Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Luận án Tiến sĩ Phát triển du lịch cộng đồng vùng Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO THỊ THANH PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÙNG
CƠNG VIÊN ĐỊA CHẤT TỒN CẦU
NON NƯỚC CAO BẰNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2023


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO THỊ THANH PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÙNG
CƠNG VIÊN ĐỊA CHẤT TỒN CẦU
NON NƯỚC CAO BẰNG
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.31.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Trần Chí Thiện
2. TS. Nguyễn Quang Hợp


THÁI NGUYÊN - 2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt
động nghiêm túc, tìm tịi trong q trình nghiên cứu của tơi. Các nội dung nêu trong
luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên
cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và khơng trùng với
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Cao Thị Thanh Phượng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo và các thầy cơ giáo
Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & QTKD, Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho tơi học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Trần Chí Thiện, TS.
Nguyễn Quang Hợp là những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định
hướng để tơi hồn thành Luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Ban Quản lý Cơng viên địa chất tồn cầu
Non nước Cao Bằng, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục
Thống kê tỉnh Cao Bằng cùng các chủ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng, người dân bản địa đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực
hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã ln kịp thời động
viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án

Cao Thị Thanh Phượng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTIẾNG VIỆT .................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 3
5. Bố cục luận án.................................................................................................... 4
Chương 1 ............................................................................................................... 5
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN ................................................. 5
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ....................................................................................... 5
1.1. Những nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ..................................... 5
1.1.1.
Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 5
1.1.2.
Những nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................. 13
1.2. Đánh giá chung kết quả các cơng trình khoa học đã nghiên cứu ............... 21

1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu luận án ..... 22
Tóm lược chương 1 .............................................................................................. 24
Chương 2 ............................................................................................................. 25
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..................... 25
CỘNG ĐỒNG VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU ........................... 25
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ vùng Cơng viên địa chất tồn cầu ............ 25
2.1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng ............................................................. 25
2.1.2. Cơ sở lý luận về Công viên địa chất toàn cầu ............................................. 30
2.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ vùng Công viên địa chất toàn cầu.......... 33
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng vùng Cơng viên
địa chất tồn cầu .................................................................................................. 39
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng ................................. 44
2.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số quốc gia ...................... 44
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số địa phương trong nước .............. 51
2.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển DLCĐ cho vùng CVĐCTCNN Cao Bằng
............................................................................................................................ 56


iv
Tóm lược chương 2 .............................................................................................. 57
Chương 3 ............................................................................................................. 58
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 58
3.1. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận ................................................ 58
3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 58
3.1.2. Phương pháp tiếp cận ................................................................................. 58
3.2. Khung phân tích và quy trình nghiên cứu ...................................................... 60
3.2.1. Khung phân tích ......................................................................................... 60
3.2.2.Các mơ hình lý thuyết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu .............. 62
3.2.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 65
3.3.Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 66

3.3.1. Mục đích .................................................................................................... 66
3.3.2. Phương thức nghiên cứu ............................................................................. 66
3.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến sự pháttriển
DLCĐ vùng CVĐCTCNN Cao Bằng ................................................................... 67
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 71
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................. 71
3.4.2. Phương pháp phân tích thơng tin ................................................................ 76
3.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 79
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển du lịch cộng đồng ................................ 79
3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCĐ ....... 81
Tóm lược chương 3 .............................................................................................. 82
Chương 4 ............................................................................................................. 83
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠIVÙNG ................. 83
CƠNG VIÊN ĐỊA CHẤT TỒN CẦU NON NƯỚC CAO BẰNG ..................... 83
4.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng ................................................................ 83
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 83
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 85
4.2. Tiềm năng phát triển DLCĐ vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng ....... 87
4.2.1.Giới thiệu về vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng ............................ 87
4.2.2. Tiềm năng phát triển DLCĐ vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng .... 88
4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng vùng CVĐC toàn cầu Non Nước Cao
Bằng .................................................................................................................... 92
4.3.1. Kết quả hoạt động du lịch cộng đồng vùng CVĐCTC Non nước Cao Bằng .... 92
4.3.2. Phát triển DLCĐ dưới góc độ cải thiện sinh kế cộng đồng ............................ 99
4.3.3. Phát triển DLCĐ dưới góc độ bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch....... 103
4.3.4. Phát triển DLCĐ dưới góc độ bảo vệ môi trường ..................................... 109


v
4.3.5. Phát triển DLCĐ dưới góc độ gia tăng dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách 112

4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng vùng
CVĐCTCNN Cao Bằng ..................................................................................... 116
4.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển DLCĐ vùng CVĐCTCNN CaoBằng ... 116
4.4.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển DLCĐ tại vùng
CVĐCTCNN Cao Bằng ..................................................................................... 124
4.5. Đánh giá chung về phát triển dlcđ tại vùng CVĐCTCNN Cao Bằng ........... 133
4.5.1. Những mặt đạt được ................................................................................. 133
4.5.2. Những hạn chế cịn tồn tại ........................................................................ 135
Tóm lược chương 4 ............................................................................................ 137
Chương 5 ........................................................................................................... 138
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ................. 138
TẠI VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU .......................................... 138
NON NƯỚC CAO BẰNG ................................................................................. 138
5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ........... 138
5.2. Quan điểm và định hướng phát triển DLCĐ vùng CVĐC toàn cầu Non Nước
Cao Bằng ........................................................................................................... 140
5.2.1. Quan điểm ................................................................................................. 140
5.2.2. Định hướng .............................................................................................. 140
5.2.3. Mục tiêu…………………………………………………………………..142
5.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng vùng CVĐC toàn cầu non
nước Cao Bằng .................................................................................................. 145
5.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch ........................................................ 145
5.3.2. Tăng cường sự tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương ..... 147
5.3.3. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch cộng đồng .................................. 148
5.3.4. Tăng cường công tác bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên du lịch .............. 151
5.3.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ................................ 152
5.3.6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quảng bá du lịch ........... 1533
5.4. Một số kiến nghị ......................................................................................... 155
5.4.1. Kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước..................... 155
5.4.2. Kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách hỗ trợ của địa phương trong phát triển

DLCĐ vùng CVĐCTC Non nước Cao Băng ...................................................... 155
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ .................. 159
CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................... 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................ Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 171


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

1.

BBĐXH

Bất bình đẳng xã hội

2.

CBDN

Cán bộ doanh nghiệp

3.

CĐĐP


Cộng đồng địa phương

4.

CVĐC

Công viên địa chất

5.

CVĐCTC NN

Công viên địa chất tồn cầu Non nước

6.

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cứu Long

7.

DL

Du lịch

8.

DLCĐ


Du lịch cộng đồng

9.

DLDVCĐ

Du lịch dịch vụ cộng đồng

10.

DLST

Du lịch sinh thái

11.

DN

Doanh nghiệp

12.

DT

Doanh thu

13.

HTX


Hợp tác xã

14.

KHCN

Khoa học công nghệ

15.

KTNN

Kinh tế Nhà nước

16.



Lao động

17.

NN

Nhà nước

18.

NQ


Nghị quyết

19.



Quyết định

20.

QLNN

Quản lý Nhà nước

21.

SL

Số lượng

22.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

23.

TW


Trung ương

24.

UBND

Ủy ban nhân dân

25.

VĐT

Vốn đầu tư

26.

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

STT


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT

Từ viết
tắt


Nghĩa đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

Association of South East
Asian Nations
Confirmatory Factor
Analysis
Center for the Community
Healthy and Development
Development Designated
Areas for Sustainable
Tourism Administration

Hiệp hội các Quốc gia Đơng
Nam Á

27.

ASEAN

28.

CFA

29.

COHED

30.


DASTA

31.

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

32.

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

33.

GGN

Global Geoparks Network

Cơng viên địa chất tồn cầu

34.

IUCN


International Union for
Conservation of Nature
Korean Tourism
Organisation
Non-Governmental
Organizations

Liên minh Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế

35.

KTO

Phân tích nhân tố khẳng định
Trung tâm Sức khỏe và Phát
triển cộng đồng
Cục Phát triển các Vùng Du
lịch Bền vững

Tổ chức Du lịch Hàn Quốc
Tổ chức phi chính phủ

36.

NGO

37.


OCOP

One Commune, One Product Mỗi địa phương một sản phẩm

38.

QOL

Quality of life

Chất lượng cuộc sống

39.

REST

Dự án du lịch sinh thái có
trách nhiệm

40.

SEM

Responsible Ecological
Social Tours Project
Structural Equation
Modeling
United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization

United Nations International
Children's Emergency Fund

41.

UNESCO

42.

UNICEF

43.

UGGps

UNESCO Global Geoparks

Mơ hình cấu trúc tuyến tính
Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hố của Liên
Hợp Quốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc
Cơng viên địa chất toàn cầu
UNESCO


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các loại hình DLCĐ ....................................................................... 29

Bảng 3.1. Các biến đo lường dự kiến cho sức hấp dẫn của điểm đến .................................... 67
Bảng 3.2. Các biến quan sát điều chỉnh cho thang đo sức hấp dẫn điểm đến ........................ 68
Bảng 3.3. Các biến đo lường dự kiến cho khả năng tiếp cận điểm đến.................................. 68
Bảng 3.4. Các biến quan sát điều chỉnh cho thang đo khả năng tiếp cận điểm đến ............... 68
Bảng 3.5. Các biến quan sát cơ sở hạ tầng điểm đến .............................................................. 69
Bảng 3.6. Các biến quan sát cho cơ sở hạ tầng điểm đến sau khi điều chỉnh......................... 69
Bảng 3.7. Các biến quan sát chosự tham gia DLCĐ của người dân địa phương................... 70
Bảng 3.8. Thang đo Chính sách hỗ trợ từbên ngoài cộng đồng.............................................. 70
Bảng 3.9. Các biến đo lường sự phát triển của DLCĐ ........................................................... 71
Bảng 3.10. Số lượng đối tượng điều tra khảo sát .................................................................... 73
Bảng 3.11. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý................................................. 75
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu đất tỉnh Cao Bằng năm 2021 .................................................. 84
Bảng 4.2. Dân số và lao động Cao Bằng đoạn từ năm 2018 - 2021....................................... 86
Bảng 4.3. Số lượng điểm DLCĐ trong vùng CVĐCTCNN Cao Bằng................................. 93
Bảng 4.4. Số lượng khách và doanh thu du lịch từ các điểm DLCĐ trong vùng CVĐCTCNN
Cao Bằng và khu vực lân cận giai đoạn 2016 - 2021.............................................................. 95
Bảng 4.5. Số lượng khách và doanh thu du lịch trên 3 tuyến trọng điểm vùng CVĐCTCNN
Cao Bằng từ năm 2016 đến năm 2021 .................................................................................... 97
Bảng 4.6. Số lượng khách và doanh thu du lịch của tỉnh Cao Bằng từ năm 2016 đến năm 2021
................................................................................................................................................... 98
Bảng 4.7. Kết quả phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 - 2020............................... 99
Bảng 4.8: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh Cao Bằng từ năm 2018 - 2021 .............. 100
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng đời sống người dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2018
- 2021 ...................................................................................................................................... 101
Bảng 4.10. Đánh giá của các bên về phát triển DLCĐ dưới góc độ cải thiện sinh kế cộng đồng
................................................................................................................................................. 102
Bảng 4.11. Tài nguyên du lịch đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch tại điểm DLCĐ vùng
CVĐCTCNN Cao Bằng ........................................................................................................ 103
Bảng 4.12. Các giá trị văn hóa truyền thống nổi bật của vùng CVĐCTCNN Cao Bằng.... 104
Bảng 4.13. Thống kê các chương trình đào tạo nhân lực du lịch tỉnhCao Bằng giai đoạn 2016

- 2021 ...................................................................................................................................... 106


ix
Bảng 4. 14.Đánh giá của các bên về phát triển DLCĐ dưới góc độ bảo tồn phát huy tài nguyên
du lịch...................................................................................................................................... 108
Bảng 4.15. Kết quả công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Băng từ năm 2018 2021......................................................................................................................................... 110
Bảng 4.16. Đánh giá các bên về tình hình môi trường.......................................................... 111
Bảng 4. 17. Số lượng homestay tại các điểm DLCĐ tại vùng CVĐCTCNN Cao Bằng và khu
vực lân cận từ năm 2016 - 2021............................................................................................. 112
Bảng 4.18. Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2016 - 2021 ......... 114
Bảng 4. 19. Đánh giá các bên về tình hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách ................... 116
Bảng 4.20. Cơng trình dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng tiêu biểu trong vùng CVĐCTCNN Cao
Bằng giai đoạn 2016 - 2021 ................................................................................................... 119
Bảng 4.21.Danh sách doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân tham gia đầu tư trực tiếp vào phát triển
du lịch cộng đồng vùng CVĐCTCNN Cao Bằng ................................................................ 123
Bảng 4.22. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................... 125
Bảng 4.23. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho các nhân tố......................... 127
Bảng 4.24. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha lần 2 .......................................... 128
Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến.......................................................... 129
Bảng 4.26. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's TestKMO and Bartlett's Test ................ 129
Bảng 4. 27. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập ............... 130
Bảng 4.28. Hệ số tổng hợp mơ hình hồi quy ......................................................................... 131
Bảng 4.29. Hệ số phương sai ................................................................................................. 131
Bảng 4.30. Phân tích hệ số hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng phát triển DLCĐ ................ 132
Bảng 4.31. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập ................................................... 132
Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT vềDLCĐ vùng CVĐCTCNNCao Bằng.................... 144
Bảng 5.2. Tóm lược hướng phát triển sản phẩm DLCĐ cho vùng CVĐC Non nước Cao Bằng
................................................................................................................................................. 151



x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3. 1. Khung phân tích thực trạng phát triển DLCĐ vùng CVĐCTCNN Cao
Bằng .................................................................................................................... 61
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 65
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu của Nopparat Satarat (2010) ................................ 62
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu của Polnyotee và Thadaniti (2015) ...................... 63
Hình 3.3. Mơ hình nghiên cứu của Đặng Trung Kiên (2020) ............................... 63
Hình 3.4. Mơ hình nghiên cứu của Park Witchayakawin & HT (2020) ................ 64
Hình 3.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ............................................... 64
Biểu đồ 4. 1.Đánh giá chung của đối tượng khảo sát về nhân tố sức hấp dẫn điểm
đến ...................................................................................................................... 117
Biểu đồ 4. 2. Đánh giá chung của đối tượng khảo sát về nhân tố ....................... 118
khả năng tiếp cận điểm đến ............................................................................... 118
Biểu đồ 4.3. Đánh giá chung của đối tượng khảo sát về nhân tố cơ sở hạ tầng ... 121
Biểu đồ 4.4. Đánh giá chung của đối tượng khảo sát về nhân tố sự tham gia ..... 122
DLCĐ người dân địa phương ............................................................................ 122
Biểu đồ 4.5. Đánh giá chung của đối tượng khảo sát về nhân tố Chính sách hỗ trợ
từ bên ngồi cộng đồng ....................................................................................... 124


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngành du lịch - ngành “cơng nghiệp khơng khói” với những đóng góp quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ hội việc làm cho các quốc gia. Năm 2019,
sau 10 năm tăng trưởng liên tiếp, ngành du lịch thế giới tạo ra hơn 9 nghìn tỷ USD
cho nền kinh tế toàn cầu [66]. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch năm
2020 thiệt hại 4,5 nghìn tỷ USD (giảm 49,1 %) lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm

73,9% [146] do các lệnh hạn chế đi lại trên tồn cầu nhằm ứng phó với dịch bệnh.
Nhưng mong muốn đi du lịch và khám phá của con người là một hành vi phổ biến và
có sức mạnh “Du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm” là thơng điệp du lịch của năm
2021. Ngày 15/3/2022 Việt Nam đã chính thức mở cửa du lịch đối với tất cả các hình
thức tại tất cả các cửa khẩu.
Du lịch rất quan trọng cho phục hồi kinh tế, tạo việc làm và các nguồn lực cần
thiết cho một đất nước. Tại Việt Nam, ngành du lịch đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ,
cụ thể: năm 1994 đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 tăng hơn 3 triệu
lượt; đến năm 2010 khách quốc tế đã vượt mốc 5 triệu lượt và từ năm 2010 đến năm
2018, chỉ mất 8 năm lượng khách quốc tế tăng lên gấp 3 lần, từ 5 triệu lượt lên 15
triệu lượt. Trong năm 2019, doanh thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng tăng 18,5% so với
năm 2018, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế (16,2%) tăng trưởng cao hơn hẳn mức
trung bình tồn cầu (3,8%), khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (4,6%) [66]. Đây là
những kết quả thực sự ấn tượng, ngành du lịch đã phát huy nội lực và đóng góp phần
lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong tình hình đại dịch toàn
cầu Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch đã tập trung vượt qua các khó khăn
cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn Bộ, ngành cả nước để sớm trở lại vị thế theo tinh
thầnNghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”[3] và Quyết định số 147/QĐ-TTg phê
duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” của Thủ tướng Chính
phủ [7] xác định du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du
lịch có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và thế giới.
Tại tỉnh Cao Bằng với những tiềm năng du lịch mà thiên nhiên trao tặng đã vinh
dự đón nhận danh hiệu cao quý Cơng viên địa chất tồn cầu Non nước (CVĐCTCNN)
Cao Bằng từ Hội đồng Chấp hành UNESCO vào năm 2018. Đây là cơ hội lớn cho
phát triển du lịch của tỉnh nói chung và của vùng CVĐCTCNN Cao Bằng nói riêng,
vừa củng cố công tác bảo tồn, vừa phát triển du lịch bền vững và nâng cao hiệu quả
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tỉnh Cao Bằng vẫn còn là một địa phương nghèo



2
so với cả nước với tỷ lệ hộ nghèo 42,53% (năm 2016) đã giảm xuống còn 22,97 %
(năm 2021) nhưng vẫn cịn khá cao. Diện tích tự nhiên 670.039 ha nhưng diện tích
sử dụng đất rất thấp, chỉ có khoảng 5% là đất trồng lúa và 9% trồng cây hàng năm
khác, hơn 70% là đất lâm nghiệp, núi rừng, sông suối [12]. Vì thế, đất canh tác để
phát triển nơng nghiệp thấp, công nghiệp lại chậm phát triển, đây là một trong những
ngun nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của địa phương. Do đó, tỉnh Cao Bằng đã
xác định xây dựng ngành du lịch tỉnh trở thành thương hiệu du lịch miền núi và đây
sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng triển khai nhiều kế hoạch và đề án về du lịch và
đã có được những chuyển biến tích cực, cụ thể giai đoạn 2015 - 2020 tổng số lượng
khách du lịch đến tỉnh đạt trên 5 triệu lượt người tăng 98% và doanh thu du lịch đạt trên
1.200 tỷ đồng tăng 192% so với giai đoạn 2010 - 2015; tăng trưởng du lịch bình quân
đạt 25,8%/năm [69]. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm
năng của vùng. Tính đến hết năm 2021, trong vùng CVĐCTCNN Cao Bằng có 6 mơ
hình DLCĐ hoạt động, các sản phẩm du lịch chủ yếu giới thiệu về danh lam thắng
cảnh di tích lịch sử và trải nghiệm sinh hoạt thường nhật cùng người dân địa phương,
mang ý nghĩa tham quan cịn mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường và
cảm nhận nét đặc sắc trong văn hóa của cộng đồng bản địa chưa đem lại được nhiều.
Trong quá trình tổ chức DLCĐ, người dân địa phương mới tham gia kinh doanh dịch
vụ homestay nên còn khá thụ động. Tại mỗi điểm DLCĐ, người dân đã phát triển du
lịch dựa trên giá trị đặc thù và thế mạnh riêng có của vùng nhưng cịn khép kín, chưa
tạo ra sự liên kết để cùng phát triển, chưa nhìn ra giá trị và tính hấp dẫn trong tương
quan du lịch của vùng với các địa phương khác. Chính vì vậy, du lịch tại vùng
CVĐCTCNN Cao Bằng chưa phát huy hiệu quả lợi thế về tài nguyên du lịch.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn “Phát triển du lịch cộng đồng vùng Cơng viên địa
chất tồn cầu Non Nước Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển DLCĐ và nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển DLCĐ, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển DLCĐ tại vùng
CVĐCTCNN Cao Bằng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần đưa du
lịch cộng đồng nói riêng và du lịch nói chung trở thành thành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa phát triển cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn về du lịch cộng
đồng và phát triển du lịch cộng đồng.


3
- Đánh giá thực trạng phát triển của du lịch cộng đồng tại vùng CVĐCTCNN
Cao Bằng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch cộng đồng tại
vùng CVĐCTCNN Cao Bằng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng
tại vùng CVĐCTCNN Cao Bằng trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển
du lịch cộng đồng tại vùng CVĐCTC Non nước Cao Bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn vùng CVĐCTCNN Cao Bằng.
- Về thời gian: + Dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ năm 2016- 2021
+ Dữ liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn từ năm 2021 - 2022
+ Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển DLCĐ tại vùng CVĐCTCNN
Cao Bằng dưới 4 góc độ: cải thiện sinh kế cộng đồng, bảo tồn phát huy tài nguyên du

lịch, bảo vệ môi trường đồng thời gia tăng dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách. Nghiên
cứu phân tích và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển du
lịch cộng đồng tại vùng CVĐCTCNN Cao Bằng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại vùng CVĐCTCNN Cao Bằng đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về mặt lý luận
- Thứ nhất, dựa trên nền tảng lý thuyết phát triển du lịch cộng đồng, luận án
đã đánh giá tầm quan trọng và xây dựng nội dung của phát triển DLCĐ cho vùng
CVĐC toàn cầu.
- Thứ hai, trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây về DLCĐ, tác
giả đã xác định các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển DLCĐ
trên địa bàn CVĐC toàn cầu. Đồng thời, luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng để xác định biến số và phân tích, đo lường mức độ ảnh hưởng của
nhân tố ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu.
Đóng góp về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển DLCĐ và sự ảnh hưởng của
các nhân tố đến phát triển DLCĐ, đồng thời xác định thứ tự ảnh hưởng của các biến
số, thước đo này tại vùng CVĐCTCNN Cao Bằng. Qua đó, giúp chính quyền các cấp,


4
các bên liên quan có cách nhìn rõ ràng hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thực
hiện triển khai cũng như kiểm tra đánh giá phát triển DLCĐ tại vùng CVĐCTCNN
Cao Bằng.
- Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên

cứu, luận án đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển DLCĐ trong
vùng CVĐCTC Non nước Cao Bằng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách,
tăng cường sự tham gia của người dân, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng

đồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy tài nguyên nhân văn đi đôi với bảo vệ môi
trường sinh thái.
5. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án được kết cấu thành 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng vùng Công
viên địa chất tồn cầu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại vùng Cơng viên
địa chất tồn cầu Non nước Cao Bằng.
Chương 5: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại vùng Cơng viên
địa chất tồn cầu Non nước Cao Bằng.


5
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Những nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng
Các cơng trình trong nước và trên thế giới nghiên cứu về phát triển du lịch cộng
đồng (DLCĐ) - Community based tourism (CBT) nói chung và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của DLCĐ nói riêng đã được một số tác giả quan tâm nghiên
cứu. Tại mỗi nghiên cứu, phát triển DLCĐ lại được tiếp cận dưới những góc độ và
nội dung khác nhau nhằm phù hợp với không gian, thời gian và đặc thù riêng tại điểm
nghiên cứu. Tại các điểm DLCĐ thuộc vùng CVĐC toàn cầu, DLCĐ thường gắn với
du lịch địa chất (geotourism) để bổ sung, cộng hưởng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng
lãm đa dạng của du khách.
Trong “Chương trình nghị sự năm 2030 cho phát triển bền vững” đã đề cập đến
ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường (UN, 2015) [140], để đạt được điều này
cần có sự tham gia tích cực của các ban ngành và cộng đồng. Khi tiếp cận CVĐC

toàn cầu, Gill (2017) [98] và nhiều tác giả khác đã phân tích dưới ba trụ cột địa chất
quan trọng trong hỗ trợ phát triển bền vững, gồm: du lịch địa chất, giáo dục địa chất
và bảo tồn địa chất - đây cũng là quan điểm mà mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO
đã đưa ra từ năm 2006 [141]. Trên cơ sở đó, đối với cả cơng trình trên thế giới và
trong nước tác giả đã tìm hiểu, chia các nghiên cứu về phát triển DLCĐ tại các điểm
đến ở cả bên trong và bên ngoài vùng CVĐC tồn cầu dưới 4 góc độ: (1) Cải thiện
sinh kế cộng đồng; (2) Bảo tồn phát huy tài nguyên du lịch; (3) Bảo vệ môi trường;
(4) Gia tăng dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách và tổng quan những cơng trình nghiên
cứu về nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DLCĐ.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu phát triển DLCĐ dưới góc độ tăng cường cải thiện sinh kế
cộng đồng
Graci (2012) [101] đã thực hiện nghiên cứu tại Cree Village Ecolodge, trên đảo
Moose Factory ở Bắc Ontario, Canada nhằm tạo ra sinh kế bền vững thông qua phát
triển DLCĐ. Tác giả đã nghiên cứu về mô hình DLCĐ điển hình nhất ở Ontario, Úc
và Peru và một nghiên cứu về xác định thị trường tiềm năng cho du lịch sinh thái
(DLST) thổ dân ở Ontario. Tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn với các bên liên quan
nhằm thu thập tình trạng hiện tại và lợi ích cũng như các rào cản đối với DLST thổ
dân ở Ontario. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 06 yếu tố thành công để phát triển DLCĐ:
quyền sở hữu, hòa nhập cộng đồng, xây dựng niềm tự hào về di sản văn hóa, bảo tồn
mơi trường, trao quyền cho cộng đồng và quan hệ đối tác. Bộ lạc thổ dân


6
Mo’Creebecquyết định đầu tư quỹ cộng đồng và mở khu nhà nghỉ sinh thái làng Cree,
họ sẽ hoàn toàn sở hữu và điều hành hoạt động DLCĐ. Việc khởi xướng các dự án
phát triển DLST nhằm mục đích tạo ra một sinh kế bền vững giúp cộng đồng tự chủ
và cung cấp việc làm cho lao động địa phương. Bộ lạc Mo’Creebec xác định rằng
một mơ hình DLST thuộc sở hữu bản địa sẽ kích thích nền kinh tế đồng thời bảo vệ
được mơi trường, bảo tồn nền văn hóa và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. Tuy

nhiên, nghiên cứu này có hạn chế bởi tính chất nhạy cảm của cộng đồng - thổ dân, họ
thường sống khá biệt lập, ít được trao quyền quyết định và việc đào tạo nâng cao năng
lực cho cộng đồng - thổ dân cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là thách thức tồn tại
đối với người thổ dân khi phát triển DLCĐ.
Tiếp đến, Nair và Hamzah (2015) [125] đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
điển hình dựa trên các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất tại 10 nền kinh tế
thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), cụ thể
là Úc, Canada, Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia,
New Zealand, Philippines và Việt Nam. Dựa trên các phân tích điển hình, nhóm tác
giả đã đề xuất 09 bước để phát triển và duy trì DLCĐ nhằm tăng trưởng kinh tế cho
cộng đồng. Chín bước này được chia thành 02 phần: (1) phát triển DLCĐ và (2) duy
trì DLCĐ. Bốn bước đầu tiên liên quan đến việc bắt đầu và phát triển các sáng kiến
DLCĐ, rất hữu ích cho các dự án và địa điểm đang bắt đầu. Năm bước tiếp theo nhằm
giải quyết tính bền vững của các dự án DLCĐ, phù hợp hơn với các dự án đã trưởng
thành đang dần đi lên trong chuỗi giá trị. Mỗi bước hành động được khuyến nghị trở
thành kim chỉ nam của sự phát triểnDLCĐ. Tuy nhiên, nghiên cứu này bị giới hạn
bởi 10 nghiên cứu điển hình do nhà nghiên cứu lựa chọn. Những điều kiện cho các
nghiên cứu điển hình đã chọn có thể khơng giống nhau ở các địa điểm khác và do đó,
khung 09 bước được đề xuất chỉ có thể được sử dụng như một hướng dẫn cho các nhà
quy hoạch du lịch/nông thôn, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các DN trong ngành
và các tổ chức DLCĐ trong việc quyết định xem du lịch có thể hoạt động cho một
cộng đồng cụ thể nào khơng và nếu nó khả thi thì nên duy trì lâu dài nhằm tạo tăng
trưởng kinh tế cộng đồng.
Cùng thời gian đó, Suthamma Nitikasetsoontorn (2015) [137] đã nghiên cứu 4
mơ hình DCLĐ điển hình của Thái Lan và tìm thấy 06 yếu tố có ý nghĩa thống kê đối
với sự thành công trong phát triển DLCĐ của cộng đồng Sam Chuk ở tỉnh Suphanburi
và Klong Suan ở tỉnh Chachoengsao Thái Lan. Những yếu tố này bao gồm: tham gia
vào các quá trình ra quyết định, quyền sở hữu địa phương, trách nhiệm tập thể, lãnh
đạo và quản lý, đạt được tính xác thực và đạt được sự khác biệt. Mặc dù tác giả đã
dày cơng nghiên cứu 4 điển hình cơ bản với số liệu phong phú nhưng số liệu vẫn là



7
thứ cấp, số liệu mô tả chủ yếu dưới dạng phần trăm, chưa kiểm định và đo lường
được mức độ ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ.
Gần đây, YuJinLee & Ramasamy Jayakumar (2021)[149] đã nghiên cứu việc
thúc đẩy phát triển du lịch địa chất bền vững tại các Công viên địa chất tồn cầu UNESCO Global Geoparks (UGGps) đã đóng góp như thế nào vào sự phát triển kinh
tế địa phương. Nghiên cứu tình huống với 03 UGGps ở châu Á cho thấy rằng việc
công nhận các UGGps đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương
và có nhiều du khách đến các khu vực. Hơn nữa, UGGps là một danh hiệu với hình
ảnh các di sản quý giá của Trái đất và cộng đồng địa phương có thể sử dụng đó như
một chiến lược tiếp thị để tạo thương hiệu của riêng cho vùng CVĐC. Các hoạt động
kinh tế khuyến khích bởi người dân địa phương trong UGGps tham gia cung cấp
không chỉ tạo ra việc làm và thu nhập mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng về quản
lý bền vững di sản Trái đất quý giá thông qua tổ chức các hội thảo, hỗ trợ các lễ hội
và sự kiện địa phương.
1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu phát triển DLCĐ dưới góc độ bảo tồn phát huy tài nguyên
du lịch
Polnyotee và Thadaniti (2015) [132] đã nghiên cứu và đề xuất phát triển DLCĐ
như là một chiến lược nhằm phát triển du lịch bền vững cho bãi biển Patong ở Đảo
Phuket của Thái Lan. Trong đó, tập trung vào việc giữ lại, duy trì, bảo tồn văn hóa xã
hội và các nguồn tài nguyên hiện có cho thế hệ sau theo con đường phát triển du lịch
bền vững. Với công cụ nghiên cứu là quan sát trực tiếp, bảng câu hỏi và phỏng vấn
120 người dân địa phương. Tác giả đã chỉ ra 04 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
DLCĐ tại đây: điểm thu hút khách du lịch; khả năng tiếp cận; cơ sở vật chất và mơi
trường an ninh an tồn. Từ đó, tác giả đã đề xuất các chiến lược bao gồm (1) phát
triển chính trị - cho phép địa phương tham gia, quyền lực bên trong cộng đồng so với
bên ngoài và đảm bảo các quyền về tài nguyên, (2) phát triển môi trường - năng lực
nghiên cứu của khu vực, quản lý việc xử lý chất thải và tăng cường bảo tồn nhận thức,
(3) phát triển xã hội - nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy niềm tự hào của cộng

đồng và chia vai trị bình đẳng về giới và độ tuổi, (4) phát triển văn hóa - khuyến
khích tơn trọng giữa các nền văn hóa khác nhau, thúc đẩy trao đổi văn hóa, phát triển
văn hóa địa phương và (5) phát triển kinh tế - gây quỹ để phát triển cộng đồng, tạo
thêm việc làm trong ngành du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, nghiên cứu đang thiếu vắng sự tham gia và hiểu biết của người dân vào
phát triển DLCĐ. Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào cách khuyến
khích sự tham gia của các bên liên quan vào việc phát triển và quản lý du lịch ở bãi
biển Patong, cũng như cách đảm bảo phân phối lợi ích một cách công bằng.


8
Sau đó, Manik Sunuantari (2017) [120] cũng tiếp cận tìm hiểu về lễ hội văn hóa
các hoạt động truyền thơng du lịch đã diễn ra như thế nào trong quá trình phát triển
DLCĐ tại cao nguyên Dieng, nằm ở Wonosobo, miền Trung Java, Indonesia. Trong
đó, nghiên cứu tập trung nghiên cứu chính vào các hoạt động Dieng Culture Festival
(DCF) - Lễ hội Văn hóa tại cao nguyên Dieng. Tác giả sử dụng là mơ hình lý thuyết
AIDA (Attention Interest Desire Action) và phương pháp nghiên cứu điển hình.
Thơng qua nhóm “Nhận thức về Du lịch - Kelompok Sadar Wisata Dieng Pandawa
(POKDARWIS)” cùng với nhiều nỗ lực của tất cả các bên liên quan đến du lịch tại
Dieng và động lực mạnh mẽ từ các nhóm trưởng là các bạn trẻ trong làng (phụ trách
về mảng truyền thông khác nhau). Kết quả cho thấy rằng cộng đồng ở Dieng đã áp
dụng tốt tiêu chuẩn DLCĐ của ASEAN và thế giới. DLCĐ được thực hiện bởi
POKDARWIS đã khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp ở Dieng. Lễ hội văn
hóa diễn ra trong DCF cũng làm tăng lượng khách du lịch. Hơn nữa, cộng đồng nhận
ra rằng họ trở thành đối tượng và chủ thể của truyền thông du lịch ở Dieng, sự kết
hợp nghệ thuật truyền thống và đương đại đã khiến DCF trở thành một điểm du lịch
hấp dẫn. Với phương tiện truyền thông mới (Internet) đã giúp Dieng tạo ra trang web:
diengpandawa.com nhằm quảng bá tích cực DLCĐ tại Dieng. Quan trọng hơn cả đó
là sự tăng cường quan hệ đối tác trong du lịch, tất cả các bên đều được hưởng lợi từ
các chương trình DLCĐ tại Dieng. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới sử dụng nghiên

cứu mô tả và kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên việc phân tích số liệu thứ cấp nên chưa
đem lại tính thuyết phục cao.
Tiếp đó, John E. Gordon& HT (2018)[113] nghiên cứu về vai trò của bảo tồn
địa chất trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc Liên minh Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế - International Union for the Conservation of Nature (IUCN). Nhóm
nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra mối liên hệ giữa con người
và thiên nhiên trong việc quản lý các khu bảo tồn và tiềm năng liên kết giữa đa dạng
địa hình và đa dạng sinh học thông qua bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy các giá trị văn
hóa bản địa và gắn kết với hệ sinh thái. Khi làm được như vậy, sẽ khám phá ra một
viễn cảnh về chương trình bảo tồn thiên nhiên rộng lớn hơn và nêu bật tầm quan trọng
của bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong việc giải quyết các thách thức tồn cầu chính
đối với bảo tồn trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên, nghiên cứu mới mang tính lý luận
chưa đo lường và chứng minh được các giá trị cũng như mức độ phù hợp của bảo tồn
địa chất trong việc đóng góp vào phát triển các khu bảo tồn. Vì vậy, cần thêm các học
giả thu hút tài trợ nghiên cứu để biến điều này thành hành động dựa trên bằng chứng
khoa học và nghiên cứu điển hình để thừa nhận tính khơng thể chia cắt của thiên nhiên
và con người trong quản lý khu bảo tồn.


9
1.1.1.3. Nhóm nghiên cứu phát triển DLCĐ dưới góc độ bảo vệ môi trường
Ulfa Sevia Azni& Alfitri (2020) [139] đã thực hiện nghiên cứu việc áp dụng cách
thức quản lý môi trường trong phát triển DLCĐ tại làng Pulau trên đảo Semambu ở
quận Bắc Indralaya, Ogan Ilir Regency, NamSumatracủa Indonexia. Người dân nhận
thức được tiềm năng du lịch ngôi làng cộng thêm sự truyền cảm hứng từ trải nghiệm
du lịch, họ đã tự nguyện hiến đất, khai khẩn thêm và biến nó trở thành một điểm du
lịch tự nhiên hấp dẫn. Ngơi làng do nhóm thanh niên địa phương quản lý dưới sự
giám sát của trưởng thôn và doanh nghiệp địa phương. Nhóm tác giả, đã nghiên cứu
mơ tả sử dụng cách tiếp cận định tính, mẫu được chọn có chủ đích, kỹ thuật thu thập
dữ liệu sơ cấp là phỏng vấn sâu và quan sát, dữ liệu thứ cấp là tài liệu và nghiên cứu

khác có liên quan. Đối tượng của nghiên cứu này là những người của làng Pulau
Semambu, được phân tích bằng cách sử dụng mơ hình Miles và Huberman trong một
số giai đoạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình DLCĐ được áp dụng dưới hình
thức sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc thành lập làng bảo vệ du lịch,
quản lý thu hút khách du lịch với quan điểm bảo vệ môi trường và việc tạo ra các hoạt
động kinh doanh cộng đồng. Nơi đây, vẫn cần hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa
phương để cung cấp cơ sở vật chất hạ tầng,cần thêm những ý tưởng về sản phẩm du
lịch cũng như khuyến khích thêm sự tham gia của các DN vào làng du lịch đảo
Semambu. Nghiên cứu đã tìm hiểu kĩ về quá trình hình thành và phát triển DLCĐ tại
làng Semambu, nhưng thông tin mang lại mới chỉ mang tính chất chia sẻ chưa chỉ ra
được yếu tố đóng góp tạo nên sự thành cơng trong phát triển du lịch tại làng đảo. Hơn
nữa, dữ liệu nghiên cứu chủ yếu là thứ cấp, mặc dù có tiến hành phỏng vấn sâu và
quan sát nhưng qui mơ nhỏ. Vì thế, kết quả này khó có thể nhân rộng và tạo được bài
học kinh nghiệm cho vùng khác.
Cùng với thời gian đó, Akkhaporn Kokkhangplu & Kanokkarn Kaewnuch
(2020) [83] đã nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng xã hội (BBĐXH)
và chất lượng cuộc sống - Quality of life (QOL) đối với người tham gia vào DLCĐ.
Dữ liệu được thu thập từ các đối tượng cư trú tại các khu vực DLCĐ của Thái Lan
với tổng số 200 người. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được phân tích bằng thống kê
mơ tả bao gồm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định F (ANOVA một chiều) và phân
tích hồi quy bội. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến BBĐXH và QOL là
các yếu tố kinh tế, hành chính cơng, hệ thống cơng nghệ và mơi trường. Nghiên cứu
đã chỉ ra, để giảm BBĐXH và nâng cao QOL trong DLCĐ cần nhận thức tầm quan
trọng của bảo vệ môi trường và các giá trị của cộng đồng. Vì thế, nên quan tâm và hỗ
trợ người dân địa phương nhiều hơn để chính họ tạo ra và quản lý DLCĐ bền vững.
Tuy nhiên, nghiên cứu tiến hành trong thời gian ngắn (3 tháng) nên thông tin thu thập
được chưa phản ánh đầy đủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cần khám phá thêm các yếu tố


10

quan trọng khác, có tác động chính đến QOL. Hơn nữa, nó cần kết hợp một nghiên
cứu sâu hơn về các yếu tố để giải quyết BBĐXH và QOL của người dân tham gia khi
tham gia DLCĐ ở Thái Lan.
Gần đây vào tháng 6/2022, Yiting Zhu &HT [148] nhận thấy sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng của các Cơng viên địa chất đã gây áp lực lên môi trường sinh thái.Vì
vậy, nhóm nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ báo để đánh giá mức độ phối hợp khớp
nối giữa lợi ích kinh tế xã hội và lợi ích môi trường sinh thái của Cơng viên địa chất
tồn cầu Koktokay ở Trung Quốc nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các
CVĐC, dựa trên lý thuyết phối hợp ghép nối và sử dụng dữ liệu thống kê từ năm 2005
đến 2018. Mục đích nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển hợp lý của du lịch trong
môi trường sinh thái lành mạnh của CVĐC toàn cầu Koktokay và các CVĐC khác sẽ
coi đây như một tài liệu tham khảo. Nghiên cứu còn khuyến nghị xây dựng CVĐC
cần xem xét điều kiện kinh tế, tự nhiên, lợi thế đặc thù của địa phương để thúc đẩy
phát triển du lịch, từ đó nâng cao phát triển kinh tế địa phương và mức sống của người
dân. Đồng thời, sẽ nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ di sản địa chất và
cuối cùng là đạt được sự phát triển bền vững, hài hòa giữa các điều kiện kinh tế xã
hội và môi trường sinh thái. Nghiên cứu đã xét trên ba chức năng của CVĐC toàn cầu
- bảo vệ di sản địa chất, phổ biến kiến thức khoa học địa chất và sự phát triển kinh tế
của địa phương. Mặc dù, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trọng số tun
tính và tính tốn theo các tiêu chuẩn Quốc gia nhưng chuỗi số liệu thứ cấp được phân
tích trong giai đoạn 14 năm còn chưa đủ mang đại diện và phổ quát cho vùng nghiên
cứu, nên kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục chưa cao.
1.1.1.4. Nhóm nghiên cứu phát triển DLCĐ dưới góc độ gia tăng dịch vụ đáp ứng
nhu cầu du khách
Trong luận án tiến sĩ, Nopparat Satarat (2010)[128] đã nghiên cứu về các dịch
vụ và cách thức tổ chức du lịch diễn ra tại 4 điểm DLCĐ điển hình của Thái Lan.
Quá trình nghiên cứu trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiến hành phỏng vấn sâu tại
04 cộng đồng tiêu biểu về phát triển DLCĐ của Thái Lan đó là Ban Mae Kampong
ở Huyện Mae On, tỉnh Chiang Mai; Ban Khok Kong ở quận Kuchinarai, tỉnh Kalasin;
Bang Chao Cha ở quận Pho Thong, tỉnh Angthongvà Koh Yao Noi ở Huyện Koh

Yao, tỉnh Phang Nga. Giai đoạn hai, phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu và quan
sát, công cụ Cronbach’s Alpha để khẳng định độ tin cậy của dữ liệu. Kết quả tác giả
đã chỉ ra rằng: sự phát triển DLCĐ phụ thuộc vào cả 6 yếu tố bên trong (sự phong
phú của tài nguyên du lịch, mức độ tham gia cộng đồng, sự lãnh đạo, sức mạnh tổ
chức của cộng đồng, phân phối lợi ích công bằng, quản lý tài nguyên thiên nhiên) và
4 yếu tố bên ngồi (khó khăn kinh tế, suy thối mơi trường, sự hỗ trợ từ bên ngồi
và chính sách của chính phủ). Nghiên cứu rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính


11
sách du lịch để cải thiện hướng đi và triển khai áp dụng các dịch vụ du lịch. Tuy
nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nên các cuộc phỏng vấn, hầu hết trong
thời gian ngắn hai đến ba giờ cho mỗi người trả lời, được thực hiện trong bốn cộng
đồng được chọn. Tác giả đã đến thăm bốn cộng đồng một hoặc hai lần với thời gian
lưu trú ngắn, chưa sống cùng với người dân địa phương trong thời gian dài hơn nên
dữ liệu ít và chưa liên tục. Tác giả chỉ mới phân tích bốn mơ hình DLCĐ tiêu biểu
trên 299 mơ hình DLCĐ trong khu vực nên tính đại diện cịn thấp chưa bao qt được
hết cho các mơ hình DLCĐ của Thái Lan.
Tiếp đó, Pakin Witchayakawin& HT (2020) [131] nghiên cứu việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ tỉnh Phitsanulok - điểm du lịch nổi tiếng về
chiêm ngưỡng tượng Phật của Thái Lan. Nơi đây, loại hình DLCĐ mới chỉ được phát
triển và người dân coi DLCĐ là một sản phẩm thu hút khách du lịch. Nhóm nghiên
cứu sử dụng cơng cụ chính là phỏng vấn sâu, thu thập dữ liệu từ các nhà lãnh đạo,
người điều hành khu/điểm DLCĐ cũng như người sáng lập dự án DLCĐ từ tháng 6
đến tháng 7 năm 2019. Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm được sử dụng ở 03
làng DLCĐ thống trị của tỉnh Phitsanulok. Một kỹ thuật mã hóa mở của chương trình
Nvivo12PLUS đã được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy 07 yếu tố
quan trọng nhất bao hàm sự tham gia của cộng đồng là: quyền sở hữu, sự hỗ trợ từ
bên ngồi và chính sách hỗ trợ, tiếp thị, tạo giá trị và chuỗi cung ứng, trao quyền và
tiềm năng con người, lãnh đạo và quan hệ đối tác. Ngồi ra cịn 03 yếu tố khám phá

mới là kỹ năng khởi nghiệp, loại hình hoạt động và thiết kế gói tour đóng góp trong
việc gia tăng thêm thời gian lưu trú của khách bởi các hoạt động dịch vụ du lịch tại
Phitsanulok. Tuy nhiên, nghiên cứu này không bao gồm tất cả các khu vực DLCĐ ở
Phitsanulok và đối tượng nghiên cứu mới chỉ là các nhà lãnh đạo, người điều hành
thôn bản và DLCĐ chứ không phải ý kiến tổng thể của những người có liên quan
trực tiếp đến DLCĐ là người dân bản địa.
Murray Gray &HT (2011) [124] ở trường Đại học London đã nghiên cứu về đa
dạng địa chất và hệ thống dịch vụ trong bảo tồn thiên nhiên. Nhóm nghiên cứu hệ
thống hóa các vấn đề về đa dạng địa chất và sự cân bằng với đa dạng sinh học trong
phát triển du lịch. Dịch vụ hệ sinh thái là các điều kiện và q trình thơng qua đó các
hệ sinh thái tự nhiên duy trì và đáp ứng cuộc sống của con người. Các dịch vụ hệ sinh
thái giúp con người tạo ra hàng hóa và hỗ trợ cho cuộc sống với chức năng như làm
sạch, tái chế và đổi mới đã đem lại nhiều lợi ích văn hóa và thẩm mỹ. Từ đó, có thể
phân loại các dịch vụ hệ sinh thái thành cung cấp, điều hòa,các dịch vụ hỗ trợ và văn
hóa. Nghiên cứu đã đưa ra lý luận bao quát khẳng định xã hội hiện đại vẫn phụ thuộc
vào hệ thống dịch vụ sinh thái, do đó để phát triển lĩnh vực gì cũng cần tiếp cận quản
lý cân bằng với tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đưa ra quan điểm


12
và kết luận dựa trên tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trước, nghiên cứu mơ tả phân
tích số liệu thứ cấp cịn sơ sài chưa có điều tra khảo sát thực địa nên kết quả nghiên
cứu chưa thuyết phục.
1.1.1.5. Những nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DLCĐ
Trên thế giới có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển DLCĐ, có thể kể đến một số nhân tố nổi bật được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu như sức hấp dẫn điểm du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, cơ sở hạ tầng
điểm du lịch, sự tham gia DLCĐ của người dân, chính sách hỗ trợ từ bên ngồi cộng
đồng.
Sức hấp dẫn điểm đến có thể hiểu là một địa điểm mà khách du lịch lựa chọn

đến ở lại trong một khoảng thời gian để tham quan, trải nghiệm. Theo Goodall
(1988)[100] đã chỉ mối quan hệ giữa sức hấp dẫn của điểm đến du lịch với quyết định
lựa chọn của du khách, theo đó các điểm đến có nhiều hình ảnh hấp dẫn sẽ có khả
năng được khách du lịch ra quyết định lựa chọn.
Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996) [81] nghiên cứu về sức
hấp dẫn của điểm đến du lịch ở Kuwwait đã chia thành 04 nhóm: điểm tham quan tự
nhiên, điểm tham quan lịch, điểm tham quan văn hóa và điểm tham quan liên quan
đến hoạt động lao động sản xuất của người dân bản địa. Kết quả này cũng được
Suthathip Suanmali (2014) [136] chỉ ra trong một nghiên cứu thực nghiệm ở phía Bắc
Thái Lan về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, theo tác giả có
03 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch, ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách là sức hấp dẫn về tài nguyên tự nhiên, sự đa dạng về văn hóa bản địa và các
hoạt động giải trí.
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận điểm đến cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến
phát triển DLCĐ. Khả năng tiêp cận không chỉ riêng vấn đề giao thơng đi lại mà cịn
khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế và chính quyền địa phương. Suthathip Suanmali
(2014) [136], đưa ra 4 chỉ tiêu đánh giá, gồm: (1) có sẵn các thơng tin và tài liệu liên
quan đến điểm đến; (2) thuận tiện trong việc đi lại; (3) dễ dàng tiếp cận với các dịch
vụ y tế cơ bản và (4) có khả năng tiếp cận với chính quyền địa phương. Cùng với đó
thì cơ sở hạ tầng điểm đến lại góp phần tạo ra sự tiện nghi trong du lịch, tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách trong hành trình khám phá điểm đến. Smith (1992) [135] cho
rằng hệ thống cơ sở hạ tầng này có thể được xây dựng riêng phục vụ cho các hoạt
động du lịch hoặc là các tiện nghi chung với sinh hoạt của người dân địa phương. Boo
(1991) [87] mơ tả rằng khách CBT có thể chấp nhận hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn
trong thơn bản, tuy nhiên, hệ thống cống rãnh thoát nước và nhà vệ sinh công cộng
cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và những thông tin này cần thiết phải thông báo rõ


13
ràng trước mỗi chuyến đi. Ni Made Ernawati (2015) [127] xác định tính tiện nghi của

điểm đến là một trong mười yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch bền
vững, được đánh giá qua các chỉ tiêu liên quan đến hệ thống nhà vệ sinh công cộng,
hệ thống internet, hệ thống giao thông, …
Trong nghiên cứu của Okazaki (2008) tại Palawan ở Philippines, tác giả đã trình
bày chi tiết các cách hữu hình và thực tế để thúc đẩy hoặc đo lường sự tham gia, xác
định tình hình hiện tại của các mơ hình DLCĐ, đã coi sự tham gia của cộng đồng vào
quá trình lập kế hoạch du lịch là một cách thực hiện du lịch bền vững. Nghiên cứu
xem xét các lý thuyết chính được sử dụng để thảo luận về sự tham gia của cộng đồng,
bao gồm: “nấc thang tham gia của người dân”, phân bổ lại quyền lực, quy trình hợp
tác và tạo vốn xã hội. Tương tự, Witchayakawin và Tengkuan (2018) [131] đã nghiên
cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở Ban Cộng đồng Natonchan, huyện Si
Satchanalai, tỉnh Sukhothai của Thái Lan với công cụ nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ
cấp bằng cách quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận nhóm tập
trung. Kết quả cho thấy du lịch dựa vào cộng đồng ở Ban Na Ton Chan được phát
triển bởi có sự tham gia tích cực từ người dân địa phương cùng với các nhà lãnh đạo
mạnh mẽ và hiểu biết, thể hiện trí tuệ địa phương, chia sẻ lợi ích cho mọi người, nâng
cao nhận thức về địa phương tính độc đáo, làm sống lại các sản phẩm địa phương và
cải thiện cơ sở vật chất trong làng.
Trong khi đó, Brennan và Allen (2001) [90] đã đề cập đến vai trị từ chính sách
hỗ trợ của chính phủ, các cơng ty tư nhân và các tổ chức phi chính phủ đối với phát
triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Kwa Zulu-Natal, Nam Phi. Tuy nhiên,
nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò của người dân địa phương đối với quản lý
các nguồn tài nguyên, thực tế cho thấy, người dân địa phương chỉ được hưởng một
số lợi ích từ việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng; khơng có khả năng tạo dựng các
nguồn lực và kiến thức của mình để phát triển các dự án từ sáng kiến của mình. Vai
trị của các tổ chức phi chính phủ thường chỉ dừng ở việc hỗ trợ đào tạo người dân địa
phương về các kỹ năng và kiến thức kinh doanh du lịch, tuy nhiên sau khi các tổ chức
phi chính phủ rút khỏi cộng đồng thì người dân địa phương chưa có đủ năng lực và
các điều kiện cần thiết để tiếp tục duy trì, phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu phát triển DLCĐ dưới góc độ cải thiện sinh kế cộng đồng
Phạm Trung Lương (2007) [38] đã cho ra mắt bạn đọc cuốn “Du lịch sinh thái
những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”. Du lịch sinh thái (DLST) là
một hình thức của DLCĐ, đây cũng là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ
trợ cho các mục tiêu bảo tồn mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển


×