Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

DƯƠNG CÔNG DỰ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH
THUỘC NGÀNH CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẬP ĐỒN
CƠNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

DƯƠNG CÔNG DỰ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH
THUỘC NGÀNH CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẬP ĐỒN
CƠNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)

Chuyên ngành: KINH TẾ ĐẦU TƯ


Mã số: 9310104

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TỪ QUANG PHƯƠNG
2. GS.TS. HƯỚNG XUÂN THẠCH

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
Nghiên cứu sinh

Dương Công Dự


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án này sẽ khơng bao giờ hồn thành nếu khơng có sự hỗ trợ tận tình của

các giảng viên hướng dẫn của tôi, sự giúp đỡ của lãnh đạo Tập đoàn Viettel, các đơn vị
thành viên của Viettel và sự hỗ trợ của bạn bè, gia đình.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất và sự kính trọng đến các
giảng viên hướng dẫn của tôi, PGS.TS. Từ Quang Phương và GS.TS. Hướng Xuân
Thạch đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian tôi thực hiện Luận án. Tôi cũng
xin chân thành cảm ơn các thành viên hội đồng đã có những ý kiến đóng góp q báu
để Luận án của tơi được chỉnh sửa và hồn thiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo Viện đào tạo Sau Đại học và
các Thầy, cô giáo Khoa Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo cơ hội và mơi
trường tốt nhất để tơi có thể học tập và hồn thành chương trình học Tiến sĩ của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Tập
đoàn Viettel và các đơn vị thành viên đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu, dữ
liệu hữu ích về quản lý dự án đầu tư của Viettel.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới Bố mẹ, vợ và các con của tôi đã hỗ trợ tơi trong mọi
khía cạnh của cuộc sống. Sự giúp đỡ, chia sẻ và động viên của họ đã góp phần rất lớn
vào việc hồn thành nghiên cứu của tôi.


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG ........................... 7
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý dự án đầu tư... 7
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí
đánh giá quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh ............................................. 10
1.3. Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu .............................. 20
Kết luận chương 1........................................................................................................ 21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG .............................................................................. 22
2.1. Tổng quan về dự án và quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cơng nghiệp quốc phịng ................................................................... 22
2.1.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cơng nghiệp quốc phịng ......................................................................................... 22
2.1.2. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cơng nghiệp quốc phịng ......................................................................................... 26
2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng .................................................................. 27
2.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thuộc ngành cơng nghiệp quốc phịng ..................................................................... 30
2.2.1. Hoạch định đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh ....................................... 31
2.2.2. Tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư các dự án ............................................ 34


iv

2.2.3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư các dự án .......................................... 37
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đầu tư các dự án sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp quốc phịng .................. 37
2.3.1. Mơi trường vĩ mô.......................................................................................... 37

2.3.2. Người quản lý dự án ..................................................................................... 39
2.3.3. Năng lực của các thành viên dự án ............................................................... 39
2.3.4. Nhân tố liên quan tới tổ chức ....................................................................... 39
2.3.5. Nhân tố nhà thầu ........................................................................................... 40
2.3.6. Các bên có liên quan khác ............................................................................ 40
2.3.7. Đặc điểm của dự án ...................................................................................... 41
2.3.8. Các yếu tố khác ............................................................................................ 41
2.4. Thang đo đánh giá hoạt động quản lý dự án sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp quốc phịng ............................................ 42
Kết luận chương 2........................................................................................................ 44
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 45
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 45
3.2. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 46
3.2.1. Một số mơ hình tham khảo ........................................................................... 46
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 48
3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 50
3.3.1. Mục tiêu và nội dung của nghiên cứu định tính ........................................... 50
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 50
3.4. Các biến và thang đo ......................................................................................... 51
3.5. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................ 55
3.5.1. Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................... 55
3.5.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................... 56
3.6. Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................... 60
3.6.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................... 60
3.6.2. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 60
3.6.3. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 61
Kết luận chương 3........................................................................................................ 63


v


CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP - VIỄN THƠNG QUÂN ĐỘI .................................. 64
4.1. Tổng quan về Viettel và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh ngành công
nghiệp quốc phịng và tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội ................. 64
4.1.1. Khái qt về tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông Quân đội ........................ 64
4.1.2. Khái quát công tác đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh thuộc ngành cơng
nghiệp quốc phịng.................................................................................................. 68
4.2. Thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp tại Viettel............................................................................................ 72
4.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp tại tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội .... 72
4.2.2. Công tác quản lý các dự án đầu tư................................................................ 82
4.2.3. Công tác kiểm tra giám sát trong quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh ..... 92
4.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý dự án đầu tư sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Viettel ................................................. 93
4.3.1. Phân tích thống kê mơ tả .............................................................................. 93
4.3.2. Kết quả kiểm định đô tin cậy của thang đo .................................................. 97
4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................................................... 100
4.3.4. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy................................................... 103
4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mơ hình ................................................ 106
4.4. Đánh giá chung quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp tại Viettel ..................................................................................................... 110
4.4.1. Kết quả công tác quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh ...................... 110
4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................. 115
Kết luận chương 4...................................................................................................... 122
CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GĨP PHẦN .. 123
HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIETTEL ....................................... 123

5.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ...................................................................... 123
5.1.1. Bối cảnh trong nước ................................................................................... 123


vi

5.1.2. Bối cảnh quốc tế ......................................................................................... 124
5.2. Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển của Viettel giai đoạn đến
2025, tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................ 125
5.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Viettel ....................................... 125
5.2.2. Định hướng chiến lược phát triển của Viettel ............................................ 127
5.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện công tác quản lý
dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Viettel ................. 128
5.3.1. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án .......................... 128
5.3.2. Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư của các dự án SXKD và các tổ chức
tham gia thực hiện các dự án ................................................................................ 130
5.3.3. Tái cơ cấu tổ chức, đổi mới phương pháp quản trị..................................... 135
5.3.4. Giải pháp về tài chính, đầu tư ..................................................................... 136
5.3.5. Một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư sản
xuất kinh doanh của các cơ sở CNQP nói chung và Viettel nói riêng ..................... 137
Kết luận chương 5...................................................................................................... 139
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CƠNG BỐ ............................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 142
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 152


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thứ tự

Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa, dịch nghĩa

1

BQP

Bộ Quốc phịng

2

CGCN

Chuyển giao cơng nghệ

3

CNQP

Cơng nghiệp quốc phịng

4

DAĐT

Dự án đầu tư


5

CNQP

Cơng nghiệp quốc phịng

6

ĐTC

Đầu tư cơng

7

KH&CN

Khoa học và công nghệ

8

NSNN

Ngân sách Nhà nước

9

QLDA

Quản lý dự án


10

QLĐT

Quản lý đầu tư

11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TBKT

Trang bị kỹ thuật


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp
ngành CNQP ................................................................................................................. 19
Bảng 3.1. Thang đo môi trường vĩ mô ......................................................................... 51
Bảng 3.2. Thang đo người quản lý dự án ..................................................................... 52
Bảng 3.3. Thang đo năng lực của các thành viên dự án ............................................... 52
Bảng 3.4. Thang đo nhân tố liên quan tới tổ chức........................................................ 53
Bảng 3.5. Thang đo nhà thầu ........................................................................................ 54
Bảng 3.6. Thang đo các bên có liên quan khác (khách hàng, nhà cung cấp) ............... 54

Bảng 3.7. Thang đo đặc điểm của dự án ...................................................................... 54
Bảng 3.8. Thang đo hoạt động quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh .................. 55
Bảng 3.9. Kiểm định sơ bộ thang đo môi trường vĩ mô ............................................... 56
Bảng 3.10. Kiểm định sơ bộ thang đo người quản lý của dự án .................................. 57
Bảng 3.11. Kiểm định sơ bộ thang đo năng lực của các thành viên dự án .................. 57
Bảng 3.12. Kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố liên quan tới tổ chức ........................... 58
Bảng 3.13. Kiểm định sơ bộ thang đo nhà thầu ........................................................... 58
Bảng 3.14. Kiểm định sơ bộ thang đo các bên có liên quan khác (khách hàng, nhà
cung cấp)....................................................................................................................... 59
Bảng 3.15. Kiểm định sơ bộ thang đo đặc điểm của dự án. ......................................... 59
Bảng 4.1. Các mốc lịch sử hình thành của Viettel ....................................................... 65
Bảng 4.2. Quy trình thực hiện đầu tư các dự án ........................................................... 70
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhân sự quản lý DAĐT của các đơn vị trực thuộc Viettel năm 2020 76
Bảng 4.4. Một số văn bản quản lý DAĐT của Viettel ................................................. 77
Bảng 4.5. Chức năng quản lý DAĐT của Ban và các đơn vị thành viên của Viettel .. 79
Bảng 4.6. Nhóm dự án SXKD tiêu biểu của Viettel giai đoạn 2016-2020 .................. 82
Bảng 4.7. Tỷ trọng doanh thu thoại, sms/data, vas của Viettel trong giai đoạn 20162020 .............................................................................................................................. 87
Bảng 4.8. Thành tựu nổi bật của Viettel tại thị trường viễn thống quốc tế giai đoạn
2016-2020 ..................................................................................................................... 88
Bảng 4.9. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................. 93


ix

Bảng 4.10. Thống kê mô tả thang đo đặc điểm dự án (DA) ........................................ 94
Bảng 4.11. Thống kê mô tả thang đo người quản lý của dự án (LD) ........................... 94
Bảng 4.12. Thống kê mô tả thang đo năng lực của các thành viên dự án (NL) ........... 95
Bảng 4.13. Thống kê mô tả thang đo tổ chức (TC) ...................................................... 95
Bảng 4.14. Thống kê mô tả thang đo nhà thầu (NT) .................................................... 96
Bảng 4.15. Thống kê mô tả thang đo các bên có liên quan khác (LQ) ........................ 96

Bảng 4.16. Thống kê mô tả thang đo môi trường vĩ mô (VM) .................................... 97
Bảng 4.17. Thống kê mô tả thang đo hoạt động quản lý DAĐT.................................. 97
Bảng 4.18. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo đặc điểm dự án (DA) .................. 98
Bảng 4.19. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo người quản lý của dự án (LD)..... 98
Bảng 4.20. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của thang đo Năng lực của các thành viên dự
án (NL) ......................................................................................................................... 98
Bảng 4.21. Hệ số tin cậy Cronbach alpha đo nhân tố liên quan tới tổ chức (TC)........ 99
Bảng 4.22. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo nhà thầu (NT) .............................. 99
Bảng 4.23. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo các bên có liên quan khác (khách
hàng, nhà cung cấp) (LQ) ............................................................................................. 99
Bảng 4.24. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo Môi trường vĩ mô (VM) ............ 100
Bảng 4.25. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo hoạt động quản lý dự án đầu tư 100
Bảng 4.26. Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến phụ thuộc (lần 05) ........... 101
Bảng 4.27. Ma trận xoay nhân tố (lần 05) .................................................................. 101
Bảng 4.28. Tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.............................. 103
Bảng 4.29. Kết quả ước lượng hệ số hồi quy với biến phụ thuộc QL_DAĐT........... 104
Bảng 4.30. Giá trị hệ số xác định R2 và hệ số Durbin-Watson.................................. 105
Bảng 4.31. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................... 105
Bảng 4.32. Vốn sở hữu giai đoạn 2015 - 2020 ........................................................... 112
Bảng 4.33. Kết quả đo kiểm dịch vụ viễn thông di động của Viettel năm 2020........ 112
Bảng 4.34. Tốc độ tăng trưởng thuê bao dịch vụ viễn thông của Viettel giai đoạn 2015
- 2018 .......................................................................................................................... 113
Bảng 4.35. Một số chỉ tiêu tài chính của Viettel giai đoạn 2016 - 2020 .................... 114


x

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................45

Hình 3.2. Mơ hình các nhân tố quyết định sự thành cơng trong hoạt động quản lý dự án
đầu tư xây dựng .............................................................................................................46
Hình 3.3. Mơ hình các nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động quản lý dự án
đầu tư trong ngành cơng nghiệp xăng dầu.....................................................................47
Hình 3.4. Mơ hình các nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động quản lý dự án
đầu tư .............................................................................................................................48
Hình 3.5. Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................49
Hình 4.1. Mơ hình tổ chức của tập đồn Viettel ...........................................................67
Hình 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý dự án đầu tư thuộc ngành cơng nghiệp quốc phịng ... 69


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp quốc phịng (CNQP) là cấu phần quan trọng góp phần nâng cao
tiềm lực quốc phòng - an ninh của đất nước và cơng nghiệp quốc gia. Các doanh
nghiệp, tập đồn kinh tế quốc phòng vừa phải phục vụ nhiệm vụ quốc phòng vừa cần
sản xuất, đầu tư và kinh doanh đạt hiệu quả, có tính lưỡng dụng cao. Dự án sản xuất
kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp CNQP bao gồm các dự án đầu tư (DAĐT)
trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, trang bị hậu cần phục vụ lực lượng vũ trang trong
chiến tranh, cũng như các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó,
quản lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp CNQP có ý nghĩa chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý
DAĐT SXKD của các doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến các nhân tố như môi
trường vĩ mô (Jin và Ling, 2006), người quản lý dự án (Zwikael và Globerson, 2006;
Gonza´lez và các cộng sự, 2013), năng lực của các thành viên dự án (Lee và các cộng
sự, 2013; Zhang và He, 2015; Wei và các cộng sự, 2016), nhân tố liên quan tới tổ chức
(Zwikael và Globerson, 2006; Creasy và Anantatmula, 2013), nhà thầu (Choi và Lee,

2017; Tang và các cộng sự, 2018), các bên có liên quan khác (khách hàng, nhà cung
cấp) (Pacagnella, 2019; Cervone, 2014) và đặc điểm của dự án (Gunduz và Almuajebh, 2020). Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá hoạt động quản lý dự
án như là: hoàn thành trong khung thời gian, chi phí và chất lượng mong muốn, dự án
mang lại lợi ích trực tiếp cho người sử dụng, kết quả của dự án đạt tiêu chuẩn chất
lượng theo các thông số kỹ thuật đặt ra (Kerzner, 2001; Dvir và các cộng sự, 2010;
Cao Hao Thi và Swierczek, 2010; Carvalho và các cộng sự, 2015; Zidane và Olsson,
2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới quản
lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp dân sự. Số lượng các nghiên cứu có liên quan
tới quản lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp CNQP cịn rất hạn chế. Bên cạnh đó,
hiện chưa có nghiên cứu xây dựng thang đo, mơ hình và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động quản lý các DAĐT SXKD các doanh nghiệp CNQP tại Việt Nam.
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang có những tác động mang tính đột phá,
sâu rộng và đa chiều trên phạm vi tồn cầu. Trong làn sóng cơng nghiệp này, cơng
nghệ số sẽ thúc đẩy q trình chuyển đổi số, qua đó, hình thành quốc gia số với ba trụ
cột, gồm: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, kinh tế số là “một nền kinh
tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành


2

thông qua internet”. Xét về bản chất, kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ số và
nền tảng số, với các hoạt động kinh tế về và bằng công nghệ số và nền tảng số với các
mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng cơng
nghệ số như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện
toán đám mây (Cloud, Computing), chuỗi khối (Blockchain). Kinh tế số hiện diện trên
tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân
phối, lưu thơng hàng hóa, giao thơng vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...). Để nâng
cao năng lực cạnh tranh và năng suất của các doanh nghiệp, địi hỏi sự vận dụng thành
tựu khoa học và cơng nghệ của cuộc CMCN 4.0 trong các hoạt động quản lý của các
doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đồn Viễn
thơng và Cơng nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Sau
hơn 30 năm hình thành và phát triển, từ một Cơng ty xây lắp, Viettel đã trở thành Tập
đồn Cơng nghiệp Cơng nghệ cao số 1 Việt Nam, nằm trong nhóm 15 cơng ty viễn
thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và nằm trong danh sách 30 nhà mạng lớn nhất
thế giới, 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Trong giai đoạn 2016-2020,
Viettel đã triển khai gần 200 dự án lớn nhỏ trên địa bàn cả nước. Các dự án SXKD tiêu
biểu trong giai đoạn này như là: các dự án tham gia đầu tư hệ thống cáp quang; các
DAĐT mở rộng mạng thông tin di động 2G, 3G, 4G tại các tỉnh, thành; các dự án nâng
cao chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý mạng lưới Viettel; các dự án
nâng cao chất lượng mạng cơ điện Viettel qua các năm. Bên cạnh đó, Viettel đã đầu tư các
dự án nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số chủng loại vũ khí, trang thiết bị, các hệ thống
trang thiết bị khơng những đáp ứng kịp thời nhu cầu SXKD của Viettel, mà cịn góp phần
xây dựng chiến lược về đảm bảo trang thiết bị cho ngành CNQP.
Để đạt được các thành tựu kể trên, trong suốt quá trình hoạt động Viettel đã chú
trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý DAĐT SXKD. Cụ thể, mọi chủ trương đầu
tư các dự án của Viettel đều được lập, thẩm định và phê duyệt theo đúng thẩm quyền,
tuân thủ quy định của pháp luật, trong đó ln phải thuyết minh rõ sự cần thiết phải
đầu tư, các giải pháp tài chính, kỹ thuật nhằm đảm bảo nhân tố hiệu quả đầu tư; các
quy định nội bộ, văn bản hướng dẫn đã ban hành được áp dụng thống nhất trong toàn
Tập đoàn, đảm bảo mọi hoạt động đầu tư, xây dựng của Tập đoàn tuân thủ pháp luật,
đảm bảo hiệu quả; công tác đấu thầu được tiến hành cơng khai minh bạch; qui trình
kiểm sốt chi phí chặt chẽ. Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động quản lý các
DAĐT SXKD của Viettel cịn có một số hạn chế trong q trình lập, thẩm định dự án;
tổ chức, đánh giá hồ sơ đấu thầu trong một số dự án còn thiếu hiệu quả; sự phối hợp


3

với nhận định rõ trách nhiệm giữa Ban quản lý dự án và đơn vị tư vấn giám sát chưa rõ

ràng; việc chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt trong các dự án vẫn cịn chưa
nhiều và hiệu quả cịn thấp, ít phát hiện kịp thời những sai sót, sai phạm của các đơn vị
thành viên trong toàn Tập đoàn.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc ngành cơng nghiệp quốc
phịng: Nghiên cứu trường hợp Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội
(Viettel)” có tính cấp thiết nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý DAĐT SXKD
của Viettel nói riêng và các DAĐT SXKD của các doanh nghiệp cơng nghiệp quốc
phịng (CNQP) nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xây dựng các thang đo, mơ hình và đánh
giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động quản lý DAĐT SXKD
của các doanh nghiệp tại Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Kết
quả nghiên cứu sẽ hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp CNQP nói chung và các
doanh nghiệp thuộc Tập đồn Viettel nói riêng hồn thiện cơng tác quản lý DAĐT
SXKD.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, Luận án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
(1) Phát triển được mơ hình lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý DAĐT SXKD tại các doanh nghiệp CNQP.
(2) Đánh giá được thực trạng quản lý DAĐT SXKD tại Viettel.
(3) Đánh giá được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
DAĐT SXKD tại Viettel.
(4) Đề xuất được các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác
quản lý DAĐT SXKD tại Viettel.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án hướng tới trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) Cần sử dụng mơ hình nào để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới công

tác quản lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp CNQP?
(2) Thực trạng quản lý DAĐT SXKD tại Viettel là như thế nào?


4

(3) Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý DAĐT SXKD tại
Viettel?
(4) Ban lãnh đạo của Viettel cần có các giải pháp gì nhằm góp phần hồn thiện
cơng tác quản lý DAĐT SXKD tại Viettel?
4. Đối tượng và phạm nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý DAĐT SXKD và các
nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động quản lý DAĐT SXKD của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn việc thu thập và phân tích các dữ liệu
thứ cấp liên quan tới quản lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp thuộc Viettel trong
giai đoạn 2016-2020. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi trong
năm 2021. Trên cơ sở kết quả thu được, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý DAĐT SXKD của Viettel nói riêng và các
doanh nghiệp CNQP nói chung trong giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.
- Phạm vi không gian: Luận án giới hạn không gian nghiên cứu là tại Viettel.
Trong đó, phạm vi khảo sát bao gồm các Ban chức năng có liên quan tới quản lý
DAĐT SXKD của Viettel, các tổng công ty trực thuộc Viettel (gồm: Tổng cơng ty Cổ
phần Bưu chính Viettel, Tổng cơng ty Cổ phần Cơng trình Viettel, Tổng cơng ty Cổ
phần Đầu tư Quốc tế Viettel).
- Phạm vi nội dung: luận án tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kết
quả quản lý DAĐT SXKD tại Viettel. Luận án xây dựng mơ hình, thang đo các nhân
tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động quản lý DAĐT SXKD tại Viettel, bao gồm: đặc
điểm của dự án, người quản lý dự án, năng lực của các thành viên dự án, nhân tố liên

quan tới tổ chức, nhà thầu, các bên có liên quan khác (khách hàng, nhà cung cấp) và
môi trường vĩ mô. Đề tài không nghiên cứu việc quản lý DAĐT trang thiết bị quân sự
mang tính đặc thù.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện
thông qua điều tra khảo sát sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu liên quan tới các nhân
tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động quản lý DAĐT SXKD tại Viettel. Mơ hình cấu trúc
tuyến tính được sử dụng để xây dựng các thang đo và xác định nhân tố ảnh hưởng tới


5

kết quả hoạt động quản lý DAĐT SXKD tại Viettel. Các bước trong mơ hình cấu trúc
tuyến tính bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân
tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy. Chi tiết của phương pháp nghiên
cứu được trình bày cụ thể ở Chương 3.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án có những đóng góp về mặt lý luận như sau:
(i) Luận án góp phần bổ sung thêm lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới kết
quả quản lý DAĐT SXKD thuộc ngành CNQP nói chung và Viettel nói riêng. Cụ thể,
trên cơ sở kế thừa các thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý DAĐT
SXKD, luận án đã phân chia và điều chỉnh các thang đo này thành 07 nhân tố, bao
gồm: môi trường vĩ mô, người quản lý dự án, năng lực của các thành viên dự án, nhân
tố liên quan tới tổ chức, nhà thầu, các bên có liên quan khác (khách hàng, nhà cung
cấp) và đặc điểm của dự án. Bên cạnh đó, luận án cũng xây dựng các tiêu chí đánh
quản lý DAĐT SXKD các doanh nghiệp CNQP.
(ii) Luận án đã xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới kết quả quản lý DAĐT SXKD các doanh nghiệp CNQP nói chung và Viettel

nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau:
(i) Luận án giúp làm rõ thực trạng hoạt động quản lý DAĐT SXKD. Kết quả
của luận án giúp Viettel nắm bắt được đã các nhân tố cũng như mức độ tác động của
các nhân tố tới kết quả hoạt động quản lý DAĐT SXKD tại Viettel. Từ đó có thể giúp
ban lãnh đạo của Viettel có các biện pháp phù hợp để hồn thiện cơng tác quản lý
DAĐT SXKD của Tập đoàn.
(ii) Luận án đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện
cơng tác quản lý DAĐT SXKD của Viettel nói riêng và ngành CNQP nói chung.
7. Kết cấu luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu
gồm 05 Chương như sau:


6

- Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơng nghiệp
quốc phịng.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng.
- Chương 3: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông
quân đội.
- Chương 5: Định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện công
tác quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Viettel.



7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý dự án đầu tư
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước xem xét các khía cạnh khác nhau
liên quan tới quản lý DAĐT, đầu tư công. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu liên
quan đến quản lý DAĐT SXKD của các doanh nghiệp CNQP còn rất hạn chế. Một số
các nghiên cứu trong nước và quốc tế tiêu biểu về quản lý DAĐT SXKD như sau:
Nghiên cứu các dự án quốc phòng ở Israel, Tishler và các cộng sự (1996) và
Lipovetsky và các cộng sự (1997) đã chỉ ra các nhân tố dẫn đến thành công trong loại
dự án này. Nghiên cứu được xây dựng dựa trên sự đo lường đa chiều trong các dự án
quốc phịng của Israel và chỉ ra rằng lợi ích cho khách hàng là nhân tố quan trọng nhất
để thành công và thiết kế các mục tiêu là nhân tố quan trọng thứ hai. Laursen và Myers
(2008) đã đưa ra một số kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý DAĐT công
như là: tăng cường kỹ năng lập và quản lý dự án, tăng cường cơng tác kiểm tốn và
báo cáo hiệu quả dự án, cần đánh giá chi phí - lợi ích của dự án, vốn dự án cần được
cam kết trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Rajaram và các cộng sự (2010) đã chỉ ra các bước để nâng cao hiệu quả quản lý
DAĐT công như là: phát triển và lựa chọn dự án sơ bộ; đánh giá tiền khả thi dự án;
thẩm định độc lập dự án; lập ngân sách của dự án; triển khai, điều chỉnh và vận hành
dự án; kiểm tra và giám sát dự án sau khi hoàn thành. Streeck và Mertens (2011) đã
đánh giá tình hình đầu tư cơng trong giai đoạn 1981-2007 của các nước Mỹ, Đức và
Thụy Điển. Kết quả chỉ ra rằng, trong giai đoạn thắt chặt tài chính, các quốc gia này có
xu hướng tăng chi tiêu cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào phần mềm.
Để tăng hiệu quả đầu tư cơng, chính phủ các nước cần phân bổ nguồn lực đầu tư một
cách hiệu quả, hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công.
Babla - Norris và các cộng sự (2011) đã trình bày một chỉ số đa chiều để đánh

giá chất lượng và hiệu quả của quá trình quản lý DAĐT công ở 71 quốc gia đang phát
triển. Dựa trên nhiều nguồn khác nhau, bài nghiên cứu đã tập hợp một bộ thơng tin
tồn diện liên quan đến q trình đầu tư của một nhóm quốc gia, đa dạng cả về khu
vực và trình độ phát triển kinh tế. Hiệu quả của q trình đầu tư cơng được xác định
bằng cách xây dựng chỉ số tổng hợp các chỉ số trong bốn giai đoạn chính của q trình


8

đầu tư (thẩm định, lựa chọn, thực hiện và đánh giá) để phản ánh các thỏa thuận thể chế
có thể mang lại lợi ích tăng trưởng cần thiết của đầu tư theo quy mơ. Đặc biệt, chỉ số
tìm cách xác định các đặc điểm thể chế nhằm giảm thiểu rủi ro lớn và cung cấp một
quy trình hiệu quả để quản lý DAĐT công. Bằng cách khám phá các chỉ số phụ, ngoài
chỉ số tổng thể, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách có thể phân tích và điều
tra các khía cạnh khác nhau của q trình quản lý DAĐT. Điều quan trọng là, nó có
thể là một điểm khởi đầu hữu ích để thực hiện các phân tích và chẩn đốn có liên quan
đến chính sách và xác định các lĩnh vực cụ thể mà các nỗ lực cải cách cần được ưu
tiên. Theo thời gian, chỉ số này có thể được sử dụng để đánh giá những nỗ lực không
ngừng trong việc cải thiện môi trường đầu tư ở những người có thu nhập thấp.
Rodríguez-Segura và các cộng sự (2016) đã sử dụng phương pháp so sánh để
phân tích 29 nội dung các dự án cơng nghiệp lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và
quốc phịng, đồng thời xem xét một loạt các tiêu chí thành công và các nhân tố thành
công quan trọng. Một lĩnh vực cụ thể là ngành công nghiệp hàng không và quốc
phòng, liên quan đến các đặc điểm cụ thể như trình độ phát triển cơng nghệ cao, ngân
sách lớn (hàng triệu đô la), thời gian thực hiện lâu (vài năm) và các quy trình kiểm
sốt được quản lý chặt chẽ mà khách hàng giám sát. Những đặc điểm này và sự tham
gia của các bên liên quan là điều cần thiết cho sự thành công khi phát triển dự án. Kết
quả cho thấy rằng không phải tất cả các tiêu chí hoặc các nhân tố đều có ảnh hưởng
như nhau đến thành công của một dự án. Các nhân tố là khách hàng và người dùng,
môi trường dự án, quản lý dự án mạnh mẽ (a robust project management) là nhân tố

phù hợp nhất để dự án thành công. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý dự án là Hiệu quả và khả năng lãnh đạo của người quản lý dự án, sự đầy
đủ và động lực của nhóm dự án, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao và sự sẵn có của nguồn
nhân lực chuyên dụng và giao tiếp. Hạn chế của nghiên cứu nằm ở việc sử dụng một
tập hợp các biến giảm. Nghiên cứu sâu hơn nên xem xét kỹ lưỡng hơn trong định
nghĩa của các biến để kết quả có thể chính xác hơn. Tập hợp đại diện cho một tồn cầu
tiếp cận và tính đến tất cả các khía cạnh và tác nhân trong dự án chẳng hạn như quản
lý dự án, ảnh hưởng đến khách hàng và người dùng cuối và ảnh hưởng đối với công ty
thực hiện dự án và những kỳ vọng được tạo ra trong cơng ty. Ngồi ra, những các tiêu
chí độc lập lẫn nhau và có liên quan trong việc xác định thành công của dự án chấm
dứt và phản ánh nỗ lực xác định ngắn hạn của dự án và kết quả lâu dài.
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về quản lý DAĐT và quản lý đầu tư
(QLĐT) cơng. Nguyễn Hồng Anh (2008) đã đánh giá thực trạng đầu tư công và
QLĐT công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2007. Các chỉ số được tác


9

giả sử dụng để đánh giá hiệu quả QLĐT công của thành phố như: hệ số ICOR của
Thành Phố so với cả nước, tỷ lệ GDP/đầu tư của Thành phố so với cả nước.
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Xuân Phúc (2012) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng
tới công tác quản lý các doanh nghiệp CNQP như là: chính sách của Đảng, Nhà nước,
Bộ Quốc phịng; bối cảnh quốc tế; điều kiện kinh tế của đất nước; năng lực quản trị. Tác
giả cũng đã chỉ ra các tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp CNQP gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.
Luận án Tiến sĩ của Trương Đức Minh (2017) đã đánh giá hiệu quả đầu tư các
dự án sản xuất vũ khí lục quân giai đoạn 2006-2015. Luận án đã chỉ ra thành cơng của
các dự án sản xuất vũ khí lục quân, gồm có: gia tăng năng lực sản xuất các loại vũ khí
lục quân, tăng khả năng tự chủ sản xuất trong nước, cung cấp nhu cầu trang bị của lực
lượng vũ trang, vv. Một số hạn chế trong quá trình đầu tư các dự án sản xuất vũ khí lục

quân được luận án đưa ra trên các khía cạnh hiệu quả quốc phòng, hiệu quả kinh tế xã hội. Các nhóm giải pháp được luận án đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự
án sản xuất vũ khí lục quân gồm: (i) đổi mới cơ chế, chính sách QLĐT sản xuất vũ khí
lục quân; (ii) nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án sản xuất vũ khí lục
quân; (iii) nâng cao năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư và các tổ chức tham gia
thực hiện dự án; (iv) tăng cường kết hợp kinh tế - quốc phòng và hợp tác quốc tế trong
đầu tư sản xuất vũ khí lục quân; (v) nâng cao năng lực công nghệ quân sự, đáp ứng
nhu cầu triển khai các dự án sản xuất vũ khí lục quân.
Vũ Thành Tự Anh (2018) đã chỉ ra một số hạn chế trong phân cấp QLĐT công
tại Việt Nam như là: phân cấp không đồng bộ, đại trà; sự phối hợp giữa các địa
phương còn yếu; cơ chế giám sát đầu tư cơng cịn chưa hiệu quả. Thái Quang Thế
(2020) đã nghiên cứu những đổi mới trong QLĐT công ở một số quốc gia Đông Á,
bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Một số khuyến nghị được tác giả đưa ra
nhằm nâng cao hiệu quả QLĐT cơng ở Việt Nam, gồm có: (i) giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; (ii) xây dựng lộ trình nhằm thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước
(không phải trong lĩnh vực cơng ích) thơng qua hình thức bán hoặc cổ phần, nâng cao
trách nhiệm giao nộp lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước; (iii) phát triển các cơ
quan giám sát chuyên trách và nâng cao khả năng tham gia của cộng đồng vào việc
giám sát các dự án ĐTC.
Luận án Tiến sĩ của Phan Thị Hoài Vân (2020) đã đánh giá vai trò của nhà nước
đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP ở Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ
ra rằng vai trò của Nhà nước đối với đầu tư trong lĩnh vực CNQP đã được thể hiện có
hệ thống chặt chẽ trong việc xác định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và trung


10

hạn. Nhà nước đã ban hành được hệ thống các chính sách tác động vào cơ sở CNQP
theo hướng tích cực, phát huy tính tự chủ, chủ động, sáng tạo. Các chính sách này đã
góp phần nâng cao hiệu quả, tính bền vững của các DAĐT, thúc đẩy việc chế tạo và
sản xuất hàng loạt vũ khí thế hệ mới đáp ứng nhu cầu của ngành quốc phịng và có
tiềm năng trong xuất khẩu vũ khí. Kết quả đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực

CNQP ở Việt Nam đã giúp hình thành và mở rộng được hệ thống các cơ sở CNQP
nịng cốt và cơ sở CNQP đơng viên trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển lĩnh
vực CNQP của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra một số mặt hạn
chế trong phát huy vai trò của nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực
CNQP ở Việt Nam như: các chính sách chưa thực sự tạo sự đột phá trong thúc đẩy
phát triển CNQP; tính minh bạch trong thực hiện đầu tư từ vốn NSNN trong lĩnh vực
CNQP chưa cao; năng lực cán bộ quản lý dự án còn hạn chế; công tác tổ chức đấu thầu
và giao thầu cịn chưa lựa chọn được nhà thầu có chất lượng; cơng tác bố trí vốn, thực
hiện thanh, quyết tốn DAĐT vẫn còn chậm, vv.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng và tiêu
chí đánh giá quản lý dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của quản lý
các DAĐT SXKD. Clarke (1999) đã nghiên cứu các nhân tố được xác định là quan
trọng với sự thành công của quản lý dự án. Bài nghiên cứu chỉ ra các nhân tố truyền
thơng trong tồn bộ dự án, mục tiêu và phạm vi rõ ràng, chia dự án thành phần nhỏ, sử
dụng các kế hoạch dự án làm tài liệu làm việc có mối quan hệ tích cực với thành cơng
của dự án. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của giao tiếp trong tổ chức
thường bị bỏ quên trong hoạt động của công ty và thiếu giao tiếp được coi là lý do lớn
nhất vì sự thất bại của dự án. Vì vậy khi thực hiện dự án cần tiêu chuẩn hóa dự án tức
là đảm bảo các thành viên đều nói cùng một ngơn ngữ trong quản lý dự án và hiểu toàn
bộ dự án. Theo Meredith và Mantel (2003), Pinto và Slevin (1987), các nhân tố được
coi là quan trọng đối với sự thành công của một dự án là khác nhau đối với các loại dự
án và ngành khác nhau, đồng thời nhấn mạnh rằng những nhân tố này có ảnh hưởng
quan trọng đến sự thành công của dự án và tổ chức. Patah (2010) cho rằng thành công
của dự án liên quan đến hai thành phần là hiệu quả và hiệu lực. Sự thành công của bất
kỳ dự án nào được xác định bởi mức độ đóng góp của dự án vào việc đạt được các
mục tiêu chiến lược của tổ chức (hiệu quả) và dự án đã được thực hiện tốt như thế nào
(hiệu lực). Trong môi trường tổ chức, các dự án là cách thức để thực hiện các chiến
lược. Do đó, các mục tiêu của dự án phải được kết nối trực tiếp với các mục tiêu chiến

lược của tổ chức. Cao Hao Thi và các cộng sự (2010) đã đề xuất 05 nhóm nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động quản lý dự án đầu tư, bao gồm: sự ổn định của môi trường bên


11

ngoài, năng lực của người quản lý, năng lực của các thành viên dự án, sự ủng hộ của tổ
chức và đặc điểm dự án. Trong đó, mơi trường bên ngồi bao gồm các nhân tố vĩ mơ
và vi mơ như là sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, khách hàng,... Năng lực
của người quản lý được đề cập như là khả năng điều phối, khả năng thương lượng, khả
năng ra quyết định, khả năng ủy quyền.
Williams (2012) đã đánh giá các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công
của một dự án tại một nhà sản xuất thiết bị ô tô ở Nam Phi. Các nhóm nhân tố dự án đã
được được xem xét trong nghiên cứu, gồm có: nhóm nhân tố liên quan đến dự án, quản lý
dự án/lãnh đạo, thành viên trong nhóm dự án, tổ chức, mơi trường, cơng cụ và kỹ thuật và
nhà cung cấp. Kết quả phân tích đã nêu bật được vai trò quan trọng của người quản lý đối
với quản lý dự án thành công. Đối với nhân tố này, các kỹ năng chủ yếu bao gồm: kỹ
quản lý hiệu quả nguồn lực, kỹ năng phối hợp, lãnh đạo và giao tiếp đúng cách. Nghiên
cứu còn chỉ ra vai trị của nhóm dự án trong việc xử lý khủng hoảng và giám sát hiệu quả
là một nhân tố ảnh hưởng đến sự thành cơng. Ngồi ra, hỗ trợ quản lý hàng đầu trong
nhân tố liên quan đến tổ chức cũng tác động đến hiệu quả của quản lý dự án. Tuy nhiên,
hạn chế của bài nghiên cứu là tỷ lệ phản hồi còn thấp và nhân khẩu học cịn có sự chênh
lệch về giới tính. Bài nghiên cứu đã đóng góp giá trị về các nhân tố ảnh hưởng đến thành
công của dự án nhằm khuyến nghị để điều tra quản lý dự án.
Kandelousi và các cộng sự (2011) đã nghiên cứu các nhân tố thành cơng chính
của quản lý dự án trong một tổ chức. Nhận ra các nhân tố thành cơng quan trọng góp
phần vào thành công dự án sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận tổng thể. Bài nghiên cứu tập
trung vào hai nhân tố là lãnh đạo quản lý dự án và sự tham gia của quản lý cấp cao
nhất đến hiệu quả dự án. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ tích cực giữa sự tham gia
của của quản lý cấp cao nhất đến hiệu quả quản lý dự án, tuy nhiên khơng tìm thấy

mối quan hệ giữa khả năng lãnh đạo đến hiệu quả quản lý dự án. Bài nghiên cứu thu
nhập dữ liệu bằng cách điều tra bảng hỏi với đối tượng được hỏi là các cá nhân tham
gia vào một dự án và không hẳn là những người đứng đầu dự án, cụ thể họ là những
người khơng có vị trí lãnh đạo trong dự án, họ khơng có ý kiến về tầm quan trọng của
vấn đề này đối với thành cơng của dự án. Chính vì vậy, với đối tượng được hỏi như
trên dẫn đến hạn chế của bài nghiên cứu. Nói cách khác, nếu một nghiên cứu khác thu
nhập dữ liệu từ các nhà lãnh đạo của các dự án, thì có thể tìm thấy mối quan hệ giữa
khả năng lãnh đạo và hiệu quả quản lý dự án.
Neringa và các cộng sự (2014) đã xác định các nhân tố thành công quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu suất của các dự án xây dựng tại Lithuania. Các tác giả đã thực
hiện một cuộc khảo sát 30 chuyên gia xây dựng và các chuyên gia đến từ 12 công ty


12

xây dựng có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý dự án. Dữ liệu được xử lý theo nhận
định của chuyên gia. Bài nghiên cứu đã xác định được 71 nhân tố thành công quan
trọng và phân loại theo 7 nhóm các nhân tố chính bao gồm: các nhân tố bên ngồi (mơi
trường kinh tế, xã hội, chính trị...); các nhân tố liên quan tới thể chế (giấy phép, quy
chuẩn xây dựng...); các nhân tố liên quan đến dự án (giá trị, quy mô, mục tiêu thực tế,
lập kế hoạch...); các nhân tố liên quan đến quản lý/thành viên nhóm (kinh nghiệm,
năng lực, ra quyết định, giao tiếp tốt, xác định rủi ro, năng lực kỹ thuật và nhân sự...);
nhóm nhân tố về quản lý dự án (kỹ năng kỹ thuật, lãnh đạo, tạo động lực, phối hợp...)
và cuối cùng là các nhân tố liên quan đến khách hàng và liên quan đến nhà thầu. Trong
7 nhóm các nhân tố quan trọng trên, qua phân tích cho thấy nhóm nhân tố liên quan
đến quản lý/thành viên nhóm đóng vai trị quan trọng nhất. Trong khi đó nhóm nhân tố
về thể chế và mơi trường bên ngồi ít có sự tác động hơn đến sự thành công của dự án.
Cụ thể về nhóm quản lý/thành viên nhóm, kết quả đưa ra các nhân tố có ảnh hưởng
nhiều nhất là: kinh nghiệm trong quá khứ, năng lực, ra quyết định hiệu quả, giao tiếp.
Đây là những nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu quả của dự án. Từ đó, bài nghiên cứu

khuyến nghị và nhấn mạnh đến việc cải thiện nhân tố con người trong tổ chức.
Bakar và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu thiết lập một khung lý thuyết có các
nhân tố thành cơng trong quản lý dự án bền vững phát triển nhà ở. Vì vậy, nghiên cứu
này là đề xuất xác định các nhân tố thành công để quản lý dự án trong khu nhà ở bền
vững. Danh sách các nhân tố thành công quan trọng từ các tác giả khác nhau cho dự án
thành công trong quản lý để phát triển nhà ở bền vững ở Malaysia là: có hiểu biết về
dự án, quản lý cấp cao, truyền thông hỗ trợ, sự tham gia khách hàng, nhóm dự án có
năng lực, cơ quan cấp cao nhất, ước tính chi phí và thời gian thực tế, kiểm soát dự án
đầy đủ, khả năng giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro, nguồn lực đầy đủ, lập kế
hoạch/kiểm soát, giám sát hiệu suất và phản hồi, sứ mệnh dự án/mục tiêu chung và
quyền sở hữu dự án. Tuy nhiên bài nghiên cứu có hạn chế là chưa chỉ ra cụ thể những
nhân tố nào là quan trọng và hiểu các nhân tố tương tác với nhau như thế nào trong
Quản lý dự án phát triển Nhà ở bền vững.
Carvalho (2014) chỉ đến tầm quan trọng của các kỹ năng mềm trong quản lý dự
án, chẳng hạn như các kỹ năng liên quan đến giao tiếp và quản lý các bên liên quan.
Năng lực của người quản lý dự án trong các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn nhất đến kết
quả thành công là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện thành công các dự án.
Các nhân tố quan trọng khác là chất lượng của nhóm dự án; sự trưởng thành quản lý
dự án của tổ chức; mức độ hội tụ của các bên liên quan và sự ổn định bối cảnh bao
gồm sự trưởng thành về công nghệ và kinh nghiệm của các dự án tương tự (Alam và
cộng sự, 2008). Mishra và các cộng sự (2011) chỉ ra rằng người quản lý dự án nên đảm


13

bảo rằng anh ta đang hoàn thành dự án trong khi vẫn lưu ý đến các tiêu chuẩn đạo đức
và tác động xã hội.
Osorio và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu các nhân tố thành công quan trọng
trong quản lý dự án với đối tượng là các công ty trong lĩnh vực năng lượng tại Brazil.
Tác giả thu nhập dữ liệu bằng bảng hỏi gửi đến nhà quản lý liên quan đến các dự án

của công ty. Dựa vào tổng quan tài liệu, tác giả chỉ ra các nhân tố tác động đến thành
công quản lý dự án là Hỗ trợ từ quản lý cấp trên; Mục tiêu rõ ràng và thực tế; Kế
hoạch dự án chi tiết và cập nhật; Các kênh và hệ thống giao tiếp hiệu quả; Sự tham gia
và cam kết của các bên liên quan; Kiểm soát hiệu quả các thay đổi; Sự sẵn có của
thơng tin về lịch sử của các dự án trước đó; Cơ cấu tổ chức phù hợp; Quy trình hiệu
quả để thuê nhà cung cấp; Đội dự án và quản lý có trình độ; Cơng cụ và phương pháp
quản lý dự án đầy đủ; Quy mô và độ phức tạp của dự án. Kết quả chỉ ra rằng, theo ý
kiến của người trả lời, các nhân tố thành công quan trọng sau đây có tầm quan trọng
với hiệu quả chung của quản lý dự án dự án: Hỗ trợ từ quản lý cấp trên, Sự tham gia và
cam kết của các bên liên quan, Hệ thống giao tiếp hiệu quả, Quy trình hiệu quả để thuê
nhà cung cấp, Kiểm soát hiệu quả các thay đổi, và Mục tiêu rõ ràng và thực tế, trong
đó kết quả nghiên cứu chỉ ra hỗ trợ từ quản lý cấp trên tác động đáng kể đối với thành
công của quản lý dự án. Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong việc phân tích, trong bối
cảnh quản lý dự án, chỉ các thuộc tính hiệu quả và hiệu quả, cùng với các nhân tố
thành công quan trọng tương ứng của chúng theo thứ tự tầm quan trọng và mối tương
quan giữa các biến. Các nhân tố thành cơng quan trọng được phân tích ở bài nghiên
cứu có thể khơng đủ để đảm bảo thành công của một dự án với bối cảnh phức tạp
trong đó một dự án có thể được đưa vào và các nhân tố thành công quan trọng này đã
được các tác giả coi là phù hợp nhất và quản lý dự án.
Besteiro và các cộng sự (2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công của quản lý dự án. Dữ liệu được phân tích bởi các nhà quản lý dự án từ 28
công ty thông qua một bảng câu hỏi (khảo sát) xác nhận những biến quan trọng nhất
và những biến áp dụng cho hầu hết các công ty vừa và lớn. Dữ liệu được phân tích
thơng qua phân tích chung và phương pháp AHP được tập hợp thành một số lượng lớn
các biến, cho mức độ quan trọng và ứng dụng. Các nhân tố được chia làm 4 nhóm
nhân tố chính là nhóm kỹ năng quản lý, nhóm các nhân tố thành cơng quan trọng,
nhóm kiểm tra và giám sát, nhóm bài học kinh nghiệm rút ra. Trong đó theo thứ tự
quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý dự án là: 1) Nhóm năng lực quản lý - khả
năng giao tiếp, xác định tiến độ, chấp nhận đề xuất của dự án, chỉ rõ vai trò và trách
nhiệm, xác định mục tiêu và mục tiêu thực tế và đánh giá nhóm; 2) Nhóm các nhân tố

thành công quan trọng - xác định phạm vi của dự án, thời hạn của dự án, hợp đồng, lập


×