Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khoá luận tốt nghiệp công chúa nguyệt cư và lễ hội đền nhà bà tại lâm thao, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ VĂN

NG UY ỄN THỊ H Ả I Y É N

CÔNG CHÚA NGUYỆT c ư
VÀ LẺ HỘI ĐÈN NHÀ BÀ
TẠI LÂM THAO, PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








C huyên ngành: V iệt N am học

Người hướng dẫn khoa học
TS. N G UY ỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Đe hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin chân thành cảm
ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Nhàn - giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và


giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn
đã trang bị cho tôi những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm
học qua.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ủ y ban nhân dân Thị trấn
Lâm Thao cùng ông từ của Đền Nhà Bà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
công tác thu thập tài liệu, thông tin để tôi hoàn thành tốt nhất bài khóa luận
của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày...thảng...năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong khóa luận này
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.
Nguyễn Thị Nhàn.
Ket quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả
nghiên cún của những tác giả khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình
trong khóa luận này.

Hà Nội, ngày ...tháng... năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Yến



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đ ề .................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên c ú n ................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên c ú n ............................................................................... 5
7. Đóng góp của đề tà i....................................................................................... 5
8. Bố cục của khóa luận..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯNG......................................................... 6
1.1. Khái chung về vùng đất Lâm Thao............................................................ 6
1.1.1. Điều kiện tự'nhiên................................................................................. 6
1.1.2. Điều kiện xã h ộ i...................................................................................13
1.1.3. Đời song vãn hóa của Lâm Thao....................................................... 16
1.2. Khái quát chung về lễ h ộ i......................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm lê hội.................................................................................. 19
1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ và hội................................................................ 20
1.2.3. Vai trò và ỷ nghĩa của lễ hội..............................................................21
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT LỄ HỘI CÔNG CHÚA NGUYỆT CƯ - ĐỀN
NHÀ BÀ.THỊ TRẤN LÂM THAO, PHÚ THỌ............................................... 26
2.1. Di tích lịch sử văn hóa Đền Nhà B à ........................................................26
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................26
2.1.2. Khu di tích Đen Nhà B à..................................................................... 26
2.2. Lễ hội Đền Nhà Bà.................................................................................... 28
2.2.1. Đổi tượng tôn thờ................................................................................ 28



2.2.2. Miêu tả lễ h ộ i.......................................................................................33
2.3. Ý nghĩa của lễ hội Đền Nhà B à ................................................................42
2.3.1.

về mặt tích cực.....................................................................................42

2.3.2. về mặt tiêu cực.....................................................................................43
2.4. Một số giải pháp bảo tồn lễ hội.................................................................43
KẾT LUẬN...........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Di sản lễ hội Việt Nam rất giàu có và đa dạng, đặc biệt lễ hội dân
gian có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đất nước. Lễ hội dân
gian là nơi thể hiện rất rõ sắc thái văn hóa của từng vùng miền, từng địa
phương và từng cộng đồng. Hơn nữa, ở đó nhu cầu văn hóa và tâm linh của
cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy
trì, sáng tạo trong từng không gian văn hóa. Lễ hội là nơi bảo tồn, trao truyền
văn hóa giữa các thế hệ.Lễ hội dân gian đã góp phần tạo ra sự đa dạng văn
hóa, và đó là một kho tàng tài sản quý giá của đất nước.
Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng,
tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo
nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội
nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt
lành. Đồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần.
Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như

ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã
hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác.Bởi vậy việc nghiên
cứu, tìm hiểu lễ hội là hết sức cần thiết, đế thông qua nhung kết quả nghiên
cứu được chúng ta có thể phục dựng lại lễ hội truyền thống, bảo vệ được kho
tàng văn hóa lễ hội của dân tộc đang dần bị mai một.
1.2. Lâm Thao là vùng đất cổ có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa cội
nguồn dân tộc.Huyện Lâm Thao hiện có 15 di tích lịch sử văn hóa gắn với tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri
ân công đức tổ tiên, trong nhũng năm gần đây nhiều di tích và lễ hội ở Lâm
Thao đã được khôi phục lại, góp phần phát huy giá trịvăn hóa trong đời sống
tinh thần của nhân dân.

1


Đen Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ.Việc nghiên cứu lễ hội
Đen Nhà Bà là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần giữ
gìn và phát huy truyền thống của quê hương. Qua đó giáo dục truyền thống yêu
quê hương đất nước cho thế hệ trẻ, tăng cường sự gắn kết cộng đồng.
1.3.

Với tư cách là một sinh viên ngành Việt Nam học, lại là người con

của quê hương Lâm Thao, em đã chọn đề tài Công chúa Nguyệt Cư và lễ hội
đền Nhà Bà tại Lâm Thao, Phú Thọ cho luận văn tốt nghiệp của mình với
mong muốn, có thể hiểu thêm và hiểu sâu sắc về truyền thống của quê hương
mình. Bên cạnh đó em cũng hi vọng thông qua luận văn có thế giới thiệu cho
mọi người biết đến lễ hội ở địa phương em đang sinh sống. Ngoài ra việc
nghiên cún về lễ hội tại đền Nhà Bà rất hữu ích đối với cá nhân em sau này

trong quá trình công tác và trau dồi tri thức, góp phần bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã để lại.
2. Lịch sử vấn đề
Công chúa Nguyệt Cư là một nhân vật được tôn thờ trong phạm vi làng
xã, vì vậy sự ảnh hưởng của lễ hội chưa được nhiều tác giả, nhiều công trình
nghiên cún.
Trong sự tiếp cận còn hạn hẹp và những tài liệu mà chúng tôi thu thập
được về lễ hội đền Nhà Bà, chúng tôi thấy,nhân vật Nguyệt Cư công chúa và
lễ hội đền Nhà Bà có những công trình, bài viết sau: Thần tích làng Cao Mại,
Lịch sử Đảng bộ thị trấn Lâm Thao 1940 - 2000 (Ban chấp hành Đảng bộ thị
trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, xuất bản năm 2005), Địa
chí văn hóa dân gian Lâm Thao (Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - ủ y ban
nhân dân huyện Lâm Thao, xuất bản năm 2008), “Hát xoan nước nghĩa phát
huy tinh hoa văn hóa thắt chặt tình đoàn kết dân tộc” của Bảo Nghĩa, Hồng
Quân đăng trên báo Pháp luật, ấn phẩm đặc biệt số ra ngày 27/2/2015.

2


Cuốn Thần tích làng Cao Mại (huyện Lâm Thao) do Nhóm phụ lão
Cao Mại ấn hành năm 1989, dày gần 30 trang khổ giấy A4, có kể lại thần tích
về công chúa Nguyệt Cư, về phò mã và cho biết tên 12 người con của vợ
chồng họ.
Thần tích này cũng cung cấp tên hiệu thần phả của công chúa là Đức
vua bà: Nguyệt Cư công chúa đại vương, của phò mã là Đức vua ông: Phụ ký
lang đại vương. Bà được sắc phong là Trinh Thuận, ông được sắc phong là
Cương Nghị (vì bà là công chúa nên đứng trên ông là phò mã).
Ngoài ra, thần tích cũng có tên hiệu được phong thần của 12 người con
của Đức bà, Đức ông.
Ở cuốn thần tích này cũng cho biết, hậu duệ của Đức bà, Đức ông sau

này đều là những người có công với nước ở các thời Hai Bà Trung, thời Tiền
Lê, thời Trần, thời Hậu Lê sau này.
Cuốn Địa chí vãn hỏa dân gian Lâm Thao của Huyện ủy - Hội đồng
nhân dân - ủ y ban nhân dân huyện Lâm Thao (xuất bản năm 2008), trong
phần “Truyện kể dân gian” có kể lại sự tích “Nguyệt Cư công chúa và phò mã
Lý Văn Lang” cùng hàng chục truyện kể khác. Nhìn chung, truyện kể ở đây
cũng giống nội dung trong Thần tích làng Cao Mại (tr 88- 90).
Cũng ở công trình trên, trong mục “Các lễ hội dân gian tiêu biểu” các
tác giả đã viết về “ Hội làng Thời Mại” cùng nhiều lễ hội dân gian khác, (tr
242 - 244)
Tác giả Bảo Nghĩa, Hồng Quân trong bài viết “Hát xoan nước nghĩa
phát huy tinh hoa văn hóa thắt chặt tình đoàn kết dân tộc” (Báo Pháp luật, ấn
phẩm đặc biệt số ra ngày 27/2/2015) cũng viết về lễ hội đền Nhà Bà và công
chúa Nguyệt Cư. Ở đó, bài viết nhấn mạnh ý nghĩa của lễ hội này: “nhằm phát
huy nét tinh hoa văn hóa có từ lâu đời và thắt chặt tình đoàn kết dân tộc”,
“việc phát huy truyền thống văn hóa có từ lâu đời của địa phương là món ăn
tinh thần không thể thiếu nhằm cổ vũ tình đoàn kết giữa các địa phương và

3


làm động lực cho nhân dân làm ăn, sản xuất ngày càng phát triển hơn”. Trong
bài viết, tác giả cũng có nói rõ mối quan hệ giữa hát xoan và thần tích về
Nguyệt Cư công chúa.
Những bài viết, những công trình trên là những gợi ý căn bản nhưng
chưa thật hệ thống và toàn diện. Do vậy chúng tôi lựa chọn Công chúa Nguyệt
Cư và lễ hội đền Nhà Bà tại Lâm Thao, Phú Thọ làm đề tài cho luận văn của
mình.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về lễ hội công chúa Nguyệt Cư ở đền Nhà Bà giúp cho

nhân dân địa phương và các vùng lân cận hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa
của “Bà” trong đời sống tâm linh.
- Thấy được vai trò và vị trí của lễ hội trong hệ thống lễ hội Việt Nam
nói chung.
- Nâng cao hiểu biết của bản thân về các giá trị văn hoá cũng như
truyền thống dân tộc và nâng cao cao ý thức của người dân địa phương trong
việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa.
- Giúp ích cho công việc tương lai của sinh viên ngành Việt Nam học.
4. Nhiệm yụ nghiên cứu
- Tìm hiếu những lí thuyết có liên quan đến lễ hội.
- Tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm, giá trị văn hoá của lễ hội đền
Nhà Bà.
- Khảo sát lễ hội đền Nhà Bà, đồng thời chỉ ra thực trạng cũng như
phương hướng phát triển lễ hội truyền thống của địa phương.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cún là lễ hội công chúa Nguyệt Cư tại đền Nhà Bà
thuộc thị trấn Lâm Thao, Phú Thọ.
5.2. Phạm vỉ nghiên cứu

4


Nghiên cứu lễ hội đền Nhà Bà và công Chúa Nguyệt Cư tại thị trấn
Lâm Thao, Lâm Thao, Phú Thọ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp phỏng vấn.
7. Đóng góp của đề tài

- về mặt lý luận: Đề tài đã góp phần làm phong phú thêm về cơ sở lý
luận nghiên cứu nhân vật truyền thuyết, nhân vật được tôn thờ tương đương.

- về mặt thực tiễn: Tìm hiểu lễ hội đền Nhà Bà để thấy được giá trị văn
hóa, những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội ở một làng quê và định hướng
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đó.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo
phần nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1. Nhũng vấn đề chung
Chương 2. Khảo sát lễ hội công chúa Nguyệt Cư - đền Nhà Bà, thị trấn
Lâm Thao, Phú Thọ

5


CHƯƠNG 1
NHŨNG VÁN ĐÈ CHƯNG

1.1. Khái chung về vùng đất Lâm Thao
Lâm Thao - dải đất ven sông Hồng, là một huyện tiếp giáp về phía Tây
thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Nơi đây được biết đến là một vùng đất cổ,
có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và truyền thống yêu nước. Lâm
Thao là cố đô xưa của Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của dân tộc
Việt, nơi phát tích nền văn minh lúa nước, nền văn minh sông Hồng rực 1'ỡ.
1.1.1. Điểu kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ, được tái lập (từ
huyện Phong Châu) theo Nghị định 59/1999/NĐ-CP ngày24/7/1999

của

Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có có diện tích tự nhiên khoảng12.534 ha và
122.038 nhân khẩu, gồm 14 đơn vị hành chính.
Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP ngày 01/04/2003 của
Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã
Hà Thạch của huyện Lâm Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ.
Đen năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006
của Chính phủ, 3 xã: Hy Cương, Chu Hoá và Thanh Đình được chuyển về
thành phố Việt Trì.
Đen nay, huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21°15’ 21°24’ độ vĩ Bắc và 105°14’ - 105°2r độ kinh Đông, có diện tích tự nhiên
9.769,11 ha. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì.
- Phía Đông giáp thành phố Việt Trì.
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội).
- Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

6


Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 2 thị trấn, trong đó có 3
xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là
thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây.
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với
chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có
5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5

tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía
Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá.
Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm
Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan
trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội, giao liru văn hoá, khoa học công nghệ giữa các
địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển đế tiêu thụ
hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị
và hấp dẫn các dự án đầu tư.
b. Địa hình
Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán
sơn địa: có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng có địa
hình khá bằng phang ở một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm Thao có địa
hình thấp, độ cao trung bình 30 - 40 m so với mặt nước biển; địa hình thấp
dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
Theo kết quả phân độ dốc, độ dốc chủ yếu của huyện dưới 30; được
phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở các xã Cao
Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Tiên Kiên, Sơn Vi...
Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi trong việc
sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, bố trí kế hoạch xây dựng các công
trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.

7


c. Khí hậu
Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm

23°c, trong đó nhiệt độ trung bình tháng

cao nhất là 29°c, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14°c. Nền nhiệt độ
được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình
nhỏ hơn 20°c (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.500°c.
Đây là yếu tố thích họp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối
đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các
loại cây ăn quả nhiệt đới.
- Lượng mưa bình quân hằng năm 1.720 mm nhung phân bố không
đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa
chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng
7 , 8 , 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11
đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm.
- Lượng bốc hơi bình quân 1.284 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung
bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho
cây trồng trong vụ đông xuân.
- Độ ấm không khí bình quân cả năm khoảng 85%, tuy nhiên trong mùa
khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.
- Gió: Hướng gió chủ đạo mùa hè là hướng Đông và hướng Đông Nam,
mùa đông là hướng Đông Bắc; tốc độ gió trung bình là 1,6m/s.
- Lốc xoáy có 2 - 3 cơn trong một năm và thường đi kèm các cơn mưa
lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
d. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào
chế độ thủy văn của sông Hồng. Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên

8



thì mức nước sông, ngòi cũng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và 8, sau
giảm dần vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Mùa lũ trên các sông ở Lâm Thao
bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy
nhiên, có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn nhung chỉ dao động trong
khoảng 1 tháng với tần suất không lớn. Lượng nước trên các sông trong mùa
lũ thường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm và phân
phối không đều trong các tháng, lim lượng lớn nhất thường xuất hiện vào
tháng 7. Trong mùa cạn lượng nước thường chỉ chiếm 20-25% tổng lượng dòng
chảy trong năm. Tháng có lun lượng nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng 1, 2
hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nước.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có
pha cận nhiệt đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
e. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát
sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.
Nhóm đất đồng bằng hình thành trên vùng đất phù sa cũ của hệ thống
sông Hồng và hình thành dựa trên quá trình tích tụ các sản phẩm rửa trôi và
quá trình giây hóa. Trong khi đó nhóm đất gò lại hình thành và phát triển trên
nền đá mẹ biến chất, gơnai lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động
của quá trình Feralictic là chủ yếu.
Tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11 ha, trong đó diện
tích đã được điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 7.692 ha, chiếm 78,74% tổng
diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đồng bằng, thung lũng
Với diện tích 7.158 ha, chiếm 93,06% tổng diện tích điều tra và chiếm
73,27% diện tích tự nhiên được chia thành 5 loại đất:


9


+ Đất cát chua: Diện tích 996 ha, phân bố ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Xuân
H uy... Đất nghèo dinh dưỡng, độ phì của đất ở mức thấp đến trung bình. Trên
đơn vị đất này hiện đang được áp dụng các loại hình sử dụng đất như: 2 vụ
lứa - 1 vụ màu, 2 vụ lũa hoặc chuyên m àu...
+ Đất phù sa tiling tính ít chua: Có diện tích 3703 ha, phân bố ở Thạch
Sơn, Bản Nguyên, Tứ Xã, Vĩnh Lại... là loại đất có độ phì cao và có tiềm
năng sử dụng đa dạng có thế trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm, với nhiều loại cây
trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây, các loại rau đều cho năng
suất, sản lượng cao.
+ Đất phù sa chua: Diện tích 1569 ha, phân bố ở Thạch Sơn, Sơn Vi,
Cao X á... Đặc điểm chung của loại đất này có phản ứng từ chua đến rất chua.
Hạn chế lớn nhất của loại đất này là chua ở tầng mặt.Vì vậy trong quá trình sử
dụng đất cần chú ý khử chua, cải tạo đất đồng thời có biện pháp thâm canh,
bón phân họp lý.
+ Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Có diện tích 248 ha, phân bố chủ yếu
ở các xã ven sông Hồng. Loại đất này có độ phì thấp, có thể trồng các loại cây
lương thực như lúa, ngô... nhưng cần chú ý đến chế độ bón phân hợp lý.
+ Đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi: Có diện tích 642 ha,
phân bố chủ yếu tại xã Xuân Lũng, Tiên Kiên, thị trấn Hùng Sơn...
- Nhóm đất đồi gò (đất địa thành)
Nhóm đất này có diện tích khoảng 534 ha, chiếm 6,94% diện tích điều
tra, chiếm 5,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông
Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn... Độ phì của
đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo,
dung tích hấp thụ của đất thấp. Đối với loại đất này, ở những nơi ít dốc có thể
dùng vào sản xuất nông nghiệp, trồng sắn, ngô... còn lại nên trồng rừng như

bạch đàn, keo,... và cần thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống thoái hóa đất
như phủ xanh thường xuyên, bón đủ phân và giữ ẩm cho đất.

10


Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện Lâm Thao được cung cấp chủ yếu bởi 3
nguồn chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.
- Nước mặt: Có nguồn chính từ các sông, ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ
phân bố khắp các xã trong huyện. Đặc biệt huyện có sông Hồng chảy qua 8
xã, thị trấn, trữ lượng nước của sông Hồng lớn. Đây là nguồn cấp nước quan
trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí
hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, giao
thông đường thủy...
- Nước ngầm: Nước ngầm được khai thác sử dụng cho công nghiệp của
các nhà máy và được lấy từ giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước sinh
hoạt cho mỗi nhà dân, nước ngầm của huyện tương đối dễ khai thác và chất
lượng tốt. Mặc dù vậy chất thải công nghiệp của các nhà máy chưa được xử lý
tốt nhưng chưa có dấu hiệu ô nhiễm đến nguồn nước ngầm. Đây là nguồn tài
nguyên quý, cần được bảo vệ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả.
- Nước mưa: Với trữ lượng nước mưa trung bình 1.720 mm trong năm,
đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của
nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rùng sản xuất, địa
hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.
Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm
nghiệp của huyện có 242,91 ha, chiếm 4,15% diện tích đất tự nhiên (đất rừng
sản xuất chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp). Tài nguyên rừng của Huyện

có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rùng trồng mới, rùng tái
sinh chưa đến tuổi được khai thác.Trong nhũng năm gần đây, công tác quản
lý và bảo vệ rùng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của Huyện đang
từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh

11


thái, giữ nước, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rủa
trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã phát
triển kinh tế đồi rùng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu
bằng kinh tế đồi rừng.
Tài nguyên khoáng sản
Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ
lượng, một số loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn là: Cao lanh ở Xuân Lũng
và thị trấn Hùng Sơn, nước khoáng ở xã Tiên Kiên, cát sông hồng và mỏ sét
làm vật liệu xây dựng thông thường ở các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên,
Kinh Kệ, Họp Hải ... Do trữ lượng của các mỏ này ít nên chủ yếu là khai thác
và sản xuất tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn như: Sản xuất
gạch nung, cát, đất phục vụ san nền đắp nền công trình ...
Tài nguyên nhân văn
Lâm Thao là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dầy văn
hóa lâu đời.Trên địa bàn huyện còn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa có giá
trị, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.Toàn huyện hiện có 107
các di tích lịch sử văn hóa, cơ sở thờ tự, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Có 49 di
tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa các cấp trong đó: 30 di tích cấp
Tỉnh; 19 cấp Quốc gia.
Người dân Lâm Thao với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo, hiếu học
đang ra sức lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng
giàu đẹp và là một trong những nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng, khơi

dậy sức mạnh tổng họp để phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới. Tuy nhiên,
sự tiếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những
hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông
nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó
khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

12


1.1.2. Điểu kiện xã hội
a. Dân cư và lao động
Dân cư
Theo số liệu điều tra đến 31 tháng 12 năm 2005 Lâm Thao có: 117.165
người. Trong đó: nữ 59.532 người; thành thị: 57.632 người; số người trong độ
tuổi lao động là: 67.346 người, trong đố nữ: 29.752 người. Lao động nông
nghiệp: 48.126 người; với mật độ trung bình: 958 người/km2.Toàn huyện có
29.158 hộ, trong đó có 25.446 hộ nông nghiệp.
Lâm Thao là một trong những huyện có dân số và mật độ đông của
tỉnh. Có sự phân công không đều giữa các địa phương: Thị trấn Lâm Thao, thị
trấn Hùng Sơn mật độ trên 1.000 người/km2, ở các xã vùng hạ huyện mật độ
trên 800 người/km2, trong khi đó các xã miền núi thì mật độ chỉ trên 200
người/km2.
Tinh trạng phân bố không đều này là do điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế và sự tập trung của các nhà máy xí nghiệp, trường học.
Lao động
Ngoài số dân bản địa, trên đất Cao Mại còn có thêm hàng trăm cán bộ,
công nhân viên thuộc các cơ quan ban ngành của huyện với hệ thống dịch vụ.
Đặc biệt từ năm 1959, khi Nhà nước ta quyết định đầu tư, xây dựng nhà máy
Supe phot phát và hóa chất Lâm Thao - đứa con đầu lòng của ngành hóa chất
Việt Nam, xã Nam Tiến có 713 hộ với 3.467 người, trong đó nữ có 1.828

người, không kể hàng ngàn cán bộ, công nhân viên kể cả chuyên gia nước
ngoài và hơn 100 cán bộ Nhà nước sinh sống và định cư tại đây.
Đen năm 1975 toàn xã có 4.200 người. Đen năm 2000 dân số thị trấn
có 7.286 người (trong đó có 3.963 nữ), lao động nông nghiệp có 5.229 người,
công nhânviên chức Nhà nước có 1.200 người, lao động thủ công và dịch vụ
có 857 người.

13


b. Phát trỉến kinh tê
Ngoài làm nghề nông, chủ yếu là trồng lúa nước và rau màu, cư dân
làng Cao Mại còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, đánh bắt cá, làm một số
nghề thủ công như đan lát đồ dùng trong gia đình, làm hương đen, làm thợ
mộc và buôn bán nhỏ.
Sau này, nhân dân Nam Tiến - thị trấn Lâm Thao còn mở mang thêm
một số nghề khác, chủ yếu là dịch vụ, sản xuất và sửa chữa cơ khí. Địa bàn thị
trấn Lâm Thao dần dần trở thành một trong những đầu mối giao thôngquan
trọng của huyện, nơi tập trung nhiều cơ quan ban ngành của huyện Lâm Thao,
nơi một số nhà máy, công ty của Trung ương và địa phương đứng chân. Việc
buôn bán, trao đổi hàng hóa trở nên sầm uất, bộ mặt kinh tế của thị trấn ngày
càng khởi sắc.
c. Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Đường bộ: có quốc lộ số 2 Hà Nội - Lào Cai nối liền với Vân Nam
Trung Quốc. Quốc lộ 2 đang được mở rộng, nâng cấp và đang hình thành
đường cao tốc Hà - Lào để đáp ứng nhu cầu giao liru ngày một tăng. Từ
đường quốc lộ 2 1'ẽ trái tại Phú Lộc - Phù Ninh (tính từ Hà Nội) có quốc lộ
32C chạy qua Lâm Thao lên Tây Bắc thông thương với nước Lào. Sau khi
hoàn thành cầu Phong Châu nối Lâm Thao tới Tam Nông thay cho phà ghềnh

Ba Triệu, lượng xe đi Tây Bắc ngày một nhiều. Các đường tỉnh lộ 308, 325,
310, 320, 309, tạo thành mạng lưới giao thông nối các huyện tả ngạn sông
Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy, cẩm Khê, Yên Lập với Việt Trì và các huyện
hữu ngạn thị xã Phú Thọ, Thanh Ba, Hạ Hòa với Việt Trì đều qua Lâm Thao.
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua huyện tạo thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa nói chung và nói riêng cho nhà máy Supe phot phát và hóa
chất Lâm Thao và cho nhà máy giấy Bãi Bằng (có 2 tuyến đường sắt từ ga
Tiên Kiên vào 2 nhà máy). Ga Tiên kiên là một trong những ga có lưu lượng
hàng hóa cũng như hành khách lớn trên tuyến đường sắt qua tỉnh Phú Thọ.

14


Đường thủy: Với sông Thao và sông Đà chảy qua đã tạo cho Lâm Thao
phát triển giao thông đường thủy. Tàu khách, tàu hàng từ Hà Nội theo sông
Đà lên Hòa Bình. Thuyền, bè mảng, xà lan xuôi ngược sông Thao.
Thủy lợi
Trước kia cầu làm chủ yếu bằng tre, gỗ, gạch đá, nay chủ yếu bằng bê
tông, sắt thép. Cầu gỗ nổi tiếng của Lâm Thao xưa là cầu Xa Lộc, nối liền
thôn Dục Mỹ (Cao Xá) và rừng Lem ( Khu 18 Tứ Xã) gần đền Xa Lộc, tên
nôm gọi là cầu Dòng Dọc. cầu làm theo lối thượng gia ha kiều. Mố cầu gồm
một cột cái to ở giữa, bốn cột con ở xung quanh, trên có bắc dầm vài lát ván.
Ngày nay cầu chỉ còn lại di tích, cầu Xa Lộc gắn liền với chiến công của
Phạm Văn Xảo và Lê Khả đánh tan hơn 1 vạn giặc Minh, chém hơn 1.000 thủ
cấp khiến giặc phải tháo chạy vào thành Tam Giang (thôn Dục Mỹ, Cao Xá).
Trong chiến công đó có sự giúp sức của dân binh Lâm Thao.
Trên đường 32C xưa kia có một chiếc cầu gỗ từ khu công nhân vào khu
công nghiệp Supe và Pin ắc quy, sau này xây dựng bằng bê tông cốt thép gọi
là Cầu Tây.
Do nhu cầu thông thương ngày một lớn, năm 1995 nhà nước đã xây

dựng cầu Phong Châu nối liền hai huyện Lâm Thao - Tam Nông đê đi Tây
Bắc và về Hà Nội ( qua cầu Trung Hà). Từ đây bến phà Ghềnh không còn
nữa. Cầu được làm bằng sắt thép, mặt trải nhựa bê tông, cầu thuộc loại vĩnh
cửu.
Lâm Thao cũng có nhiều cống.Tiêu biểu là cống Á thuộc xóm 1 thôn
Thành Chu (Bản Nguyên), cống được xây dựng trước năm 1945 nhằm lấy
nước phù sa sông Hồng bồi đắp cho các cánh đồng gồm các xã: Tứ Xã, Bản
Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá.
Trong quá trình chống thiên tai và cải tạo đồng ruộng từ xưa đến nay
nhân dân Lâm Thao làm nhiều cống tiêu như: cống Sủng, cống Vĩnh Mộ (xã
Cao Xá), cống Trịnh (xã Vĩnh Lại) và trạm bơm tiêu nước tiêu biểu Vĩnh Lại,

15


Vĩnh Mộ nhằm tiêu nước cho các cánh đồng của các xã Xuân Huy, Xuân
Lũng, Thạch Sơn, Thanh Đình, Chu Hóa, Sơn Vi (thuộc nhánh ngòi Đọi),
Kinh Kệ, Sơn Dương, Tứ Xã, Bản Nguyên, Cao Xá, Vĩnh Lại (thuộc nhánh
kênh thứ 2).
Bến đò: bến đò ngang qua lại 2 bên bờ sông Thao và sông Đà hầu như
xã nào cũng có. Song các bến đã đi vào tiềm thức của người dân là các bến:
bến Ghềnh, bến Lời, bến Trịnh, bến Son Thị... Tiêu biểu là bến Lời vì vào
mùa nước bến sông rộng hơn lkm, mùa cạn lại phải qua bãi cát vài trăm mét
bởi thế trong dân gian có câu “Vào cửa quan không bằng van đò Lời”.Sau này
có cầu Phong Châu, các bến đò ngang dần dần vắng khách.
1.1.3. Đời sống văn hóa của Lâm Thao
a. Văn hóa làng xã
Tinh thần tương thân tương ái của người dân Lâm Thao đã có từ rất
sớm do hoàn cảnh sống.Ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nướcông cha ta
đã biết liên kết cộng đồng, đoàn kết thống nhất thành một khối bền vững để

chinh phục thiên nhiên, chống lại giặc ngoại xâm.Tinh thần đoàn kết ấy đã kết
tinh thành bản chất của người Lâm Thao.
Bản chất ấy thể hiện ở tình làng nghĩa xóm, mỗi khi có việc hiếu hỉ,
đau ốm không ai bảo ai mọi người đều sẵn lòng chia sẻ từ đồng tiền bát gạo
đến công sức không kể sớm hôm mà không hề vụ lợi.
Đây là một trong những truyền thống vô cùng quý báu của người dân
Lâm Thao. Ngay từ khi các Vua Hùng chọn đất đóng đô, dựng xây nên nhà
nước Văn Lang, lòng nhân ái của người Lâm Thao đã bắt nguồn từ khi người
Việt cổ có ý niệm rằng mọi người cùng sinh ra từ một bọc, cùng chung dòng
giống thì phải đùm bọc lấy nhau trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi xa cơ lỡ
vận, ta giúp người lúc này, lúc khác người lại giúp ta.

16


b. Các lễ hội
Cũng giống như khắp các buôn làng khác trong cả nước, các làng xã
trong huyện Lâm Thaotưng bừng mở hội vào mùa xuân. Các lễ hội đều có
điểm chung là cầu cho mùa màng tươi tốt và bội thu, cầu cho quốc thái dân
an, con người được mạnh khỏe, vui tưoi và hạnh phúc. Ngày lễ hội còn là
ngày diễn lại các sinh hoạt sản xuẩt, chiến đấu, bảo vệ bộ lạc, các sinh hoạt
văn hóa của cộng đồng mà người xưa đã hoạt động nay lưu lại cho con cháu
diễn tả lại để nhớ lại thưở hồng hoang.
Lễ hội ở Lâm Thao thường chia ra hai bậc gồm: Quốc lễ và Hương lễ.
Quốc lễ là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, cả nước và
con cháu mọi miền đất nước trở về cội nguồn tưởng nhớ Tổ tiêncác Vua
Hùng đã có công dựng nước.
Hương lễ là lễ hội các làng xã xưa đã quy định.Từ cổ xưa đã trở thành
lễ hội truyền thống của các địa phương tưởng nhớ các vị thần đã có công với
làng với nước được nhân dân tưởng nhớ, phụng thờ.

Một vài lễ hội tiêu biểu như: lễ hội làng He, hội phết Sơn Vi, hội Trò
Trám, lễ Hạ điền, lễ hội Đen Nhà Bà, lễ hội Rước Chúa G ái...
c. Vãn học nghệ thuật
Lâm Thao là vùng đất cội nguồn của dân tộc, nơi lun giữ nhiều di sản
văn hóa của dân tộc đặc biệt là thời kì Hùng Vương dựng nước. Cùng với
những di sản văn hóa vật chất, Lâm Thao còn lun giũ được một kho tàng văn
hóa tinh thần vô cùng đa dạng và phong phú. Nơi đây có những truyền thuyết,
thần thoại, thần tích như Hùng Vương dựng nước, Nguyệt Cư công chúa và
phò mã Lý Văn Lang, nàng Mai Hoa, Đinh Công Tuấn...
Lâm Thao có một kho tàng thơ ca dân gian mà qua đó chúng ta thấy
được toàn bộ tri thức, đời sống tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức, triết lý
cuộc sống của người Lâm Thao khi xưa. Lâm Thao còn có các làn điệu hát

17


Xoan - Ghẹo làm say đắm lòng người, các hình thức hát ví, hát trống quân,
hát đu độc đáo.
d. Tôn giáo
Cư dân Lâm Thao chủ yếu là người Kinh, một số rất nhỏ là dân tộc ít
người là số người theo chồng hoặc vợ về lập nghiệp, định cư. Dân Lâm Thao
đa số theo đạo Phật Chùa được xây dựng không chỉ ở xã mà ở cả thôn. Tập
quán bán con lên chùa khi còn nhỏ để dễ nuôi và gửi bát nhang khi chết vẫn
còn duy trì đến ngày nay.
Ngoài ra, có một bộ phận cư dân Lâm Thao theo đạo Thiên Chúa giáo
và một số đạo khác.
Ngoài các tôn giáo trên, một phần khá đông dân cư Lâm Thao không
theo tôn giáo nào. Tuy không theo tôn giáo nào nhưng người dân đều có
chung tín ngưỡng thờ tổ tiên, tưởng nhớ ông bà cha mẹ và các bậc tiền nhân
đã có công dựng nước và giữ nước.

e. Truyền thong khoa cử
Cũng như mọi miền của đất nước, nhân dân Lâm Thao rất hiếu học và
có nhiều người hiền tài. Song cũng có nét riêng của vùng đất Tổ vì vậy, khi
nói đến Lâm Thao là nói đến “Đất lúa, đất văn”.
Thời phong kiến, từ năm 1075 -1700 Lâm Thao đã có 11 trên tổng số
26 vị của tỉnh Phú Thọ đỗ đại khoa Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa,
Tiến sĩ và có một nhà thơ nổi tiếng cả nước là Nguyễn Hãng. Tỉnh Phú Thọ
có duy nhất một Trạng nguyên là người Lâm Thao, đó là Trạng nguyên Vũ
Duệ người làng Trịnh Xá (Vĩnh Lại) người dân thường gọi là Trạng Trình.
Phú Thọ có 2 Bảng nhãn thì Lâm Thao có một cụ là cụ Nguyễn Mần Đốc
người làng Dòng (Xuân Lũng), người dân thường gọi cụ với cái tên trìu mến
là Bảng Dòng. Thám hoa duy nhất ở Phú Thọ là người Lâm Thao, đó là cụ
Nguyễn Như Thức, người làng Mạc, xã Cao Xá thường gọi là Thám Mạc.

18


Các xã có nhiều người có học vấn cao thời xưa phải kể đến làng Dòng
có 4 vị, làng Vĩnh Mộ (Kẻ Mạc, xã Cao Xá) có 3 vị. Đặc biệt, họ Nguyễn làng
Dòng có 2 tiến sĩ, 1 Bảng nhãn. Chỉ lấy làng Dòng làm ví dụ cũng đủ thấy
Lâm Thao không những là “đất lúa” mà còn là “đất văn”. Những nhà khoa
bảng xưa và nay vẫn luôn là niềm tự hào của quê hương LâmThao, là tấm
gương sáng về đạo đức, về tài năng, về lòng trung nghĩa cho muôn đời con
cháu noi theo.
Có thể khẳng định rằng Lâm Thao là vùng đất cổ, vùng đất phát tích
của dân tộc Việt Nam. Ke thừa những truyền thống tốt đẹp của ông cha trải
qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước xây đắp nên, đó là những đức tính
lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, tương thân tương
ái, yêu quê hương đất nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất...Nhân
dân Lâm Thao mãi mãi gìn giữ và phát huy trong thời đại mới, thời đại Hồ

Chí Minh.
1.2. Khái quát chung về lễ hội
1.2.1. Khái niệm lễ hội
Mỗi vùng miền, một quốc gia lại có hình thức tổ chức lễ hội khác
nhau.Chính vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh
hoạt văn hóa này. Sau đây là một số khái niệm điển hình về “Lễ hội” như:
Trong Từ điển tỉếngVỉệt viết: “Lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, có
các hoạt động lễ nghỉ mang tính vãn hỏa truyền thống”[8 ,ti\694].
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhóm các tác giả đã đưa ra quan
niệm về lễ hội như sau: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện
lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính
đảng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực
hiện. Hội là sinh hoạt vãn hoá, tôn giáo, nghệthuật của cộng đồng, xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên
cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng

19


họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời
nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bon chữ "nhân khang, vật thịnh"[4,
tr.674].
Như vậy chúng ta có thể hiểu: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa
cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định,
nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp
để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh
và con người trong lễ hội.
1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ và hội
Lễ hội là một dạng của tài nguyên du lịch nhân văn và mang tính hấp
dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng bao gồm hai phần:

Phần lễ (phần nghi lễ) tùy vào tính chất của từng lễ hội mà nội dung
của phần lễ sẽ mang nhũng ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ sẽ mang tính
chất tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm
một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín
ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu
mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, chứa đựng những giá
trị văn hóa truyền thống, giá trị thấm mĩ và triết học sâu sắc của cộng
đồng.Phần nghi lễ là phần chính, phần hạt nhân của lễ hội.
Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn... mặc
dù vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhung phạm vi của nó không
khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn
hóa mới.
Lễ hộilà một thế thống nhất không thể tách rời.Lễ là phần đạo đức tín
ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người.Hội là các trò diễn mang
tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của

20


×