Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nghiên cứu lễ hội đền Gióng gắn với phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.88 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài:.............................................................................................3
2.Muc đích nghiên cứu:.......................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................6
4.Phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................6
5.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................6
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LỄ
HỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH.................................................................8
1.1. Một số vấn đề về du lịch văn hoá.................................................................8
1.1.1. Khái niệm du lịch văn hoá.........................................................................8
1.1.2. Nguồn tài nguyên và đặc điểm của du lịch văn hoá..................................9
1.2. Một số vấn đề về phát triển du lịch văn hoá hiện nay..................................10
1.3. Lễ hội trong phát triển du lịch......................................................................11
1.3.1. Lễ hội với phát triển kinh tế - xã hội địa phương......................................12
1.3.2. Tầm quan trọng của lễ hội đối với việc phát triển du lịch địa phương......13
1.3.3. Tác động của hoạt động du lịch đến lễ hội ở địa phương..........................14
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC LỄ HỘI ĐỀN GIÓNG PHỤC VỤ DU LỊCH ....................................19
2.1. Thực trạng tổ chức hội đền Gióng ...............................................................19
2.1.1. Khái quát lễ hội đền Gióng........................................................................19
2.1.2. Cơng tác tổ chức lễ hội đền Gióng.............................................................19
2.1.3. Diễn trình lễ hội đền Gióng.......................................................................20
2.2. Lễ hội đền Gióng với phát triển du lịch Hà Nội hiện nay.............................24
2.3. Đánh giá chung ............................................................................................27
2.3.1. Ưu điểm ....................................................................................................27
2.3.2. Hạn chế......................................................................................................28
1


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN


GIÓNG VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI............................................30
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Hà Nội .......................................30
3.2. Một số giải pháp nhằm quản lý lễ hội đền Gióng với phát triển du lịch địa
phương.................................................................................................................31
KẾT LUẬN.........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................37
HÌNH ẢNH.........................................................................................................38

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu
trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình,
chùa, đền, miếu, lăng tẩm. … Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân
tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đới
với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại
cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về
nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật
thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những
thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và
phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để
kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di
tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu,
phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về
cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, trùn thớng

đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và
xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới
bàn tay vơ tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho
nhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hải Dương nói riêng, cũng như trong cả

3


nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và x́ng cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một
lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người.
Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước,
các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác
dụng. Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn.
Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng
góp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc
sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dịng lịch sử,
trở về quá khứ, khơng lãng qn quá khứ mà trái lại biết trân trọng những
thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ
những mục đích hiện tại của con người.
Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá
ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn
ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá. Chúng ta ln phải có ý thức
bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ơng để lại. Gìn giữ cho
hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của
tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Du lịch ngay từ xa xưa đã được ghi nhận như là một sở thích,một

hoạt động của con người.ngày nay trên phạm vi toàn thế giới,du lịch trở thành
nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong đời sớng văn hóa xã hội của con
người.Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu giải chí đơn thuần mà còn giúp con
người nâng cao hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa tộc người,các dân tộc các
q́c gia, góp phần làm phong phú tinh thần,khơng những thế nó cịn hỡ trợ
sự phát triển nhiều mặt của q́c gia nơi đón khách.
Ở việt nam những năm gần đây,du lịch trở thành một nghành kinh tế mũi
nhọn và được quan tâm hàng đầu.thực tế năm 2007 ,việt nam đã đón được 4,2

4


triệu lượt khách quốc tế,19,2 triệu lượt khách du lịch nội địa.Tổng thu nhập
toàn xã hội về du lịch ước tính đạt 56 nghìn tỉ đồng.Năm 2009,theo sớ liệu
của tổng cục Du Lịch ,trong tháng một lượng khách du lịch quốc tế đến việt
nam là trên 370.000 lượt,tăng 3,3% so với tháng 12/2008.Dự kiến đến năm
2010 lượng khách quốc tế đạt 5,5 – 6 triệu lượt và 25 triệu lượt khách nội địa.
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch có xu hướng phát triển ở
việt nam. Ngày nay do sự biến động quá nhiều, cuộc sống của con người ngày
được hiện đại hóa hơn, thì nhu cầu trở về với nguồn cội, tìm hiểu những nét
đẹp văn hóa trùn thớng , lễ hội trùn thớng , làng nghề truyền thống, của
mỗi quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng. Đến các điểm di
tích lịch sử văn hóa,du khách được thỏa mãm nhu cầu hiểu biết về những nét
đẹp văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời, những danh nhân văn hóa của mọi
thời đại tại mỗi quốc gia, dân tộc nơi du khách đặt chân đến.
Hà Nội là miềm đất giàu di tích lịch sử, văn hóa và danh nam thắng
cảnh,tuy bị chiến tranh thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có trùn thớng
giữ gìn bản sắc dân tộc,bảo tồn di sản lịch sử văn hóa dân tộc, cùng sự quan
tam của chính quyền địa phương , đến nay Hà Nội vẫn giữ được hàng ngàn di
tích co giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và là niềm

tự hào của nhân dân địa phương.
Với lý do trên tôi muốn lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu lễ hội đền Gióng
gắn với phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Sóc Sơn” để viết bài
tiểu luận của mình. Mong rằng bài tiểu luận phần nào sẽ giới thiệu được về di
tích lịch sử văn hóa đền Gióng, giúp cho du khách có thêm sự hiểu biết về các
di tích để lựa chọn tour du lịch hợp lý, đồng thời có một sớ góp ý nhằm khai
thác di tích đạt hiệu quả về kinh tế, bảo tồn những giá trị đặc sắc của di tích.

5


2. Muc đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở đền Gióng và
thực trạng khai thác di tích lịch sử văn hóa vào hoat hoạt động phát triển du
lịch tỉnh. Từ đó đề ra một sớ định hướng, giải pháp bảo tồn, tơn tạo và khai
thác chúng một cách có hiệu quả nhất .
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch của di
tích lịch sử văn hóa đền Gióng xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi: tập trung tìm hiểu về di tích lịch sử vă hóa đền Gióng xã Phù
Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
Đây là phương pháp hết sức cần thiết cho việc thực hiện các đề tài
nghiên cứu du lịch có một lương thơng tin cung cấp cho bài viết về đề tài khai
thác di tích lịch sử văn hóa đền Gióng xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà
Nội.để phục cụ cho du lịch. Người viết phải thu thập các tư liệu, thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, sau đó sử lý chúng để hoàn thành bài viết của mình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa:

Đây là phương pháp hết sức quan trọng được sử dụng để làm tăng tính
thuyết phục cho bài viết co nhiều thông tin ghi nhận chân thực, xuất phát
trong quá trình người viết đi thu thập sớ liệu, thơng tin. Từ đó có thể cảm
nhận được giá trị cua di tích, hiểu được khía cạnh khác nhau của thực tế. Và
cũng có thể đới chiếu, bổ xung những thông tin cần thiết mà các phương pháp
khác không cung cấp hoặc chua cung cấp đầy đủ.

6


5.3. Phương pháp phỏng vấn :
Trong quá trình thực hiện bài viết, người viết đã tìm hiểu và khai thác
nguồn thông tin từ chính những cư dân địa phương, những người có sự hiểu
biết chuyên sâu hay trực tiếp quản lý các di tích … để bổ sung thông tin trực
tiếp cho bài viết. Thông qua phương pháp phỏng vấn trần tục cũng có thể đi
sâu vào tìm hiểu.
5.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích :
Là phương pháp sử dụng để phân tích, đánh giá tổng hợp và đua ra nhận
xét trên tư liệu đã thu thập được từ những phương pháp trên. Từ đó có cái
nhìn tổng quát hơn về vấn đề nghiên cứu.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Một số vấn đề về du lịch văn hoá
1.1.1. Khái niệm du lịch văn hố
Xu thế q́c tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các quốc

gia trên thế giới được mở rộng dẫn tới việc giao lưu văn hoá tìm kiếm những
kiến thức về văn hoá nhân loại đã trở thành một trong những nhu cầu của
nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, du lịch khơng cịn là nghỉ ngơi giải trí đơn
thuần mà còn là nghỉ ngơi giải trí tích cực có tác dụng bổ sung tri thức làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của con người.
Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là
nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự tìm hiểu qua các chuyến du lịch
đến những vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế chế
độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du
lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích khác nữa.
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du
lịch, du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất
cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch, du lịch văn hoá là phương thức hấp
dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du
lịch văn hoá thường dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hoá được xem như là tổng thể của du lịch, xem đó là một hiện
tượng văn hoá. Những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang
tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và
giải trí.
Người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại theo các tiêu thức
khác nhau.

8


+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là
chủ yếu. Mục đích đi tìm hiểu, nghiên cứu đới tượng khách chủ yếu là các
nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên đó là những chương trình du
lịch dã ngoại đến các dãy phố cổ kính, các khu di tích của thủ đơ Hà Nội để
khách tìm hiểu phong tục tập quán, lới sớng văn hoá của người dân nơi đó.

Khách sẽ đi bộ khi tham quan các cơng trình kiến trúc, nghệ thuật tập quán
sinh hoạt của người dân và nghỉ qua đêm tại nơi đó.
+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham
quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hoá trong một chuyến đi. Đối tượng tham
gia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu và
những khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tị mị có thể
theo trào lưu. Do vậy, trong một chuyến đi du khách thường đi đến những
điểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hóa vừa có những điểm
du lịch như vui chơi giải trí, các trò tiêu khiển mới lạ . Đối tượng khách là
những người vừa phiêu lưu mạo hiểm thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là
những người tuổi trẻ.
1.1.2. Nguồn tài nguyên và đặc điểm của du lịch văn hoá
Tài nguyên du lịch văn hoá là các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc; các
lễ hội; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các gía trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tớ cơ bản để hình
thành các khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch.
Du lịch văn hoá khác với du lịch tự nhiên, đặc điểm du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa trùn thớng. Du lịch văn hóa chủ yếu là những sản phẩm
văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín
ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế
giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và

9


phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu
của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ
nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các

nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những
chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch
văn hóa tức là tạo ra dịng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa
phương.
Ở Việt Nam, tài ngun du lịch văn hóa vơ cùng phong phú và đa dạng
được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Ví dụ như:
- Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng
Đồng bằng Nam bộ)
- Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính
trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ)
- Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan
những di sản văn hóa được UNESCO cơng nhận)
- Festival Huế…
1.2. Một số vấn đề về phát triển du lịch văn hoá hiện nay
Trong vài năm trở lại đây chúng ta thường hay nói tới một loại hình du
lịch mới mà cũ đó là du lịch văn hoá. Trong hệ thống các nguồn tài nguyên
phục vụ cho phát triển du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quan
trọng mà dường như từ lâu đã bị mai một, đó chính là các lễ hội dân gian ở
Việt nam. Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín
ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức
con người Việt Nam một cách trung thực.
Với ngành du lịch văn hoá, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt và
được nhìn nhận như một “bảo tàng sớng” về đời sớng cư dân văn hóa bản địa.

10


Nhất là dịp xuân về, hàng nghìn lễ hội diễn ra trên cả nước chính là cơ hội để
hút khách du lịch. Tuy vậy, sức thu hút của lễ hội ở Việt Nam chưa lớn. Theo
thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có khoảng 8.000 lễ

hội, từ quy mô làng, xã đến quốc gia. Trong đó, có khoảng 70% lễ hội do cấp
xã quản lý, những lễ hội này chỉ thu hút sự tham gia cộng đồng dân cư quanh
vùng ở phạm vi hẹp. Thực tế cho thấy ngành du lịch càng phát triển, càng gắn
kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành du lịch trong bước đường phát
triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Đưa khách
đến với lễ hôi truyền thống là nhằm để giới thiệu đất nước, con người Việt
Nam hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hoá, tín ngưỡng của lễ
hội, tính dân tộc và tính phổ quát của lễ hội. Vì thế ngành du lịch đứng trước
một khó khăn, đồng thời cũng là một yêu cầu phải khai thác di sản văn hoá
này sao cho khoa học, đúng với đặc trưng lễ hội. Trong di sản văn hoá của các
thế hệ trước để lại, lễ hội dân tộc có tác dụng hữu hiệu với ngành du lịch
không chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở cả hai mặt: giới thiệu đất nước, con
người và kinh doanh. Khai thác, giới thiệu những lễ hội dân tộc biến nó thành
người bạn đồng hành trong cuộc sớng hơm nay là công việc của ngành du
lịch. Về cả phương diện giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc lẫn phương diện
kinh doanh, Ngành rất cần một thái độ khoa học, đúng hướng, sự hỗ trợ của
các nhà văn hoá.
1.3. Lễ hội trong phát triển du lịch
Lễ hội là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại :
ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyết những nỗi lo âu,
những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Song
không chỉ thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của nhân dân, lễ hội còn là một trong
những tài nguyên nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch. ẩ hiều lễ hội đã
và đang được khai thác cho hoạt động du lịch và các công ty du lịch đã không

11


bỏ qua nguồn tài nguyên quý giá này. Hoạt động du lịch có tác động đa chiều
đến lễ hội và ngược lại. Tuy nhiên biết kết hợp, quản lý khoa học chắc chắn

hai hoạt động này sẽ bổ trợ rất tốt cho nhau.
1.3.1. Lễ hội với phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Trong các di sản văn hoá quý báu mà ông cha xưa để lại cho hậu thế, lễ
hội là một trong những tài nguyên đặc sắc nhất, kết tinh những gì đẹp đẽ nhất,
tinh tuý nhất. Chính những giá trị cao đep chứa đựng trong đó mà lễ hội ngày
nay đang dần được nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung. Lễ hội
có sức hấp dẫn khơng kém gì các di tích lịch sử - văn hoá.
Có thể thấy lễ hội mở ra không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt
của đời sớng nhân dân mà cịn là nguồn lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương, của một vùng hay một quốc gia. Điều này được thể
hiện đậm nét qua các khía cạnh chủ yếu sau :
Lễ hội tạo nên môi trường mới huyền diệu giúp cho người tham dự có
điều kiện tiếp xúc với bí an của nguồn khởi. Lễ hội trở thành dịp cho con
người hành hương về cội rễ, bản thể của mình, là dịp để họ bày tỏ lịng thành
kính, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hay hướng về một sự kiện lịch sử
trọng đại. ẩ hư vậy hoà mình vào với khơng khí lễ hội con người sẽ hình
thành cho mình ý thức sâu sắc hơn về cội nguồn, về dân tộc. Lễ hội là môi
trường nuôi dưỡng, truyền tụng để đạo lý truyền thống “ uống nước nhớ
nguồn” ngàn năm còn chảy mãi.
Các lễ hội còn chứa đựng tính giáo dục cao : giáo dục lòng yêu quê
hương đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và phát huy các giá trị trùn
thớng. Có thể nói mỡi người khi tham gia lễ hội, đắm mình trong bầu không
khí linh thiêng, huyền diệu mà cũng không kém phần nhộn nhịp sơi động ấy
han sẽ thấy lịng mình trào dâng những cảm xúc tuyệt diệu, mới thấy sao mà
yêu, mà tự hào trân trọng các giá trị văn hoá của những bậc tiền nhân để lại,

12


mới thấy trách nhiệm lớn lao của bản thân mình trong việc gìn giữ, bảo vệ và

phát huy các giá trị đẹp đẽ ấy để truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Khi lễ hội được tổ chức, đặc biệt với những lễ hội có quy mơ lớn sẽ thu
hút được một lượng khách du lịch đông đảo về tham dự. Khách từ khắp nơi
đổ về sẽ có tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội địa phương làm cho đời
sống của nhân dân địa phương trở nên sôi động, nhộn nhịp hẳn lên. Mặt khác
quá trình tiếp xúc của khách với người địa phương là điều kiện để các nền văn
hóa hịa nhập với nhau làm cho mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình hữu
nghị, tương thân, tương ái giữa cộng đồng.
Xét trên bình diện kinh tế việc tập trung lượng khách du lịch đông đảo
trong thời gian nhất định sẽ có tác động lớn đến kinh tế địa phương. Để phục
vụ được một lượng khách du lịch đơng đảo tất yếu phải địi hỏi một sớ lượng
lớn các vật tư, hàng hoá các loại. Điều này khích thích mạnh mẽ đến các
ngành kinh tế có liên quan như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, gioa thông
vận tải, dịch vụ...Từ đó tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho người dân và giảm
bớt nạn thất nghiệp, góp phần ổn định trật tự xã hội địa phương.
Như vậy tài nguyên du lịch lễ hội nếu biết cách khai thác phục vụ cho
hoạt động du lịch sẽ mang lại những tác động to lớn trong việc làm thay đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực cả về nhận thức cũng như đời sống tinh
thần của nhân dân.
1.3.2. Tầm quan trọng của lễ hội đối với việc phát triển du lịch địa
phương
Lễ hội là biểu hiện tập trung của văn hoá. Văn hoá là một nội dung đặc
trưng của sản pham du lịch. ẩ hư vậy có thể thấy lễ hội là một thành tố cơ bản,
quan trọng tạo nên sản pham du lịch và tạo nên sức hấp dẫn trong du lịch. Lễ
hội đã trở thành dịp để mọi người cởi bỏ những lo toan thường nhật để hoà
mình vào những niềm vui dân dã, hiếm hoi, quý giá từ thủa nào.

13



Các tài nguyên du lịch văn hoá trong đó có lễ hội được coi là tài nguyên
du lịch đặc biệt hấp dẫn. ẩ ếu như tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du
khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài ngun du lịch văn
hoá thu hút du khách bởi tính phong phú, đa dạng và trùn thớng cũng như
tính địa phương của nó. Các đối tượng của tài nguyên du lịch văn hoá mà lễ
hội là một yếu tố tiêu biểu là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hoá phong
phú. Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể. ẩ hững yếu tố tinh
thần được lễ hội bảo lưu, truyền tụng từ đời này sang đời khác và thực sự trở
thành di sản văn hoá vô giá. Hơn nữa nhận thức văn hoá là yếu tố thúc đNy
động cơ đi du lịch của du khách.
Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì các yếu tớ chứa đựng trong môi
trường lễ hội vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu tớ cầu của hệ
thống du lịch.
Tầm tác động, ảnh hưởng và sức hấp dẫn của các lễ hội phụ thuộc nhiều
vào quy mô cũng như tính chất của chúng. Một lễ hội có quy mô càng lớn
cùng với tính chất đặc biệt quan trọng của nó được đánh giá có sức hấp dẫn
lơi ćn khơng chỉ khách du lịch trong nước mà cịn khách du lịch quốc tế
một cách đông đảo. Lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, festival Huế rõ ràng
đã trở thành niềm mong ước, khát khao được tham dự của biết bao du khách.
1.3.3. Tác động của hoạt động du lịch đến lễ hội ở địa phương
Ngày nay khi đời sống của con người không ngừng được nâng cao thì
nhu cầu du lịch ngày càng phát triển. Trong đó loại hình du lịch văn hoá
chiếm một vị trí rất quan trọng.
Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đâu đâu cũng thấy chùa chiền, đền
miếu, các khu di tích lịch sử, văn hoá. Việt Nam là một đất nước của lễ hội,
đây là cách tưởng nhớ các vị anh hùng, những vị có cơng với dân, với nước.
Đó là trùn thống quý báu nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính vì thế

14



mà Việt Nam cũng được du khách quốc tế biết đến là một đất nước của lễ hội.
Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam mn hình, mn vẻ khơng chỉ hấp dẫn du
khách nội địa mà còn là mảnh đất màu mỡ để cho khách quốc tế tham quan.
Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân về tâm linh, tín
ngưỡng, thư giãn... mà còn là nguồn tài nguyên du lịch có thể khai thác để tạo
nên những sản pham du lịch độc đáo, hấp dẫn, giàu bản sắc văn hoá. Song
trong quá trình phát triển du lịch, hoạt động du lịch vừa có tác động tích cực
và tiêu cực đến du lịch, đến cộng đồng dân cư địa phương.
Tác động tích cực.
Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần giáo dục con người ý
thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, gìn giữ các
giá trị văn hoá truyền thống. ẩ hu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong
chuyến đi của du khách thúc đay nhà cung ứng sản pham du lịch quan tâm,
yểm trợ cho việc khôi phục các di tích lịch sử, lễ hội, sản pham các làng nghề
truyền thống... để thu hút du khách. Từ đó góp phần cho việc bảo vệ các di
tích lịch sử, phát huy bản sắc văn hoá trong lễ hội, khôi phục các làng nghề
truyền thống. Về phía du khách khi được hoá mình vào khơng gian văn hoá
của môi trường lễ hội linh thiêng, họ sẽ càng thấm thía sâu sắc những giá trị
văn hoá truyền thống tốt đẹp, giá trị lịch sử, ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà các
di tích lịch sử, lễ hội chứa đựng. Từ đó họ sẽ thêm yêu, thêm trân trọng hơn
nữa những di tích lịch sử, nét đẹp văn hoá lễ hội ấy.
Hoạt động du lịch phát triển đã tạo ra nguồn thu để tu bổ các di tích, đầu
tư cho lễ hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du
lịch ở địa phương. Thông qua hoạt động du lịch, việc khai thác có hiệu quả
các di tích lịch sử cũng như các giá trị văn hoá chứa đựng trong lễ hội để thu
hút du khách đã mang lại nguồn lợi cho người dân địa phương, đem lại công
ăn ciệc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư. Phát triển du lịch là một lối

15



thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm,
nâng cao mức sớng cho người dân. Hoạt động du lịch làm biến đổi cán cân
thu chi của khu vực và đất nước, làm tăng nguồn thu ngoại tệ, điều hoà nguồn
vốn từ vùng kinh tế phát triển mạnh sang vùng kinh tế kém phát triển hơn.
Tại điểm du lịch nhu cầu về hàng hoá tăng nhanh, thúc đay mạnh mẽ các
ngành kinh tế có liên quan phát triển như : nông nghiệp, công nghiệp chế
biến., làm thay đổi cơ cấu lao động. Hơn nữa, các hàng hoá, dịch vụ có chất
lượng cao, hình thức đẹp địi hỏi phải có sự đầu tư bằng những cơng nghệ
cao, hiện đại. Vì thế mà trình độ lao động của nguồn nhân lực cũng ngày càng
được cải thiện.
Tác động tiêu cực.
Do bản chất của lễ hội là mang tính thời vụ, các lễ hội thường tập trung
vào khoảng thời gian nhất định và không kéo dài. Sự tập trung một lượng
khách quá đông trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây quá tải, gây sức
ép cho mơi trường lễ hội, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, có ảnh hưởng rất
lớn đến đời sớng dân cư địa phương sau mùa du lịch. Bên cạnh đó sớ lượng
các cơng trình phục vụ du lịch tăng lên nhanh chóng làm vượt quá khả năng
đáp ứng của nơi đến du lịch.
Hoạt động du lịch còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hoá địa
phương. Để thoả mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế trước mắt nên
các lễ hội truyền thống được đưa ra diễn một cách thiếu chun mơn, thiếu
tính tự nhiên gây trị cười cho du khách. ẩ hiều nhà cung ứng du lịch đã thuyết
phục người dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các lễ hội cho du
khách xem. ẩ hiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa và các
hành vi của lễ hội, người ta đã giải thích một cách sai lệch, thậm chí bậy bạ
các giá trị đó. ẩ hư vậy những giá trị văn hoá đích thực của cộng đồng đáng lý

16



phải được tơn trọng thì lại đem ra làm trị tiêu khiển, mua vui cho du khách.
Giá trị truyền thống dần bị lu mờ do bị lạm dụng về mục đích kinh tế.
Xu hướng ngày nay là tình trạng mê tín dị đoan ngày càng phát triển dẫn
đến nạn chùa giả, di tích giả. làm mất đi lòng tin của du khách.
Đạo đức của con người bị suy giảm gắn với nhiều hiện tượng tiêu cực.
Du lịch cịn là mơi trường tốt để những kẻ ham hưởng lạc và trục lợi gặp
nhau, làm gia tăng các tệ nạn xã hôi như tình trạng bán hàng rong, hàng giả,
chèo kéo khách, bắt chẹt khách để kiếm lợi; tình trạng nghiện hút, ăn xin, mại
dâm... Lợi dụng môi trường lễ hội linh thiêng, chứa đựng những giá trị tâm
linh sâu sắc, một số kẻ đã lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, bói
toán. khiến nhiều lễ hội mất đi nét đẹp văn hoá trùn thớng.
Quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản lỏng lẻo dần do nhu

cầu phục vụ

du lịch, do lối sống, mức sống thay đổi khi tiếp xúc nhiều loại khách du lịch
và có các nguồn thu khác nhau từ du lịch. Bên cạnh đó giáo dục gia đình cũng
bị suy giảm do cả người lớn và trẻ em đều mải kiếm tiền từ việc phục vụ du
lịch.
Quá trình giao lưu giữa người tiêu dùng và cộng đồng dân cư tại nơi du
lịch là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách
nhanh chóng. ẩ hững khác biệt về tơn giáo, văn hoá, chính trị giữa du khách
và công đồng dân cư có thể dẫn đến những hiểu lầm, thậm chí hiềm khích tạo
nên sự căng thang. ẩ goài ra có thể dẫn đến những bất hoà giữa dân cư địa
phương và các nhà cung ứng du lịch.
Việc biết ơn và thờ phụng tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc, những
chiến sĩ hy sinh vì dân, vì nước đơi khi trở thành mê tín di đoan và tệ hại hơn
là thường bị thương mại hoá. Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến việc

phát triển du lịch.

17


Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LỄ
HỘI ĐỀN GIÓNG PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1. Thực trạng tổ chức hội đền Gióng
2.1.1. Khái quát lễ hội đền Gióng
Tại khu vực di tích đền Sóc, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm,
giữa tiết trời xuân ấm áp, nhân dân trong vùng lại tưng bừng bước vào lễ hội
3 ngày để tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng (cịn tại q hương của
người anh hùng, làng Phù Đổng, Gia Lâm, thì lễ hội diễn ra vào ngày 9/4).
Đây là một trong những lễ hội lớn, hàng năm thu hút rất nhiều khách thập
phương. Trò chơi đặc sắc nhất của lễ hội đền Sóc là trị cướp giị hoa. Giị hoa
gồm 500 bơng được làm băng tre non, mơ phỏng lại tích Thánh Gióng khi roi
sắt gẫy đã nhổ tre hai bên đường làm vũ khí tiếp tục đánh giặc. Tương truyền,
trong lễ hội đầu tiên thuở xa xưa, khi dân làng dâng giò hoa tre, loại hoa có
sắc mà khơng có hương này lên lễ Thánh thì được Thánh chấp nhận vì nó tinh
khiết, khơng có loài ong bướm nào có thể làm ơ uế được. Trị cướp giò hoa
diễn ra trong ngày đầu tiên của lễ hội, chỉ sau chừng nửa giờ khi đã kết thúc
phần tế Thánh. Đó là phần hứng khởi nhất của những người tham dự lễ hội
đền Sóc, khơng chỉ là trị mua vui, giải trí mà thực sự đã đi vào tiềm thức, tâm
linh văn hóa những người dự hội, để lại dấu ấn tinh thần sâu sắc.
2.1.2. Công tác tổ chức lễ hội đền Gióng.
Ban tổ chức hội đền Gióng huyện Sóc Sơn đã xây dựng các phương án
bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thơng, làm tớt cơng
tác phịng chớng cháy nổ trong toàn bộ khu vực diễn ra các hoạt động lễ hội.
Thực hiện quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh công tác tuyên

truyền để du khách về dự lễ hội hiểu sâu sắc hơn giá trị và nét độc đáo của
đền Gióng Xn. Ban tổ chức cịn khuyến khích các doanh nghiệp quảng bá

18


thương hiệu và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, đặc biệt là các sản
phẩm cây cảnh, cây thế có giá trị nghệ thuật cao. Để đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn giao thơng cho đền Gióng, huyện Sóc Sơn đã xây dựng các phương án
đảm bảo ANTT. Các xã gần Phù Ninh, đều thành lập Ban tổ chức để chỉ đạo
công tác quản lý các hoạt động diễn ra trong đền Gióng Xuân trên địa bàn.
Rút kinh nghiệm, để tránh tình trạng ùn tắc giao thơng, Ban tổ chức cấm các
loại ô tô đi vào tuyến đường cắm 50 biển báo và biển chỉ dẫn giao thông, quy
hoạch 30 bãi gửi xe, giá dịch vụ tiếp tục thực hiện theo Nghị định của Chính
phủ (về phí và lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước) và quyết định của UBND
thành phố Hà Nội (về mức thu phí giữ xe đạp, xe máy, ô tô…), phân luồng
đường một chiều tại các tuyến giao thơng thuộc khu vực đền Gióng và các
điểm di tích; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện, xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm quy chế lễ hội. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng ùn tắc
giao thơng, tập trung đẩy lùi các hiện tượng mê tín dị đoan, các tai, tệ nạn xã
hội, khắc phục nạn hành khất, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi phản
cảm, văn hoá phẩm thẩm lậu, hành vi trộm cắp, móc túi, cờ bạc, phải kịp thời
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; khơng bán các văn hóa phẩm thẩm lậu,
khơng tổ chức dịch vụ, kinh doanh trong khuôn viên Đền, Phủ, Chùa, Lăng;
không mang chất nổ, chất dễ cháy vào khu vực chợ. Cấm đốt pháp hoặc gây
tiếng nổ dưới bất kỳ hình thức nào; Khơng cho phép tổ chức các trị chơi kiếm
tiền bất hợp pháp; khơng được tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan; không
chứa chấp, dung túng những người hành khất; phát hiện và xử lý kịp thời
những tệ nạn xã hội; giữ gìn vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm lây truyền
bệnh dịch; thực hiện tiết kiệm chớng lãng phí.

2.1.3. Diễn trình lễ hội đền Gióng
Nửa đêm Mồng 5, rạng sáng ngày Mồng 6 tháng Giêng âm lịch quan
viên và bô lão trong làng Vệ Linh tiến hành lễ Khai quang, tức là nghi lễ tắm

19


tượng Thánh Gióng. ẩ hững nồi nước lá thơm hái từ trên núi được đặt lên
trước bệ tượng. Chủ tế đốt nắm hương và dùng nắm hương đang cháy nhúng
vào nồi nước thơm rồi làm động tác tắm gội tượng trưng cho tượng Thánh.
Từ sau lễ Khai quang, các quan viên, hào lão có tên trong danh sách túc
trực phải ở lại đền chầu hầu Thánh suốt đêm. Suốt đêm đó tiếng trớng, tiếng
chiêng vang động cả khu rừng quanh đền. Cờ, nghi tượng thì đã được trưng
bày rợp trời kín đất từ chiều hôm trước, tức chiều Mồng 5 tháng Giêng âm
lịch.
Sau đêm chầu hầu, khoảng đến giờ Dần ( khoảng 4-5 giờ sáng) trời rạng
đông, từ đền nổi lên ba hồi trống báo hiệu phần lễ rước bắt đầu với những
nghi tượng như sau :
- Đội cờ : đi đầu là cờ tiết mao, thứ đến là 5 lá cờ đuôi nheo ( xanh, đỏ,
vàng, trắng, đen) ngũ hành hoặc 4 cờ tứ tượng, tứ linh. ẩ hững người cầm cờ
mặc áo màu nâu đỏ cá thắt lưng.
- Đội trống chiêng : trống cái do hai người khiêng, một người thủ hiệu
đánh trống. Chiêng cũng do hai người khiêng. Cả trống và chiêng đều được
che lọng.
- Chấp kích, bát bửu, lịch triểu phong tặng : hai bên là chấp kích, bát
bửu, ở giữa là một trích biển bầu dục có lọng che, người cầm biển mặc áo
thụng màu xanh.
- Biểu tượng ngựa Gióng : được làm bằng tre đan hoặc bằng gỡ dán có
vẻ hoa văn mây nước. ẩ gựa cao 4-5 m theo thế đang chồm bay. Đi trước và
đi sau kiệu ngựa chia làm hai hàng các võ sinh ăn mặc phỏng theo phục trang

chiến binh thời các vua Hùng, tay có mang theo binh khí và gậy tre ngà.
- Đội dâng hương.
- Đội đồng văn múa sinh tiền, múa bồng.
- Đội bát âm.

20



×