Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ôn tập sinh học hướng dẫn chấm đề thi thử qg lần 2 ngày 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.71 KB, 10 trang )

CAM – OLYMPIC SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ LẦN 2

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM 2020
Ngày thi thứ nhất
Thời gian: 180 phút
(HDC có 12 câu gồm 09 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)
1
a) Hình bên mơ tả cấu trúc đơn giản của một tế bào động vật điển hình với
7
một số cấu trúc được đánh số từ (1) đến (7). Hãy xác định tên của từng cấu trúc và
1
2
cho biết những cấu trúc nào thuộc hệ thống màng nội bào? Giải thích.
b) Bảng dưới đây thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung
hợp tế bào của người và chuột trong các điều kiện khác nhau:
3
6
Thí nghiệm
Mơ tả
Nhiệt độ Kết quả
Các prơtêin màng
1
Dung hợp tế bào người và chuột
370C
trộn lẫn với nhau
Dung hợp tế bào người và chuột,


Các prôtêin màng
5
4
2
bổ sung chất ức chế tổng hợp
370C
trộn lẫn với nhau
ATP
Khơng có sự trộn
3
Dung hợp tế bào người và chuột
40C
lẫn prơtêin màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a. Thí sinh xác định đúng ít hơn 4 vị trí khơng được điểm, đúng 4-5 vị trí được 0,25 điểm, nếu đúng 6-7 vị trí
được 0,5 điểm
- Tên của từng cấu trúc: (1) – ti thể; (2) – perôxixôm; (3) – bộ máy gôngi; (4) – mạng lưới nội chất
(5) – túi tiết; (6) – màng nhân; (7) – lizôxôm
- Các cấu trúc thuộc hệ thống màng nội bào bao gồm (3), (4), (5), (6) và (7) vì chúng:
( 0,25
điểm)
+ Có sự liên kết với nhau về mặt vật lí (màng nhân và mạng lưới nội chất) hoặc về mặt chức năng (thông qua túi
tiết của các bào quan)
+ Prôtêin của chúng được tổng hợp nhờ ribôxôm thuộc lưới nội chất hạt (prôtêin của ti thể hoặc perôxixôm
được tổng hợp nhờ ribơxơm tự do hoặc bên trong chính chúng)
+ Các cấu trúc cịn lại khơng có nguồn gốc từ lưới nội chất: ti thể rất khác với các túi có nguồn gốc từ lưới nội
chất về cấu trúc (các túi này có màng đơn bao bọc) cịn perơxixơm hình thành bằng cách phân đơi.
(Mỗi ý giải thích đúng được 0,25 điểm nhưng không quá 0,5 điểm phần này)
b.

- Khi bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP (thí nghiệm 2) các prôtêin màng vẫn trộn lẫn với nhau chứng tỏ sự
chuyển động của prơtêin màng khơng địi hỏi năng lượng
(0,25 điểm)
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (40C ở thí nghiệm 3) ta khơng thấy sự trộn lẫn prơtêin màng ở tế bào dung hợp,
chứng tỏ sự chuyển động của prôtêin màng rất nhạy cảm (phụ thuộc) với nhiệt độ
( 0,25
điểm)
- Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tính lỏng của màng là kết quả của sự khuếch tán thụ động, vì sự di
chuyển của các thành phần màng tế bào không cần năng lượng và chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ
(0,25 điểm)
Câu 2 (1,5 điểm)
Lớp tế bào biểu mô ruột gấp nếp thành các đỉnh gọi là nhung mao và những rãnh tương ứng xung quanh
được gọi là các xoang. Những tế bào trong vùng rãnh tiết ra một loại protein gọi là Netrin-1, làm nồng độ của
1/9
SH1


Sinh trưởng và tạo
thành sản phẩm

chúng tương đối cao trong các rãnh. Netrin-1 là phối tử (ligand) của một protein thụ thể được tìm thấy trên bề
mặt của tất cả các tế bào biểu mô ruột, giúp khởi phát một con đường truyền tin nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng
tế bào. Tế bào biểu mô ruột sẽ trải qua apoptosis (sự tự chết theo chương trình) trong trường hợp khơng được
phối tử Netrin-1 liên kết.
a) Ví dụ này đặc trưng cho kiểu truyền tin nào (nội tiết, cận tiết, tự tiết)? Giải thích.
b) Dự đốn vị trí tế bào tăng trưởng và chết nhiều nhất trong biểu mô và giải thích.
c) Sự thiếu hụt thụ thể Netrin-1 thường liên kết với một số bệnh ung thư ruột kết. Giải thích mối liên hệ
giữa con đường truyền tín hiệu này và sự hình thành khối u.
Hướng dẫn chấm:
a.

- Ví dụ này đặc trưng cho cả hai kiểu truyền tín hiệu cận tiết và tự tiết
(0,25
điểm)
- Vì tất cả tế bào biểu mơ ruột đều có prơtêin thụ thể của Netrin-1, do đó Netrin-1 có thể tác động lên cả tế bào
xoang ruột (tế bào tạo ra chúng) và các tế bào lân cận
( 0,25
điểm)
b.
- Sự gắn của Netrin-1 vào thụ thể của chúng tạo ra tín hiệu cho tế bào tăng trưởng. Tín hiệu này sẽ mạnh nhất ở
vị trí của mơ mà có nồng độ (lượng) protein Netrin-1 cao nhất, hay nói cách khác là ở các xoang
(0,25
điểm)
- Vì chỉ có tế bào biểu mơ xoang ruột tiết Netrin-1 nên sẽ tồn tại một gradient nồng độ của protein này giảm dần
nồng độ từ thấp lên cao. Mức Netrin-1 sẽ thấp nhất ở đỉnh của lông nhung, nơi tế bào chết nhiều nhất. (0,25
điểm)
c.
- Khối u xuất hiện khi tế bào tăng trưởng khơng kiểm sốt. Bình thường khi khơng có Netrin-1, thụ thể Netrin-1
có thể khởi phát một con đường truyền tin làm tế bào tự chết, giúp điều hồ số lượng tế bào tạo nên mơ.
(0,25 điểm)
- Vì vậy khi khơng có thụ thể này, tế bào có thể tránh được sự tự chết theo chương trình và tiếp tục tăng trưởng
không phụ thuộc phối tử Netrin-1, đây là nguyên nhân dẫn đến hình thành khối u.
(0,25
điểm)
Câu 3 (2,0 điểm)
Để nghiên cứu quá trình ứng dụng thu sinh khối vi sinh vật đối với từng loại sản phẩm khác nhau, người ta
ni cấy hai lồi vi khuẩn Streptomyces rimosus (thu kháng sinh tetracylin) và Propionibacterium shermanii
(thu vitamin B12) vào từng mơi trường với điều kiện dinh dưỡng thích hợp ở 30 0C. Đường cong sinh trưởng
của từng loài vi khuẩn và sự biến đổi về hàm lượng sản phẩm được thể hiện ở hình bên:
a) Đồ thị nào biểu diễn sự sinh trưởng của mỗi loài vi khuẩn? Giải thích.
b) Để thu được sinh khối tối đa cần phải ni cấy mỗi lồi trong điều kiện nào? Giải thích.

c) Vi khuẩn trong tự nhiên sinh ra các sản phẩm trao đổi chất chỉ ở mức độ cần thiết, chỉ ở những cơ thể
thích hợp thu được do xử lý bằng các tác nhân gây đột biến người ta mới thu được các chủng tổng hợp thừa bị
sai hỏng trong cơ chế điều hòa. Những chủng này được coi là những chủng có năng suất cao và được dùng
trong sản xuất cơng nghiệp. Các chủng vi khuẩn này có thể mang đột biến nào?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Vitamin B12 là chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn
(cofactor của nhiều loại enzim tổng hợp ADN và chuyển hoá axit amin), chủ
yếu được tạo ra trong giai đoạn vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh.
Sinh trưởng
Do vậy lượng vitamin B12 tăng mạnh ở pha luỹ thừa và ít thay đổi nhiều ở pha
Sản phẩm
cân bằng, đây là đặc điểm của đồ thị A, tương ứng với vi khuẩn
Propionibacterium shermanii.
(0,5 điểm)
- Tetracylin là sản phẩm không cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn (làm
ức chế hoạt động của vi khuẩn khác và gia tăng khả năng cạnh tranh), thường
được tạo ra sau khi pha sinh trưởng đã kết thúc. Do vậy lượng tetracylin
thường không thay đổi trong các pha sinh trưởng và bắt đầu tăng mạnh ở pha

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Thời g

2/9

SH1


cân bằng, đây là đặc điểm của đồ thị B, tương ứng với vi khuẩn Streptomyces rimosus
(0,5 điểm)
b.

- Streptomyces rimosus tạo ra kháng sinh tetracylin là sản phẩm tạo ra chủ yếu ở pha cân bằng (sản phẩm trao
đổi chất bậc 2). Trong ni cấy liên tục khơng có pha cân bằng do đó cần ni cấy Streptomyces rimosus bằng
phương pháp nuôi cấy không liên tục để thu được lượng sản phẩm đối đa
(0,25 điểm)
- Propionibacterium shermanii tạo ra vitamin B12 là sản phẩm gắn liền với sự sinh trưởng, do đó muốn thu sinh
khối tối đa từ vi khuẩn cần nuôi cấy trong điều kiện nuôi cấy liên tục (khơng có pha cân bằng, pha luỹ thừa kéo
dài liên tục)
(0,25
điểm)
c. Các chủng vi khuẩn có thể mang đột biến: (Thí sinh có thể nêu ý khác đúng và hợp lý vẫn cho điểm tối đa)
- Mất khả năng ức chế ngược bằng điều hoà dị lập thể của enzim (enzim vẫn có khả năng xúc tác)
- Mất khả năng điều hồ biểu hiện gen tổng hợp enzim (ln tạo ra enzim ngay cả khi không cần thiết)
Câu 4 (1,75 điểm)
a) Trẻ sơ sinh thường được xét nghiệm phêninkêtô niệu (PKU), một bệnh di truyền khá phổ biến có thể gây
chậm phát triển trí tuệ, tổn thương não và co giật. Thử nghiệm Guthrie cho bệnh PKU bao gồm việc nuôi cấy
chủng vi khuẩn Bacillus subtilis khuyết dưỡng với phenylalanin (vi khuẩn được nuôi cấy trên đĩa chứa một giọt
máu của trẻ sơ sinh). Một em bé được thử nghiệm Guthrie, kết quả cho thấy khơng có sự phát triển của Bacillus
subtilis. Có thể đưa ra kết luận gì? Giải thích
b) Human Papilloma Virus là tác nhân phổ biến nhất gây bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Hoa Kỳ,
có vật chất di truyền là ADN sợi kép. Chúng cài xen ADN vào tế bào chủ sau khi xâm nhập thành cơng. Theo
một số ước tính, khoảng 50-75% người sinh hoạt tình dục đã bị nhiễm HPV. Ở hầu hết người bị nhiễm, phản
ứng miễn dịch tự nhiên của họ phát hiện virus và loại trừ chúng khỏi cơ thể. Nhưng đối với một số người,
nhiễm trùng HPV dẫn đến mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.
- Làm thế nào có thể kiểm tra liệu một người có bị nhiễm HPV?
- Tế bào nào được kích thích để tạo kháng thể? Dạng tế bào nào tiết kháng thể?
- HPV có khả năng cao gặp loại tế bào miễn dịch nào ở trong da?
- Tại sao văcxin HPV không làm phát sinh bệnh? Tại sao tiêm văcxin HPV cho người đã bị nhiễm cùng
loại HPV không đem lại hiệu quả?
Hướng dẫn chấm:
a) - Người mắc bệnh PKU thiếu một loại enzim để chuyển phêninalanin (Phe) thành tirôsin; làm tích lũy nhiều

và ứ đọng axit amin này (nồng độ Phe trong máu cao).
(0,25
điểm)
- Vi khuẩn không phát triển chứng tỏ lượng pheninalanin trong máu trẻ thấp không đủ cho sự phát triển của
Bacillus subtilis. Do đó trẻ này không bị mắc PKU.
(0,25
điểm)
b) - Do virut cài xen ADN vào tế bào chủ nên ta có thể:
+ Xét nghiệm sự xuất hiện hay không bộ gen của HPV trong tế bào chủ, ví dụ PCR kết hợp sử dụng mẫu dị
ARN với trình tự đặc hiệu của bộ gen HPV.
+ Phương pháp hố mơ miễn dịch hoặc sử dụng kháng nguyên gắn huỳnh quang
(Thí sinh chỉ cần nêu 01 phương pháp, nêu cách khác nếu hợp lý vẫn cho điểm tối đa)
(0,25
điểm)
- Tế bào limpho B được kích thích để tạo kháng thể, chúng tiết kháng thể ở dạng tương bào
(0,25
điểm)
- Tế bào chia nhánh và đại thực bào (tế bào langerhans) có nhiều ở trong da. HPV có khả năng cao sẽ gặp
những loại tế bào này nhất (Thí sinh chỉ cần nêu đúng 01 loại tế bào là được điểm)
(0,25 điểm)
- Văcxin HP có nguồn gốc từ lớp vỏ capsit (hoặc protein của HPV) nhưng khơng có bất kỳ ADN nào, vì vậy
chúng khơng làm phát sinh bệnh
(0,25
điểm)
- Văcxin HPV tạo đáp ứng cho cơ thể để tạo ra kháng thể chống lại các protein capsit của virut. Đối với người
3/9
SH1


Tỉ lệ % số lá chết/ cây


nhiễm HPV, loại virut đã xâm nhập vào bên trong tế bào. Kháng thể hoạt động ở dịch ngoại bào và không gây
ảnh hưởng đến virut bên trong.
(0,25
điểm)
Câu 5 (1,25 điểm)
30
Cây cacao (Theobroma cacao) là một lồi thực vật thường
25
xanh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Mexico. Trong lá cây
có một lồi sinh vật đơn bào là Phytophthora và một loài nấm
20
cùng sinh sống. Các nhà khoa học ở trường đại học Arizona
15
(Mỹ) đã thực hiện một thí nghiệm để nghiên cứu về sự tác
động của loài nấm trên và Phytophthora đến sự sinh trưởng
10
của thực vật. Kết quả thu được được hiển thị ở hình bên:
a) Trong thí nghiệm này, nấm và Phytophthora đã tác
5
động đến cây cacao như thế nào? Giải thích.
0
b) Dự đốn mối quan hệ giữa nấm và Phytophthora trên
E-PE+PE+P+
E-P+
cây cacao. Giải thích.
Thí nghiệm
c) Nếu khu vực đất trồng cây cacao được xử lý với thuốc
diệt nấm thì kết quả thí nghiệm có thay đổi khơng? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:

a.
- Khi khơng có Phytophthora, mặc dù có hay khơng xuất hiện nấm thì cây đều khơng bị chết lá. Nhưng khi có
Phytophthora xuất hiện thì cây có biểu hiện chết lá, điều này chứng tỏ Phytophthora là tác nhân gây hại cho cây
làm lá chết
(0,25 điểm)
- Nấm là yếu tố làm giảm ảnh hưởng xấu của Phytophthora, thể hiện ở tỉ lệ lá chết giảm 15% khi cùng có P và
nấm (E+P+: 23% lá chết, E-P+: 8% lá chết)
(0,25
điểm)
b.
- Phytophthora là tác nhân làm lá chết nên chúng có thể là vật kí sinh sống trên cây lấy dinh dưỡng và gây độc
cho cây
(0,25
điểm)
- Nấm có thể đã cộng sinh với tế bào trong lá cây, làm ức chế khả năng gây hại của Phytophthora
(0,25
điểm)
c. Khơng. Vì cả nấm và Phytophthora đều sống trên lá cây, do đó khi đất được xử lí với thuốc diệt nấm thì cả
hai lồi đều khơng bị ảnh hưởng → kết quả không thay đổi
(0,25
điểm)
Câu 6 (1,5 điểm)
Gỗ sồi đỏ (Quercus rubra) là một lồi thực vật có hoa họ
Fagaceae quang hợp chỉ theo chu trình Canvin-Benson, thường được
tìm thấy ở vùng khí hậu ơn đới phía đơng nước Mỹ. Khi nghiên cứu
người ta thu được hai lá trong cùng một cây (hình bên): lá A ít thùy,
dày và nhỏ trong khi lá B nhiều thuỳ, mỏng, và diện tích mặt trên lớn
hơn.
a) Xác định vị trí tương đối của từng lá trên cây. Giải thích.
b) So sánh độ dày lá và tỷ lệ diệp lục a/b của hai lá và giải thích

c) Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về hàm lượng sắc tố phụ ở những cây gỗ sồi trồng ở vùng
ôn đới so với cây cùng lồi trồng ở vùng nhiệt đới. Giải thích?
Hướng dẫn chấm:
a. Lá A ở tán phía trên (ngồi sáng) cịn lá B ở (tán) phía dưới (trong tán cây) vì:
- Lá phía dưới/ trong tán có diện tích mặt trên lớn hơn giúp tăng bề mặt tổng thể tiếp xúc với ánh sáng để tối ưu
hoá cường độ quang hợp, lá phía trên/ ngồi sáng tiếp xúc trực tiếp (hoặc nhiều) với ánh sáng nên khơng cần
diện tích lớn
(0,25
điểm)
- Lá phía trên/ ngồi sáng có ít thuỳ, diện tích bề mặt nhỏ giúp hạn chế tác động của nhiệt độ cao (ít thuỳ giúp
4/9
SH1


tăng mất nhiệt hơn, áp suất xylem âm hơn, diện tích bề mặt nhỏ giúp tránh bị đốt nóng,…)
(0,25
điểm)
b.
- A có độ dày lớn hơn B vì lá ở mặt trên có nhiều lớp tế bào mơ dậu và lớp cutin dày hơn, điều này vừa tối ưu
cho quang hợp (vì lá ở trên nhận được nhiều ánh sáng hơn) vừa tối ưu cho thoát hơi nước (giảm thoát hơi nước
trong
điều
kiện
nhiệt
độ
cao)
(0,25 điểm)
- Tỉ lệ diệp lục a/b của lá B thấp hơn lá A, vì lá cây ở tán dưới nhận được ít ánh sáng bước sóng dài hơn (hầu
hết đã được lá ở phía trên hấp thụ) nên đáp ứng bằng cách tăng hàm lượng diệp lục b
(0,25

điểm)
c.
- Gỗ sồi đỏ quang hợp chỉ sử dụng chu trình Canvin chứng tỏ đây là thực vật C 3. Những thực vật C3 cùng lồi
nhưng sinh trưởng ở vùng ơn đới thường có hàm lượng các sắc tố thuộc nhóm carotenoit tăng cao hơn so với
các cây sinh trưởng ở vùng nhiệt đới.
(0,25
điểm)
- Năng lượng ánh sáng mặt trời do các sắc tố thuộc nhóm carotenoit hấp thụ được sử dụng một phần để
sưởi ấm cho cây, do nhiệt độ ở vùng ơn đới có khoảng thời gian rất thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
(0,25 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm)
Harry Borthwick, Sterling Hendricks và các đồng nghiệp tại bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt
các thí nghiệm mang tính bước ngoặt để chứng minh sự tồn tại của thụ thể ánh sáng đỏ - có tính chất quyết định
sự nảy mầm của hạt. Borthwick là con trai của một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật, đã nối nghiệp bố mình và
đi theo con đường nghiên cứu sinh lý thực vật. Sau khi quang chu kỳ được phát hiện, tầm quan trọng của các
phản ứng không phụ thuộc quang hợp với ánh sáng trở thành một chủ đề nóng của nghiên cứu. Trong hơn một
thế kỷ, người ta đã biết rằng hạt giống rau diếp cần ánh sáng để nảy mầm. Bằng cách đặt hạt giống rau diếp
trong một mơi trường mà có thể thay đổi một số điều kiện, nhóm Borthwick đã thử nghiệm tín hiệu của ánh
sáng trên sự nảy mầm của hạt.
a) Ảnh hưởng của quang phổ đến sự nảy mầm của hạt được nghiên cứu bằng cách ngâm hạt trên giấy lọc
ẩm trong tối 16 giờ (tạo điều kiện ẩm) sau đó hạt được chiếu ánh sáng với các bước sóng khác nhau trong 1
phút. Cuối cùng các hạt được đem trở lại trong tối và kiểm tra sự nảy mầm sau 2 ngày. Kết quả thu được trình
bày ở bảng 7.1
Bảng 7.1 Bước sóng 560
570
580
590
600
620
640

660
680
690
700
Năng lượng cần cho
35
25
15
10
8
6
4
3
4
45
80
50% số hạt nảy mầm
- Giải thích sự khác biệt về hiệu quả năng lượng: con số cao và thấp trong bảng có ý nghĩa gì?
- Vẽ biểu đồ thể hiện kết quả thu được. Nhận xét.
Bảng 7.2 Chiếu sáng
Tỷ lệ nảy mầm
b) Ngoài ảnh hưởng bởi quang phổ, người ta đã chứng
(%)
minh được ảnh hưởng của các loại ánh sáng khác nhau đến Không
8.5
phản ứng của thực vật. Sau khi thu được kết quả ở bảng R
98
7.1, nhóm Borthwick’s tiếp tục làm thí nghiệm với 5 nhóm FR
54
hạt mới (mỗi nhóm 200 hạt) với công thức chiếu sáng khác R→ FR → R

100
nhau (được chiếu ánh sáng bước sóng 660nm (đỏ, R) trong R → FR→ R → FR
43
1 phút và chiếu ánh sáng 700nm (đỏ xa, FR) trong 4 phút).
R → FR→ R → FR →
99
Hạt sau đó được trả về trong tối và kiểm tra sự nảy mầm
R
trong 2 ngày. Kết quả thu được trình bày ở bảng 7.2
- Có thể kết luận gì về sự phản ứng của hạt đối với tín hiệu ánh sáng? Giải thích kết quả thu được
- Tại sao một số hạt không được chiếu sáng vẫn nảy mầm?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Con số cao hơn thể hiện tại bước sóng đó cần nhiều năng lượng hơn để gây đáp ứng (hạt nảy mầm) so với con
số thấp hơn.
(0,25
điểm)
5/9
SH1


- Thí sinh vẽ đúng đồ thị, chú thích đầy
đủ được 0,25 điểm (có thể vẽ biểu đồ
80
dạng khác):
70
- Nhận xét (0,25 điểm x 3 = 0,75 điểm)
60
+ Hiệu quả năng lượng càng thấp thì tỉ lệ
50

nảy mầm càng cao. Các bước sóng khác
40
nhau có hiệu quả năng lượng khác nhau
30
nên cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm
20
không giống nhau.
+ Hiệu quả năng lượng thấp nhất ở vùng
10
ánh sáng đỏ: 600-680nm, đây cũng là
0
560
580
600
620
640
660
680
700
720 bước sóng có hiệu quả nảy mầm cao
nhất
Bước sóng
+ Ngồi vùng ánh sáng đỏ, hiệu quả
năng lượng tăng dần lên (tỷ lệ nảy mầm
giảm). Hiệu quả năng lượng cao nhất ở vùng ánh sáng đỏ xa (690-720nm), hạt gần như khơng nảy tại trong
bước sóng này.
Hiệu quả năng lượng

90


b.
- Tín hiệu ánh sáng cuối cùng mang tính chất quyết định đối với sự đáp ứng của hạt, cụ thể ánh sáng đỏ kích
thích hạt nảy mầm còn ánh sáng đỏ xa ức chế sự nảy mầm. Các thí nghiệm với ánh sáng được chiếu cuối cùng

ánh
sáng
đỏ
đều

tỉ
lệ
nảy
mầm
cao
(>
98%)
(0,25 điểm)
- Giải thích: sự nảy mầm của hạt là do đáp ứng của thụ thể phitôcrôm với ánh sáng đỏ. Quang thụ thể phitôcrôm
trong hạt tồn tại ở 2 dạng là Pđ và Pđx (có thể chuyển đổi tương hỗ cho nhau), nhưng chỉ có dạng P đx mới có hoạt
tính. Phitocrom trong hạt hầu hết là dạng P đ, vì vậy ánh sáng đỏ ở lần chiếu cuối có tác dụng chuyển P đ thành
Pđx → đáp ứng nảy mầm
(0,5
điểm)
- Một số hạt không được chiếu sáng vẫn nảy mầm vì có một lượng nhỏ P đx trong điều kiện tối
(0,25
điểm)
Câu 8 (1,5 điểm)
Hình dưới đây mơ phỏng đơn giản một phần của vịng tuần hồn hệ thống:
a) Nếu sức cản trong mạch 1 và 2 tăng do tác
động của các tín hiệu cận tiết nhưng cung lượng

tim khơng thay đổi, huyết áp động mạch trung
bình thay đổi như thế nào? Dòng máu chảy qua
mạch 1 và 2, qua mạch 3 và 4 thay đổi như thế
nào?
b) Điều hồ cân bằng nội mơi xảy ra trong
vịng vài giây. Vẽ sơ đồ đơn giản để giải thích sự
điều hồ (bao gồm kích thích, thụ thể và vân vân)
c) Khi mạch 1 co lại, áp suất lọc tại các mao
mạch ở cuối nguồn từ tiểu động mạch đó thay đổi
như thế nào?
d) Một phụ nữ khoẻ mạnh có lượng oxi tiêu
thụ trung bình là 250mL/ phút. Hàm lượng oxi máu động mạch chủ là 200mL/ lít máu, hàm lượng oxi máu động
mạch phổi của cơ là 160mL/ lít máu. Cung lượng tim của người này là bao nhiêu? Nêu cách tính.
Hướng dẫn chấm:
a. Sức cản trong mạch 1 và 2 tăng tương đương với việc chúng co lại do tín hiệu cận tiết. Khi mạch máu co thì
huyết áp tăng và giảm dòng máu đến hai mạch này → dòng máu đến mạch 3 và 4 sẽ tăng lên.
(0,5
điểm)
6/9
SH1


b. Huyết áp tăng → thụ thể áp lực ở mạch máu → trung khu điều hoà tim mạch (hành não) → giãn mạch và
giảm lưu lượng tim → huyết áp giảm
(0,5
điểm)
c. Mạch co lại làm giảm lượng máu đến tiểu cầu thận, dẫn đến huyết áp ở tiểu cầu thận giảm. Do đó, áp suất lọc
giảm.
(0,25
điểm)

d.
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thể trong 1 lít máu: 200 – 160 = 40mL
- Lượng oxi tiêu thụ trong 1 phút = Lưu lượng tim x lượng O2 cung cấp cho cơ thể = 6,25 lít/phút (0,25 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm)
Bảng số liệu dưới đây Thể tích lưu Nhịp hơ hấp
Thể tích thơng Thể tích thơng khí
biểu diễn giá trị thể tích lưu thơng (mL)
(nhịp
khí
phút phế nang (mL/phút)
thơng, nhịp hơ hấp, thể tích
thở/phút)
(mL/phút)
thơng khí phút và thể tích
300
20
6000
3000
thơng khí phế nang ở người
500
12
6000
4200
bình thường khỏe mạnh
1000
6
6000
5100
trong một số điều kiện khác
500

24
12000
8400
nhau.
1000
12
12000
10200
a) Tính khoảng chết
giải phẫu của người trên. Nhịp hơ hấp và thể tích lưu thơng có mức độ ảnh hưởng tương đương đến thể tích
thơng khí phế nang khơng? Giải thích.
b) Ngun nhân chính làm thay đổi nhịp hơ hấp khi ở trên núi cao là gì? Vẽ sơ đồ minh hoạ đáp ứng đó.
c) Sự thay đổi nhịp hơ hấp để thích ứng với điều kiện khơng khí trong môi trường thường làm thay đổi giá
trị pH máu. Giải thích tại sao thực tế giá trị pH máu thường khơng thay đổi dù vẫn với nhịp hơ hấp đó?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Khoảng chết giải phẫu = (Thể tích thơng khí phút - Thể tích thơng khí phế nang)/ Nhịp hô hấp
→ Khoảng chết giải phẫu = (6000 – 3000)/20 = 150ml (hoặc = (6000-4200)/12))
(0,25
điểm)
- Nhịp hô hấp và thể tích lưu thơng có mức độ ảnh hưởng khơng giống nhau đến thể tích thơng khí phế nang.
Vì cùng một thể tích thơng khí (ví dụ 6000mL/phút), mỗi một trạng thái khác nhau với thể tích lưu thơng và
nhịp hơ hấp khác nhau lại có thể tích thơng khí phế nang khác nhau (dẫn chứng ở bảng)
(0,25 điểm)
b.
- Phân áp ơxi thấp (do khơng khí lỗng) là ngun nhân chính dẫn đến sự thay đổi nhịp hô hấp.
(0,25
điểm)
- Sơ đồ minh hoạ đáp ứng: phân áp khí O2 thấp → thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch
chủ → trung khu hô hấp ở hành não → tăng cường nhịp hô hấp → giúp tăng cường lấy O2

(0,25 điểm)
c. pH máu không thay đổi do một số cơ chế điều hoà pH như:
+ Điều hoà qua sự thải H+/HCO3̶ của thận. Ví dụ pH máu tăng → tăng thải HCO3̶
+ Điều hoà qua hệ đệm trong máu (bicacbonat, photphat và protein)
+ Điều hoà qua trao đổi ion hồng cầu (Trao đổi HCO3- và Cl- xảy ra trong hồng cầu)
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm nhưng tối đa không quá 0,5 điểm phần này)
Câu 10 (1,5 điểm)
Cơ Hn được chẩn đốn mắc bệnh badơđơ, một dạng bệnh cường giáp. Mục tiêu của điều trị là làm giảm
hoạt động của hoocmôn tuyến giáp, và bác sĩ của cô đề nghị một vài lựa chọn. Một kiểu điều trị liên quan đến
các loại thuốc ngăn chặn tuyến giáp sử dụng iốt, kiểu điều trị thứ hai là sử dụng duy nhất một liều iốt phóng xạ
để phá hủy các mô tuyến giáp. Cách điều trị thứ ba là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của tuyến giáp.
Ban đầu cô Huân quyết định sử dụng thuốc kháng giáp. Vài tháng sau đó, cơ được điều trị bằng iốt phóng xạ.
a) Tại sao phải dùng iốt phóng xạ (chứ khơng phải một số ngun tố phóng xạ khác, chẳng hạn như coban)
để tiêu diệt các mô tuyến giáp?
b) Người bệnh có nồng độ tyrơxin trong máu cao và nồng độ TSH rất thấp. Badơđô được coi là bệnh rối
7/9
SH1


loạn nội tiết sơ cấp hay thứ cấp? Giải thích.
c) Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng badơđô là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể khơng thể nhận “cái
của chính mình”. Lúc này, cơ thể tạo ra kháng thể bắt chước TSH và bám vào các thụ thể TSH, làm tăng cường
hoạt động của tuyến giáp dẫn đến lượng tyrôxin tiết ra quá mức.
- Thụ thể của TSH nằm ở đâu? Giải thích. Vẽ sơ đồ đơn giản minh hoạ con đường truyền tín hiệu của TSH.
- Đối với bệnh badơđô, tại sao ức chế ngược không làm dừng sự tiết hoocmôn tuyến giáp?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Tuyến giáp “bắt” và cô đặc iốt từ huyết tương theo cơ chế vận chuyển tích cực (ngược gradient nồng độ) với
ái lực cao. Trong tuyến giáp iốt được hữu cơ hố và tổng hợp thành tyrơxin.
(0,125

điểm)
- Do tuyến giáp tập trung một lượng lớn iốt nên khi sử dụng iốt phóng xạ, chúng tập trung ở tuyến giáp và do đó
phá hủy mơ giáp một cách chọn lọc (nhờ q trình bán rã). Các ngun tố phóng xạ khác phân phối rộng rãi hơn
trên khắp cơ thể và có thể gây tổn hại cho các mơ bình thường.
(0,25
điểm)
b.
- Rối loạn nội tiết thứ cấp do cơ quan sản xuất hoocmơn tác động lên tuyến đích bị ảnh hưởng, cụ thể ở đây là
thuỳ trước tuyến yên. Rối loạn nội tiết sơ cấp do cơ quan đích sản xuất hoocmơn bị ảnh hưởng.
(0,25
điểm)
- Bệnh nhân badơđơ có nồng độ tyrơxin cao và TSH thấp chứng tỏ bất thường xảy ra ở tuyến giáp. Nếu tuyến
yên bất thường thì nồng độ TSH cao và tyrơxin cũng cao. Vì vậy đây là rối loạn nội tiết sơ cấp.
(0,125
điểm)
c.
- Kháng thể bắt chước TSH lưu hành trong huyết tương và không đi vào trong tế bào. Vì vậy thụ thể của TSH
nằm ở màng tế bào
(0,25 điểm)
(Hoặc thí sinh cũng có thể giải thích kháng thể có bản chất là protein khơng thể tự đi qua màng tế bào do vậy
thụ thể của chúng phải nằm ở màng tế bào)
- Sơ đồ con đường truyền tin:
(0,25
điểm)
TSH  thụ thể màng  Prôtêin G  enzim adênylat cylaza  cAMP  các protein kinaza  đáp ứng tế bào
- Ức chế ngược không làm dừng sự tiết hoocmơn vì q trình này chỉ làm giảm tiết TSH còn tuyến giáp vẫn đáp
ứng với kháng thể bắt chước TSH → vẫn tiếp tục sản xuất tyrôxin
(0,25
điểm)
Câu 11 (2,0 điểm)

Bệnh gút, thường xuất hiện như những cơn đau suy nhược ở ngón chân cái, là một rối loạn trao đổi chất
liên quan đến chức năng của thận. Xử lý axit uric qua thận là một quá trình phức tạp vì urat (dạng ion của axit
uric) được tiết ra và tái hấp thu ở các phân đoạn khác nhau của ống lượn gần. Các nhà khoa học hiện nay đã xác
định được ba protein vận chuyển khác nhau có liên quan đến q trình này bao gồm:
- Protein vận chuyển anion hữu cơ (OAT): giúp trao đổi giữa các ion âm cùng điện tích
- Protein vận chuyển urat 1 (URAT1): cũng trao đổi anion nhưng với độ đặc hiệu cao cho urat
- Protein vận chuyển urat (UAT): chỉ vận chuyển ion urat
Việc bố trí các protein vận chuyển trên màng tế bào phân cực xác định xem tế bào tái hấp thu hay thải urat.
Gút là một trong những bệnh lâu đời nhất được biết đến và trong nhiều năm được coi là bệnh “người giàu” do
ăn quá nhiều thực phẩm và đồ uống đắt tiền.
a) Tại sao lượng axit uric tăng khi lượng tế bào bị hư hỏng tăng? Nêu hai giả thuyết giải thích cho bệnh
tăng axit uric máu ở các bệnh nhân.
b) Tế bào tái hấp thu urat và tế bào thải urat có thể có sử dụng cùng một loại protein vận chuyển không?
c) Thuốc uricosuric chứa uricosuric là axit hữu cơ (giống urat), chúng có thể làm tăng sự đào thải urat khỏi
cơ thể. Giải thích cơ chế tác động của thuốc. Tác động của thuốc lên sự tái hấp thu urat ở kênh nào là chủ yếu?
d) Tại sao nếu không uống đủ nước khi sử dụng chất uricosuric có thể làm hình thành các viên sỏi axit uric
trong đường tiết niệu?
8/9
SH1


Hướng dẫn chấm:
a.
- Axit uric là sản phẩm chuyển hoá từ các bazơ nitơ purin. Vì vậy khi lượng tế bào hư hỏng tăng, sự phân huỷ
ADN, ARN và ATP tăng → tăng lượng axit uric
(0,25
điểm)
- Hai giả thuyết giải thích cho bệnh tăng axit uric máu có thể là:
+ Tăng chuyển hố purin thành axit uric khơng được kiểm sốt
(0,25

điểm)
+ Khiếm khuyết trong q trình bài tiết axit uric ở thận
(0,25
điểm)
b. Có, vì sự tái hấp thu hay sự thải không phụ thuộc vào prôtêin vận chuyển theo hướng nào mà phụ thuộc vào
việc chúng được sắp xếp ở màng đỉnh hay màng đáy (hay nói cách khác chúng được sắp xếp ở phía tiếp xúc với
dịch lọc hay dịch mơ). Ví dụ, tế bào tái hấp thu urat sẽ có protein ở phía màng đỉnh (phía tiếp xúc với dịch lọc)
giúp tái hấp thu urat, còn tế bào thải urat thì ngược lại.
(0,25
điểm)
c.
- Đối với sự vận chuyển không đặc hiệu (vận chuyển qua trao đổi anion như ở kênh OAT và URAT1), các chất
gần tương tự nhau sẽ cạnh tranh nhau để tiếp xúc với protein (thông thường sẽ có một phân tử được ưu tiên vận
chuyển và ức chế sự vận chuyển của phân tử thứ hai)
(0,25
điểm)
- Vì uricosuric cũng là axit hữu cơ nên khi sử dụng thuốc, các ion uricosurat sẽ cạnh tranh với urat để trao đổi
anion ở ống lượn gần. Sự ưu tiên vận chuyển uricosurat làm lượng urat trong dịch lọc cao hơn bình thường →
tăng đào thải axit uric
(0,25
điểm)
- Tác động của thuốc lên kênh OAT là chủ yếu vì kênh này khơng có ái lực cao với urat. Kênh UAT chỉ vận
chuyển urat (ái lực rất cao) còn kênh URAT1 có độ đặc hiệu cao hơn với urat.
(0,25
điểm)
d. Sỏi axit uric hình thành khi nồng độ axit uric vượt quá mức cho phép, làm kết tủa axit thành các tinh thể.
Người uống đủ hoặc nhiều nước sẽ đào thải lượng nước dư thừa qua thận. Lượng lớn nước này làm lỗng nước
tiểu, do đó ngăn cản nồng độ cao của axit uric cần thiết cho sự hình thành tinh thể. Vì vậy nếu uống khơng đủ
nước
khi

sử
dụng
thuốc

nguy

hình
thành
sỏi.
(0,25 điểm)
Câu 12 (1,5 điểm)
Nhiều loại thuốc và độc tố hoạt động bằng cách tác động lên các kênh ion (kênh Na+/ kênh K+/ kênh Ca2+)
hoặc protein màng (prôtêin thụ thể/ bơm Na/K/,…). Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Scopolamine là thuốc được phân lập từ cây cà độc
dược, sử dụng để điều trị chóng mặt, say xe và co cơ trơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu tế bào cơ được ủ với
scopolamine, sự bổ sung axêticơlin sau đó khơng cịn gây
khử cực màng tế bào và co cơ.
- Độc tố scorpion α là một thành phần của nọc độc bọ
cạp, làm kéo dài đáng kể sự thay đổi điện thế màng trong
giai đoạn tái phân cực của xung thần kinh (hình bên).
- Chất chiết xuất từ cây Stropthantus gratus (châu Phi)
đã từng được sử dụng để tẩm độc cho mũi tên khi săn bắn,
khi bị bắn trúng độc tố có thể giết chết một con hà mã. Thí
nghiệm với tế bào và độc tố này cho thấy tế bào bắt đầu
trương lên và cuối cùng bị vỡ ra.
Nêu giả thuyết giải thích cơ chế tác động của mỗi loại độc tố nói trên. Với mỗi loại độc tố hoặc thuốc ở
trên, lấy ví dụ giải thích tại sao lựa chọn khác không hợp lý.
Hướng dẫn chấm:
Lưu ý: đây là câu hỏi mở, thí sinh khơng nhất thiết phải trả lời như đáp án. Cách trả lời khác nhưng hợp lý vẫn

9/9
SH1


được điểm tối đa
- Scopolamine: bổ sung axeticolin không gây khử cực màng tế bào có thể do chất này ngăn chặn sự bám của
axeticolin vào cổng thụ thể (từ đó làm ức chế khử cực) hoặc ức chế kênh Na+ mở, cũng làm ức chế khử cực
(0,25 điểm)
2+
- Scopolamnie khơng thể tác động lên kênh Ca vì thật vậy sự bổ sung axeticolin sau đó vẫn gây đáp ứng (cơ
co), cũng khơng thể tác động lên kênh K+ vì ion K+ không liên quan tới sự khử cực màng
(0,25
điểm)
- Độc tố scorpion α: dựa vào hình ta thấy sự khử kéo dài lâu hơn bình thường. Điều này có thể do sự đóng kênh
Na+ chậm hơn
(0,25
điểm)
- Lấy ví dụ hợp lý được 0,25 điểm
- Stropthantus gratus: sự trương lên của tế bào và vỡ ra chứng tỏ độc tố tác động làm mất khả năng duy trì áp
suất thẩm thấu bình thường của tế bào. Điều này có thể do ức chế hoạt động của bơm Na/K, làm lượng Na+ đi
vào tế bào tăng dần và kéo theo nước cuối cùng dẫn đến tế bào trương lên rồi vỡ.
(0,25
điểm)
- Lấy ví dụ hợp lý được 0,25 điểm
----------------------------HẾT---------------------------

10/9
SH1




×