Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Luận án Tiến sĩ Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ DANH LƯỢNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG TỪ QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ SIÊU NHỎ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ DANH LƯỢNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG TỪ QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ SIÊU NHỎ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Khoa QTKD)
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Lê Danh Lượng

năm 2023


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG TỪ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
SIÊU NHỎ ...................................................................................................................... 8
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ........................................................................... 8
1.1.1. Doanh nghiệp .................................................................................................. 8
1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ..................................................................... 13
1.2. Tín dụng và tín dụng quỹ tín dụng nhân dân................................................. 19
1.2.1. Khái quát về tín dụng ................................................................................... 19
1.2.2. Tín dụng quỹ tín dụng nhân dân ................................................................... 24
1.2.3. Quy trình cấp tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân...................................... 26
1.2.4. Nguyên tắc và hình thức cho vay doanh nghiệp của Quỹ tín dụng nhân dân..... 31
1.3. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng nhân dân của các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ............................................................................................ 33
1.3.1. Khái niệm về khả năng tiếp cận vốn tín dụng .............................................. 33
1.3.2. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận vốn tín dụng ...................................................... 35
1.3.3. Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng
nhân dân của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ .......................................................... 38
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 45
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................. 46
2.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn
tín dụng của doanh nghiệp ...................................................................................... 46
2.2. Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................... 60
2.2.1. Mơ hình nghiên cứu gốc (Mơ hình 5C của Jankowicz và Hisrich) .............. 60


iii


2.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 65
2.2.4. Mơ hình nghiên cứu...................................................................................... 77
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 80
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 81
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 81
3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 83
3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 83
3.2.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................. 83
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 83
3.3. Cấu trúc của bảng hỏi....................................................................................... 87
3.4. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 92
3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 92
3.4.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 92
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 97
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 98
4.1. Khái quát về hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn
nghiên cứu ................................................................................................................. 98
4.1.1. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh ................... 98
4.1.2. Lao động trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động có kết quả
kinh doanh ............................................................................................................ 101
4.1.3. Thu nhập bình quân .................................................................................... 102
4.1.4. Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ........................................... 103
4.1.5. Doanh thu thuần ......................................................................................... 104
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm............................................................... 106
4.2.1. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ .......... 106
4.2.2. Năng lực của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên ............................... 106
4.2.2. Tài sản bảo đảm .......................................................................................... 107
4.2.3. Năng lực trả nợ của doanh nghiệp .............................................................. 108
4.2.4. Quan hệ của doanh nghiệp ......................................................................... 109
4.2.5. Minh bạch tài chính của doanh nghiệp ....................................................... 109

4.2.6. Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp ............................................................... 110


iv

4.2.7. Chi phí vốn vay .......................................................................................... 111
4.2.8. Chính sách tín dụng .................................................................................... 112
4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................. 113
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 115
4.4.1. Phân tích EFA cho biến độc lập ................................................................. 116
4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............................................................. 119
4.4.3. Kết quả của mơ hình EFA .......................................................................... 120
4.5. Phân tích hồi qui đa biến ................................................................................ 120
4.5.1. Các kiểm định ............................................................................................. 120
4.5.2. Kết quả hồi quy .......................................................................................... 124
4.5.3. Phân tích đặc điểm của doanh nghiệp ........................................................ 127
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 130
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ .. 131
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 131
5.1.1. Về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ..... 131
5.1.2. Về năng lực của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên .......................... 132
5.1.3. Về tài sản bảo đảm ..................................................................................... 133
5.1.4. Về năng lực trả nợ của doanh nghiệp ......................................................... 134
5.1.5. Về quan hệ của doanh nghiệp ..................................................................... 136
5.1.6. Về minh bạch tài chính của doanh nghiệp ................................................. 137
5.1.7. Về lịch sử vay nợ của doanh nghiệp........................................................... 138
5.1.8. Về chi phí vốn vay ...................................................................................... 139
5.1.9. Về chính sách tín dụng ............................................................................... 139
5.2. Những hạn chế của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và quỹ tín dụng nhân dân . 141
5.2.1. Những hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ .............................. 141

5.2.2. Những hạn chế về phía quỹ tín dụng nhân dân .......................................... 144
5.3. Hàm ý quản lý ................................................................................................. 146
5.3.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ................................................. 146
5.3.2. Đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân........................................................... 153
5.4. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 160
5.4.1. Đối với Chính phủ ...................................................................................... 160


v

5.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 161
5.4.3. Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 161
Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 163
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 164
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 169
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 176


vi

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

BCTC

Báo cáo tài chính


DAĐT/PAKD

Dự án đầu tư/phương án kinh doanh

DNNVSN

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EFA

Explorotory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá.

GDP

Gross domestic product- Tổng sản lượng quốc nội

GTSD

Giá trị sử dụng

HHDN

Hiệp hội doanh nghiệp

KHCN


Khoa học công nghệ

KHTS

Khấu hao tài sản

KTTT

Kinh tế thị trường

KVSX

Khu vực sản xuất

NCĐL

Nghiên cứu định lượng

NCĐT

Nghiên cứu định tính

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


OLS

Ordinary Least Square - Bình phương nhỏ nhất

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

SPTD

Sản phẩm tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVTD

Tiếp cận vốn tín dụng


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Worl Bank ..................................... 13

Bảng 1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo qui mô trên thế giới ......... 14
Bảng 1.3. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 39/2018/NĐCP năm 2018 của Chính phủ........................................................................ 16
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................ 57
Bảng 2.2. Tổng hợp điều chỉnh các nhân tố tác động khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ......................................................... 63
Bảng 2.3. Kết quả hồi quy với sự tham gia của các biến: QHDN, MBTC và QHDN*MBTC ... 75
Bảng 2.4. Kết quả hồi quy với sự tham gia của các biến: LSVN, CSTD và LSVV*CSTD ..... 77
Bảng 3.1. Thang đo đặc điểm của doanh nghiệp........................................................... 87
Bảng 3.2. Thang đo của mơ hình nghiên cứu ................................................................ 88
Bảng 4.1. Số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động có kết quả SXKD .......... 99
Bảng 4.2. Số lượng lao động trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động có
kết quả SXKD ............................................................................................101
Bảng 4.3. Thu nhập trung bình của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
đang hoạt động có kết quả SXKD ..............................................................102
Bảng 4.4. Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động có kết quả
kinh doanh ..................................................................................................103
Bảng 4.5. Doanh thu thuần của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động có kết
quả SXKD ..................................................................................................105
Bảng 4.6. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng nhân dân của doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ ..........................................................................................106
Bảng 4.7. Năng lực của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên ...............................107
Bảng 4.8. Tài sản bảo đảm ..........................................................................................107
Bảng 4.9. Năng lực trả nợ của doanh nghiệp ..............................................................108
Bảng 4.10. Quan hệ của doanh nghiệp ........................................................................109
Bảng 4.11. Sự minh bạch về tài chính của doanh nghiệp ...........................................110


viii


Bảng 4.12. Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp .............................................................111
Bảng 4.13. Chi phí vốn vay .........................................................................................111
Bảng 4.14. Chính sách tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân .......................................112
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo thơng qua khảo sát chính thức ..114
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett các biến độc lập .............116
Bảng 4.17. Tổng phương sai trích của các biến độc lập..............................................117
Bảng 4.18. Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................118
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc ...............119
Bảng 4.20. Tổng phương sai trích biến phụ thuộc ......................................................119
Bảng 4.21. “ANOVA” .................................................................................................121
Bảng 4.22. Tóm tắt mơ hình ........................................................................................122
Bảng 4.23. Hệ số hồi quy ............................................................................................124
Bảng 4.24. Thứ tự tác động của các nhân tố ...............................................................127
Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả so sánh sự khác biệt về khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ .............................................................128


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình 5C tín dụng...................................................................................... 60
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 78
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 82
Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa .........................................................................123


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Về thực tiễn
Các DNNVSN ở Việt Nam đang trưởng thành nhanh và đóng góp lớn cho tăng
trưởng kinh tế quốc gia. Các doanh nghiệp trong cả nước đóng góp khoảng 60% vào
GDP của Việt Nam, trong đó các DNNVSN chiếm số lượng lớn và là lực lượng cơ bản
cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Tính đến 31/12/2020 có 478601 doanh nghiệp siêu
nhỏ, chiếm 69,9 % số doanh nghiệp cả nước; có 163 760 doanh nghiệp nhỏ, chiếm
23,9 %.1 Giai đoạn 2016- 2020, DNNVSN với chiếm 93,7 % số doanh nghiệp cả
nước2 (Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2022).
Các DNNVSN là một phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, các doanh
nghiệp này góp phần khỏa lấp những khoảng thị trường mà các doanh nghiệp lớn chưa
hoặc ít quan tâm đến. Các DNNVSN đang đóng góp vơ cùng quan trọng vào tăng trưởng,
thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tạo công ăn việc làm và cải thiện sinh kế của người dân.
Các DNNVSN là “lực lượng mới” trong phát triển kinh tế- xã hội3; thậm chí có thể nói
DNNVSN đang rất thích hợp với giai đoạn kinh doanh trong bối cảnh cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0. Để các DNNVSN phát triển, khơng chỉ cần có mơi trường kinh doanh
thuận lợi mà cịn cần nhiều điều kiện khác, trong đó vấn đề về vốn đang tác động rất
lớn đến các doanh nghiệp này.
DNNVSN và các hộ kinh doanh là một trong những “động cơ chính” cho nền kinh
tế Việt Nam và đang phát triển trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công
nghệ thấp do bất lợi về quy mô. Khả năng tiếp cận nguồn vốn là một trong những vướng
mắc mà doanh nghiệp siêu nhỏ gặp phải4. Các DNNVSN cần vốn để nâng cao công nghệ,
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mở rộng SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh. Song
các DNNVSN đang gặp những rào cản trong TCVTD, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.
Về chính sách, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 “Về hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp” giao cho NHNN triển khai để các TCTD thực hiện. NHNN đã có chỉ
1

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, trang 33
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, trang 35
3

Trao đổi của bà Trần Kiều- Vụ xây dựng kinh tế, Bộ Tài chính Trung Quốc tại Hội thảo quốc tế “ Chính sách tài
chính hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp siêu nhỏ” , do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Bộ tài
chính phối hợp với Viện Tài chính và Phát triển Châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Tài chính Trung Quốc đồng tổ
chức, ngày 27/11/2018
4
Phát biểu của PGS.TS Hoàng Trần Hậu tại Hội thảo quốc tế “ Chính sách tài chính hỗ trợ các hộ kinh doanh cá
thể và doanh nghiệp siêu nhỏ” , do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Bộ tài chính phối hợp với Viện Tài chính
và Phát triển Châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Tài chính Trung Quốc đồng tổ chức, ngày 27/11/2018.
2


2

đạo kịp thời tới các TCTD đẩy mạnh khả năng TCVTD cho các DNNVV. Nhưng kết
quả cấp tín dụng cho DNNVV chưa đạt yêu cầu, cụ thể là tỷ lệ dư nợ tín dụng
DNNVV cịn thấp (22% - 25%) so với dư nợ tín dụng tồn bộ nền kinh tế; số DNNVV
có thể TCVTD cịn khiêm tốn, chỉ hơn 30% DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân
hàng, gần 70% cịn lại sử dụng vốn tự có hoặc vay từ các nguồn vốn khác với chi phí
cao và nhiều rủi ro (Phan Trang, 2018). Các DNVSN đang phát triển mạnh nhưng do
bất lợi về quy mô, đặc điểm nên các doanh nghiệp này thường có tỷ suất lợi nhuận
khơng cao. Các DNNVSN đang phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh và
thiếu vắng vai trò rõ nét của chính sách nhà nước.
Khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ là khó tiếp cận các nguồn lực
phát triển. Nguồn vốn của các doanh nghiệp này ở Việt Nam chủ yếu dựa vào lợi
nhuận để lại và tín dụng chủ yếu huy động từ người thân, bạn bè. Việc huy động vốn
từ các TCTD đang còn nhiều bất cập. Với tỷ trọng cao và đặc trưng riêng có của loại
hình này, các DNNVSN rất cần các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Song thực tế
tiếng nói của các doanh nghiệp này vẫn khó thu hút sự quan tâm của cơng chúng và
chính phủ5.
Về mặt lý luận

Trong phạm vi khảo cứu của mình, tác giả thấy rằng:
Thứ nhất, có nhiều các nghiên cứu về TCVTD ngân hàng của các DNNVV
dưới nhiều cách tiếp cận, nhưng tác giả chưa phát hiện có cơng trình nghiên cứu sâu
trực tiếp về các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD của các DNNVSN.
Thứ hai, các nghiên cứu về TCVTD của các DNNVV dưới nhiều cách tiếp cận
khác nhau, nhưng tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu đi sâu vào vấn đề TCVTD từ
QTDND của các DNNVSN.
Thứ ba, các DNNVSN bị bất lợi hơn trong TCVTD, đặc biệt là tín dụng ngân
hàng. Và “có sự khác biệt trong khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp
vừa và các doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ”( Đặng Thi Huyền Hương, 2016, tr.149).
Các DNNVSN với năng lực tài chính kém, TSBĐ có giá trị thấp nên rất
khó TCVTD của các NHTM. Khi mục tiêu hướng tới của các NHTM là các doanh
nghiệp lớn và vừa sẽ bỏ rơi phân khúc dành cho DNNVSN. Mặc dù NHNN đã triển
khai tích cực những chính sách, tìm giải pháp tháo gỡ vốn vay cho các doanh
5

Võ Trí Thành tại Hội thảo quốc tế “ Chính sách tài chính hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp siêu
nhỏ”, do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Bộ tài chính phối hợp với Viện Tài chính và Phát triển Châu ÁThái Bình Dương, Bộ Tài chính Trung Quốc đồng tổ chức, ngày 27/11/2018.


3

nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ. Nhưng do đa phần các DNNVSN vẫn gặp nhiều khó
khăn có thể TCVTD của các NHTM.
Đặc trưng của tín dụng là cung cấp một lượng tài chính dựa trên sự tin trưởng
lẫn nhau. Người chủ nợ tin tưởng con nợ sẽ dùng khoản vay hiệu quả trong hạn định
để bảo đảm trả được nợ. Như vậy, cơ sở của quan hệ tín dụng là “lịng tin”. Người cho
vay tin rằng người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời họ cũng
tin là người sử dụng sẽ thu được lợi nhuận sau một thời gian hạn định thì quan hệ tín
dụng xảy ra.

Các doanh nghiệp sẽ dễ TCVTD khi có “mối quan hệ”. Mối quan hệ giúp
TCTD có được thơng tin chính xác về doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong hợp
đồng tín dụng do thơng tin bất đối xứng (Diamond, 1984; Berger và Udell, 1994). Do
giảm thiểu rủi ro nên TCTD sẵn sàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn và
địi hỏi ít thế chấp hơn. Thậm chí TCTD sẵn sàng cho vay mà lợi nhuận đặt ra một bên
trong những lúc các doanh nghiệp này gặp khó khăn. Đối với doanh nghiệp, mối quan
hệ sẵn có này được xem là tài sản quý giá vì chúng có thể làm giảm chi phí TCVTD
(Boot và Thaker, 1994; Von Thadden, 1995; Petersen và Rajan, 1994). “Mối quan hệ
người đi vay - người cho vay làm giảm lãi suất, cho thấy mối quan hệ mang lại thông
tin quan trọng về chất lượng người đi vay trong thị trường tín dụng Việt Nam” (Rand,
2007). Như vậy, điều quan trọng hàng đầu để xác lập quan hệ tín dụng chính là “lịng
tin”. Với uy tín được tạo lập từ trước, các doanh nghiệp sẽ là những người đi vay đáng
tin cậy nên dễ được chấp nhận hơn khi vay vốn.
Với những phân tích về lý luận cũng như thực tiễn ở trên tác giả thấy rằng: Đa
phần các DNNVSN gặp nhiều khó khăn có thể TCVTD của các NHTM. Khi các
NHTM chưa thực sự mặn mà trong việc cấp vốn tín dụng cho DNNVSN do hiệu quả
tín dụng khơng cao mà rủi ro mà chi phí thì khơng nhỏ khiến việc TCVTD từ QTDND
của các DNNVSN càng trở lên cần thiết hơn. QTDND được xem như một kênh
TCVTD khả thi cho các DNNVSN bởi đa phần các doanh nghiệp này trước đây là các
hộ kinh doanh và là thành viên của QTDND. Hơn nữa hầu hết các DNNVSN hoạt
động tại địa phương, vì vậy giữa QTDND và các doanh nghiệp này có sự thấu hiểu về
nhau, có mối quan hệ mật thiết để có thể trở thành đối tác tin cậy. Các DNNVSN dễ
TCVTD vì có sự hiểu biết lẫn nhau rất rõ ràng khi mà các chủ doanh nghiệp đã có
khoảng thời gian khơng nhỏ là thành viên của QTDND- đó là “mối quan hệ”. Mối
quan hệ giúp QTDND có được thơng tin chính xác về các doanh nghiệp này để giảm
rủi ro trong hợp đồng tín dụng do thông tin bất đối xứng. Đối với doanh nghiệp, mối
quan hệ sẵn có này được xem là tài sản q giá vì chúng có thể làm giảm chi phí


4


TCVTD. Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến khả năng
tiếp cận vốn tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD từ
QTDND của các DNNVSN tại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị và hàm ý
quản lý để tăng khả năng TCVTD từ QTDND của các doanh nghiệp này.
Các mục tiêu cụ thể
- Khảo cứu lý luận về DNNVSN, tín dụng, vốn tín dụng và tác động của vốn tín
dụng với DNNVSN; Tiếp cận vốn tín dụng, khả năng TCVTD và các nhân tố tác động
đến khả năng TCVTD của DNNVSN.
- Xem xét hiện trạng các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD từ QTDND
của các DNNVSN. Phân tích, kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD từ
QTDND của các DNNVSN.
- Gợi mở các hàm ý quản lý và khuyến nghị nhằm tăng khả năng TCVTD
của DNNSN.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục tiêu, luận án sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DNNVSN, vốn tín dụng từ QTDND, và khả
năng TCVTD từ QTDND của các DNNVSN.
- Xác định các nhân tố tác động đến khả năng TCVTD từ QTDND của một số
tỉnh thành của Việt Nam và mức độ tác động.
- Đề xuất những hàm ý quản lý và một số khuyến nghị và giải pháp để tăng khả
năng tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng nhân dân của các DNNVSN tại một số tỉnh
thành của Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào tác động tới khả năng TCVTD từ QTDND của các DNNVSN

tại một số tỉnh thành của Việt nam như thế nào?
- Mỗi nhân tố tác động ra sao đến khả năng TCVTD từ QTDND của các
DNNVSN? Độ mạnh và xu thế tác động của từng nhân tố? Nhân tố nào tích cực?
Nhân tố nào tiêu cực?


5

- Cần có giải pháp gì để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng
nhân dân của các DNNVSN tại một số tỉnh thành của Việt Nam?
Các DNNVSN cần cải thiện những gì để có thể TCVTD từ QTDND? Đồng thời
QTDND cũng phải cần làm gì để có thể cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận án là “Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng từ Quỹ Tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung

+ Luận án nghiên cứu tín dụng của QTDND đối với các DNNVSN. Các
QTDND mà DNNVSN tiếp cận vốn tín dụng thuộc ba tỉnh, thành phố tỉnh phía Bắc là
Thanh Hóa, Bắc Ninh và Hà Nội là các địa phương có số lượng doanh nghiệp đang hoạt
động hàng đầu tại Việt Nam và hệ thống QTDND cũng phát triển mạnh.
+ Luận án xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả TCVTD từ QTDND
thuộc về các DNNVSN, thuộc về QTDND.
Phạm vi không gian
Luận án nghiên cứu khả năng TCVTD từ QTDND các DNNVSN thuộc ba
tỉnh thành phía Bắc là Thanh Hóa, Bắc Ninh và Hà Nội là ba địa hương nằm trong 10
địa phương có số lượng doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Tại thời điểm
31/12/2021, Hà Nội đứng thứ 2 với số doanh nghiệp đang hoạt động là 178493 doanh

nghiệp; Thanh Hóa đứng thứ 7 với 10088 doanh nghiệp; Bắc Ninh đứng thứ 8 với 13
944 doanh nghiệp6.
Năm 2016, Hà Nội có 103671 DNNVSN chiếm 94,1% trong tổng số 110215
doanh nghiệp của thành phố; Bắc Ninh có 4634 DNNVSN chiếm 87,1% trong tổng số
5319 doanh nghiệp của tỉnh; Thanh hóa 7244 DNNVSN chiếm 91,1 % trong tổng số
7948 doanh nghiệp của tỉnh. Đến năm 2020, Hà Nội có 136720 DNNVSN chiếm
94,4% trong tổng số 144808 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 9014 DNNVSN chiếm 87,3%
trong tổng số 10322 doanh nghiệp tồn tỉnh; Thanh Hóa có 11245 DNNVSN chiếm
97,4% trong tổng số 11541 doanh nghiệp toàn tỉnh7.
6
7

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, tr.63.
Tác giả tổng hợp từ bảng 4.1


6

Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp phân tích của luận án tập trung trong khoảng thời gian 2016 2021 , số liệu khảo sát từ tháng 02/2019 đến tháng 08/2020.
8

5. Cách tiếp cận nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả lựa chọn cách tiếp cận trực tiếp kết hợp
với nghiên cứu tại bàn với sử dụng các phương pháp phù hợp với cách tiếp cận như:
phân tích, tổng hợp, thống kê mơ tả, so sánh, đánh giá,...
Dữ liệu sử dụng bao gồm DLSC và (DLTC. DLTC được lấy từ các nguồn thống kê,
các nghiên cứu trước. DLSC được thu thập qua phỏng vấn, khảo sát bằng bảng hỏi.
Thu thập DLSC được thực hiện qua: phỏng vấn, thảo luận nhóm, điều tra qua
bảng hỏi. Phương pháp chọn mẫu khoa học, đảm bảo tính đại diện cho đối tượng

nghiên cứu. Dữ liệu điều tra sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới trong mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được tác giả xây dựng dựa trên việc kế thừa từ các nghiên
cứu trước, đồng thời phát triển dựa vào ý kiến chuyên gia, tác giả đã đưa vào mơ hình
nghiên cứu hai biến mới đó là:
(1) Biến mới “Quan hệ doanh nghiệp/Minh bạch tài chính” tác động đến khả
năng TCVTD từ QTDND của DNNVSN. Biến này thể hiện mối quan hệ điều tiết của
biến “Quan hệ của doanh nghiệp” đối với biến “Minh bạch tài chính của doanh
nghiệp”. Kết quả nghiên cứu cho thấy “Quan hệ của doanh nghiệp” có vai trị điều tiết
tác động của “Minh bạch tài chính của doanh nghiệp” đến khả năng TCVTD từ
QTDND của các DNNVSN. Các DNNVSN thường thiếu kiến thức về kế toán, do vậy,
BCTC của các doanh nghiệp này khơng thể hiện được thực trạng tài chính của doanh
nghiệp. Điều này tạo rào cản không nhỏ trong việc TCVTD của các doanh nghiệp này.
Vì vậy, phát triển mối quan hệ tốt sẽ làm giảm khoảng cách giữa doanh nghiệp và
QTDND, giúp hai bên hiểu biết sâu sắc hơn về đặc điểm, mục tiêu và cho phép mong
đợi những kết quả tốt đẹp.
(2) Biến mới “Lịch sử vay nợ/Chính sách tín dụng” tác động đến khả năng
TCVTD từ QTDND của DNNVSN. Biến này cho biết mối quan hệ điều tiết của biến
“Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” với biến “Chính sách tín dụng của QTDND”. Nó
8

Dữ liệu được công bố năm 2022


7

cho thấy “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” có vai trị điều tiết ảnh hưởng của “Chính
sách tín dụng của QTDND” đến khả năng TCVTD của các DNNVSN. Khi doanh
nghiệp có lịch sử vay vốn tốt- thể hiện bằng điểm tín dụng, thì sẽ được hưởng những

chính sách ưu đãi tín dụng hơn về lãi suất, hạn mức vay,vay tín chấp…, do vậy sẽ dễ
TCVTD từ QTDND hơn.
Những đóng góp về thực tiễn
Một là, luận án trình bày những thơng tin có ý nghĩa về thực trạng TCVTD từ
QTDND của DNNVSN thơng qua phân tích các số liệu, qua đó gợi mở các hàm ý
quản lý cho DNNVSN và QTDND.
Hai là, luận án chỉ ra rằng, trong thực tiễn các QTDND xem xét việc cấp tín
dụng cho DNNVSN thì vấn đề “Minh bạch tài chính” của doanh nghiệp chịu tác động
quan trọng của “Quan hệ của doanh nghiệp” với QTDND, với các doanh nghiệp lớn,
với các DNNVV, với chính quyền nơi doanh nghiệp hoạt động và tham gia các
HHDN. Cụ thể, biến “Quan hệ của doanh nghiệp” có tác động điều tiết tác động của
biến “Minh bạch tài chính của doanh nghiệp” đến khả năng TCVTD từ QTDND của
các DNNVSN.
Ba là, luận án đã làm rõ quan hệ giữa “Lịch sử vay nợ/Chính sách tín dụng” với
khả năng TCVTD từ QTDND của DNNVSN, đó là mối quan hệ điều tiết. Biến “Lịch
sử vay nợ của doanh nghiệp” điều tiết tác động của biến “Chính sách tín dụng của
QTDND” đến khả năng TCVTD của các DNNVSN.
Bốn là, luận án đã đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN, với địa
phương việc hồn thiện và triển khai chính sách giúp các DNNVSN nâng cao khả
năng TCVTD từ QTDND.
7. Bố cục của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, Kết luận và 5 chương như sau:
Chương 1: Luận cứ khoa học về khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng
nhân dân của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý quản lý.



8

CHƯƠNG 1
LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
TỪ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ SIÊU NHỎ

1.1. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
1.1.1. Doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu về doanh nghiệp vì tiếp cận doanh nghiệp ở những góc độ
khác nhau. Khái niệm về doanh nghiệp cũng như bao khái niệm khác được nghiên cứu
dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Theo Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2009), khái niệm doanh
nghiệp bắt đầu từ phạm trù xí nghiệp. Đó là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách
có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ. Xí nghiệp là những đơn vị kinh tế
vừa phụ thuộc, vừa khơng phụ thuộc vào cơ chế kinh tế.
Xí nghiệp là mơ hình khơng phụ thuộc vào cơ chế kinh tế với ba đặc trưng: (1)
Sự kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa/dịch vụ, (2) Nguyên tắc “cân bằng
tài chính” và (3) Nguyên tắc “hiệu quả”.
Xí nghiệp là tổ chức phụ thuộc vào cơ chế kinh tế khi xí nghiệp vận hành theo
cơ chế kế hoạch hóa và cơ chế thị trường.
Trên cơ sở đó, khái niệm về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là một xí nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều là xí nghiệp nhưng khơng có
nghĩa là xí nghiệp là doanh nghiệp” (Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền, 2009)
Với cách tiếp cận theo nghĩa tổ chức doanh nghiệp được xem là nhóm người
hoạt động cùng nhau, có chung mục đích và có các ngun tắc quản trị nhất định, đó là
các chuẩn mực điều hành tổ chức hướng đến mục tiêu đã đề ra.
Các tác giả cho rằng, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ
chế thị trường. Hạn chế của khái niệm này là dựa trên cơ sở định nghĩa tổ chức cần

điều kiện tối thiểu hai người.
Như vậy, vấn đề cốt yếu của doanh nghiệp theo nghĩa xí nghiệp hay tổ chức là
nó hoạt động trong cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, giá cả sẽ là cơ sở để


9

doanh nghiệp Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? với mục tiêu
là tối đa hóa lợi nhuận. Mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa doanh
nghiệp và khách hàng được vận hành qua quan hệ quan hệ Cung- Cầu. Động lực lợi
nhuận sẽ chỉ huy hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự quyết định
hình thức SXKD, tự chịu trách nhiệm, lãi hưởng, lỗ chịu, chấp nhận cạnh tranh là
những đặc trưng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
M.Francois Peroux, cho rằng “Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà
tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố)
khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những
sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản
phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”.
Doanh nghiệp ở đây được tiếp cận theo chức năng. Theo cách tiếp cận này, các
doanh nghiệp được thành lập là để kinh doanh với mục đích tìm kiếm trên cơ sở đáp
ứng lợi ích cho người tiêu dùng. Trong thực tiễn, có những doanh nghiệp thành lập
khơng vì lợi nhuận, đó là doanh nghiệp cơng ích/doanh nghiệp xã hội, do nhà nước là
chủ sở hữu, mục tiêu của doanh nghiệp này là vì lợi ích xã hội, đem lại lợi ích cho đại
bộ phận dân cư.
Theo cách tiếp cận phát triển, “Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất
ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành cơng, có
lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đơi khi
tiêu vong do gặp phải những khó khăn khơng vượt qua được.”9
Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp sinh ra để tạo ra “của cải vật chất cho xã
hội”. Doanh nghiệp sinh ra, phát triển cùng với những thành cơng và những thất bại,

và có thể khơng tồn tại.
Trong thực tiễn, những hoạt động của doanh nghiệp không riêng lẻ hay mang
tính cá biệt, mà các hoạt động diễn ra liên tục và chuyên nghiệp. Với cách tiếp cận này
thì một đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng
mang tính chuyên nghiệp, liên tục và dài hạn mới được coi là một doanh nghiệp.
Về bản chất thì khái niệm doanh nghiệp là chỉ các mơ hình doanh nghiệp, trong
đó cơng ty là một mơ hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Ở của các quốc gia phát
triển, công ty là tổ chức được thành lập với vốn góp, các thành viên chịu trách nhiệm
trong giới hạn vốn góp của họ. Cơng ty hoạt động trên cơ sở thống nhất về quản lý

9

Trích Kinh tế doanh nghiệp, D.Larua.A Caillat- Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992


10

điều hành, có thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu và được thừa nhận tư cách
pháp nhân.
Dù ở góc độ nào thì doanh nghiệp cũng là một tổ chức và mục tiêu của nó là
kinh doanh để tìm kiếm lợi ích. Như vậy có thể hiểu doanh nghiệp là một công ty hoạt
động với mục tiêu là kiếm lời.
Dưới góc độ pháp lý, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch, có tài sản, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh10”.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thành lập là để kinh doanh kiếm lời. Các doanh
nghiệp là một đơn vị kinh tế “vị lợi”.
Tuy có những cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp, nhưng trong các cách hiểu
đó có những điểm chung đó là doanh nghiệp được thành lập là để tìm kiếm lợi nhuận
trên cơ sở thỏa mãn người tiêu dùng. Tác giả cho rằng: Doanh nghiệp là tổ chức kinh

tế được thành lập theo qui định của luật pháp với mục đích là kinh doanh trên cơ sở
thỏa mãn lợi ích người tiêu dùng, qua đó tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời thực hiện
trách nhiệm với cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Một là, doanh nghiệp “có tính hợp pháp”. Tính hợp pháp được biểu hiện qua
việc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đến cơ quan chức
năng để được thành lập.
Khi có giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp có “tư cách
pháp nhân” để thực hiện các hoạt động SXKD và doanh nghiệp phải cam kết với các
việc làm bằng tài sản của doanh nghiệp.
Tính hợp pháp được biểu hiện qua việc doanh nghiệp xin thành lập để xác nhận
sự hiện diện của doanh nghiệp về luật pháp. Doanh nghiệp phải cam kết về nghĩa vụ
tài chính, các khoản nợ khi phá sản/giải thể.
Như vậy, để có tư cách pháp nhân tham gia hoạt động SXKD thì doanh nghiệp
phải đăng ký một cách hợp pháp. Thủ tục đăng ký mang tính “hai chiều”, để thành lập,
doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin phép, nếu cơ quan có thẩm quyền chấp thuận sẽ cấp
phép cho doanh nghiệp thành lập. Khi đó doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ

10

Khoản 10, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021


11

những cũng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy, giấy phép thành lập doanh
nghiệp chính là giấy khai sinh của doanh nghiệp.
Hai là, doanh nghiệp hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài với định

hướng tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp thành lập là nhằm tìm kiếm lợi ích qua
việc phục vụ người tiêu dùng. Nhưng cũng có doanh nghiệp xã hội hoạt động phi lợi
nhuận mà vì cộng đồng, vì xã hội, vì mơi trường.
Ba là, tính tổ chức của doanh nghiệp khi hoạt động. Điều này được biểu hiện
qua cơ chế điều hành, bộ máy nhân sự. Các doanh nghiệp đều có tính tổ chức, cơ cấu
nhân sự, bộ máy quản trị, trụ sở giao dịch và tài sản kèm theo đó là tư cách pháp
nhân/trừ doanh nghiệp tư nhân.

1.1.1.3. Vốn của doanh nghiệp
Trong hoạt động SXKD, vốn là vấn đề rất quan trọng nên các doanh nghiệp
ln tìm cách để có đủ vốn và dùng nó hiệu quả. Ở mỗi góc độ sẽ có có cách nhìn về
vốn khơng giống nhau. Vốn của doanh nghiệp là một “quỹ tiền tệ đặc biệt” dùng cho
SXKD, nghĩa là để tích lũy chứ khơng phải để tiêu dùng.
Trong KTTT, “Vốn được hiểu là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá
trình tiếp theo của doanh nghiệp” (Nguyễn Đình Luận, 2016). Như vậy, vốn ngồi là yếu tố
đầu vào, nó cịn tham gia vào quá trình SXKD trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quan điểm thống kê/ kế toán, vốn được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, có khả năng huy động và dùng cho hoạt
động SXKD của doanh nghiệp để sinh lời. Vốn là tài sản được biểu hiện bằng tiền và
tài sản là hình thức hiện vật của vốn ở thời điểm nhất định.
Trên góc độ yếu tố sản xuất thì K.Mark cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá
trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Và K.Mark cũng
cho rằng chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra “giá trị thặng dư” cho nền kinh tế.
Paul A.Samuelson, thì cho rằng: Đất đai, lao động là các yếu tố đầu vào, cịn
vốn và hàng hố vốn là thành quả của q trình sản xuất. Vốn bao gồm những hàng
hố lâu bền được sản xuất ra và được dùng làm đầu vào cho q trình sản xuất sau đó.
Đặc điểm căn bản hàng đầu của hàng hoá vốn là vừa là đầu ra, vừa là đầu vào của quá
trình sản xuất.
Để có các đầu vào cho SXKD, các doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng
trước được gọi là vốn của doanh nghiệp. Có thể hiểu, Vốn của doanh nghiệp là biểu

hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của


12

doanh nghiệp để tạo ra hàng hóa/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhằm
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Đặc điểm của vốn
Thứ nhất, vốn là “hàng hố đặc biệt”, vì trước tiên, vốn có giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của vốn biểu hiện qua khoản phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có nó. Giá trị sử dụng
của vốn biểu hiện qua việc mua sắm tư liệu sản xuất, hàng hoá phục vụ cho SXKD.
Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ khơng có đồng vốn vơ chủ.
Thứ ba: Vốn phải luôn luôn vận động sinh lời.
Thứ tư: Vốn được tích tụ đến một lượng nhất định mới được đầu tư vào SXKD.
Nguồn hình thành vốn
Theo phạm vi, có nguồn vốn trong và ngồi doanh nghiệp
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn được tập hợp từ chính hoạt
động của doanh nghiệp như: Khấu hao TSCĐ, lợi nhuận, quỹ dự trữ, dự phòng, thu từ
nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn được tập hợp từ bên ngoài
doanh nghiệp dùng cho SXKD như: Vay các TCTD, tổ chức kinh tế, cá nhân/người lao
động trong doanh nghiệp.
Nhìn nhận theo phạm vi huy động sẽ giúp các chủ doanh nghiệp lập kế hoạch
tài chính, lựa chọn nguồn vốn cho tương lai căn cứ vào quy mô về vốn và hoạt động
SXKD nhằm sử dụng hiệu quả của vốn.
Tóm lại: Vốn được thể hiện bằng tiền của những tài sản mà doanh nghiệp sử
dụng vào q trình SXKD nhằm tìm kiếm lợi ích. Vốn là một đầu vào không thể
thiếu của doanh nghiệp, cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và vốn
vay. Để có đủ vốn cho SXKD, các doanh nghiệp tập trung vốn từ các nguồn khác
nhau như: vốn góp của các cổ đơng, vốn tín dụng của các TCTD, vay người thân,

bạn bè, tín dụng thương mại. Tùy theo điều kiện và loại hình mà doanh nghiệp huy
động linh hoạt, sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, vốn vay để có lợi nhuận tối đa.

1.1.1.4. Vai trị của vốn với doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của vốn, trình độ cơng
nghệ, đội ngũ quản lý, hiệu quả sử dụng vốn..., trong đó hiệu quả sử dụng vốn được
các doanh nghiệp hết sức chú trọng. Vốn là cơ sở để doanh nghiệp ra đời, để doanh
nghiệp mở rộng hoạt động, cải tiến công nghệ, trang thiết bị. Khi khơng đủ vốn thì


13

hoạt động của doanh nghiệp sẽ đình trệ, phát sinh tác động tiêu cực đến doanh nghiệp
cũng như người lao động. Vốn có những vai trị sau:
Về pháp lý: Một doanh nghiệp khi thành lập thì doanh nghiệp phải có một
lượng vốn đảm bảo pháp lý gọi là “vốn pháp định”, khi đó xác lập địa vị pháp lý của
doanh nghiệp. Suốt tiến trình hoạt động SXKD, nếu vốn của doanh nghiệp thấp hơn
quy định thì doanh nghiệp đó sẽ: phá sản/sáp nhập. Như vậy, vốn là nền tảng quan
trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp.
Về kinh tế: Vốn là một nhân tố quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Nó
đảm bảo khả năng mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cho hoạt động
SXKD tiến hành liên tục, giúp doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Và
vốn còn là điều kiện để sử dụng lao động, hàng hố, lưu thơng và tiêu thụ hàng hố.
Trong q trình SXKD, vốn bắt đầu từ sản xuất đến lưu thông và quay trở về hình thái
tiền tệ ban đầu. Lưu chuyển của vốn giúp doanh nghiệp thực hiện sản xuất và sản xuất
mở rộng.

1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
1.1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Worl Bank

Quy mô doanh nghiệp

Doanh thu

Số lao động

Tài sản

Doanh nghiệp siêu nhỏ

< 10

< $100 000

< $100 000

Doanh nghiệp nhỏ

< 50

< $3 triệu

< $3 triệu

Doanh nghiệp vừa

< 300

< $15 triệu


< $15 triệu

hàng năm

Quy mơ vay trung bình
Doanh nghiệp siêu nhỏ

< $10 000

Doanh nghiệp nhỏ

< $100 000

Doanh nghiệp vừa

< $ 1 triệu
Nguồn: Tổng hợp từ Worl Bank (2018)

Theo quy mô, DNNVV gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa. Song có nhiều định nghĩa, cách phân loại không giống nhau.
Ranh giới xác định giữa các nhóm doanh nghiệp ở các nước là không giống nhau,


14

và ở mỗi nước thì mỗi thời kỳ phát triển lại phân loại doanh nghiệp với những tiêu
chí riêng.
Bảng 1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo qui mơ trên thế giới
Stt


Quốc gia

Tiêu chí

1

Áo

Ít hơn 250 lao động

2

Bỉ

Ít hơn 250 lao động

3

Canada

Ít hơn 500 lao động

5

Trung Quốc

Phân loại theo ngành

6


Colombia

Ít hơn 200 lao động

7

Séc

Ít hơn 250 lao động

8

Đan Mạch

Ít hơn 250 lao động

9

Estonia

Ít hơn 250 lao động

10

Hungary

11

NaUy


Lao động < 250; Doanh thu < 50 triệu EUR và/hoặc tài
sản dưới 43 triệu EUR

22

Israel

Lao động < 100; doanh thu < 100 triệu NIS

23

Nhật Bản

Phân loại theo ngành

24

Hàn Quốc

Phân loại theo ngành

25

Hong Kong

27

Mexico

28


Nga

29

Thụy Sĩ

< 100 lao động - trong sản xuất
< 50 lao động- với phi sản xuất
< 500 lao động- với lĩnh vực sản xuất
< 50 lao động trong dịch cụ
Lao động < 250, doanh thu <1.000 triệu RUB
< 250 lao động
< 200 lao động (sử dụng nhiều lao động) và tài sản dưới

30

Thái Lan

200 triệu THB
< 100 lao động ( sử dụng nhiều vốn)
< 250 lao động và tài sản dưới 40 triệu TRY

31

Thổ Nhĩ Kỳ

32

Anh


< 250 lao động

33

Mỹ

<500 lao động và < 7 triệu USD
Nguồn: OECD (2015)

Phân loại của Ngân hàng thế giới dựa vào lao động, tài sản, doanh thu kết hợp
với“quy mơ vay trung bình” để phân loại. Các nền kinh tế khác nhau và tại những thời


×