Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Skkn tin 7 kntt 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Giải pháp khắc phục tình trạng nghiện Internet, Mạng
xã hội đối với học sinh Trung học cơ sở.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến này được áp dụng trong quá trình tham gia giảng dạy môn Tin
học khối lớp 7 ở trường THCS trong năm học 2022-2023 góp phần giúp học
sinh sử dụng Internet, Mạng xã hội có đạo đức, văn hóa, an tồn, lành mạnh,
nâng cao khả năng nhận biết tác hại, nguy cơ khi sử dụng Internet và cách phịng
tránh bệnh nghiện Internet.
3. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm:
 Tình trạng:
Chúng ta đã bước sang năm thứ tư của đại dịch covid -19, thời gian qua đã
làm thay đổi rất nhiều cuộc sống sinh hoạt của đại đa số con người. Sau những
tác động nặng nề của đại dịch, việc học sinh học online dẫn đến việc tiếp xúc
với máy tính trong thời gian dài, điều này đã dẫn đến việc khơng ít học sinh
nghiện Game, Mạng xã hội. Từ sau đại dịch Covid - 19 học sinh có thời gian
tiếp xúc Internet nhiều hơn để học online và tìm kiếm thơng tin trên mạng, các
gia đình đều cho con em mình sử dụng mạng Internet để tra cứu học tập và giải
trí mà khi đã sử dụng Internet thì một thế giới ảo hấp dẫn đã hiện ra trước mắt
các em, khiến cho các em xa rời với thế giới bên ngoài. Theo số liệu thống kê
của nhà trường, các em học sinh dành trung bình hơn ba giờ mỗi ngày để tham
gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet.

Hình 1.Biểu đồ thống kê thời gian sử dụng Facebook ở học sinh


2

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của Cơng nghệ thơng tin và


Internet, hầu hết các gia đình đều có điện thoại thơng minh hoặc máy tính có kết
nối Mạng internet để giúp trao đổi và khai thác thơng tin, học tập tìm tịi và chia
sẻ kiến thức. Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6/2021 của NapoleonCat (công
cụ đo lường các chỉ số Mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt
Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu
người dùng so với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh sách các Mạng xã hội phổ
biến tại Việt Nam.

Hình 2. Biểu đồ thống kê người dùng Facebook 2021 - Facebook users in Viet
Nam- Nguồn: NapoleonCat.com
Với số lượng người dùng trên các mạng xã hội như trên, Việt Nam hiện đang
đứng thứ 7 thế giới, lần lượt sau các nước: Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil,
Mexico và Philippines.

Hình 3. Biểu đồ thống kê người dùng mạng xã hội thế giới
Bên cạnh những bạn sử dụng mạng xã hội đúng đắn, nhiều bạn có hành vi
sử dụng sai lầm, tiêu cực; điều này đã tác động không tốt đến nhân cách của học
sinh, là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn, những vụ đánh nhau, những biểu
hiện “sống ảo”. Hiện tượng “nghiện” mạng xã hội dẫn tới suy yếu về thể chất,


3

hủy hoại nhân cách, sa sút học tập, thậm chí vi phạm pháp luật là những gì đã và
đang diễn ra.
Chúng ta nhận thấy một số tác hại có ảnh hưởng tới người nghiện Internet
như:

+ Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh
+ Dễ bị dẫn dắt tới trang thông tin xấu

+ Dễ bị nghiện trị chơi trực tuyến
+ Khó tập trung vào công việc, học tập
+ Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng

Hình 4. Học sinh lén sử dụng mạng xã hội, chơi game trong giờ học
Tuy khơng thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà Internet đã đem lại cho
các em nhưng đây cũng chính là nguy cơ mà nhiều bạn học sinh phải đối mặt
với những rủi ro tiềm ẩn như dễ bị bắt nạt, bị dụ dỗ đe dọa, bị xâm hại, bị lừa
đảo, tổn thương, nghiện game khi không có sự giám sát của người lớn. Mặt khác
lứa tuổi của các em còn chưa được trang bị nhiều về việc sử dụng Mạng xã hội
và Internet an tồn chính vì thế mà đã có nhiều hoạt động trực tuyến có nguy cơ
đối mặt với tình trạng bị bắt nạt dưới nhiều hình thức khác nhau, như đăng tin
nhắn đưa ảnh bí mật lên Mạng xã hội, tẩy chay, viết khơng đúng sự thật, bình
luận tiêu cực.
 Nhược điểm:
Chương trình cũ với lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều, thầy giảng trò
nghe, thầy đọc trò chép như truyền thống chưa phát huy được năng lực tự chủ,
tự học của học sinh. Kiến thức sách giáo khoa chưa theo kịp thực tế.


4

Giải pháp tuyên truyền chưa triệt để. Gia đình và nhà trường chưa quan
tâm nhiều về vấn đề này dẫn đến học sinh mơ hồ tiếp xúc với Internet, mạng xã
hội mà chưa được trang bị kiến thức, kĩ năng bảo vệ bản thân và phòng tránh các
tác hại, nguy cơ khi sử dụng Internet.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Thời gian thực hiện cụ thể như sau:
- Tháng 09/2022: Xác định và đăng kí sáng kiến, thu thập dữ liệu, khảo sát
thực tế, nghiên cứu tài liệu, tìm giải pháp.

- Tháng 10/2022 đến tháng 02/2023: Thực hiện thử nghiệm, áp dụng sáng
kiến.
- Tháng 03/2023: Rút ra bài học kinh nghiệm và viết sáng kiến.
5. Nội dung
5.1 Mô tả giải pháp mới hoặc cải tiến.
Internet, Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Tiktok, Youtube… đang dần
trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta,
ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội vì những tính năng ưu việt của
nó. Số lượng Mạng xã hội và số người dùng tăng lên khơng ngừng, trong đó có
học sinh trung học cơ sở.
Đối với nhà trường, môn Tin học cơ bản là một mơn học mang tính khoa
học và ứng dụng cao, ngoài việc phải truyền đạt cho học sinh hiểu các khái
niệm, ý nghĩa của vấn đề thuần túy của công nghệ thông tin cơ bản, học sinh cần
trang bị kiến thức các nội dung đạo đức, pháp luật và văn hóa trong mơi trường
số, khả năng ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp trên mạng xã hội.
Nhận thấy môi trường mạng không an tồn đối với các em học sinh lứa tuổi
cịn chưa trưởng thành về mặt nhận thức nên tôi đã nghiên cứu để tìm ra các
biện pháp giúp các em nhận diện và phòng tránh tác hại và các nguy cơ mất an
tồn trên mơi trường mạng, nhận thức được các biểu hiện của Nghiện Internet và
các cách phịng tránh.
Chính vì những lí do nêu trên tơi xin trình bày: “Giải pháp
khắc phục tình trạng nghiện Internet, Mạng xã hội đối với học sinh trung học
cơ sở”
 Các biện pháp đã thực hiện:
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh sử dụng Internet, tham gia mạng
xã hội văn hóa, an tồn, lành mạnh.
Giáo viên nắm vai trò quan trọng trong việc định hướng học sinh sử dụng
Internet theo hướng tích cực và rời xa những tiêu cực.



5

Trước hết để học sinh có thể tiếp cận mạng xã hội một cách an toàn, giáo
viên Tin học phải là người đi đầu hướng dẫn học sinh phát huy các phẩm chất
năng lực.
Xác định mục tiêu học sinh biết một số chức năng cơ bản của một
mạng xã hội, sử dụng được Mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin,
biết hậu quả của việc sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái bằng cách để
cho học sinh thực hành tự tạo tài khoản Mạng xã hội của bản thân theo
chương trình mới sách giáo khoa Tin 7 – Kết nối tri thức và cuộc sống.

Hình 5. Một tiết học hướng dẫn học sinh thực hành tạo và sử dụng
Mạng xã hội đúng cách (Tiết 7 –Bài 4 – Chủ đề 2 theo phân phối
chương trình)
Trong thời đại ngày nay, dạy học khơng chỉ là hình thành tri thức cho học
sinh mà quan trọng hơn là dạy cho các em biết cách học, cách vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tức là thông qua hoạt động học tập hình thành cho học sinh
các năng lực để biến quá trình học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo,
giúp học sinh hình thành tư duy logic, tư duy phản biện để tiếp thu kiến thức
một cách tích cực, hiệu quả.
Tiếp theo, nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền,
thực hiện chuyên đề “Giáo dục đạo đức học sinh và Ứng xử trên Mạng xã
hội”:
Ngay từ đầu năm học, trường Trung học cơ sở Lương Tấn Thịnh đã thực
hiện theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã Đơng Hịa tổ chức
chuyên đề “Giáo dục đạo đức học sinh và Ứng xử trên Mạng xã hội”:
 Các nội dung của tuyên truyền dành cho học sinh:
- Xây dựng kế hoạch buổi tuyên truyền/ chuyên đề chi tiết
Xây dựng kế hoạch cần phải chi tiết với nhiều hoạt động phong phú như
hoạt động cá nhân hoạt động nhóm, diễn kịch tạo ra nhiều câu hỏi phong phú để

tất cả học sinh đều được tham gia
- Thực hiện buổi tuyên truyền /chuyên đề


6

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xem một số video minh họa theo địa chỉ
/>Tạo tình huống và các câu hỏi trong buổi sinh hoạt để thêm sinh động, hấp dẫn.

Hình 6. Học sinh tham gia sinh hoạt tuyên truyền chủ điểm “Giáo dục đạo
đức học sinh và Ứng xử trên mạng xã hội”
Các buổi tuyên truyền có thể tham khảo các nội dung như:
Giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh các tác hại và nguy cơ khi sử dụng
Internet để học sinh nhận thức và phòng tránh bao gồm:
+ Thơng tin cá nhân bị đánh cắp.

Hình 7. Thơng tin cá nhân có thể bị tin tặc đánh cắp
+ Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.


7

Hình 8. Nhiễm vi rút, mã độc khi tải file trên mạng
+ Bị lừa đảo dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng.

Hình 9. Lừa đảo, dụ dỗ, bắt nạt trên mạng
+ Tiếp nhân thơng tin khơng chính xác.

Hình 10. Tin giả, các thơng tin khơng chính xác tràn lan trên mạng xã hội
+ Nghiện internet, trị chơi trên mạng.


Hình 11. Nghiện Internet, Mạng xã hội
- Củng cố và chốt lại một số quy tắc sử dụng Internet an toàn


8

Cần tránh xa những trang thông tin
không phù hợp

Nhắn tin nói xấu người khác là một
hình thức bắt nạt trên mạng

Hình 12.Các hành vi nên tránh

Hình 13. Một số quy tắc sử dụng Internet an toàn
- Một số lời khuyên nên thực hiện để khơng biến mình thành người nghiện
Internet.

Hình 14. Một số lời khuyên nên thực hiện để không biến mình thành người
nghiện Internet
Tóm lại, các buổi tun truyền hoặc sinh hoạt chuyên đề có tác dụng góp
phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh, phát huy ưu điểm, khắc


9

phục hạn chế, khuyết điểm của bản thân nhận biết lợi ích và tác hại của Internet,
góp phần xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Biện pháp 2: Đổi mới linh hoạt phương pháp dạy - học phát triển

phẩm chất, năng lực theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Đầu tiên, điểm khác biệt thể hiện rõ rệt nhất trong chương trình giáo dục
phổ thơng hiện hành đang được xây dựng theo định hướng mới đó là chú trọng
xây dựng chương trình học về nội dung, khơng những vậy còn rất nặng về
truyền thụ kiến thức tới học sinh thì sẽ khiến học sinh khó hình dung và ứng
dụng trên thực tế, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được
vào thực tiễn.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo mơ hình phát
triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các
phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và
phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo
cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học khơng nhằm mục đích tự thân. Hay
cũng có thể hiểu giáo dục khơng phải để truyền thụ kiến thức sách vở mà nó cịn
là những nền tảng nhằm giúp học sinh hồn thành các cơng việc, giải quyết các
vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến
thức đã học.
Để đổi mới nội dung dạy học, chúng ta có thể vận dụng một số phương
pháp sau:
Vận dụng phương pháp trực quan
Muốn sử dụng phương pháp dạy học trực quan thành cơng thì việc đầu
tiên giáo viên phải làm là thiết kế các thơng điệp trực quan địi hỏi nhiều sức lực
và trí lực nhưng lại là cơng việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu
dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi học sinh chú ý sẽ cho
nhiều điều bổ ích.
Ví dụ giáo viên trình chiếu các hình ảnh, video liên quan tuyên truyền về
sử dụng Internet đúng cách trong một số tiết học cụ thể liên quan đến chủ đề bài
học.


10


Hình 15. Học sinh quan sát hình ảnh, video trong nội dung tiết học.
Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm
 Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp này địi hỏi mỗi cá nhân đều
phải hoạt động, học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu
trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ
riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại,
liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
Bước 1. Làm việc chung cả lớp: Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận,
chia nhóm và phát phiếu học tập
Ví dụ khi học Tiết 9 Bài 5: Ứng xử trên mạng Giáo viên có thể giao cho
học sinh thực hiện Hoạt động 5 trong Sách giáo khoa Tin Học 7 trang 26 vẽ áp
phích về chủ đề “Hồi sinh cây”. Giáo viên tổ chức lớp thành 4 nhóm, các nhóm
thảo luận phác thảo tranh và tiến hành vẽ trong vòng 15 phút, thuyết trình trong
vịng 5 phút.
Phiếu học tập số 2

Người bị bệnh Internet có thể được ví dụng như một cái cây có nguy cơ úa tàn.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm của mình vẽ một cây tương tự nhưng hình bên
lên một tờ giấy to để tạo một tấm áp phích bằng cách vẽ thêm lá, hoa cho cây và
ghi trên đó những điều nên là để phòng tránh bệnh nghiện Internet, giúp cây
xanh tươi trở lại.

Bước 2. Làm việc theo nhóm: Các nhóm nhận nhiệm vụ, lập kế hoạch làm
việc, phân công nhiệm vụ độc lập của từng thành viên trong nhóm. Trao đổi ý
kiến, thảo luận trong nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.


11


Hình 16. Học sinh làm việc nhóm với nhiệm vụ của bài học (Hoạt động 5
Sách giáo khoa Tin học 7- Kết nối tri thức trang 26)
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước tập thể: Đại diện từng nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm bằng hình thức thuyết trình. Các nhóm khác quan
sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. Giáo viên tổng kết và nhận
xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc nội dung tiếp theo.


12

Hình 17. Học sinh trình bày ý tưởng, thuyết trình sản phẩm
Sau khi kết thúc hoạt động, sản phẩm tạo ra là những bức tranh của mỗi
nhóm, giáo viên có thể cộng điểm cho nhóm hồn thành tốt. Qua đó góp phần
phát triển năng khiếu của học sinh. Học sinh trở nên chủ động, tự tin, có tư duy
phản biện và sáng tạo, u thích mơn học.
Hạn chế của phương pháp là gây ồn ào, tốn nhiều thời gian nên giáo viên
phải lựa chọn kĩ càng, tính tốn thời gian cho hoạt động, quán triệt học sinh
tránh ảnh hưởng các lớp khác, có thể giao nhiệm vụ về nhà để học sinh hồn
thiện, tiết sau thuyết trình sản phẩm.
Vận dụng phương pháp trò chơi
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho
học sinh nhưng địi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Để có thể vận dụng tối
ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học
và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp.
Phương pháp dạy học ở cấp Trung học cơ sở ngày càng được cải tiến theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức - học tập của học sinh. Bên cạnh việc tổ
chức cho học sinh tự học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu khoa học… thì
việc sử dụng trị chơi trong q trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để
kích thích sự tích cực nhận thức của học sinh trên lớp học.



13

Hình 18. Phương pháp dạy học thơng qua trị chơi
Tổ chức trò chơi vừa để các em làm bài tập và cũng là một hình thức để
đánh giá năng lực thực chất mang tính chất nhẹ nhàng, đúng mức độ tiếp thu bài
của học sinh trong tiết học, giúp các em hứng thú hơn khi làm bài.
Việc sử dụng trò chơi có nhiều tác dụng như:
- Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ
học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức
nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập.
- Kích thích sự tìm tịi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình.
- Thơng qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích
thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử
lý thơng minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng
trong cuộc sống.
Bước 1: Thiết kế trò chơi trên phần mềm bài giảng với những trò chơi hay,
đặc sắc thu hút sự chú ý của học sinh. Tơi chọn những trị chơi có nhiều hình
động và âm thanh để các em tương tác tốt. Phù hợp với giảng dạy trực tuyến
Bước 2: GV thông qua thể lệ tổ chức trò chơi trong tiết học
Bước 3: Chơi trò chơi
Trị chơi có thể được tổ chức khi bắt đầu giảng bài để thu hút sự chú ý, tạo khơng
khí vui tươi, tích cực trong lớp học, có thể sử dụng để dạy kiến thức mới, củng cố hoặc vận
dụng kiến thức.


14

Hình 19. Một số trị chơi thiết kế trong hoạt động khởi động và củng cố của bài
học

Trong quá trình dạy mơn Tin học, giáo viên có thể lựa chọn nhiều trò chơi
khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng trò chơi dạy học có hiệu quả địi hỏi giáo viên
phải lựa chọn trò chơi phù hợp, linh hoạt, khéo léo kết hợp các loại trò chơi khác
nhau để đạt được ý đồ dạy học của mình. Các trị chơi thu hút học sinh quan sát
và nâng cao năng lực nhận thức bản thân đối với những lợi ích, các tác hại và
nguy cơ khi sử dụng Internet, Mạng xã hội.
Vận dụng Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chính
là giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm điều khiển các học sính giúp
các em phát hiện vấn đề cũng như tự giác, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn
đề đó một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Qua đó giúp các em lĩnh hội tri thức
và tự mình rèn luyện các kỹ năng cơ bản để đạt được các mục tiêu học tập tốt
nhất.
Nhiệm vụ của giáo viên là tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và
giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân,
gia đình và cộng đồng khơng chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà
phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp học sinh phân
biệt được lợi ích và tác hại của Internet, từ đó giới hạn bản thân trước những
cám dỗ và sử dụng Internet, Mạng xã hội như là một cơng cụ hữu ích cho việc
học tập và giải trí lành mạnh.
Ưu điểm:
Học sinh, thơng qua giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra sẽ rèn
luyện kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá. Nhờ đó học sinh lĩnh hội được nhiều
kiến thức hơn. Khơng chỉ nằm ở việc tìm ra phương pháp giải quyết mà nó trở
thành mục đích dạy và học, mục đích này được cụ thể hóa thành mục tiêu để các
em có năng lực trong giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề


15


cần giúp rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy logic cho mỗi học sinh. Các em trên
cơ sở vốn kiến thức và kinh nghiệm sẽ xem xét và đánh giá được các vấn đề cần
giải quyết.
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, các học sinh cịn có khả năng làm việc cá
nhân, hợp tác làm việc nhóm, tìm tịi và trao đổi hay bàn luận với các bạn cùng
nhóm để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Ví dụ về hoạt động dạy học Tiết 8 Bài 5 Ứng xử qua mạng Chủ đề: Đạo đức,
pháp luật và văn hóa trên mơi trường số.
Hoạt động: Nên hay khơng nên.
a) Mục tiêu: Học sinh hình thành ý thức đánh giá những hoạt động trên
không gian mạng dựa trên tiêu chuẩn về văn hoá ứng xử.
b) Nội dung:

Hình 20. Một hoạt động dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Từ ví dụ về hoạt động dạy học trên của giáo viên đã giúp học sinh hình
thành ý thức đánh giá những hoạt động trên khơng gian mạng dựa trên tiêu
chuẩn về văn hoá ứng xử, thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc
và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hố. Biết được tác hại của
bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phịng tránh. Biết nhờ người lớn giúp đỡ,
tư vấn khi cần thiết trong quá trình ứng xử trên mạng.
Hạn chế:
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đòi hỏi các giáo viên phải dành
nhiều thời gian tìm hiểu về phương pháp cũng như địi hỏi năng lực sư phạm tốt,
có tư duy, sáng tạo để tạo ra các vấn đề hay các tình huống tốt, tình huống có
vấn đề. Một tiết học có thể thực hiện bằng phương pháp học giải quyết vấn đề
đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, nó cần có
sự định hướng tốt thì mới đảm bảo hiệu quả.


16


Biện pháp 3: Kết hợp giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh
tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, giúp học sinh rời xa thế
giới ảo, khơng tự biến mình thành người nghiện Internet.
Về phía nhà trường: Chúng ta có thể tổ chức hoạt động ngoại khoá giúp
học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động mà cịn tạo ra mơi
trường để hình thành lối sống tích cực, có được những định hướng đúng đắn
trong tương lai.
Thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh hình thành
thói quen giải trí tốt, khơng bị phụ thuộc vào khơng gian mạng, dễ dàng hịa
nhập, thích nghi với cuộc sống, ngồi ra thường xuyên tham gia hoạt động ngoại
khóa giúp học sinh có kỹ năng thích nghi với nhiều hồn cảnh khác nhau, rèn
luyện ý thức tự lập, ý thức tập thể.
Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể
thao lành mạnh thu hút sự quan tâm của học sinh.

Hình 21. Một số hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục- thể thao được tổ
chức ở nhà trường.
Về phía phụ huynh:


17

Cần quan tâm, đi sâu đi sát tình hình con em mình. Một phần vì họ phải
tập trung vào cơng việc của mình, một phần do thiếu hiểu biết, chỉ một số ít các
phụ huynh là nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ con trước những nguy cơ bị xâm
hại trên mạng.
Việc của phụ huynh không phải chỉ đơn thuần bảo vệ trẻ tránh xa khỏi
những rủi ro mà quan trọng hơn là cần trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ
năng để có thể nhận thức được rủi ro và tự bảo vệ mình, trị chuyện và khơng

ngăn cấm trẻ sử dụng Internet, mạng xã hội.
Học sinh trung học cơ sở ln có sự tị mị và muốn khám phá không gian
mạng xã hội. Những tương tác hấp dẫn từ Mạng xã hội khiến trẻ có sự thu hút và
tăng nhu cầu giao lưu với bạn bè, hay tìm hiểu những gì mình đam mê, đối với
bậc phụ huynh, không nên ngăn cấm trẻ sử dụng Mạng xã hội q mức. Thay vì
trách mắng trẻ thì hãy trị chuyện và dần có những định hướng để các con hiểu
khi lựa chọn nội dung phù hợp trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, cũng nên đặt ra quy tắc và yêu cầu các con thực hiện theo
như thời gian sử dụng hội trong ngày, cũng như không đưa thông tin cá nhân
cho bất cứ người lạ hoặc thậm chí cả người quen trên mạng xã hội. Đây là cách
thức quan trọng nhằm bảo vệ con trẻ khỏi những đối tượng xấu, tránh xa những
hành vi hay thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội.
Cha mẹ nên tìm hiểu về những ứng dụng trước khi cho phép con sử dụng
mạng xã hội. Hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng phân tích cho các con nắm rõ về
những tác hại của thơng tin trên mạng xã hội nếu khơng có đủ sự nhạy bén phân
biệt đúng – sai. Cha mẹ nên là người bạn đồng hành với con trong quá trình
trưởng thành và cùng học những bài học trên trường đời.
Về phía giáo viên: Quan tâm, đi sâu sát đến học sinh trong thời gian lên
lớp. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng để
có thể hướng dẫn học sinh phát triển phẩm chất năng lực theo chương trình mới
GDPT 2018.
Về phía học sinh:
Cần tự giác, tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hình thành ý thức
đánh giá những hoạt động trên khơng gian mạng dựa trên tiêu chuẩn về văn hoá
ứng xử, thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ
lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hố. Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet,
từ đó có ý thức phịng tránh. Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết
trong quá trình ứng xử trên mạng.



18

Hình 22. Học sinh nên sử dụng Internet vào mục đích học tập, tìm hiểu kiến
thức
* Kết quả của sáng kiến:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã nhận biết tác
hại, nguy cơ khi sử dụng Internet và biết cách phòng tránh bệnh nghiện Internet.
Sử dụng Internet, mạng xã hội có đạo đức, văn hóa, an tồn, lành mạnh. Khơng
có học sinh chia sẻ những clip đánh nhau lên mạng xã hội. Đa số học sinh sử
dụng Internet, Mạng xã hội vào mục đích tích cực và rời xa tiêu cực, hợp lí,
phục vụ nhu cầu học tập, giải trí đúng lứa tuổi.
Học sinh sử dụng Internet, Mạng xã hội phục vụ cho việc học tập, trao đổi
thơng tin và có thể đưa ra những cách giải quyết hợp lí khi gặp thơng tin có nội
dung xấu trên mạng.
Kết quả đối chứng trước và sau khi sử dụng biện pháp
Kết quả
Thái độ

Hành vi

Nhận
thức

Trước

Sau

Sự tập trung chú ý vào bài học Sự tập trung chú ý vào bài học
chưa cao.
được nâng cao rõ rệt.

Một số học sinh yếu chưa chủ
động tham gia xây dựng bài, chỉ
dựa vào một số học sinh khá,
giỏi.

Học sinh hăng hái nhiệt tình
tham gia góp ý xây dựng bài.
Học sinh yếu đã mạnh dạn tham
gia ý kiến của mình cùng các
bạn khác.

- Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay
trên lớp đạt 75%.
trên lớp và thực hành vận dụng
- Thực hành vận dụng kiến thức đạt hơn 90%.
vào bài tập đạt 70%.

Sản phẩm Học sinh chưa biết cách bảo vệ
bản thân.

Học sinh có khả năng tự đọc
sách giáo khoa và kết hợp với


19

Học sinh chưa nhận biết tác hại
và nguy cơ khi sử dụng Internet.

gợi ý của giáo viên để trả lời

câu hỏi văn hố ứng xử qua
mạng.
Học sinh có thể nhận biết
những tác hại và cách phòng
tránh bệnh nghiện Internet.

Hầu hết các em học tập trong sự hứng khởi. Phụ huynh quan tâm, đi sâu sát
đến việc học tập của các em. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường để
cùng thực hiện một mục tiêu chung là giáo dục các em học tập lĩnh hội tri thức
tiến bộ. Rèn các phẩm chất đạo đức tốt, rèn nền nếp học tập phát huy sự chủ
động trong học tập. Sau một thời gian giảng dạy và học tập, theo kế hoạch
chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá giữa và cuối kì thu được kết quả hơn
mong đợi. Qua khảo sát kiểm tra đánh giá giữa và cuối học kì 1 thu được kết quả
cụ thể như sau:
Hình 23 . Kết quả kiểm tra đánh giá giữa kì 1.
Hình 24 . Kết quả kiểm tra đánh giá cuối học kì 1.
Có thể thấy rằng điểm đánh giá giữa kì 1 và cuối kì 1 của các em học
sinh rất cao, qua đó làm ta thấy áp dụng biện pháp làm tăng rõ rệt nhận thức
của học sinh và chất lượng giảng dạy bộ môn.
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp:
Ngoài các hoạt động sinh hoạt chuyên đề do nhà trường tổ chức, tôi đã tiến hành tổ
chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo trong tiết Tin học của ba lớp: 7A,7B,
7C – Trường THCS.
Nhìn chung, học sinh đã biết cách hoạt động tích cực, mỗi cá nhân biết tự
tìm tịi, bổ sung cho tập thể; biết cách phát biểu xây dựng bài, phát huy năng lực
sáng tạo môn học. Các em đã biết vận dụng năng lực của bản thân cũng như những
kinh nghiệm cá nhân hoàn thành bài tập trên lớp và các dự án về nhà. Nhờ vậy việc
ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng sau hơn khi các tham gia hoạt động, phát huy
năng lực giao tiếp và hợp tác của các em học sinh, trau dồi học tập và rèn luyện để
nâng cao ý thức học tập, nhận biết tác hại và cách phòng tránh bệnh Nghiện Internet.



20

Hình 25 . Một số bài làm đạt kết quả cao của học sinh

Hình 26 . Sản phẩm áp phích tuyên truyền của học sinh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×