Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận xã hội học kinh tế hành vi tham gia hoạt động kinh tế của người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.46 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
XÃ HỘI HỌC KINH TẾ ....................................................................................... 1
A.Mở đầu ............................................................................................................... 1
I.Khái niệm “Xã hội học kinh tế”.......................................................................... 1
II. Nhiệm vụ của Xã hội học kinh tế ..................................................................... 1
B.Nội dung ............................................................................................................ 3
Phần 1: Hãy trình bày và làm rõ quan niệm thứ hai về đối tượng nghiên cứu của
Xã hội học kinh tế , đó là : Nghiên cứu khía cạnh xã hội , “ mặt xã hội ” , “ cái
xã hội ” của các hiện tượng , quá trình kinh tế ( có lấy ví dụ minh họa ) . ........... 3
Phần 2: Nhiệm vụ thực hiện của cá nhân và sự phối hợp của cá nhân với các
thành viên trong nhóm trong q trình chuẩn bị, đi thực địa và xử lý kết quả sau
khảo sát thực địa .................................................................................................... 6
Phần 3: Chọn một nội dung trong phần khảo sát về Tham gia hoạt động kinh tế
của người cao tuổi tại xã Tiến Xuân để xử lý và phân tích kết quả tần suất/mơ tả
chung và tương quan hai biến. .............................................................................. 6
1. Khái lược về địa bàn nghiên cứu: ..................................................................... 6
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 6
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 7
2. Hoạt động kinh tế của người cao tuổi ............................................................... 7
2.1. Tình hình kinh tế của người cao tuổi ............................................................. 7


A.Mở đầu

XÃ HỘI HỌC KINH TẾ

I.Khái niệm “Xã hội học kinh tế”
Xã hội học kinh tế chính thức bắt đầu ra đời phát triển từ cuối thế kỉ XIX,cùng
với sự phát triển của xã hội học.E.Durkheim là nhà xã hội học đầu tiên đưa thuật
ngữ “Xã hội học kinh tế” vào chuyên mục cùng tên trên tạp chí Xã hội học xuất
bản năm 1896 - 1897.Và M.Weber là nhà khoa học đầu tiên sử dụng khái niệm


xã hội học kinh tế vào năm 1908.
Theo định nghĩa mới nêu lên cuối thế kỉ XX của David Jary và Juilia Jary: Xã
hội học kinh tế là sự nghiên cứu xã hội học về mối quan hệ giữa kinh tế và các
thiết chế xã hội khác.
Hay như theo Arthur Stinchconbe: Xã hội học kinh tế được dùng làm cơ sở để
giải thích cấu trúc, phân tầng xã hội và sự phát triển lâu dài của xã hội.
Một cách khái quát,có thể định nghĩa như sau:
Xã hội học kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành của xã hội học chuyên
nghiên cứu về quy luật,tính quy luật, thuộc tính và đặc điểm của sự nảy sinh,
vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người, xã hội và kinh tế
II. Nhiệm vụ của Xã hội học kinh tế
Là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học , xã hội học kinh tế có nhiệm vụ chủ yếu
là phát hiện ra quy luật , phân tích khái niệm và phát triển trí thức khoa học
chuyên ngành về đối tượng nghiên cứu của mình . Các nhiệm vụ của xã hội học
kinh tế bao gồm nhiệm vụ nghiên cứu lý luận , nhiệm vụ nghiên cứu thực
nghiệm , và nhiệm vụ nghiên cứu triển khai - ứng dụng
Cụ thể :
• Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận :
Nhiệm vụ hàng đầu của Xã hội học kinh tế là xây dựng và phát triển hệ thống
các khái niệm , phạm trù , lý thuyết khoa học riêng , đặc thù của chuyên ngành
xã hội học kinh tế Các khái niệm , phạm trù được các nhà xã hội học kinh tế sử
dụng từ hệ thống khái niệm , phạm trù của xã hội học , vay mượn từ các khoa
1


học xã hội gần ( đặc biệt là kinh tế học ) và đồng thời một số khái niệm mới
được các nhà xã hội học kinh tế dura ra . Về lý thuyết , ngoài các lý thuyết nền
tảng của xã hội học như lý thuyết chức năng , lý thuyết xung đột ( mâu thuẫn )
và thuyết tương tác biểu trưng , xã hội học kinh tế còn sử dụng các lý thuyết
khác như : lý thuyết sự lựa chọn duy lý , lý thuyết mạng lưới , lý thuyết giới ....

Các lý thuyết này là cơ sở lý luận định hướng cho các nhà nghiên cứu trong việc
phân tích , lý giải các các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các vấn đề được
coi là đối tượng nghiên cứu của xã hội học kinh tế .
• Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm : Xã hội học kinh tế có nhiệm vụ nghiên
cứu thực nghiệm nhằm : Kiểm nghiệm , chứng minh giả thuyết khoa học . Phát
hiện bằng chứng và vấn đề mới làm cơ sở cho việc sửa đổi , phát triển và hoàn
thiện khái niệm , lý thuyết và phương pháp nghiên cứu . Kích thích và hình
thành tư duy xã hội học . Nghiên cứu thực nghiệm xã hội học kinh tế hướng tới
vạch ra cơ chế , điều kiện hoạt động và hình thức biểu hiện của các quy luật xã
hội học làm cơ sở cho việc đưa tri thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến
các hiện tượng , quá trình kinh tế nói riêng và đến cuộc sống của con người
trong các xã hội nói chung . Nghiên cứu thực nghiệm được coi là cầu nối giữa lý
luận và thực tiễn .
• Nhiệm vụ nghiên cứu triển khai ứng dụng : Xã hội học có nhiệm vụ nghiên
cứu ứng dụng tri thức khoa học vào cuộc sống , hướng tới việc đề ra các giải
pháp vận dụng những phát hiện của nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực
nghiệm trong hoạt động thực tiễn trong đời sống kinh tế , đời sống xã hội và đời
sống con người . Nghiên cứu ứng dụng thúc đẩy mạnh sẽ rút ngắn khoảng cách
giữa tri thức lý luận , thực nghiệm và hoạt động thực tiễn cuộc sống của con
người . Tóm lại , xã hội học kinh tế có nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực tiễn
, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong từng bước tăng trưởng kinh tế .

2


B.Nội dung
Phần 1: Hãy trình bày và làm rõ quan niệm thứ hai về đối tượng nghiên cứu
của Xã hội học kinh tế , đó là : Nghiên cứu khía cạnh xã hội , “ mặt xã hội ” ,
“ cái xã hội ” của các hiện tượng , quá trình kinh tế ( có lấy ví dụ minh họa ) .
( 3 điểm )

1.Đối tượng nghiên cứu Xã hội học kinh tế.
Xã hội học kinh tế là lĩnh vực liên ngành giữa kinh tế học và xã hội học tập
trung vào nghiên cứu :
Chức năng xã hội của sự vật , hiện tượng kinh tế ( A. Comte , E. Durkheim ) ;
Sự biến đổi kinh tế - xã hội ( K. Marx , M. Weber ) ;
Hình thái kinh tế xã hội , cấu trúc phân tầng xã hội và sự phát triển nền kinh tế
của xã hội ( K. Marx , A. Stinchcombe ) ;
“ Hệ thống kinh tế ” ( T. Parsons , N. Smelser ) ;
“ Đời sống kinh tế ” ( N. Smelser ) ;
“ Thiết chế kinh tế ” ( H. Spencer , E. Durkheim ) ;
“ Hành vi và hành động kinh tế ” ( M. Weber , G. Tarde , G. Homans ,
Endruweit và Trommsdorft ) ;
Mối quan hệ giữa các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của đời sống xã hội ( N.
Abercrombie , S. Hill và B. Turner ).
Các quan niệm khác nhau nêu trên về đối tượng nghiên cứu của xã hội học có
thể nhóm thành một số loại sau đây :
Quan niệm thứ nhất cho rằng xã hội học kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu xã hội
học về quá trình và hiện tượng kinh tế .
Theo quan niệm thứ hai , xã hội học kinh tế chủ yếu nghiên cứu khía cạnh xã
hội , “ mặt xã hội ” , “ cái xã hội ” của các hiện tượng , quá trình kinh tế .
Quan niệm thứ ba Đối tượng của xã hội học kinh tế là mối quan hệ giữa bộ
phận kinh tế với tổng thể hệ thống xã hội , giữa tiểu hệ thống kinh tế với các tiểu
hệ thống xã hội tạo thành xã hội tổng thể toàn vẹn .
Quan niệm thứ tư coi đối tượng nghiên cứu của xã hội học kinh tế là quy luật
của sự phát sinh , biến đổi mối quan hệ của xã hội , kinh tế và con người .
3


*Phân tích Quan niệm thứ hai:
Xã hội học kinh tế chủ yếu nghiên cứu khía cạnh xã hội , “ mặt xã hội ” , “ cái

xã hội ” của các hiện tượng , quá trình kinh tế . Các nhà xã hội học theo hướng
này cho rằng họ chỉ nghiên cứu những khía cạnh nào mà các nhà kinh tế học ít
quan tâm chú ý . Chẳng hạn , các nhà kinh tế nghiên cứu vấn đề đầu tư trả công
lao động , sử dụng và quản lý lao động sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất .
Các nhà xã hội học , đặc biệt là G. Simmel , Durkheim và M. Weber rất chú ý
nghiên cứu các vấn đề tương tác xã hội , phân tầng xã hội , bất bình đẳng xã hội
của các quá trình kinh tế . Các tác giả này phân tích yếu tố tổ chức , sự hợp lý
hóa và vấn đề chia sẻ quyền lực và sự kiểm soát xã hội đối với quá trình lao
động sản xuất , đồng thời đưa ra một số lý thuyết giải thích nguồn gốc kinh tế và
phi kinh tế của sự phân tầng xã hội , bất bình đẳng xã hội .
*Trước hết,chúng ta xét mối quan hệ giữa Xã hội học Kinh tế và Kinh tế học.
Mối liên hệ giữa xã hội học và kinh tế học diễn ra theo xu hướng tạo thành ba
lĩnh vực khoa học liên ngành gồm kinh tế học chính trị , kinh tế xã hội và xã hội
học kinh tế , xã hội học kinh tế được khơng ít tác giả xác định là lĩnh vực nghiên
cứu liên ngành khoa học , là nơi gặp gỡ của xã hội học và kinh tế học.
Thực chất mối liên hệ giữa xã hội học và kinh tế học bắt nguồn từ đặc điểm và
tính chất của đối tượng nghiên cứu . Một mặt , kinh tế học càng ngày càng chú ý
tới yếu tố xã hội . Mặt khác , xã hội học ngày càng tập trung nghiên cứu mối
quan hệ giữa con người và xã hội nảy sinh trong q trình kinh tế ( ví dụ q
trình sản xuất , kinh doanh , tiêu dùng , tiết kiệm ) .
Sau gần một thế kỷ vai trò của các yếu tố xã hội đã được thao tác hóa thành
những chỉ bảo , chỉ số để đo lường sự phát triển kinh tế . Giáo sư Amartya Sen
và các cộng sự đã có cơng trong việc đưa ra quan điểm nhân văn và cụ thể hóa
bằng chỉ số phát triển người ( Human Development Index ) để bổ sung cho cách
đánh giá nặng về khía cạnh kinh tế . Trước đây , người ta thường chỉ dựa vào
những chỉ tiêu kinh tế như GDP , GNP để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia trên thế giới . Hiện nay , theo hướng xã hội hóa ” ngày càng có thêm
4



nhiều các chỉ số phi kinh tế ( ví dụ chỉ số phát triển giới – GDI ) được xây dựng
để đánh giá các mặt phát triển của xã hội .
Kế thừa mơ hình kinh tế học chính trị và kinh tế học xã hội thế kỷ XIX , xã hội
học kinh tế rất quan tâm tìm hiểu một số vấn đề được coi là của kinh tế học như
thị trường , tiêu dùng , tiết kiệm . Ví dụ , các nhà xã hội học xuất phát từ quan
điểm nhóm xã hội và hồn cảnh lịch sử xã hội để xem xét việc phân bổ và sử
dụng các nguồn lực khan hiếm trong xã hội . Xã hội học kinh tế tập trung nghiên
cứu tác động xã hội của các quá trình kinh tế đối với xã hội và các nhóm xã hội .
Xã hội học kinh tế bổ sung làm phong phú , sinh động kiến thức khoa học về đời
sống kinh tế của xã hội . Xã hội học kinh tế chú ý không nhiều tới các vấn đề
thuần túy kinh tế - kỹ thuật như sản xuất cái gì , bằng phương pháp nào và với
phương tiện , máy móc gì .
Nó chủ yếu nghiên cứu vấn đề xã hội của hệ thống kinh tế và những tác động xã
hội của sự biến đổi kinh tế , Càng ngày các nhà xã hội học càng quan tâm vận
dụng lý thuyết , khái niệm và cách tiếp cận kinh tế học để nghiên cứu các hiện
tượng , sự kiện xã hội . Trong chừng mực nào đó các khái niệm kinh tế như vốn
, lao động , thị trường được coi như là những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ tới
hành vi xã hội của các cá nhân và tổ chức .
*Ví dụ minh họa: Về việc nghiên cứu “Thị trường”
Các nhà kinh tế học có xu hướng coi thị trường là cơ chế xác định giá cả , là cơ
chế trao đổi , là nhân tố khuyến khích sự trao đổi . Các nhà xã hội học có xu
hướng áp dụng các khái niệm xã hội học vào tìm hiểu thị trường . Thị trường là
một loại hình cấu trúc xã hội , trong đó diễn ra các kiểu tương tác xã hội đặc
trưng bởi sự cạnh tranh để trao đổi .
Trong xã hội học kinh tế , khái niệm thị trường dùng để chỉ tình huống xã hội (
Weber gọi là tình huống thị trường ) mà ở đó hàng hóa , dịch vụ được trao đổi
giữa người mua và người bán . Thị trường không nhất thiết phải là địa điểm cụ
thể như “ cái chợ ” , “ hội chợ ” , “ văn phòng giao dịch ” , “ siêu thị ” , mà đó là
bất kỳ một sự sắp xếp , một quá trình , một tình huống hay cơ chế làm cho người
mua tiếp xúc người bán và họ tương tác để trao đổi hàng hóa , dịch vụ với nhau .

5


Nói một cách khác , thị trường là một thiết chế xã hội quy định mối quan hệ xã
hội diễn ra giữa người với người thông qua giao dịch kinh tế và hàng hóa .
Phần 2: Nhiệm vụ thực hiện của cá nhân và sự phối hợp của cá nhân với các
thành viên trong nhóm trong q trình chuẩn bị, đi thực địa và xử lý kết quả
sau khảo sát thực địa
1. Q trình chuẩn bị
·

Phân chia nhóm

·

Lựa chọn địa điểm khảo sát: Nhóm 6 khảo sát thơn 2

·

Thiết lập bảng hỏi trên google form

·

Xác định đối tượng nghiên cứu là NCT tại xã Tiến Xuân để xây dựng bộ
câu hỏi cho hợp lý

·

Xây dựng câu hỏi phỏng vấn sâu
Đi thực địa


2.
·

Liên hệ với bác Chủ tịch hội người cao tuổi xã Tiến Xuân để có được
danh sách tổng số những người cao tuổi cả xã , nắm được số lượng của
từng thơn , sau đó xin số điện thoại để liên hệ trực tiếp với Chi hội trưởng
người cao tuổi ở các thơn : 1,2,3,4,5,6 .

· 1 nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ đi từng xóm để hỏi NCT
·

Điền bảng hỏi

·

Gỡ băng phỏng vấn sâu

·

Làm sạch dữ liệu

Phần 3: Chọn một nội dung trong phần khảo sát về Tham gia hoạt động kinh
tế của người cao tuổi tại xã Tiến Xuân để xử lý và phân tích kết quả tần
suất/mô tả chung và tương quan hai biến.
1. Khái lược về địa bàn nghiên cứu:
1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã có diện tích 34,58 km², năm 1999 mật độ dân số đạt 191 người/km².
Xã Tiến Xuân là một xã dân tộc, miền núi thuộc Huyện Thạch Thất cách thị trấn
huyện 17 km. Nhìn chung địa hình thấp từ Tây sang Đơng, chia thành hai dạng

địa hình bán sơn địa, đồi gị và địa hình đồng bằng.
6


1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
-Xã Tiến Xuân là 1 trong 14 xã miền núi chủ yếu sản xuất nơng lâm nghiệp.
Nghề nghiệp chính của người dân là làm nông nghiệp, trồng lúa nước, chăn nuôi
gia cầm gia súc
-Xã có phát triển kinh tế rừng, chế biến gỗ, trồng keo, bạch đàn
-Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 62 triệu đồng/ người/ năm.
-Dân tộc Mường chiếm chủ yếu đến 69%, còn lại dân tộc Kinh và dân tộc khác
chiếm 31%
2. Hoạt động kinh tế của người cao tuổi
2.1. Tình hình kinh tế của người cao tuổi
Trên địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, với tổng số 214 mẫu khảo
sát là NCT tham gia trả lời đã thu được những kết quả sau thể hiện sự tham gia
các hoạt động kinh tế của NCT tại địa phương

Biểu đồ 1. Mục đích tham gia hoạt động kinh tế của NCT (%)
Từ bảng kết quả trên cho thấy nhu cầu “Để có tiền lo cho cuộc sống bản
thân” chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng với 51,10%; còn lại những mục đích khác
bên cạnh như “Để có tiền chăm lo cuộc sống của gia đình” với tỷ lệ là 13,60%;
“Để cuộc sống không/ bớt bị phụ thuộc” với tỷ lệ là 10,20%; “Để cho vui/ đỡ
buồn” với tỷ lệ là 10,20%; “Cịn sức khỏe thì cịn làm” với tỷ lệ là 12,50%. Nhìn
chung thì những mục đích cịn lại trên đều tương đối phổ biến với những mức tỷ
7


lệ xấp xỉ nhau nằm trong khoảng từ 10 - 13%. Tỷ lệ nhu cầu “Để có tiền lo cho
cuộc sống bản thân” với 51,10% là tỷ lệ chiếm cao nhất và gấp gần 4 đến 5 lần

so với những tỷ lệ còn lại.
Như vậy trên tổng số những NCT vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động
kinh tế tạo thu nhập thì mục đích, nhu cầu lớn nhất là để chi phí trang trải cho
cuộc sống của bản thân NCT. Có thể thấy sự thay đổi về mục đích lao động của
NCT, khác so với mục đích kiếm thu nhập khi cịn trẻ là có thu nhập để trang
trải cho cả gia đình, để tạo dựng sự nghiệp thì khi đã qua tuổi lao động, NCT có
xu hướng chỉ còn kiếm thu nhập để trang trải cho cá nhân. Và xu hướng kiếm
thu nhập để ăn để sống cũng khơng cịn là mục đích duy nhất, bên cạnh đó là
những nhu cầu làm việc cho khuây khỏa, hoạt động tay chân, kiếm được bao
nhiêu thì tiêu từng đó, khơng còn đặt nặng yếu tố kinh tế là hàng đầu nữa. Và
thêm vào đó là “Làm để cuộc sống khơng bị phụ thuộc” đây là một trong những
biểu hiện rất tân tiến trong suy nghĩ của NCT tại thị xã, con cái tất nhiên vẫn là
điểm tựa cho cha mẹ nhưng cha mẹ cũng vẫn có thể là người đồng hành giúp đỡ
con chứ không hẳn là gánh nặng của con khi đã lớn tuổi.

Biểu đồ 2. Những công việc mà NCT hiện đang tham gia lao động (%)
Khảo sát những NCT hiện vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tại địa phương đã
thu thập được kết quả như sau: “Nông, lâm, ngư nghiệp” xếp thứ 1 chiếm tỷ lệ
cao nhất là 71,9%; tiếp theo “Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ (quy mô cá
8


nhân hoặc hộ gia đình)” xếp thứ 2 chiếm tỷ lệ là 11,2%; cuối cùng là hai ngành
nghề là “Công nhân, viên chức cơ quan nhà nước” và “Thợ thủ cơng mỹ nghệ”
có cùng tỷ lệ người tham gia lao động chiếm 4,5%. Bên cạnh đó cịn có những
cơng việc khác thuộc các ngành nghề khác nhau chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Ngồi ra
cịn có những trường hợp NCT làm kết hợp đồng thời nhiều công việc như:
“Nông, lâm, ngư nghiệp - Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ (quy mơ cá nhân
hoặc hộ gia đình)”; “Nơng, lâm, ngư nghiệp - Thợ thủ công mỹ nghệ”; “Nông,
lâm, ngư nghiệp - Lao động tự do, làm nghề trong nông nghiệp” cũng chiếm

một tỷ lệ nhỏ, thường sẽ là một nghề chính và một nghề để có thu nhập thêm
cho kinh tế gia đình và cá nhân.
Như vậy kết hợp với đặc điểm địa lý tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất chủ
yếu là đồng bằng, có thể rút ra nhận định nơng nghiệp vẫn là ngành nghề chính
của những NCT đồng bào dân tộc Mường sinh sống tại đây. Bên cạnh đó có
những cơng việc thuộc các ngành nghề khác tiêu biểu như “Buôn bán, kinh
doanh vừa hoặc nhỏ (quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình)” hay “Cơng nhân viên
chức nhà nước”... Như vậy một trong những hoạt động kinh tế của cá nhân
những NCT tại xã Tiến Xuân thì phần lớn là kinh tế nông nghiệp.

Biểu đồ 3. Trung bình thu nhập của NCT triệu/ tháng (%)
Chiếm tỷ lệ lớn nhất là thu nhập “Dưới 3 triệu đồng” trong một tháng là 52%;
tiếp theo là tỷ lệ thu nhập “Từ 3 - 5 triệu đồng” chiếm 23%. Như vậy có thể
9


nhận định từ mức độ tự đánh giá của NCT về mức sống của gia đình ơng bà so
với các hộ gia đình xung quanh thì có sự tương đối đồng đều giữa mức kinh tế
của các hộ gia đình trong khu vực. Mức sống giữa các hộ nhìn chung đều ở mức
trung bình với mức thu nhập của cá nhân người cao tuổi còn tham gia lao động
làm việc là từ 1 - 5 triệu đồng chiếm đa số. Như vậy cũng có thể suy ra, so với
mức chi phí sống tại đơ thị thì mức chi phí chi chi tiêu và sinh hoạt của NCT tại
khu vực khá thoải mái, không quá cao.

Biểu đồ 4. Thu nhập thêm ngồi thu nhập chính của NCT (%)
Để hiểu rõ hơn về các nguồn chính trong thu nhập của NCT, bảng khảo
sát cho thấy kết quả ngồi thu nhập từ cơng việc chính, NCT cịn có những
khoản thu nhập thêm ngồi. Trong đó “Trợ cấp chính sách từ nhà nước và địa
phương” chiếm tỷ lệ cao nhất là 6,20%; Tiếp theo xếp thứ hai là “Tiền nhàn rỗi
đầu tư, tiết kiệm” chiếm 5,40%; Xếp thứ ba là “Lương hưu” là 3,30% và ngồi

ra cịn có từ những nguồn khác chiếm tỷ lệ ít là 0,80%.
Từ số liệu của bảng kết quả trên, nguồn thu nhập thêm của NCT bên cạnh
thu nhập chính từ việc tham gia các hoạt động kinh tế thì chủ yếu là đến từ
nguồn “Trợ cấp chính sách từ nhà nước và địa phương”, bên cạnh đó nguồn
“Tiền nhàn rỗi đầu tư, tiết kiệm” cũng là một hình thức tương đối phổ biến để có
thêm thu nhập của NCT tại địa phương.

10


Biểu đồ 5. Những công việc mà NCT hiện đang tham gia lao động (%)
Khảo sát những NCT hiện vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tại địa
phương đã thu thập được kết quả như sau: “Nông, lâm, ngư nghiệp” xếp thứ 1
chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,9%; tiếp theo “Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ
(quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình)” xếp thứ 2 chiếm tỷ lệ là 11,2%; cuối cùng là
hai ngành nghề là “Công nhân, viên chức cơ quan nhà nước” và “Thợ thủ cơng
mỹ nghệ” có cùng tỷ lệ người tham gia lao động chiếm 4,5%. Bên cạnh đó cịn
có những cơng việc khác thuộc các ngành nghề khác nhau chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Ngồi ra cịn có những trường hợp NCT làm kết hợp đồng thời nhiều công việc
như: “Nông, lâm, ngư nghiệp - Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ (quy mơ cá
nhân hoặc hộ gia đình)”; “Nơng, lâm, ngư nghiệp - Thợ thủ công mỹ nghệ”;
“Nông, lâm, ngư nghiệp - Lao động tự do, làm nghề trong nông nghiệp” cũng
chiếm một tỷ lệ nhỏ, thường sẽ là một nghề chính và một nghề để có thu nhập
thêm cho kinh tế gia đình và cá nhân.
Như vậy kết hợp với đặc điểm địa lý tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất
chủ yếu là đồng bằng, có thể rút ra nhận định nơng nghiệp vẫn là ngành nghề
chính của những NCT đồng bào dân tộc Mường sinh sống tại đây. Bên cạnh đó
có những cơng việc thuộc các ngành nghề khác tiêu biểu như “Buôn bán, kinh
doanh vừa hoặc nhỏ (quy mơ cá nhân hoặc hộ gia đình)” hay “Cơng nhân viên
11



chức nhà nước”... Như vậy một trong những hoạt động kinh tế của cá nhân
những NCT tại xã Tiến Xuân thì phần lớn là kinh tế nơng nghiệp.
C. Kết luận
Tham gia hoạt động kinh tế của NCT luôn là một vấn đề được quan tâm bởi
thực tế tỷ lệ NCT đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Ngoài việc nhận được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như gia đình, chính bản thân người cao
tuổi cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức, đảm bảo sức khỏe, tinh
thần để có thể tham gia vào hoạt động kinh tế tạo thêm thu nhập.
Theo kết quả nghiên cứu về hành vi chăm sóc sức khỏe của 243 NCT từ 60
tuổi trở lên sống tại địa bàn khảo sát. Có thể tóm tắt lại một số kết quả nghiên
cứu chính sau đây:
Thứ nhất, nơng nghiệp vẫn là ngành nghề chính của những NCT sinh sống
tại đây. “Nơng, lâm, ngư nghiệp” chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,9%. Bên cạnh đó
cịn có những cơng việc khác thuộc các ngành nghề khác nhau chiếm tỷ lệ nhỏ
hơn. Ngồi ra cịn có những trường hợp NCT làm kết hợp đồng thời nhiều công
việc chiếm một tỷ lệ nhỏ, thường sẽ là một nghề chính và một nghề để có thu
nhập thêm cho kinh tế gia đình và cá nhân.
Thứ hai, đa số công việc mà NCT hiện đang tham gia hoạt động thì yêu cầu
“Kinh nghiệm” chiếm 20,3% và yếu tố “Trình độ chuyên môn” 13,7% và NCT
hiện phần lớn vẫn đáp ứng được để tham gia hoạt động công việc. Phần lớn
người lao động cao tuổi trên địa bàn xã đáp ứng được tốt những yêu cầu cơ bản
như “Kinh nghiệm” và “Trình độ chun mơn” có thể đảm bảo q trình cơng
việc diễn ra thuận lợi. Cịn những yếu tố khác thì hầu như là chưa đáp ứng được
hoặc là khơng biết cơng việc có những u cầu đó.
Thứ ba, số lượng người lao động cao tuổi sẽ chọn địa điểm lao động gần
với khu vực hiện đang sinh sống, hoặc là lao động ngay tại nhà. Bảng kết quả
cho thấy đa số NCT làm việc ngay trong chính thơn mà ông/ bà đang sống với tỷ
lệ là 24.10%. Tại nhà cũng là 1 trong những nơi làm việc phổ biến với tỷ lệ là

8.30%. Để lý giải cho xu hướng này có thể một phần do yếu tố tất yếu của sức
12


khỏe khi người lao động đã lớn tuổi thì những hiểm họa, rủi ro trong lao động là
rất lớn, và việc di chuyển xa cũng không thuận lợi nên hầu hết NCT sẽ chọn địa
điểm làm việc gần khu vực đang sinh sống.
Thứ tư, từ mức độ tự đánh giá của NCT về mức sống của gia đình ơng bà
so với các hộ gia đình xung quanh thì có sự tương đối đồng đều giữa mức kinh
tế của các hộ gia đình trong khu vực. Mức sống giữa các hộ nhìn chung đều ở
mức trung bình với mức thu nhập của cá nhân người cao tuổi còn tham gia lao
động làm việc là từ 1 - 5 triệu đồng chiếm đa số. Như vậy cũng có thể suy ra, so
với mức chi phí sống tại đơ thị thì mức chi phí chi chi tiêu và sinh hoạt của NCT
tại khu vực khá thoải mái, không quá cao.
Thứ năm, lý do lớn nhất cản trở NCT tiếp tục tham gia các hoạt động
kinh tế là lý do về yếu tố sức khỏe, chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng kết quả là
NCT chia sẻ “Tôi không đủ sức khỏe” với tỷ lệ là 41,30%. Trong các yếu tố
khó khăn thì tất yếu hai yếu tố “Sức khỏe” và “Độ tuổi” là chiếm tỷ lệ cao nhất,
điều này cũng có thể hiểu vì người lao động cao tuổi đã bước qua giai đoạn tuổi
lao động nên tuổi già sẽ kéo theo yếu tố sức khỏe cũng cần được cân nhắc khi
lựa chọn công việc. Như vậy, đa số NCT sẽ ngừng hoạt động kinh tế khi khơng
cịn đủ sức khỏe nữa.
Thứ sáu, nguồn thu nhập thêm của NCT bên cạnh thu nhập chính từ việc
tham gia các hoạt động kinh tế thì chủ yếu là đến từ nguồn “Trợ cấp chính sách
từ nhà nước và địa phương”, bên cạnh đó nguồn “Tiền nhàn rỗi đầu tư, tiết
kiệm” cũng là một hình thức tương đối phổ biến để có thêm thu nhập của NCT
tại địa phương.

13




×