BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC GIẢNG DẠY
I.THỰC TRẠNG – LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
1. Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy môn Tin học 7, bản thân nhận thấy được những
thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
Nhà trường đã trang bị những thiết bị dạy học cần thiết để giáo viên thực
hiện tốt cơng tác giảng dạy. Đa số các phịng học được đầu tư cơ sở vật chất,
mỗi phòng học đều được trang bị tivi và kết nối mạng Internet nhằm đáp ứng
nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
Được tổ chuyên môn tạo điều kiện và giáo viên mơn Tin có nghiệp vụ sư
phạm vững vàng, tập huấn chun mơn thường niên, đổi mới dạy học theo
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm phát triển phẩm chất và năng
lực người học, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và
phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
Có tinh thần học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và có
tinh thần đồn kết.
* Khó khăn:
Hiện tại với số lượng học sinh 1447 em, điều kiện cơ sở vật chất mơn Tin
học có nhưng chưa đáp ứng đủ, phịng máy tính đã cũ, chưa được nâng cấp hồn
thiện để theo kịp chương trình mới.
Tuy mơn Tin học theo chương trình GDPT 2018 là mơn bắt buộc nhưng
thời lượng 1 tiết/ tuần không đủ thời gian để truyền tải kiến thức, nội dung kiến
thức nặng thiên về lý thuyết hơn thực hành.
2. Lý do hình thành biện pháp:
Internet, Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Tiktok, Youtube… đang dần
trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta,
ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội vì những tính năng ưu việt của
nó. Số lượng mạng xã hội và số người dùng tăng lên khơng ngừng, trong đó có
học sinh trung học cơ sở.
Bên cạnh những bạn sử dụng mạng xã hội đúng đắn, nhiều bạn có hành vi
sử dụng sai lầm, tiêu cực như đăng thông tin giả, thông tin đe dọa, bắt nạt, nói
xấu, dùng mạng xã hội để đăng thơng tin sai trái, chưa được kiểm chứng… gây
hậu quả nghiêm trọng, hoang mang cho người khác hoặc cho chính bản thân
mình; điều này đã tác động khơng tốt đến nhân cách của họ, là nguyên nhân gây
ra những mâu thuẫn, những vụ đánh nhau, những biểu hiện “sống ảo”. Hiện
tượng “nghiện” mạng xã hội dẫn tới suy yếu về thể chất, hủy hoại nhân cách, sa
sút học tập, thậm chí vi phạm pháp luật là những gì đã và đang diễn ra.
Học sinh đánh nhau do mâu thuẫn trên mạng xã hội
*Nguyên nhân của nghiện internet
Có rất nhiều lý do để một người rơi vào tình trạng nghiện internet. Bắt đầu
bằng việc sử dụng với thời gian dài, lạm dụng dẫn đến kết quả là lệ thuộc vào
internet và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ, công việc. Ở mỗi độ
tuổi, internet lại thu hút các đối tượng ở những khía cạnh khác nhau.
Ở tuổi vị thành niên và dậy thì, Sau khoảng thời gian dài nghỉ học vì dịch
bệnh, nhiều bạn trẻ tìm đến internet như một kênh thông tin để khám phá thế
giới, học online... Ngoài ra, ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên có nhu cầu lớn về
khẳng định hình ảnh bản thân.
Học sinh lén sử dụng mạng xã hội trong giờ học
Đối với nhà trường, môn Tin học cơ bản là một mơn học mang tính khoa
học và ứng dụng cao, ngoài việc phải truyền đạt cho học sinh hiểu các khái
niệm, ý nghĩa của vấn đề thuần túy của công nghệ thông tin cơ bản, học sinh cần
trang bị kiến thứcvề các nội dung khía cạnh đạo đức, pháp luật và văn hóa trong
mơi trường số, khả năng ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp trên mạng xã
hội.
Giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng học sinh sử dụng
Internet theo hướng tích cực và rời xa những tiêu cực. Trong thời đại ngày nay,
dạy học khơng chỉ là hình thành tri thức cho học sinh mà quan trọng hơn là dạy
cho các em biết cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tức là thơng
qua hoạt động học tập hình thành cho học sinh các năng lực để biến quá trình
học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo, giúp học sinh hình thành tư duy
logic, tư duy phản biện để tiếp thu kiến thức một cách tích cực, hiệu quả.
Chính vì những lí do nêu trên tơi lựa chọn biện pháp: “Vận dụng một số
biện pháp dạy học tích cực giúp học sinh nhận biết tác hại và cách phòng
tránh bệnh nghiện Internet trong Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa
trong mơi trường số. Mơn Tin Học 7- Sách KNTT”
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
1.Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp trực quan
Muốn sử dụng phương pháp dạy học trực quan thành cơng thì việc đầu tiên GV
phải làm là thiết kế các thơng điệp trực quan địi hỏi nhiều sức lực và trí lực
nhưng lại là cơng việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học
trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi HS chú ý sẽ cho nhiều điều bổ
ích.
Dựa trên cơ sở trực tiếp quan sát các đồ vật đồ dùng qua minh họa bằng tranh
ảnh, video…Đồ dùng đó chính là chỗ dựa giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất
của kiến thức, là phương tiện giúp các em hình thành khái niệm, nắm vững
những quy luật của xã hội.
Ví dụ GV trình chiếu các hình ảnh, video liên quan tuyên truyền về sử dụng
Internet đúng cách để học sinh theo dõi, nhận thức.
Học sinh quan sát video minh họa
Với cách dạy học trực quan, các đồ dùng phục vụ cho việc học đặc biệt
quan tâm. Nhờ đồ dùng học tập mà các em có thể nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ rất kĩ
bài giảng. Như chúng ta đã biết các hình ảnh tuy khơng cần sử dụng tới chữ viết
nhưng cũng được lưu lại vững chắc trong trí nhớ, nó chính là hình ảnh thu nhận
được từ trực quan. Vì vậy dạy học theo phương pháp trực quan giúp phát triển
khả năng quan sát, cũng như tư duy, giúp bài giảng trở nên sinh động và hấp
dẫn.
2.Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp này đòi hỏi mỗi cá nhân đều phải hoạt động, học sinh được
phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu
duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các
hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm
thực hiện một mục tiêu chung.
Bước 1. Làm việc chung cả lớp:Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận,chia
nhóm và phát đồ dùng, nêu yêu cầu nhiệm vụ.
Ví dụ khi học Tiết 9 Bài 5: Ứng xử trên mạng GV có thể giao cho học sinh
thực hiện Hoạt động 5 trong SGK Tin Học 7 trang 26 vẽ áp phích về chủ đề Hồi
sinh cây. GV Tổ chức lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận phác thảo tranh và
tiến hành vẽ trong vịng 15 phút, thuyết trình trong vịng 5 phút.
Phiếu học tập số 2
Người bị bệnh Internet có thể được ví dụ như một cái cây có nguy cơ úa tàn. Em
hãy cùng các bạn trong nhóm của mình vẽ một cây tương tự nhưng hình bên lên
một tờ giấy to để tạo một tấm áp phích bằng cách vẽ thêm lá, hoa cho cây và ghi
trên đó những điều nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet, giúp cây xanh
tươi trở lại.
Bước 2. Làm việc theo nhóm:Các nhóm nhận nhiệm vụ, lập kế hoạch làm
việc, phân công nhiệm vụ độc lập của từng thành viên trong nhóm. Trao đổi ý
kiến, thảo luận trong nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Học sinh sáng tạo theo nhóm
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước tập thể: Đại diện từng nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm bằng hình thức thuyết trình. Các nhóm khác quan
sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.Giáo viên tổng kết và nhận
xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc nội dung tiếp theo.
Đại diện nhóm thuyết trình sản phẩm
Sau khi kết thúc hoạt động, sản phẩm tạo ra là những bức tranh của mỗi
nhóm, giáo viên có thể cộng điểm cho nhóm hồn thành tốt. Qua đó góp phần
phát triển năng khiếu của học sinh. Học sinh trở nên chủ động, tự tin, có tư duy
phản biện và sáng tạo, yêu thích mơn học.
Các thành viên chủ động trong việc phân công nhiệm vụ, cùng nhau xây dựng
trên tinh thần học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên bền vững, sâu sắc và dễ nhớ
hơn. Học sinh cũng cảm nhận được kết quả khi có sự đóng góp của bản thân
mình tham gia vào thành cơng chung của nhóm.
Các học sinh nhút nhát cũng trở nên, các em được thoải mái trình bày ý kiến của
mình. Từ đó các em sẽ hội nhập, tạo sự tự tin và có hứng thú hơn trong học tập
3. Biện pháp 3: Vận dụng phương pháp trò chơi
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho học
sinh nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Để có thể vận dụng tối ưu
phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và
đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp.
Phương pháp dạy học ở cấp THCS ngày càng được cải tiến theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức - học tập của HS. Bên cạnh việc tổ chức cho HS tự
học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu khoa học… thì việc sử dụng trị chơi
trong q trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để kích thích sự tích cực
nhận thức của HS trên lớp học.
Trị chơi có thể được tổ chức khi bắt đầu giảng bài để thu hút sự chú ý, tạo
khơng khí vui tươi, tích cực trong lớp học, có thể sử dụng để dạy kiến thức mới,
củng cố hoặc vận dụng kiến thức.
Ví dụ GV sử dụng trò chơi trong hoạt động dạy học
Trò chơi “Ai nhanh hơn” cho phần khởi động Tiết 9 theo PPCT Tin 7
Trị chơi “Nên hay khơng nên” phần củng cố, luyện tập.
Trong q trình dạy mơn Tin học, GV có thể lựa chọn nhiều trò chơi khác
nhau. Tuy nhiên, để sử dụng trị chơi dạy học có hiệu quả địi hỏi GV phải lựa
chọn trò chơi phù hợp, linh hoạt, khéo léo kết hợp các loại trò chơi khác nhau để
đạt được ý đồ dạy học của mình. Điều này yêu cầu GV phải nắm vững tác dụng
của mỗi loại trò chơi. Tùy theo mục đích của việc sử dụng trị chơi mà GV lựa
chọn trò chơi cho phù hợp.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Bản thân tôi nhận thấy các em đã có hứng thú, tích cực hơn trong việc học
tập bộ môn Tin học và chất lượng bộ môn được nâng cao, sự tập trung chú ý vào
bài học được nâng cao rõ rệt. Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham gia góp ý xây
dựng bài. Học sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến của mình cùng các bạn
khác. Học sinh trở nên chủ động, tự tin, có tư duy phản biện và sáng tạo,
Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt hơn 90%.
*Kết quả kiểm tra đánh giá giữa kì.
Dựa trên kết quả trên, chúng ta có thể thấy học sinh tiếp thu kiến thức một
cách tích cực và hiểu quả, đạt kết quả cao trong kì kiểm tra đánh giá.
Học sinh khơng sa đà vào game, mạng xã hội, biết giới hạn bản thân trước
Internet, biết tìm tịi kiến thức mới thơng qua Internet phục vụ học tập, tự tin,
ứng xử có văn hóa và có khả năng cơng nghệ đáp ứng q trình chuyển đổi số.
Nâng cao nhận thức và biết cách phòng tránh bệnh nghiện Internet.
*Sản phẩm
Một số bài kiểm tra giữa học kì của học sinh đạt kết quả cao
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Lựa chọn, thiết kế và vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc
trưng của mỗi học phần trong chương trình GDPT nói chung và đối với Mơn Tin
học nói riêng là khâu quan trọng của quá trình tổ chức hoạt động dạy và học, là
điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng giảng dạy của GV.
Một số phương pháp dạy học nêu trên là những gợi ý giúp GV giảng dạy
mơn Tin học góp phần quan trọng vào q trình đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tóm lại, có rất nhiều biện pháp đổi mới phương pháp dạy học với những
cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số biện pháp chung. Ngồi ra,
phương pháp dạy học cịn mang tính chủ quan. GV với kinh nghiệm riêng của
mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học
phù hợp và có hiệu quả đối với từng mơn, từng lớp học, từng nhóm đối tượng
học sinh khác nhau.
Tuy nhiên, để duy trì được kết quả trên còn phụ thuộc nhiều vào: cơ sở
vật chất, năng lực của học sinh cũng như động cơ, ý thức, thái độ, hứng thú với
mơn học… Vì vậy khi triển khai dạy học theo những nội dung đổi mới phương
pháp trên cần phải có sự kiên trì, liên tục và không ngừng cải tiến để phù hợp
với đối tượng cũng như bài học để đạt được hiệu quả mong muốn.
2. Đề xuất – kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất để học sinh có thể thực hành sử dụng máy
tính thành thạo.
- Tổ chức thêm các buổi sinh hoạt ngồi giờ, trình chiếu trực quan và
tuyên truyền phòng chống bệnh nghiện Internet trong học đường.
2.2 Đối với Phòng giáo dục
- Đề xuất, kiến nghị tăng thời lượng môn Tin học tạo tiền đề phát triển
mục tiêu chuyển đổi số.
- Tổ chức chuyên đề, tập huấn chuyên môn để giáo viên trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao khả năng công tác…
Trên đây là báo cáo “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực
giúp học sinh nhận biết tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet
trong Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong mơi trường số. Mơn
Tin Học 7- Sách KNTT” của tơi. Trong q trình xây dựng biện pháp vì thời
gian và điều kiện cịn một số hạn chế, nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy và
học, đổi mới phương pháp, kính mong q thầy cơ đóng góp ý kiến để biện pháp
được hồn thiện hơn. Trân trọng!