể dị hợp tử trong các trẻ sơ sinh thế hệ tiếp theo
là bao nhiêu?
b) Một quần thể bướm cân bằng di truyền có tần số alen cg = c = 0,5; Biết alen cg quy định bướm màu
xám trội hơn so với c quy định bướm màu trắng. Vì chim dễ phát hiện và bắt những con bướm cánh trắng nên
hệ số thích ứng (thích nghi) của bướm cánh trắng giảm cịn 0,2 (hệ số thích ứng của bướm cánh xám S = 1). Tần
số các alen sau một thế hệ chọn lọc sẽ là bao nhiêu (chọn lọc tác động trước sinh sản)?
Câu VI (3,0 điểm)
1. Hồ nước ngọt Vesijarvi bị ô nhiễm nặng do nước thải của thành phố và khu công nghiệp dẫn tới vi
khuẩn lam sinh trưởng bùng nổ cùng với sự phát triển của cá Rutilus (thuộc họ cá chép). Nguồn thức ăn chính
của cá Rutilus là động vật phù du. Chỉ số đa dạng Shannon của hồ là 0,5.
Năm 1989, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, người ta đã loại bỏ khoảng 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi
hồ, nhưng chỉ số đa dạng Shannon vẫn không thay đổi.
Năm 1993, người ta loại bỏ 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi hồ, đồng thời thả thêm cá Chó – lồi ăn thịt
cá Rutilus vào hồ. Kiểm sốt sinh học thành cơng, nước hồ trở nên sạch hơn, chỉ số đa dạng Shanon là 1,36.
- Phân tích nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học của hồ?

- Giải thích cơ sở sinh thái học của hai cách khắc phục ô nhiễm nước hồ ở trên?
2. Trình bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh
thái dưới nước.
3. Vào mùa sinh sản, cá ba gai đực xuất hiện màu đỏ ở dưới bụng để dẫn dụ và kích thích cá cái cịn cá ba
gai cái có cái bụng to hơn hẳn lúc bình thường.
Có một con cá ba gai đực chọn cho mình một lãnh thổ riêng chuẩn bị cho sinh sản. Nếu một con cá ba gai
đực nào đó bơi vào vùng lãnh thổ của nó thì nó sẽ trở nên hung dữ và tấn cơng đuổi con đực đó đi. Nếu cá ba
gai cái bị nó dẫn dụ bơi đến, nó sẽ bơi theo đường dích dắc (hình chữ Z) để dẫn cá ba gái vào tổ đẻ trứng mà nó
đã làm sẵn.
a. Thiết kế thí nghiệm và mơ tả để chứng minh dấu hiệu quan trọng kích thích cá ba gai đực tấn công là
màu đỏ chứ không phải hình dạng cá.
b. Thiết kế thí nghiệm và mơ tả để chứng minh dấu hiệu quan trọng kích thích cá ba gai đực bơi theo
đường dích dắc là cái bụng to chứ không phải dấu hiệu khác ở cá.


Câu VII (2,5 điểm)
1. Để phân tích bản đồ giới hạn của một phân tử ADN,
người ta đã tiến hành phản ứng cắt với từng enzim riêng rẽ và
mỗi cặp kết hợp. Sau phản ứng, sản phẩm cắt được phân tích trên
điện di agarose. Kết quả điện di được biểu diễn ở hình bên (Hình
7.1). Trong hình, mẫu P0 là mẫu đối chứng (chưa bị cắt bởi
enzim); mẫu E được cắt bởi enzim EcoRI; mẫu B được cắt bởi
enzim BamHI; mẫu X được cắt bởi enzim XhoI; mẫu E+X và
mẫu B+X là các mẫu được cắt đồng thời bởi từng cặp enzim
trong một đệm đồng nhất; mẫu M là thang chuẩn kích thước
1,0kb.
a. Phân tử AND này có dạng mạch như thế nào? Kích
thước là bao nhiêu? Giải thích.
b. Enzim BamHI và XhoI có bao nhiêu vị trí cắt? Tính
khoảng cách giữa các vị trí cắt đối với mỗi enzim.

c. Nếu thực hiện phản ứng cắt bởi hai enzim BamHI và
EcoRI sẽ thu được các đoạn cắt có độ dài là bao nhiêu? Giải
thích.
2. Một nhà nghiên cứu thu thập lá cây từ một quần thể
lớn của loài cây Mimulus guttatus. Mỗi lá được lấy từ một cây,
sau đó được nghiền riêng để thu enzym X. Enzym này sau đó
được phân tích bằng điện di SDS-PAGE. Điện di đồ của
enzym X từ lá của 6 cây khác nhau (kí hiệu 1 - 6) thu được
như hình bên. (Hình 7.2)
Cho biết alen qui định enzym X ở vị trí số 1 trên bản
gel là alen kiểu dại, còn các alen khác là các dạng đột biến.
a. Hãy so sánh kích thước của enzim ở giếng 1, 2 và 3.
Cơ chế đột biến gen nào đã tạo nên dạng 2 và dạng 3?
Biết rằng enzim ở 1, 2, 3 có hoạt tính như nhau.
b. Dựa vào kết quả của điện di, hãy xác định kiểu gen
của 6 cây trên. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết vừa nêu.
----------------HẾT----------------

Hình 7.1

Hình 7.2



×