Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ôn tập sinh hsg hà nam 2021 sinh 11 đề chính thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.72 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Sinh học – Lớp 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (3.0 điểm)
1. Trình bày vai trị của nước đối với thực vật. Yếu tố nào làm ngưng trệ sự vận chuyển liên tục
dịng nước và khống trong mạch gỗ của cây?
2. Cho đồ thị thoát hơi nước và hấp thụ nước ở cây hướng dương như sau:

Từ đồ thị trên, hãy xác định trạng thái cân bằng nước và trạng thái sinh lí của cây.
3. Một bạn học sinh đã làm các thí nghiệm và ghi lại kết quả như sau:
- Thí nghiệm 1: Cho cát ẩm vào trong một lọ thủy tinh 5 lít miệng rộng sau đó gieo 20 hạt đậu
xanh, đậy nắp. Sau 1 tuần, cây con mọc lên, lọ thủy tinh bị mờ do có hơi nước bên trong. Sau 1 tuần
tiếp theo, lọ thủy tinh trong, hơi nước ít, trên mép mỗi lá có đọng các giọt nước.
- Thí nghiệm 2: Lấy 1 bình thủy tinh chứa nước, đậy nắp, trên nắp có đục 5 lỗ, cắm 5 cành hoa
loa kèn vào bình thủy tinh có chứa nước, dùng keo nến gắn chặt nắp và các lỗ cắm hoa, đánh dấu
mực nước trong bình. Sau 1 tuần mực nước trong bình giảm.
- Thí nghiệm 3: Cắt ngang thân cây chuối non trong vườn, khoét một lỗ ở bề mặt cắt dài 5cm
rộng 5cm, dùng bao nilon trắng buộc kín vết cắt ngang thân cây. Sau 1 giờ thấy nước đầy trong lỗ
khoét.
Theo em, bạn học sinh làm thí nghiệm trên giúp chứng minh điều gì về q trình hút nước –
khống và vận chuyển các chất trong cây? Hãy giải thích kết quả từng thí nghiệm trên.
Câu 2. (3.0 điểm)
1. Trình bày vai trị của q trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học.
2. a. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thống của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ


trong đất. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
b. Người ta khuyên rằng:"Không nên sử dụng ngay rau xanh vừa tưới phân đạm xong". Vì sao?
3. Một số kinh nghiệm sau đây được người nông dân áp dụng trong sản nông nghiệp để tăng
năng suất, nêu cơ sở khoa học của các kinh nghiệm đó.
a. Cần bón phân với tỉ lệ đạm cao đối với các loại cây lấy lá như rau cải, rau muống...
b. Cần bón phân với tỉ lệ kali cao đối với các loại cây lấy củ như khoai lang, khoai tây...
c. Nên trồng luân canh các loại cây ngắn ngày khác nhau hoặc xen canh giữa các loài cây khác
nhau trên cùng 1 khu đất.
Câu 3. (3.0 điểm)
1. Dưới điểm bão hòa ánh sáng, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng. Giải thích
tại sao vào buổi trưa nắng gắt, cường độ chiếu sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm?
2. Cho 3 bình thủy tinh chứa nước có nút kín A, B, C. Mỗi bình B và C cho 5 cành rong đi
chó cùng loại, kích thước như nhau. Bình A khơng cho cành rong đi chó.
- Bình A: Đem chiếu sáng trong 2 giờ.
- Bình B: Đem chiếu sáng trong 2 giờ.
- Bình C: Che tối trong 2 giờ.
Sau đó lấy cành rong ra và cho vào các bình 1 lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2
trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo trung hòa Ba(OH) 2 dư bằng HCl. Lượng HCl cịn dư thu
được ở các bình là 25ml, 22ml, 18 ml.
a. Trình bày nguyên tắc xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình.
b. Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với số liệu thu được theo thứ tự tăng dần và giải thích.
Trang 1/2


3. Tảo đỏ có thể phân bố ở độ sâu hàng trăm mét. Vậy tại sao tảo đỏ có thể quang hợp được ở
độ sâu đó?
Câu 4. (2.0 điểm)
1. So sánh hơ hấp hiếu khí, hơ hấp sáng ở thực vật C3 về một số chỉ tiêu: Điều kiện xảy ra, vị
trí diễn ra, phương trình tóm tắt, vai trị.
2. a. Giải thích vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong mơi trường

thường xuyên thiếu oxi?
b. Những cơ chế nào giúp thực vật tồn tại trong điều kiện sống thiếu oxi tạm thời?
Câu 5. (3.0 điểm)
1. Những nhận định sau đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích.
a. Trâu, bị, cừu, ngựa thuộc nhóm động vật nhai lại.
b. Lơng nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non.
c. Trong miệng, enzyme amilaza tiêu hóa được cả tinh bột sống và tinh bột chín.
d. Người ta dùng khí O2 nguyên chất để cấp cứu cho người bị ngạt thở.
e. Ở lồi chim, hơ hấp diễn ra nhờ hệ thống ống khí phân nhánh đến từng tế bào, do vậy cung
cấp đủ oxi cho hoạt động bay lượn.
f. Trong môi trường nước cá sụn là động vật hô hấp hiệu quả nhất.
2. Dịch vị (do dạ dày tiết ra) ở người trưởng thành có pH từ 1,5 đến 2,0. Giá trị pH đó có ý
nghĩa gì đối với q trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.
3. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hịa hơ hấp, hãy trả lời câu hỏi sau:
a. Một người có sức khỏe bình thường, sau khi chủ động hít, thở sâu một thời gian thì người
này lặn được lâu hơn dưới nước. Tại sao?
b. Người này lặn được lâu hơn sau khi hít, thở sâu thì có thể gây nguy hiểm gì đối với cơ thể?
Câu 6. (3.0 điểm)
1. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim, hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào?
2. Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha dãn chung. Thời
gian trung bình của 1 chu kỳ tim là 0,8s và nhịp tim đo được là 75 nhịp/phút. Khối lượng máu trong
tim là 141,252ml vào cuối tâm trương và 78,443ml vào cuối tâm thu. Căn cứ vào chu kỳ chuẩn của
người (tỉ lệ pha co tâm nhĩ: pha co tâm thất: pha dãn chung = 1: 3: 4).
a. Tính thời gian mỗi pha của chu kỳ tim ở người trưởng thành.
b. Tính lượng máu do tim bơm theo đơn vị lít/giờ.
c. Giả sử nhịp tim trung bình của trẻ em là 120 nhịp/phút, thì thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ
em tăng hay giảm so với người trưởng thành? Hãy xác định thời gian mỗi pha chu kỳ tim ở trẻ em.
3. Tiến hành thí nghiệm sau: Cắt rời tim ếch sau đó kích thích tim ếch bằng dòng điện cảm ứng
với cường độ thấp dưới ngưỡng và cường độ đủ mạnh trên ngưỡng. Cơ tim sẽ phản ứng như nào
trong hai trường hợp trên? Kết quả thí nghiệm đã chứng minh cho tính chất sinh lí gì của cơ tim?

Câu 7. (1.5 điểm)
1. Trình bày khái niệm về cân bằng nội môi. Khi trời lạnh, động vật đẳng nhiệt điều hòa cân
bằng nhiệt khi trời lạnh bằng những cơ chế nào?
2. Trình bày các cơ chế điều hồ giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất thẩm thấu của cơ
thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường nước ngọt, nước biển).
Câu 8. (1.5 điểm)
1. Giải thích vai trị của auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất của thực vật.
2. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía, sẽ
khơng quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng?
---Hết ---

Họ và tên thí sinh:……………………………..............Số báo danh………………………........
Cán bộ coi thi số 1:…………………………………… Cán bộ coi thi số 2:…………………......
Trang 2/2



×