Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiểu luận cao học lsd quá trình đổi mới nhận thức của đảng về xây dựng, phát triển nền kinh tế việt nam thời kì đổi mới, từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.62 KB, 47 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu:.............................................................................................................1
Nội dung:...........................................................................................................3
1.1. Khái quát sơ lược nhận thức của Đảng về xây dựng, phát triển nền kinh
tế Việt Nam thời kì trước đổi mới (1975-1986):...............................................3
1.2. Bối cảnh thúc đẩy sự đổi mới nhận thức của Đảng:..............................10
1.2.1. Về bối cảnh quốc tế...............................................................................10
1.2.2. Về bối cảnh trong nước.........................................................................12
Chương 2: Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về xây dựng, phát triển nền
kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay (2021)......................13
2.1.

Bước đầu đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh

tế - xã hội (1986-1996)....................................................................................13
2.1.1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986:...............................13
2.1.2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991:...............................17
2.2.

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996-nay)..................................................19
2.2.1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996:..............................19
2.2.3. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006:..................................23
2.2.4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011:................................24
2.2.5. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII năm 2016................................25
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra từ công cuộc đổi
mới:.................................................................................................................26
3.1. Thành tựu:................................................................................................26
3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân...............................................................27


3.3. Năm bài học kinh nghiệm.......................................................................29
Kết luận...........................................................................................................33


Tài liệu tham khảo...........................................................................................34


Mở đầu:
Chủ trương đổi mới đã được Đảng ta đề ra tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Đến nay, sau 35 năm đổi
mới (1986-2021), Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt
của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời
sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình
chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng
và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường
quốc tế. Đó là kết quả của q trình phấn đấu liên tục, bền bỉ
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta qua nhiều nhiệm kỳ
đại hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp
thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
và các cấp ủy đảng. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra
tiềm lực, sức mạnh, niềm tin vào sự phát triển nhanh và bền
vững của đất nước trong tương lai, đặc biệt là sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại 35 năm qua, Đảng lãnh đạo nhân dân ta đổi mới
đất nước, chúng ta đã bứt phá ngoạn mục, làm nên hình hài
bộ mặt, sức sống mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hôm
nay. Từ khốn khó đi lên với bao nhiêu thử thách nhưng suốt
chiều dài của thời kỳ đổi mới, 35 năm qua, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của nước ta luôn được duy trì ở mức cao. Nền kinh tế

nhiều thành phần hình thành với bao lực cản, đã từng bước
phát triển, mọi bế tắc được khơi thơng. Vì vậy, các thành phần
kinh tế đều có đóng góp tích cực, đáng trân trọng vào sự phát
triển đất nước. Dấu ấn sâu sắc, phản ánh tư duy kinh tế của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phát triển, vươn

1


tầm thời đại là tạo mọi điều kiện để nền kinh tế Việt Nam khởi
sắc, đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế. Nhờ đó, cùng với
các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân được nhận thức
lại, Đảng đã “cởi trói”, khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho
kinh tế tư nhân phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao
động, từng bước thể hiện rõ vai trò là động lực quan trọng của
nền kinh tế. Niềm tin và sức sống của một dân tộc tăng lên
không ngừng khi tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, bình quân
trong 35 năm là 6,80%. Theo đó, quy mơ GDP, GDP bình quân
đầu người cũng tăng lên rất đáng tự hào. Các ngành, lĩnh vực
kinh tế đều có bước phát triển tích cực. Chúng ta đã xây dựng
thành công bước đầu một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn, có
quy mơ lớn, sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Phát
triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa để lại nhiều dấu ấn tốt
đẹp với sự phong phú, đa dạng về các sản phẩm chất lượng
cao, xuất khẩu sang nhiều “thị trường khó tính” trên thế giới.
Cùng với đó, chúng ta ln có tư duy đổi mới, chủ động, tích
cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni để có chất lượng,
hiệu quả cao; liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm được đẩy mạnh. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nâng,
lâm, thủy sản tăng lên, thị trường được mở rộng. Nông

nghiệp, nông thôn và nông dân ngày càng khởi sắc, phát
triển, làng q Việt Nam đang khốc lên mình bộ áo mới, đầy
sức sống, tràn đầy niềm vui. Theo đó, dịch vụ và du lịch cũng
phát triển nhanh. Bộ mặt đất nước từng ngày thay da đổi thịt.
Một số đô thị lớn như Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh được dầu tư mở
rộng, hiện đại. Tỷ lệ đơ thị hóa tăng từ 35,7% (năm 2015) lên
gần 40% (năm 2020). Tính đến hết năm 2019, Việt Nam đã

2


thu hút được gần 34.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số
vốn đã đăng ký hơn 454 tỷ USD. Đây là một tín hiệu vơ cùng
phấn khởi, bước tạo đà rất quan trọng để nhân dân ta tiếp tục
tạo nên thành tự mới trong giai đoạn 2021-2025 và các năm
tiếp theo.
Chính vì thế, bài tiểu luận này nêu ra quá trình đổi mới
nhận thức của Đảng về xây dựng, phát triển nền kinh tế Việt
Nam thời kì đổi mới, từ 1986 đến nay (2021), từ đó trình bày
những phân tích, đánh giá, bài học kinh nghiệm và chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng những năm tiếp theo.

Nội dung:
Chương 1: Khái quát sơ lược nhận thức của Đảng về xây
dựng, phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kì trước đổi mới
(1975-1986) và bối cảnh thúc đẩy sự đổi mới nhận thức của
Đảng
1.1. Khái quát sơ lược nhận thức của Đảng về xây dựng,
phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kì trước đổi mới (19751986):
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo
của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi
lớn: đất nước thốt khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến
quốc. Nhiệm vụ chính lúc này là khơi phục, ổn định xây dựng

3


và phát triển đất nước trong điều kiện hịa bình. Tình hình đó
đã đặt ra một u cầu là cần phải có những chủ trương, chính
sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để
thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Trên thực tế, các chủ
trương, chính sách, biện pháp của Đảng ở một số mặt trong
thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đặc biệt
là những chủ trương, đường lối trong lĩnh vực kinh tế (những
vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất).
Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước,
nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Đảng nhận thấy rõ
những khó khăn của nền kinh tế đất nước: cơ sở vật chất kỹ
thuật còn yếu kém; năng suất lao động thấp, sản xuất chưa
đảm bảo nhu cầu đời sống và tích luỹ,… Đảng cũng vạch ra
những nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là nền kinh tế
nước ta là sản xuất nhỏ; công tác tổ chức và quản lý kinh tế
có nhiều hạn chế,…Nhưng những điểm bất hợp lý trong quan
hệ sở hữu Đảng lại chưa chỉ ra. Ở miền Bắc, Đảng chủ trương
củng cố và hoàn thiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
dưới hai hình thức tồn dân và tập thể. Ở miền Nam, Đảng
chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các
thành phần kinh tế. Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối

với các thành phần kinh tế ở đây là: sử dụng, hạn chế và cải
tạo công nghiệp tư bản tư doanh chủ yếu bằng hình thức cơng
tư hợp doanh; chủ trương hợp tác hố nơng nghiệp; cải tạo
thủ cơng nghiệp bằng con đường hợp tác hố là chủ yếu; cải
tạo thương nghiệp nhỏ chủ yếu bằng cách chuyển dần sang
sản xuất …(1)

4


Như vậy, thực chất của quá trình cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở miền Nam cũng như
trong cả nước là nhằm xoá bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế
độ công hữu. Đành rằng, những người cộng sản muốn xây
dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thì lẽ đương nhiên là phải
xoá bỏ chế độ tư hữu. Mác đã từng khẳng định: “những người
cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành cơng thức duy
nhất này: xố bỏ chế độ tư hữu” (2). Tuy nhiên, việc xoá bỏ chế
độ tư hữu nhằm chuyển mọi tư liệu sản xuất vào trong toàn
xã hội là mục tiêu rất lâu dài và phụ thuộc vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, phải nhằm phục vụ việc phát
triển sản xuất. Việc tiến hành cải tạo một cách ào ạt các
thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, cũng như việc quá
coi trọng thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà
không coi trọng việc giải quyết các khâu tổ chức, quản lý sản
xuất và phân phối đã dẫn tới việc khơng tìm ra cơ chế gắn
người lao động với sản xuất. Tính chủ động, sáng tạo của
người lao động bị giảm đi vì mọi tư liệu sản xuất chủ yếu
trong xã hội phải được sử dụng theo phương hướng và nhiệm
vụ của kế hoạch nhà nước. Tư liệu lao động từ chỗ là tài sản

riêng của người lao động bỗng chốc trở thành những tư liệu
được tập thể hoá nên đã làm suy yếu đi một lực lượng sản
xuất to lớn, lợi ích cá nhân khơng được coi trọng đúng mức,
hay nói như lời của một số nhà nghiên cứu: “ở nước ta trước
đây (thời kỳ trước đổi mới), lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích cá
nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã
hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, sự vận động của
nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động” (3).

5


Tại Đại hội IV, Đảng đặc biệt quan tâm tới việc hoàn
thiện hệ thống quản lý kinh tế, nhằm vào những vấn đề quan
trọng nhất là tổ chức lại nền sản xuất xã hội chủ nghĩa trong
phạm vi cả nước. “Tổ chức lại tất cả các ngành sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,… trong cả
nước theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xố bỏ tình
trạng phân tán, cục bộ, hình thành những ngành kinh tế – kỹ
thuật thống nhất và phát triển trên phạm vi cả nước…” (4).
Đồng thời với việc tổ chức lại nền sản xuất, Đảng chủ
trương cải tiến phương thức quản lý kinh tế, lấy kế hoạch hố
làm chính. Kế hoạch hố trên cơ sở đề cao trách nhiệm và
phát huy tính sáng tạo của các ngành, các địa phương và các
cơ sở. Trong quản lý kinh tế, Đảng cũng đã nhấn mạnh tới
việc phải coi trọng quy luật giá trị; phải thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế; sử dụng tốt thị trường;… Nếu so sánh với công
tác quản lý kinh tế được đề ra tại Đại hội III, thì tới Đại hội IV
lần này cơng tác này đã có những bước chuyển biến nhất
định, nhất là khâu kế hoạch hoá. Kế hoạch hố khơng cịn

được nhấn mạnh là “pháp lệnh” như tại Đại hội III, mà đã chú
ý hơn tới tính sáng tạo của các ngành, các địa phương và các
cơ sở.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác quản lý kinh tế cịn
nhiều khuyết điểm, đặc biệt là khơng gắn kế hoạch với hạch
tốn kinh tế, do đó kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ thực
tế lao động sản xuất, thiếu tính khả thi. Đảng vạch rõ: “về tổ
chức thực hiện, khuyết điểm, sai lầm của chúng ta là quan
liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với cuộc sống; là bảo thủ,
trì trệ, thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế” (5). Trong khi

6


đó, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp vẫn tiếp tục được duy trì
đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền sản xuất, nhất là trong việc
phân phối, lưu thông. Nhà nước đóng vai trị điều tiết giá cả
nên đã khơng kích thích được sản xuất kinh doanh phát triển.
Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với đặc điểm “tách rời việc
trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động” (6), kết
hợp với nguyên tắc “phân phối theo lao động” đã làm cho chế
độ phân phối mang tính bình qn, do đó khơng kích thích
được sự nhiệt tình và khả năng tìm tịi sáng tạo của người lao
động.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế được đề ra tại Đại hội
IV, Đảng đã có sự chuyển hướng tương đối phù hợp với điều
kiện nước ta. Từ chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng được đề ra tại Đại hội III, tới Đại hội IV Đảng đặt ra
nhiệm vụ tập trung cao độ lực lượng cả nước, của các ngành,
các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nơng

nghiệp… Sự chuyển hướng này có ý nghĩa rất lớn đối với việc
giải quyết tình trạng thiếu lương thực, khai thác một cách triệt
để hơn các nguồn lực trong nước, đồng thời sẽ tạo ra được
những điều kiện và tiền đề cần thiết cho những bước đi tiếp
theo.
Trong những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đất
nước ta lại phải đương đầu với 2 cuộc xung đột ở biên giới
phía Bắc và cuộc xung đột biên giới phía Tây Nam . Tình hình
đó ảnh hưởng không nhỏ tới công cuộc khôi phục và phát
triển kinh tế ở nước ta. Nền kinh tế đất nước vốn đã gặp rất
nhiều khó khăn nay lại phải đương đầu với những kẻ thù mới
khiến tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kết quả thực

7


hiện kế hoạch kinh tế trong 5 năm (1976-1980) chưa thu hẹp
được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc
dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi số dân tăng nhanh.
Thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội,
lương thực và các hàng tiêu dùng đều thiếu…
Trước sự yếu kém của nền kinh tế đất nước, tại Đại hội V
năm 1982, Đảng đã có nhiều chủ trương mới cả trong chiến
lược phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Từ Đại hội
III năm 1960, Đảng ln khẳng định cơng nghiệp hố là nhiệm
vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đến Đại hội V này, điều mới
và quan trọng là Đảng đã xác định cụ thể nội dung và hình thức
cơng nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên. Đó là “tập trung
phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên xã hội chủ nghĩa…”(7)

Gắn liền với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tại
Đại hội V, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hố
nơng nghiệp ở Nam bộ, từng bước phát huy tác dụng của hợp
tác hoá đối với việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa và xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm từ
phong trào hợp tác hoá trong những năm trước đây đưa quy
mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương,
trong chủ trương lần này, Đảng nhấn mạnh tới việc ổn định
quy mô hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, tổ chức tốt việc điều
chỉnh quy mô trong những trường hợp cần thiết. Một bước
tiến mới trong việc xây dựng và củng cố hợp tác xã là Đảng
chủ trương “áp dụng rộng rãi khoán sản phẩm cuối cùng đến
nhóm lao động và người lao động”

(*)(8)

. Chủ trương này đã mở

ra một phương hướng đúng đắn cho việc củng cố quan hệ

8


kinh tế tập thể ở nơng thơn, vì nó đã bước đầu thừa nhận
quyền tự chủ của nông dân (hộ xã viên được tự chủ ở 3 khâu:
gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Có thể coi đây là khâu đột
phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới, là một tiền đề quan
trọng để tiến tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế
xã hội.
Trong suốt thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985,

phương thức khoán sản phẩm này đã góp một phần quan
trọng tạo nên một bước phát triển của nền sản xuất nông
nghiệp. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với
1,9% hàng năm của thời kỳ 1976-1980. Sản xuất lương thực
có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hàng năm từ
13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu
tấn trong thời kỳ 1981-1985(9) (tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh
rằng, trong thời gian này, Đảng chủ trương tập trung phát
triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu).
Tới hội nghị Trung ương tháng 7-1984, những kết quả tốt
đẹp do áp dụng chính sách khốn sản phẩm trong nông
nghiệp đã được Đảng rút kinh nghiệm và cho phép áp dụng
vào trong sản xuất cơng nghiệp, với khuyến khích bằng vật
chất trong tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm và sử dụng lợi nhuận thu được từ sản phẩm ngoài kế
hoạch cũng như cho phép giám đốc được quyết định về vấn
đề lực lượng lao động của doanh nghiệp (10). Với những điều
chỉnh này đã bước đầu tạo được tính độc lập tự chủ của các
doanh nghiệp nhà nước, do đó đã góp phần làm tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng lúc này kế hoạch sản

9


xuất, lãi suất, phần nộp ngân sách, mức lương và đầu tư của
doanh nghiệp vẫn theo kế hoạch nhà nước, vì vậy mà sự giải
phóng sức sản xuất của các doanh nghiệp vẫn hạn chế. Tình
hình đó đã đặt ra yêu cầu là cần phải mau chóng có những
chủ trương, biện pháp hữu hiệu hơn có tác dụng giải phóng

sức lao động mạnh mẽ, đặc biệt là cần phải tự do hố q
trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp,
để thực hiện được điều đó thì cần thiết phải thay đổi cơ chế
quản lý của Nhà nước.
Tuy ở Đại hội V này Đảng đã có một số điều chỉnh tương
đối hợp lý, nhưng nhìn chung những điều chỉnh đó so với yêu
cầu của thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa, nhiều điểm
bất hợp lý vẫn còn tồn tại trong đường lối kinh tế của đảng,
quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh
tế phi xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục được tiến hành theo
hướng mà Đại hội IV đã đề ra. Đảng chủ trương: đối với công
nghiệp tư bản tư doanh vừa sử dụng vừa cải tạo dưới hình
thức cơng tư hợp doanh hoặc các hình thức khác, đối với tiểu
công nghiệp, thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, tuỳ theo
đặc điểm của từng ngành, nghề mà tổ chức các hình thức làm
ăn tập thể hay kinh doanh cá thể… Như vậy, trong một thời
gian nhất định, ở miền Bắc nước ta có 3 thành phần kinh tế
(quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam có 5 thành phần
kinh tế (quốc doanh, tập thể, cơng tư hợp doanh, cá thể và tư
bản tư nhân)(11).
Mặc dù thực tiễn đất nước sau nhiều năm thực hiện chủ
trương cải tạo theo hướng như trên là không hợp lý, không
đảm bảo việc phát triển sản xuất, nhưng những chủ trương

10


được đề ra tại Đại hội V về việc cải tạo các thành phần kinh tế
về cơ bản vẫn giống như tại Đại hội IV. Tuy công cuộc cải tạo
đã được tiến hành trong nhiều năm, nhưng chúng ta chưa xác

định rõ ràng, nhất quán những quan điểm, chủ trương và
chính sách chỉ đạo cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hơn
nữa, trong việc tổ chức thực hiện còn mắc q nhiều sai lầm,
tư tưởng nóng vội muốn xố bỏ ngay chế độ tư hữu để mau
chóng xác lập một quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã dẫn
đến “cách làm thường theo kiểu chiến dịch, gò ép, chạy theo
số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, sau những đợt làm
nóng vội, lại bng lỏng. Do đó, khơng ít tổ chức kinh tế được
gọi là cơng tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chỉ
có hình thức, khơng có thực chất của quan hệ sản xuất
mới”(12).
Sau hơn một thập kỷ nhận thấy rõ những hạn chế của cơ
chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, nhưng phải tới Đại
hội V Đảng mới có một chủ trương thực sự mang tính bước
ngoặt để xác lập một cơ chế quản lý mới về kinh tế thay cho
cơ chế cũ. Đảng chủ trương “đổi mới chế độ quản lý và kế
hoạch hoá hiện hành, xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính quan
liêu, bao cấp, khắc phục bằng được tình trạng bảo thủ, trì trệ,
vơ trách nhiệm, vô kỷ luật, phát huy động lực làm chủ tập
thể, nâng cao tính năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm
và ý thức kỷ luật”(13). Cả Trung ương, địa phương và cơ sở đều
làm kế hoạch kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán
kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là
trong cơ chế quản lý mới này thì mọi hoạt động kinh tế phải
so sánh chi phí với hiệu quả. Các tổ chức và đơn vị kinh tế

11


phải tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng. Từ đó

sẽ khiến cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao tính tự
lập, phát huy tính chủ động sáng tạo của mình để đẩy mạnh
phát triển sản xuất.
Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985,
một số ngành và nhiều địa phương đã tiến hành những cuộc
thử nghiệm, tìm tịi về cách làm ăn mới này nhằm khai thác
khả năng tiềm tàng của nền kinh tế phát triển sản xuất, cải
tiến lưu thông, phân phối, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân
dân. Song, cho tới năm 1986 cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp về căn bản chưa bị xoá bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết
lập đồng bộ. Nhiều chính sách, cơ chế đã lỗi thời chưa được
thay đổi, một số thể chế quản lý mới cịn chắp vá, khơng ăn
khớp, thậm chí trái ngược nhau.
Tuy vậy, với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý này,
Đảng đã đề ra được một phương hướng quản lý mới có tính
khả thi, thể hiện một sự chuyển biến đúng hướng trong quan
hệ sản xuất nói chung và trong việc tổ chức và quản lý sản
xuất nói riêng. Đây tiếp tục là một khâu đột phá mới để tiến
tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế-xã hội.
Trong lĩnh vực phân phối sản phẩm lao động, những chủ
trương của Đảng tại Đại hội V tiếp tục là một sự báo hiệu để
tiến tới một sự đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội. Chủ
trương của Đảng về chế độ phân phối tại Đại hội lần này đang
loại trừ dần hình thức phân phối bình quân bằng việc “áp
dụng nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt tiền lương
với năng suất lao động, mở rộng đúng đắn lương khoán, lương

12



sản phẩm và tiền thưởng, đi đôi với cung ứng theo định lượng
những mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước quy định” (14).
Tuy những chủ trương mới trong phân phối đã thể hiện
sự quan tâm đúng mức đến lợi ích cá nhân người lao động, đề
cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật của người lao động, nhưng
do cơ chế hành chính quan liêu bao cấp vẫn chưa thực sự
được xóa bỏ, q trình cải tạo xã hội chủ nghĩa mắc nhiều sai
lầm,… dẫn đến tình hình phân phối ở nước ta trong thời kỳ
này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn trước,
‘suốt 5 năm qua (1981-1985), lĩnh vực phân phối lưu thông
luôn căng thẳng và rối ren”(15).
Đất nước ta sau nhiều năm trên con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, nhưng nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng
thấp kém. Thực trạng đất nước vào giữa những năm 1980 với
những khó khăn mới gay gắt và phức tạp: Hiệu quả sản xuất
và đầu tư thấp; mất cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống
nhân dân cịn nhiều khó khăn, nhiều nhu cầu chính đáng tối
thiểu của nhân dân về đời sống vật chất tinh thần chưa được
đảm bảo…Thực trạng kinh tế – xã hội đó địi hỏi Đảng ta phải
có những quyết sách xoay chuyển tình hình, tạo ra một bước
ngoặt cho sự phát triển. Trên thực tế, Đảng ta đã làm được
điều đó.
1.2. Bối cảnh thúc đẩy sự đổi mới nhận thức của
Đảng:
1.2.1. Về bối cảnh quốc tế
Từ những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, thế giới
chứng kiến những quá trình mới diễn ra đang làm thay đổi
mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị và xã hội nhân loại. Toàn

13



cầu hoá kinh tế trở thành xu thế nổi bật và tất yếu chi phối
thời đại; không ngoại trừ một quốc gia, dân tộc nào, nếu
muốn phát triển bắt buộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh
tế toàn cầu. Cùng với tồn cầu hố kinh tế, cuộc cách mạng
khoa học công nghệ mới lần thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày
càng mạnh mẽ, mà cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát
minh khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ
cao, như công nghệ truyền thông và tin học, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ sinh học…
Tình hình này trước hết tác động mạnh đến nền kinh
tế thế giới. Chẳng những các lực lượng sản xuất và cơ cấu
kinh tế thế giới có nhiều thay đổi theo hướng dựa vào tri thức
và khoa học công nghệ, làm xuất hiện các ngành sản xuất
mới có hàm lượng R&D và giá trị gia tăng cao, ngành dịch vụ
ngày càng có vai trị quan trọng và tỷ trọng lớn dần trong cơ
cấu kinh tế quốc dân.
Mặt khác, nó làm thay đổi các quan hệ kinh tế và
quản lý kinh tế thế giới theo hướng:
- Trong các nước tư bản phát triển phát triển, sau các
cuộc khủng khoảng cơ cấu và dầu lửa, từ đầu những năm 80,
đã tiến hành chính sách điều chỉnh kinh tế. Nội dung cơ bản là
điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung vào các ngành
có hàm lượng KHCN cao, thực hiện điều tiết nền kinh tế chủ
yếu thông qua các công cụ vĩ mơ, thực hiện tư nhân hố khu
vực kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò của kinh tế tư nhân.
- Các nước đang phát triển như Đông Á và Đông Nam Á
cũng thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển
năng động của thế giới. Các cải cách ở đây bao gồm cải cách


14


cơ cấu và xác định đúng chiến lược kinh tế để nâng cao sức
cạnh tranh và phát triển, mở cửa hội nhập và liên kết kinh tế,
khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài coi đây là động lực phát triển kinh tế.
- Các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước các khó khăn chồng
chất đã tiến hành cải cách kinh tế nhằm khắc phục cơ chế kế
hoạch hố hành chính chỉ huy, chuyển đổi sang kinh tế thị
trường. Cải cách kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 đã đạt được
những thành tựu to lớn và là tấm gương cho Việt Nam tham
khảo.
Như vậy, có thể thấy làn sóng cải cách kinh tế rộng
khắp trên thế giới cùng với q trình tồn cầu hố, cuộc cách
mạng khoa học công nghệ lần thứ 3 đã tạo áp lực mạnh mẽ
cho công cuộc đổi mới về kinh tế ở Việt Nam.
1.2.2. Về bối cảnh trong nước
- Sau khi đất nước giải phóng cho tới năm 1985, cơ chế
kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và mơ hình
cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết đã được áp
dụng rộng rãi trên cả nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong xây
dựng và phát triển kinh tế, nhất là tập trung cho cơng nghiệp
hố, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhưng nền kinh tế
nói chung và sản xuất cơng nghiệp vẫn tăng chậm, hơn nữa,
có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng khoảng. Trong khi
nguồn viện trợ của bên ngoài, các nguồn vốn và hàng hoá vật
tư, nguyên liệu và hàng hoá tiêu dùng đã bị cắt giảm đáng kể,
lại thêm bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ ngăn cản Việt Nam
bình thường hố quan hệ với thế giới.


15


- Trước những khó khăn, nhiều địa phương đã tìm lối
thoát và đổi mới kinh tế từ cơ sở. Từ việc tổng kết thực tiễn
này, năm 1979, tại Hội nghị trung ương 6 (khố IV), Đảng ta
đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cơ chế quản lý nền
kinh tế, nhằm “cởi trói” và để cho sản xuất “bung ra”. Tiếp
theo, những cải tiến quản lý thử nghiệm được bắt đầu từ năm
1981 với khốn trong nơng nghiệp, điều chỉnh kế hoạch và
mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh.
Có thể coi những cải tiến quản lý trong các năm 1979-1985 là
các tìm tịi thể nghiệm chuẩn bị cho cải cách toàn diện (Đổi
mới) nền kinh tế. Song, các cải tiến cục bộ này vẫn chưa làm
thay đổi căn bản thực trạng nền kinh tế, khủng khoảng kinh
tế vẫn rất trầm trọng. Vì vậy đổi mới toàn diện nền kinh tế trở
thành yêu cầu cấp bách ở nước ta.

16


Chương 2: Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng
về xây dựng, phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kì
đổi mới từ năm 1986 đến nay (2021)
2.1.

Bước đầu đổi mới toàn diện, đưa đất nước

ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1986-1996)

2.1.1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm
1986:
Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng sa sút nghiêm
trọng trong thời điểm diễn ra Đại hội VI năm 1986. Đảng
nghiêm khắc đánh giá những ngun nhân dẫn đến tình trạng
đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan, duy ý chí, chưa
nắm vững và vận dụng đúng quy luật khách quan. Một bài
học sâu sắc được Đảng rút ra tại Đại hội VI là: “Đảng phải
luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
những quy luật khách quan… Tiêu chuẩn đánh giá sự vận
dụng đúng đắn các quy luật thơng qua chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông
suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước
được ổn định và nâng cao, con người mới xã hội chủ nghĩa
ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh,
chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố”(16).
Sau nhiều năm cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo
phương hướng xã hội chủ nghĩa hố tồn bộ quan hệ sản xuất
đã dẫn tới tình trạng sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế phát
triển chậm. Thực tiễn đó đã minh chứng một điều là cần phải
mở ra một phương hướng mới để đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực
tiễn đó cũng đã chứng minh việc tiến lên chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản là một quá trình lâu dài, phức tạp và phải

17


trải qua nhiều bước đường khác nhau. Đó là cả một q trình
tìm tịi, sáng tạo, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn để
vạch ra những bước đi tiếp theo, phải tránh sự dập khn,

máy móc.
Lênin đã chỉ ra rằng “chúng ta không hề coi lý luận của
Mác như là một cái gì đã xong xi hẳn và bất khả xâm phạm,
trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho
mơn khoa học mà người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn
nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với
cuộc sống(17).
Trên tinh thần đó, và xuất phát từ tình hình thực tiễn đất
nước, tại Đại hội VI Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện đường
lối đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới tư
duy khơng có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã
đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã
được xác định, trái lại, chính là bổ sung và phát triển những
thành tựu ấy”.
Đảng nhận thấy rõ nguyên nhân kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất trong thời gian qua (trước Đại hội VI) là
do những sai lầm, thiếu sót trong việc bố trí cơ cấu kinh tế,
tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong cơ chế quản lý
kinh tế. Chính vì vậy mà tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các
chính sách kinh tế đề ra lần này là nhằm giải phóng mọi năng
lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của
đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng
cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

18




×