Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De hsg ting mon sinh lop 12 nam 2011 2012 tinh nghe an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.15 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2011- 2012

Môn thi: SINH HỌC LỚP 12- BẢNG A
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
a. Thế nào là đột biến điểm? Hãy nêu hậu quả có thể xuất hiện ở sản phẩm protein khi xảy ra đột biến
thay thế ở 1 cặp nucleotit ở vùng mã hóa trong gen cấu trúc?
b. Hãy giải thích tại sao AND ở sinh vật nhân thực thường bền vững hơn nhiều so với các loại ARN.
Câu 2: (3 điểm)
Xét một cặp NST tương đồng chứa các đoạn gen ABCDE/abcde. Khi giảm phân hình thành giao tử , người
ta thấy bên cạnh xuất hiện các giao tử ABCde, abcDE còn có thể xuất hiện các giao tử ABCcde hay
ABCDEde.
a. Nguyên nhân nào làm xuất hiện các loại giao tử trên?
b. So sánh hiện tượng làm xuất hiện các loại giao tử trên.
Câu 3: (4 điểm)
a. Ở người gen a nằm trên NST thường gây bệnh bạch tạng, gen A quy định người bình thường, quần
thể đã cân bằng di truyền. Biết tần số alen a trong quần thể là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng, mỗi cặp vợ
chồng chỉ sinh 1 đứa con. Hãy tính xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa con bị bệnh?
b. Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn I 3 là : 0,35 AA+ 0,1Aa + 0, 55aa= 1. Xác định cấu
trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát Io?
c. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Khi cho cây
hoa đỏ dị hợp tự thụ, kết quả tỉ lệ kiểu hình 5,25 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Hãy giải thích và viết sơ đồ
lai.
Câu 4: (3 điểm)
a. Nguyên nhân nào 1 gen có thể tồn tại nhiều alen khác nhau trong quần thể? Các alen khác nhau có
thể tương tác với nhau như thế nào? Mỗi kiểu tương tác cho 1 ví dụ.
b. Tác động của các yếu tố môi trường trong đến hoạt động của gen được thể hiện ở các mối quan hệ


nào? Cho một ví dụ minh họa.
Câu 5: (3.5 điểm)
a. Cá thể đực của một lồi có thành phần kiểu gen là DdEe tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong
quá giảm phân:
- Một số tế bào giảm phân bình thường.
- Một số tế bào cặp NST mang cặp gen Ee không phân ly trong giảm phân I, cặp Dd phân ly bình thường.
- Một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II, cặp Ee phân ly bình thường.
Viết các loại giao tử có thể sinh ra từ quá trình giảm phân trên.
b. Cho phép lai P: AaBb x aabb  F1. Trong đó cặp NST số 1 mang cặp alen (A,a); cặp NST số 4
mang cặp gen (B, b). Quá trình giảm phân diễn ra bình thường nhưng trong lần nguyên phân đầu tiên của
hợp tử F1 cặp NST số 4 không phân ly, khả năng có thể tạo ra những đột biến có kiểu gen như thế nào?
Câu 6 (4,5 điểm)
Phép lai 1: Cho một bướm tằm đực sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm
tằm cái sinh ra từ kén trắng, hình dài thu được 50% kén màu vàng, hình dài: 50% kén màu trắng, hình bầu
dục.
Phép lai2: Cho một bướm tằm cái sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm
tằm đực sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được:
672 kén màu vàng, hình dài gồm 335 bướm cái và 337 bướm đực;
672 kén màu trắng, hình bầu dục gồm 337 bướm cái và 335 bướm đực;
128 kén màu vàng, hình bầu dục gồm 63 bướm cái và 65 bướm đực;
128 kén màu trắng, hình dài gồm 65 bướm cái và 63 bướm đực;
Những con bướm tàm dùng trong hai thí nghiệm trên thuộc các nịi khác nhau của cùng một lồi.
a. Các gen quy định màu sắc và hình dạng kén nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải thích.
b. Kiểu gen về hai tính trạng kể trên của bườm tằm cái trong phép lai 1 và của bướm tằm đực trong
phép lai 2 giống hay khác nhau? Viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai.
( Biết mỗi gen quy định một tính trạng và hiện tượng hốn vị gen chỉ xảy ra ở bướm tằm đực)
♀♂





×